Nhận diện rõ ràng, đấu tranh kiên quyết với âm mưu lợi dụng vấn đề tham nhũng để chống phá Việt Nam

25/06/2018 05:00

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) là một bộ phận quan trọng cấu thành toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Không phải đến bây giờ mà cuộc đấu tranh PCTN đã được tiến hành ở Việt Nam kể từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam năm 1930 cho đến nay...

Có thể nói, chưa bao giờ công tác đấu tranh PCTN lại được Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt như thời gian gần đây. Giữa lúc quyết tâm chính trị, tinh thần đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang lên cao thì các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội lại ra sức lợi dụng vấn đề này để tiến hành các hoạt động chống phá. Hơn lúc nào hết, trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải nhận thức rõ ràng, đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn đó.
Ảnh minh họa: tuyengiao.vn.
Những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn
Trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị thường xoáy sâu vào những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, trong đó tham nhũng là vấn đề được chúng triệt để lợi dụng. Cả thế giới đã thừa nhận, tham nhũng là tệ nạn mang tính toàn cầu, tham nhũng xuất hiện và tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới, các nước dù đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) hay tư bản chủ nghĩa đều phải đối mặt với tệ nạn này, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng không phải do chế độ chính trị hay do đảng phái nào nắm quyền lãnh đạo đất nước... Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động lại ra sức rêu rao rằng: “Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”; “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra...”; “tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ công hữu tư liệu sản xuất, chuyên chế độc đảng”... Không chỉ vậy, họ còn cho rằng: Tham nhũng chỉ xuất hiện ở những nước đi theo con đường XHCN, “tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam”... Thực chất của giọng điệu ấy không gì khác là lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu hòng làm suy giảm uy tín tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Khi mà chúng ta chưa đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng hoặc đã làm nhưng kết quả chưa rõ nét thì họ cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công vì Đảng cũng tham nhũng, suy thoái”... Khi Đảng và Nhà nước ta thể hiện quyết tâm chính trị, đẩy mạnh cuộc đấu tranh PCTN, kiên quyết xử lý hàng loạt cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì chúng lại tung ra những giọng điệu lạc lõng, dựng chuyện, xuyên tạc rằng thực chất cuộc đấu tranh PCTN ở Việt Nam hiện nay là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”, "là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam". Đề cập đến câu hỏi làm thế nào để dẹp bỏ nạn tham nhũng ở Việt Nam, họ cho rằng: “Chỉ khi nào ở Việt Nam có chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới có thể dẹp bỏ được”... Từ những thông tin cóp nhặt trên mạng xã hội, họ còn vẽ ra, dựng nên những câu chuyện nói rằng các phe nhóm nội bộ ở Trung ương và địa phương đang đấu đá nhau... Đặc biệt, họ thường suy diễn, chụp mũ, xuyên tạc những ý kiến chỉ đạo chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Những giọng điệu ấy không nhằm mục đích gì khác là xuyên tạc mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của cuộc đấu tranh này; bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ nội bộ ta, gây phân tâm trong xã hội, làm giảm sút ý chí, quyết tâm PCTN và lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.
Kết quả của công tác chống tham nhũng là không thể phủ nhận
Cần khẳng định rõ rằng những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, tinh vi, những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt lạc lõng ấy không thể phủ nhận được sự cố gắng, quyết tâm chính trị và những thành quả trong cuộc đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong 5 năm gần đây, đặc biệt là những năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, công tác PCTN được Đảng, Nhà nước ta chỉ đạo rất quyết liệt, tạo được một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng và cố ý làm trái. Tòa án nhân dân các cấp cũng đã xét xử sơ thẩm 436 vụ án, với 1.118 bị cáo về các tội tham nhũng. Các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng đã được Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra, kiểm tra. Qua đó, đã chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 188 vụ với 335 đối tượng. Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiểm toán 434 đơn vị đầu mối, kiến nghị thu hồi về cho ngân sách Nhà nước hơn 65.000 tỷ đồng.
Các cơ quan chức năng đã chủ động, công khai cung cấp thông tin, định hướng dư luận trong hoạt động PCTN, phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong PCTN. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội và người dân trong PCTN ngày càng được phát huy tốt hơn... Hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN được mở rộng. Kết quả công tác PCTN của Việt Nam những năm gần đây đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam tăng liên tiếp trong hai năm sau nhiều năm giữ nguyên, từ 31 điểm năm 2015 tăng lên 35 điểm trong năm 2017.
Ngoài việc góp phần tạo ra bước phát triển về kinh tế-xã hội, công tác đấu tranh PCTN góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, vào chế độ XHCN. Kết quả của công tác PCTN đã tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Những kết quả ấy càng khẳng định rõ quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về PCTN. Đồng thời đó cũng là minh chứng để khẳng định rõ việc đẩy mạnh PCTN, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyết xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm không làm hạn chế sức sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của những người tâm huyết, vì sự nghiệp đổi mới của Đảng, với động cơ trong sáng, lành mạnh, không “làm chậm” sự phát triển, mà ngược lại làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ cán bộ, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Những kết quả đó càng chứng tỏ những luận điệu của các thế lực phản động về cuộc đấu tranh PCTN của Việt Nam là xuyên tạc, bịa đặt, vô căn cứ.
Không thế lực nào có thể làm nhụt ý chí của chúng ta
Thực tế đã khẳng định cuộc đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là trong sáng, công khai, minh bạch, khách quan, tôn trọng nhân dân và coi trọng dư luận; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Những kết quả bước đầu đã để lại cho chúng ta những bài học quan trọng. Nhưng cần đặc biệt nhấn mạnh, đó là sự thống nhất một ý chí, một quyết tâm chống tham nhũng trong toàn Đảng. Chính quyết tâm chính trị của Đảng là lời hiệu triệu lòng dân và những cán bộ, đảng viên đồng lòng trong cuộc chiến này. Kết quả của cuộc đấu tranh PCTN thời gian qua cho thấy quần chúng nhân dân và toàn xã hội đã đặt trọn niềm tin, tích cực ủng hộ ý chí quyết tâm, nỗ lực đấu tranh PCTN của Đảng... Nhưng cũng cần phải thấy ngay rằng những kết quả quan trọng đạt được mới chỉ là bước đầu. Tình hình tham nhũng, tiêu cực và tệ quan liêu, lãng phí vẫn còn nhiều, phổ biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng, đơn vị, địa phương thì ở đâu đó vẫn còn những biểu hiện thiếu kiên quyết, né tránh, tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên vội vã, dưới thư thả". Thực tế ấy đòi hỏi muốn làm sạch đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng, trong sạch đội ngũ cán bộ trong toàn bộ máy, Đảng ta phải có bản lĩnh và quyết tâm chính trị cao.
Thời gian tới, khi mà cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực càng được đẩy mạnh thì các thế lực thù địch, phản động cũng sẽ gia tăng sự chống phá. Dù cam go, phức tạp, dù khó khăn đến mấy cũng không ai có thể phủ nhận, xóa nhòa những thành công của chúng ta, không ai có thể làm nhụt ý chí, quyết tâm của chúng ta. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải đề cao cảnh giác, nhận diện rõ ràng về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội để từ đó kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động hòng phá hoại, ngăn cản cuộc đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta./.
 KIM NGỌC

Những chiêu thức cũ mèm nhưng nham hiểm nhằm kích động gây rối an ninh trật tự

05:25 25/06/2018
Trong các cuộc tụ tập gây rối vừa qua, có tình trạng một số đối tượng phản động núp dưới chiêu bài dân chủ để kích động, xúi giục người dân thiếu hiểu biết tham gia vào các hoạt động gây rối trái pháp luật. 
Các hành vi “giật dây”, “ném đá giấu tay” này vừa tinh vi, vừa nham hiểm, nếu không kịp thời ngăn chặn và kiểm soát sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Ai cũng thấy rõ không khí sinh hoạt dân chủ ở nước ta ngày càng được thể hiện rõ nét, sinh động. Đặc biệt là tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 vừa qua, lần đầu tiên các phiên chất vấn đã được phát trực tiếp trên sóng truyền hình và đài phát thanh – một việc không phải quốc gia dân chủ nào cũng làm được. 
Trong khi đó, thông qua rất nhiều kênh (kể cả kênh mạng xã hội), Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan soạn thảo luật đã rất cởi mở lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân sĩ, trí thức và người dân cả nước. 
Một số đối tượng quá khích lôi xe máy từ cơ quan công quyền ra đốt phá.
Khi nhận thấy có những điểm bất cập, chưa hợp lý, Quốc hội và Chính phủ đã chủ động lùi thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
Lợi dụng bầu không khí dân chủ đó, các đối tượng chống phá đã tìm cách xúi giục, mua chuộc người dân xuống đường, phá hoại tài sản, tấn công vào các cơ quan công quyền, làm đình trệ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, cản trở đời sống dân sinh. 
Trong các cuộc tụ tập gây rối vừa qua, đã có những đồng tiền được giúi cho người dân để họ xuống đường. Đã có một số đối tượng giả danh là Cảnh sát bị bắt giữ. Đã có những chai xăng được tuồn ra để ném vào xe công vụ, đốt phá trụ sở, tấn công lực lượng chức năng. 
Chỉ riêng tại huyện Tuy Phong và thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), các đối tượng quá khích đã chặn ngang quốc lộ, đốt cháy 16 chiếc ôtô các loại, chủ yếu là xe của các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, dùng gạch đá, gậy gộc tấn công làm 60 chiến sĩ Cảnh sát bị thương.
Thiệt hại về sức khỏe và tiền bạc không chỉ có những người thi hành công vụ và chính quyền phải gánh chịu. Trong các vụ tụ tập gây rối năm 2014, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc, châu Âu, Hàn Quốc và Việt Nam ở các tỉnh miền Trung và miền Nam đã bị đám đông quá khích lợi dụng để đình công, phá hoại nhà xưởng, cướp bóc tài sản. 
Hậu quả là các công ty này bị thiệt hại hàng chục tỉ đồng, hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Bản thân những công nhân bị kích động tham gia biểu tình cũng bị mất việc làm. Đời sống của người dân vùng lân cận bị đảo lộn. Nhìn rộng ra cả nền kinh tế, khi một đất nước không còn hòa bình, ổn định, liệu các nhà đầu tư nước ngoài có còn dám bỏ tiền vào đầu tư? Thiệt hại lúc đó sẽ vô cùng lớn và đây cũng là điều mà những kẻ đứng sau “giật dây” muốn nhìn thấy.
Đối với các cá nhân trực tiếp tham gia gây rối, hậu quả với họ là sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Đơn cử là trường hợp đối tượng Trương Hữu Lộc (sinh năm 1961, ngụ tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), ngày 14-6 vừa qua đã bị khởi tố về hành vi “phá rối an ninh”. 
Liên tục trong nhiều ngày, Lộc lên mạng xã hội để kêu gọi, kích động người dân xuống đường biểu tình, gây rối, tham gia lật đổ chính quyền nhân dân. Cùng với Lộc, Công an TP Hồ Chí Minh cũng bắt giữ và xử lý hơn 300 đối tượng khác, trong đó tạm giữ hình sự 7 đối tượng có liên quan đến các tổ chức lưu vong nước ngoài chuyển tiền về trong nước để kích động người dân chống phá nhà nước.
Tuy nhiên, mục đích của các thế lực thù địch không chỉ dừng lại ở gây rối an ninh trật tự, mà thâm hiểm hơn còn nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chiến tranh, gây suy yếu và tiến tới lật đổ chính quyền. 
Trong những ngày vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện liên tục các video clip xuyên tạc Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong đó nói xấu rằng: “Đảng, Chính phủ bán đất tại ba vị trí chiến lược là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho Trung Quốc với thời hạn 99 năm”. 
Bám vào luận điệu này, chúng lôi kéo người dân xuống đường hòng tìm cách tạo ra những “đốm lửa nhỏ” bằng bất cứ thủ đoạn hèn hạ nào, từ tạo tình huống để kích thích đám đông, đến đóng giả cảnh sát để thừa cơ tấn công dân thường. 
Trong số đám đông vừa qua ở Bình Thuận có cả những cặp vợ chồng bồng bế con nhỏ đi ngang qua vô tình đứng xem, chỉ cần bị một “ai đó” kích động, tấn công là lập tức sự giận dữ của đám đông sẽ được thổi bùng lên. Cũng vậy, các chiến sĩ Cảnh sát chỉ cần một chút thiếu kiềm chế trước bạo lực là sẽ bị lấy làm cái cớ để vu oan cho chính quyền.
Đương nhiên, sau đó sẽ có một tổ chức quốc tế núp bóng nhân quyền nào đó “lên tiếng”. Các “đốm lửa” sẽ lan ra tấn công vào chính quyền, vào chế độ hợp hiến. Những chiêu bài cũ mèm này từng được các lực lượng đối lập, với sự hậu thuẫn của phương Tây áp dụng thành công ở một số nước Đông Âu, Trung Đông… 
Sự kết hợp giữa chiến lược “diễn biến hòa bình” và “bạo loạn lật đổ” được giật dây từ bên ngoài đã đẩy các quốc gia này vào tình trạng chiến tranh liên miên, “nồi da nấu thịt”.
Trong những đợt kích động biểu tình gây rối vừa qua ở Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác, các âm mưu, thủ đoạn nói trên đã bị chính quyền và đông đảo người dân yêu nước vạch mặt, ngăn chặn kịp thời.
Vũ Hội

Vạch trần những “con rối” dưới tay Việt Tân


09:03 21/06/2018
Sau sự cố môi trường biển các tỉnh miền Trung, các thế lực thù địch, đối tượng phản động dùng nhiều phương thức, thủ đoạn chống phá chính quyền, phá hoại kinh tế, môi trường đầu tư, mối đại đoàn kết toàn dân và tình hình ANTT trên địa bàn. 
Các đối tượng viết bài mang tính kích động chống phá chính quyền, bác bỏ tất cả những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khắc phục sự cố; bôi nhọ và hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo địa phương.
Chúng tôi đã xuống hiện trường khuyên nhủ người dân không nghe theo kẻ xấu, đồng thời ghi lại những hình ảnh của các đối tượng cầm đầu, quá khích. Qua những tháng ngày sát cánh cùng nhân dân vùng biển, chúng tôi nắm rõ ý đồ của thế lực thù địch chống phá, đó chính là tổ chức khủng bố Việt Tân.
Lợi dụng sự cố môi trường biển, Việt Tân dùng nhiều thủ đoạn để chống phá Đảng, phá hoại thành quả cách mạng và khối đại đoàn kết toàn dân. Việt Tân sử dụng chiêu bài tung tiền mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ một số đối tượng trong nước làm tay chân cho chúng, thực hiện các ý đồ chống phá chính trị.
Theo đó, chúng tung ra các thành viên của các hội, nhóm (thuộc các tổ chức ngoại vi của Việt Tân) xâm nhập vào địa bàn Hà Tĩnh. Từ chỗ nắm tình hình, sau đó móc nối, câu kết với các đối tượng cực đoan, chống đối trên địa bàn đến “tuyển lựa” những cá nhân “chung ý tưởng” tham gia hoạt động nhằm phát triển lực lượng.
Bằng việc quay phim, chụp ảnh, viết bài, chúng sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin để truyền bá những “thông điệp” chống phá Đảng, Nhà nước và thành quả phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đối tượng Bạch Hồng Quyền kích động người dân gây sức ép với chính quyền.
Tham gia cùng với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng của Bộ Công an được tăng cường, chúng tôi cử cán bộ nắm thông tin, phân công, bố trí anh em đến với địa bàn nóng.
Xác định các đối tượng hoạt động đắc lực tại địa bàn là Trương Minh Tam (48 tuổi, tại xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam); Chu Mạnh Sơn (29 tuổi, tại Yên Thành, Nghệ An).
Chúng tôi đã ghi lại những hình ảnh, tài liệu khi các đối tượng đến địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để thu thập thông tin, hình ảnh, tán phát trên mạng xã hội, kích động nhân dân biểu tình, gây rối ANTT nhằm thực hiện ý đồ chính trị cho tổ chức đứng sau “giật dây”. 
Tại địa bàn thị xã Kỳ Anh, tháng 10-2016 đã diễn ra cuộc biểu tình trước cổng Công ty Formosa. Chúng tôi phát hiện nhiều đối tượng kích động người dân đập phá tài sản Công ty Formosa, biểu tình, quay phim, chụp ảnh, tung lên mạng xã hội.
Trong đó có Nguyễn Văn Hóa (22 tuổi, trú tại thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Những hình ảnh chúng tôi có được đã cung cấp cho cơ quan An ninh điều tra là bằng chứng xác đáng vạch trần mưu đồ phá hoại của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Nguyễn Văn Hóa khai nhận rằng, thông qua mạng xã hội, Hóa nhận được sự chỉ đạo của một số đối tượng cực đoan trên địa bàn thiết lập quan hệ, nhận sự ủng hộ của một số đối tượng phản động trong và ngoài nước, lợi dụng “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo đạo Đảng, Nhà nước, khoét sâu và thổi phồng các vấn đề nóng trên địa bàn các tỉnh miền Trung, chống phá thành tựu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ngoài ra, các đối tượng Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình, Trần Thị Xuân... cũng liên tục có hoạt động gây rối, kích động, cổ súy các hoạt động chống đối tại địa bàn.
Giờ đây, biển miền Trung đã hồi sinh trở lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch biển đã sôi động. Với thông điệp không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế khẳng định ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung.
Những kết quả bước đầu đã đạt được hiệu quả tích cực, là minh chứng rõ ràng, nhất quán về con đường, mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Chúng tôi không quản vất vả, khó khăn, tham gia cùng các cơ quan chức năng, bám địa bàn, phát giác những hành vi phạm pháp của các đối tượng xấu, kịp thời tuyên truyền để người dân hiểu, nêu cao cảnh giác, đồng thời cung cấp thêm tư liệu cho cơ quan chức năng...
Thời gian tác nghiệp về sự ô nhiễm môi trường biển các tỉnh miền Trung hẳn là những kỷ niệm khó quên trong nghiệp làm báo của chúng tôi…

“Bị can gửi lời xin lỗi sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, vì tuổi đời đang trẻ, nhận thức chưa đầy đủ, vì đồng tiền đã bán rẻ lương tâm nên đã tham gia hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, kích động nhân dân gây rối ANTT, phức tạp tình hình. Bị can mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật nước CHXHCN và mong muốn mọi người không tham gia kích động, biểu tình, tuyên truyền trái pháp luật, không đi theo vết xe đổ mà bị can từng đi” - đó là lời thú nhận của Nguyễn Văn Hóa sau khi nhận thức được hành vi sai trái tham gia hoạt động cho tổ chức khủng bố Việt Tân.

Khi lời thú nhận đó được chúng tôi đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng cũng là lúc mọi hoài nghi được làm sáng tỏ về ai là kẻ chủ mưu đứng sau giật dây các cuộc biểu tình, gây rối ANTT trên địa bàn các tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường biển.
Hoàng Xuân Lý

Không thể xuyên tạc, phủ nhận Luật An ninh mạng

Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, sau nhiều phiên thảo luận cặn kẽ, thẳng thắn, công khai, trong đó có tiếp thu nhiều ý kiến trực tiếp và gián tiếp của cử tri cả nước, ngày 12-6-2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao (86,86% đại biểu Quốc hội tán thành).

Không thể phủ nhận những tiện ích mà internet và mạng xã hội mang lại cho đời sống con người nói riêng, nhân loại nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ và phức tạp mà internet, mạng xã hội mang lại, nhất là trên khía cạnh thông tin. Bởi thông tin trên internet, mạng xã hội rất khó kiểm chứng và không bị giới hạn bởi không gian.
Từ thực tế ấy, các thế lực thù địch, những phần tử xấu đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm chủ quyền biên giới điện tử quốc gia, tán phát thông tin thất thiệt vì những mục tiêu hiểm độc, đê hèn, như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến khủng bố tinh thần-đe dọa đưa lên mạng những thông tin cá nhân, đời tư, khiến nhiều gia đình tan nát, cuộc sống bị xáo trộn, thậm chí không ít người còn tìm đến cái chết...
Đến nay, nhiều quốc gia đã xem internet, mạng xã hội là phương thức giao tiếp giữa chính quyền với nhân dân, nhằm phát huy vai trò quản lý, giám sát của nhân dân. Nhà nước Việt Nam đã và đang đi theo xu hướng này, xây dựng chính phủ điện tử từ những lĩnh vực nhạy cảm, ví dụ: Hải quan đến giải quyết những nhu cầu thường nhật của công dân như xác nhận nhân thân, hộ khẩu… Tuy nhiên, internet, mạng xã hội đã từng là phương tiện thông tin chủ yếu của những lực lượng chống chính phủ-kết nối, huy động người dân thực hiện hành vi từ “bất bạo động”, “bất tuân dân sự” đến bạo loạn, lật đổ; kêu gọi nước ngoài can thiệp để “bảo vệ dân thường”, “bảo vệ nhân quyền” khỏi sự đàn áp của chính phủ … Đây là kịch bản của các lực lượng chống chính phủ ở Trung Đông, Bắc Phi trong cái gọi là “cách mạng Hoa nhài” (2010-2011).
Ảnh minh họa/vtv.vn.
Ở Việt Nam, những cuộc gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại tài sản Nhà nước, cản trở người thi hành công vụ xảy ra ở Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh… lấy lý do phản đối dự án luật về đặc khu cho thấy những thế lực chính trị xấu, trong đó có cả nước ngoài đã thông qua internet, mạng xã hội chỉ đạo những phần tử lưu manh, nghiện hút, không công ăn việc làm tìm cách tán phát thông tin xuyên tạc về dự luật này để kích động người dân xuống đường chống chính quyền nhân dân.
Bởi vậy, cần phải có một chế tài nghiêm minh đối với việc sử dụng internet, mạng xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Đó là lý do vì sao Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua với sự nhất trí cao.
Thế nhưng trên internet, mạng xã hội, một số người không nghiên cứu chu đáo luật này, một số kẻ xấu đã cố tình xuyên tạc, đòi bác bỏ Luật An ninh mạng bằng những lý do mơ hồ, hoặc suy diễn với dụng ý xấu. Chẳng hạn họ cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân”… Cũng trong dịp này, trong những cuộc gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, những kẻ xấu đã giơ cao khẩu hiệu đòi xóa Luật An ninh mạng. Nhiều hãng thông tấn phương Tây cũng “hỗ trợ” bằng những bài viết, những cuộc “tọa đàm” online (trên mạng) để tán phát thông tin xuyên tạc, phủ nhận Luật An ninh mạng. Trong quan hệ quốc tế, họ cho rằng Luật An ninh mạng sẽ vi phạm hiệp định Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vi phạm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Có người còn lo lắng các trang mạng lớn như Google, Facebook sẽ "rời Việt Nam". Vậy Luật An ninh mạng phải chăng nhằm xâm phạm quyền con người, quyền công dân và hạn chế các quan hệ quốc tế-kiềm chế sự phát triển của Việt Nam?
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là: (1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; (2) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; … (3) Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng … bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng…” (Điều 4).
Luật An ninh mạng chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đó là những hoạt động sau: (1) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; (3) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội … xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; (4) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc …; (5) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội... (6) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi” (Điều 8).
Những băn khoăn, lo lắng về Luật An ninh mạng vi phạm hiệp định WTO, CPTPP và các doanh nghiệp mạng lớn như Google, Facebook sẽ rời khỏi Việt Nam có đúng không? Câu trả lời là “không”.
Theo Tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cho biết, các hiệp định cơ bản của WTO (Hiệp định GATT, Hiệp định GATS) mà Việt Nam tham gia và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh. Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, internet và các dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam-đặt máy chủ ảo tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp. Được biết, cho đến nay đã có hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Australia, Đức, Pháp) quy định bắt buộc các doanh nghiệp mạng phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ nước mình.
Còn các trang mạng lớn như Google, Facebook đã có mặt tại Việt Nam thì sao? Việt Nam hiện là một thị trường lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm 2018 và 16% so với cùng kỳ năm 2017. Các dịch vụ quảng cáo, thanh toán qua thẻ tín dụng dựa trên nền tảng từ những mạng này là một nguồn thu nhập đáng kể của công ty này… Cho đến nay, Việt Nam hiện xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong tốp 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất, với 14 triệu người dùng (1). Như vậy, trong tốp 10 nước có lượng người dùng Facebook đông nhất thế giới thì có tới 4 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, hiện nay, Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt ở Hồng Công (Trung Quốc) và Singapore. Luật An ninh mạng có hiệu lực thì các doanh nghiệp này phải chuyển lưu trữ dữ liệu về Việt Nam là hoàn toàn khả thi.
Như vậy, xét về lợi ích quốc gia, dân tộc, bao gồm cả quan hệ quốc tế, Luật An ninh mạng không chỉ bảo vệ, bảo đảm tốt hơn độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia (trên không gian điện tử) mà còn tạo điều kiện bảo đảm tốt hơn lợi ích quốc gia dân tộc. Đây là điều quan trọng nhất đối với mỗi nhà nước trong điều kiện internet, mạng xã hội đang phát triển như vũ bão. Nếu như cá nhân, doanh nghiệp có tốn kém thêm đôi chút chi phí trong thực hiện Luật An ninh mạng thì cũng phải chấp nhận vì lợi ích lớn hơn, lâu dài hơn của đất nước, suy cho cùng cũng là lợi ích bảo đảm sự bình yên cho xã hội, gia đình và cho mỗi người.
Xét về quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Luật An ninh mạng hoàn toàn không hạn chế về quyền và lợi ích của nhóm đối tượng trên. Vì chế tài của Luật An ninh mạng chỉ áp dụng đối với những hành vi phạm tội (thông qua lợi dụng internet, mạng xã hội-Điều 8). Luật An ninh mạng chỉ cho phép cơ quan chức năng điều tra, làm rõ chủ thể nguồn thông tin xấu độc khi cần thiết mà thôi. Tuy nhiên, đối với những kẻ đã và đang có những âm mưu, kế hoạch lợi dụng internet, mạng xã hội để chống lại Nhà nước Việt Nam hoặc làm tổn thương đến công dân, thì Luật An ninh mạng là một chế tài nghiêm khắc.
Như vậy, đối với mọi người, hoàn toàn không có chuyện Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân” như có kẻ đang xuyên tạc, phủ nhận.
BẮC HÀ
----------------------
(1) “Việt Nam có số lượng người dùng Facebook lớn thứ 7 trên thế giới” - Báo Dân trí, 18-4-2018.

Bài học về lòng yêu nước


09:02 15/06/2018
Lòng yêu nước chân chính không bao giờ song hành cùng chủ nghĩa cực đoan, không đồng nghĩa với hành động quá khích.Người dân Việt Nam với tình cảm yêu nước đừng để lòng yêu nước đó bị kẻ xấu lợi dụng”. 
Trong những ngày diễn ra kỳ họp thứ Năm Quốc hội khóa XIV, nhiều vấn đề quốc gia đại sự được bàn đến mà mục tiêu là để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân như: Thảo luận, cho ý kiến về Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật An ninh mạng… thật đáng tiếc khi Quốc hội còn đang bàn bạc, mới đưa ra thảo luận, lấy ý kiến của các đại biểu về một số nội dung xây dựng đặc khu kinh tế thì với những thông tin ban đầu được tiếp nhận chưa đầy đủ, bị xuyên tạc nên một bộ phận nhỏ quần chúng nhân dân đã vội phản ứng, rơi ngay vào bẫy của bọn phản động.
Chúng ra sức công kích, xúi giục, thậm chí là mua chuộc, chúng trà trộn, mượn danh nghĩa yêu nước để gây rối an ninh trật tự.
Trước những biểu hiện manh động, quá khích đó, các lực lượng chức năng đã luôn cảnh giác, giữ thái độ bình tĩnh kiên trì vận động quần chúng giữ trật tự, không mắc mưu kẻ xấu, đồng thời kịp thời ngăn chặn, kiên quyết với các hành động gây rối ở một số tỉnh như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nghệ An…
Những cuộc tụ tập, gây rối vừa qua chỉ là một bộ phận nhỏ quần chúng các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, chủ yếu là các phần tử cực đoan, các đối tượng côn đồ, hình sự, nghiện hút... thực hiện. Điều đó khiến cho đại bộ phận nhân dân có tinh thần yêu nước chân chính cảm thấy bị tổn thương.
Đại diện cho các tầng lớp nhân dân, bà Bùi Thị Thanh - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã rất đúng khi cho rằng: “Lòng yêu nước chân chính không bao giờ song hành cùng chủ nghĩa cực đoan, không đồng nghĩa với hành động quá khích. Lòng yêu nước được thể hiện một cách đúng đắn, tỉnh táo và sáng suốt mới là nguồn lực quan trọng để củng cố, tăng cường thêm sức mạnh cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Người dân Việt Nam với tình cảm yêu nước đừng để lòng yêu nước đó bị kẻ xấu lợi dụng”.
Đây mới thực sự là thông điệp của đại đa số người dân Việt Nam có tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của quốc gia, dân tộc.
Một nguyên lý khách quan cần được nhận thức và vận dụng triệt để, đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, bởi mọi hành vi trái với pháp luật quy định đều là vi phạm pháp luật.
Đối với những vấn đề trọng đại, nhân dân càng phải tỉnh táo, không vì bất cứ lý do gì mà hành động bất chấp khi những vấn đề đó không thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ… Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị lên án và cần xử lý nghiêm minh nhằm giữ gìn kỷ cương phép nước.
Một xã hội yên bình, ngoài sự cố gắng, quyết tâm của lực lượng Công an với vai trò nòng cốt thì cần hơn bao giờ hết chính là thái độ, trách nhiệm của mỗi người dân.
Lòng yêu nước của nhân dân phải được hiểu một cách đầy đủ, trân trọng nhất, đó chính là khi nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có trách nhiệm với các vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước, khi phát hiện những mặt trái, mặt tiêu cực cần có biện pháp đấu tranh, không né tránh.
Người dân hoàn toàn có quyền chất vấn, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình với Chính phủ, nhưng không theo cách thức tiêu cực như chúng ta thấy ở Bình Thuận vừa qua, mà phải có phương pháp đấu tranh trên tinh thần xây dựng, tuân thủ đúng pháp luật.
Nhân dân đã rất tích cực, thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem tivi, nghiên cứu về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, kịp thời nắm bắt thông tin, một mặt làm giàu vốn tri thức của mình, đồng thời hiểu được phần nào những quyết sách của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc nhân dân tiếp cận nguồn thông tin có chính thống hay mạo danh, xuyên tạc, tuyên truyền phản động thì việc lựa chọn các kênh thông tin truyền thông chính thống là một yêu cầu khách quan, cần thiết.
Các trang mạng xã hội cũng là một kênh tham khảo, tuy nhiên cách nghe, cách tiếp cận thông tin phải có định hướng để cho người dân hiểu biết đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để không bị lợi dụng và tin theo những suy diễn lệch lạc.
Trước khi đi xa, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong mỏi: “...đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”.
Với ý nghĩa này, những bài học được rút ra từ lòng yêu nước không chỉ góp phần giáo dục, củng cố, kết nối truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn làm cho tình yêu ấy mãnh liệt hơn, kiên trung hơn dù có bất cứ biến cố gì, khi nhân dân ta thấm nhuần đạo đức cao thượng nhất của nhân loại, tức yêu nước đúng nghĩa, tức kẻ thù thất bại khi muốn lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân ta.
Yêu nước giúp toàn dân xây dựng khối đại đoàn kết để phát triển đất nước; sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài... Yêu nước gắn với yêu đồng bào là phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích cộng đồng...
Yêu nước là có trách nhiệm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; là sống nghĩa tình với nhau, xứng với hai chữ “đồng bào”; Yêu nước góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế... Yêu nước là lắng nghe, thấu hiểu và góp ý chính danh cho mỗi quyết sách của Đảng và Nhà nước.
Tiến sĩ Tạ Thị Ngọc Lan (Học viện Chính trị CAND)

Đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng


10:13 13/06/2018
Cách đây 70 năm, Bác Hồ viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” trong tình cảnh nước ta “ngàn cân treo sợi tóc”, khi cùng lúc phải chống thù trong, giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt. 
Khi đó, “Vì bổn phận người dân Việt Nam, bất kỳ nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều thi đua như nhau”. Trải qua 70 năm, lịch sử đã chứng minh, nhân dân ta có tình yêu nước nồng nàn. Ngày này, bối cảnh trong nước và quốc tế đã khác nhưng không vì thế mà chúng ta thiếu đi tình yêu Tổ quốc mình, dân tộc mình.
1. Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra và nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân cả nước. Những diễn biến tại nghị trường không chỉ được các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin, mà còn được truyền hình trực tiếp.
Bên hành lang Quốc hội, các phóng viên tiếp cận các đại biểu để trao đổi, phỏng vấn nhằm có những thông tin đầy đủ, những góc nhìn sâu kỹ, đa dạng mà họ và tòa soạn quan tâm.
Với cách đưa tin nghị trường như hiện nay, khán thính giả, độc giả được cung cấp thông tin rất nhanh, phong phú. Những tin bài về hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong kỳ họ thường có lượng rating, view cao. Điều này cho thấy, người dân rất quan tâm đến vấn đề lớn lao của đất nước cũng như chủ trương, chính sách về an sinh, phúc lợi, kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh…
Tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét thông qua nhiều luật, trong đó có Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng. Có lẽ, đây là hai trong số những luật mà dư luận quan tâm nhất, chiếm nhiều “đất” trên các trang báo và sóng truyền hình nhất.
Không chỉ vậy, trên các mạng xã hội, chủ đề xoay quanh hai luật này cũng được bàn thảo nhiều nhất. Và đây cũng chính là những vấn đề đã tạo nên những luồng ý kiến khác nhau.
Việc cử tri quan tâm, phản biện rất hữu ích trong quá trình Quốc hội xây dựng luật. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong phát biểu tại nghị trường ngày 11-6 cũng nêu rằng, các dự luật mà Quốc hội đang thảo luận sẽ luôn lắng nghe ý kiến cử tri.
Cũng trong ngày 11-6, Quốc hội đã đồng ý rút nội dung biểu quyết thông qua luật và nghị quyết về Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ra hỏi lịch trình thông qua trong kỳ họp này và sẽ xem xét ờ kỳ họp tới.
Ngày 12-6, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng với ý kiến đồng thuận cao. Như vậy có thể thấy rằng, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp nhận, lắng nghe ý của đại bộ phận quần chúng nhân dân trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc lập pháp.
2. Trong những ngày qua, bản thân tôi cũng đọc rất nhiều ý kiến của các văn sỹ, trí thức bàn về vấn đề đặc khu, an ninh mạng. Với tri thức của mình, họ đã đưa những căn cứ, phân tích, nhận định về việc chúng ta có cần thiết phải xây dựng 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc hay không; lợi thế và bất lợi đối với vấn đề quốc phòng – an ninh, kinh tế - xã hội trong việc xây hay không xây 3 đặc khu này…
Đọc những bài viết này, tôi thấy thật bổ ích. Bởi họ đã nhìn vấn đề bằng lý tính, bằng trái tim của người yêu đất nước, con người Việt Nam. Tôi đã không ngại ngần ấn nút chia sẻ, vì tôi muốn bạn bè tôi, người thân của tôi được cập nhật những thông tin hữu ích và để hiểu đúng về vấn đề này.
Cũng trên mạng xã hội, tôi cũng đọc cả những bài viết mạo danh những người có danh tiếng, địa vị cao trong xã hội để bàn thảo về những vấn đề nêu trên. Khi những người bị mạo phạm lên tiếng, tôi và hẳn là nhiều người dùng mạng xã hội khác càng thấy rõ việc lợi dụng sức mạnh của Internet để hướng lái dư luận của ai đó thật trắng trợn.
Thế mới biết, người dùng mạng xã hội cần phải tỉnh táo để thẩm định thực, hư trên thế giới ảo. Ngoài ra, cũng trên mạng xã hội, hằng ngày tôi cũng đọc vô số những bài viết đầy cảm tính, ngộ nhận, thiếu căn cứ, cực đoan, tiêu cực, phỉ báng, kích động. Rất tiếc là nhiều bài viết dạng này đều nhân danh lòng yêu nước. Với cách yêu nước thế này, sẽ gây hại nhiều hơn.
Mấy ngày nay, nhiều nơi như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Khánh Hòa… tập trung rất đông người tụ tập tuần hành và trong số đó, có không ít người nhân danh lòng yêu nước.
Nhưng với hành động như tấn công cảnh sát, đập phá tài sản, tràn vào trụ sở cơ quan công quyền, thì không ai có thể chấp nhận được cách yêu nước này.
Việc làm của họ không chỉ gây mất trật tự trị an, ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, đến sản xuất kinh doanh. Nhìn xa hơn, đó là ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đến xuất nhập khẩu hàng hóa, đến quốc phòng – an ninh.
Bài học Bình Dương năm 2014, khi công nhân đập phá nhà máy, xí nghiệp còn đang sờ sờ ra đấy. Đáng chú ý là trong đám đông này, nhiều đối tượng cầm đầu, kích động bị cơ quan Công an tạm giữ đã khai ra rằng, họ làm việc này do các thế lực phản động xúi giục. Thế nên trong những đám đông này, có nhiều người lòng yêu nước của họ đã bị kẻ xấu lợi dụng.
Giá như mỗi người trong các đám đông đang hồ hào, chăng biểu ngữ kia trước khi hành động mà suy xét để chọn cho mình cách thể hiện lòng yêu nước phù hợp thì sẽ tránh sập bẫy của các đối tượng xấu, gây hại cho đất nước.
Đọc lại “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Bác để thấy, để thể hiện lòng yêu nước trong giai đoạn mệnh nước lâm nguy đâu phải là những gì to tát. Mà đó là: “Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc, Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn, Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, Đồng bào công nông thi đua sản xuất, Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh, Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân, Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng. Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi”.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ từng vấn đề và suy xét, tỉnh táo để chọn cho mình cách thể hiện lòng yêu nước phù hợp, tránh để tình cảm cao quý đối với Tổ quốc mình, dân tộc mình bị kẻ xấu lợi dụng.
Cao Hồng

Hãy từ bỏ tư duy cổ hủ, cách nhìn kỳ thị đối với tình hình tôn giáo Việt Nam

11/06/2018 05:00

Vẫn như những năm trước, sau khi công bố Phúc trình về tình hình nhân quyền thế giới (20-4-2018), ngày 29-5-2018, tại Washington DC, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017, trong đó có Việt Nam.

Mặc dù trong phần viết về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ghi nhận một số tiến triển, nhưng về bản chất chính trị, tư tưởng, phúc trình năm 2017 vẫn không thay đổi. Hoa Kỳ vẫn bám giữ những quan điểm cổ hủ, lỗi thời từ thời kỳ "Chiến tranh lạnh"-kỳ thị với chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền nói chung và tình hình tôn giáo nói riêng ở Việt Nam.
Những thông tin các vụ việc về tình hình tôn giáo mà Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 đưa ra hoàn toàn sai sự thật. Chẳng hạn phúc trình viết: “Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tín ngưỡng … Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo… Các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là thành viên của các tổ chức chưa làm thủ tục đăng ký hoặc chưa được cấp đăng ký, tiếp tục bị các cán bộ an ninh địa phương quấy rối, tấn công, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại, tịch thu tài sản hoặc gây sức ép buộc bỏ đạo và chấm dứt hoạt động tôn giáo…”.  Những thông tin và đánh giá như trên, nếu không phải là sao chép các phúc trình những năm trước thì cũng là sự cóp nhặt những tin tức từ mạng xã hội với mưu đồ chống phá Việt Nam. Vậy quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam như thế nào?
Các nhà thờ là địa điểm thu hút nhiều người dân đến tham quan. Ảnh: cand
Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam luôn tương thích với luật quốc tế về quyền con người
Quan điểm tư tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (năm 1930) cho đến nay về tín ngưỡng, tôn giáo là nhất quán. Sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Các Hiến pháp Việt Nam, từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980, đến Hiến pháp 1992 (được sửa đổi vào năm 2001), 2013 đều quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Điều 24 (Hiến pháp 2013) quy định: “(1). Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; (2). Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3). Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Thể chế hóa Hiến pháp 2013, năm 2016, Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo. So với các quy định của pháp luật trước đây, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 có nhiều điểm mới, bảo đảm tốt hơn quyền của công dân và của mọi người trên lĩnh vực tôn giáo. Chẳng hạn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng thành “quyền của mọi người” chứ không riêng của công dân Việt Nam. Nói một cách cụ thể, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam cũng được Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 còn bảo đảm quyền tín ngưỡng, tôn giáo đối với cả những người đã bị tước đi một phần quyền công dân-“Người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.
Cũng như pháp luật về quyền con người, người hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở tất cả quốc gia, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định người hưởng thụ quyền có nghĩa vụ nhất định. Điều 5 (Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016) quy định: “Các hành vi bị nghiêm cấm: (1). Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; (2). Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; (3). Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; (4). Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. (5). Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”. Những quy định này hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị, năm 1966 quy định: “(1). Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. … Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Như vậy, hoàn toàn không có chuyện pháp luật Việt Nam về tôn giáo “với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc”... như Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 của Hoa Kỳ viết.
Kiểm soát tôn giáo là thuộc “Quyền dân tộc tự quyết”
Việc nhà nước có hay không kiểm soát các tổ chức tôn giáo là thuộc “Quyền dân tộc tự quyết”. Tuy nhiên, nếu một quốc gia nào đó (được cho là) không kiểm soát tín ngưỡng, tôn giáo thì xã hội thường phải trả giá đắt. Chẳng hạn, cảnh sát Hoa Kỳ (8-4-2008) đã giải cứu hơn 400 trẻ em thuộc giáo phái đa thê ở bang Texas, Mỹ. Giáo phái này do Warren Jeffs cầm đầu. Y có đến 70 vợ. Trong đời sống của các gia đình giáo phái đa thê trẻ em là những nạn nhân đầu tiên. Trong nhiều gia đình giáo phái đa thê, có không ít trẻ em trai, trẻ em gái bị lạm dụng tình dục, có không ít bé gái đã trở thành “bà mẹ” ở tuổi "teen” và không biết cha của chúng là ai... Hay ở Nhật Bản, tháng 3-1995, giáo phái Aum đã xả chất độc thần kinh sarin tấn công đường tàu điện ngầm ở thủ đô Tokyo, gây ra thảm kịch lớn. Phải chăng, đây là “quyền tự do tôn giáo” phải  bảo vệ, phải bảo đảm mà Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 Hoa Kỳ vừa công bố? Việc Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải đăng ký mới có quyền hoạt động và mới được Nhà nước bảo hộ (mà phúc trình phản đối) đơn giản chỉ nhằm bảo vệ quyền của các tôn giáo và bảo vệ trật tự an toàn xã hội là đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với “Quyền dân tộc tự quyết”.
Ngay sau khi phúc trình thường niên nói trên công bố, nhiều quốc gia bày tỏ thái độ bất bình về việc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Không ít quốc gia cho rằng: Thay vì tán phát “những tài liệu vô căn cứ”, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Hoa Kỳ hãy “lo chuyện nội bộ của mình đi”. Chẳng hạn như tình trạng kỳ thị với người da màu, hay những vụ thảm sát mà dường như chẳng có tháng nào không xảy ra ở Hoa Kỳ, thậm chí thảm sát còn diễn ra ngay ở trường học, trong nhà hát...
Đừng "té nước theo mưa"
Lợi dụng Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 của Hoa Kỳ, nhiều trang mạng xấu đã tán phát thông tin thất thiệt, ác ý cho rằng: Cộng sản là những kẻ “vô thần” nên không có gì khó hiểu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hạn chế, gây khó dễ nhằm xóa bỏ tôn giáo. Sự thật như thế nào?
Văn kiện Hội nghị Trung ương 7, khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tất cả mọi người. Thực tế cho thấy, Việt Nam không chỉ nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo mà còn bảo đảm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân một cách thỏa đáng.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 25 triệu người có đạo, chiếm 27% dân số; có gần 83.000 chức sắc; hơn 27.000 cơ sở thờ tự. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam còn khuyến khích các tôn giáo đóng góp vào công cuộc xây dựng Tổ quốc, nhất là trên lĩnh vực giáo dục và an sinh xã hội. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các tổ chức tôn giáo đã thành lập được 269 trường mầm non với 6.620 phòng học, tương đương với 1,9% tổng số cơ sở giáo dục cả nước. Về bảo trợ xã hội, ở Việt Nam hiện có gần 800 cơ sở do các tôn giáo tổ chức… Các tổ chức này đang nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi, tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS…
Việc một số cá nhân, nhóm tôn giáo bị các cơ quan chức năng xử lý hình sự, trấn áp là điều cần thiết và đúng luật, vì họ đã vi phạm pháp luật chứ không phải vì lý do tôn giáo. Sự trừng phạt này là nhằm bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác, vì lợi ích chung của xã hội.
Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền, tôn giáo thế giới do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ biên soạn ra đời từ thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945-1991). Còn nhớ Tổng thống J.Carter (nhiệm kỳ 1977-1981) là người khởi xướng việc biên soạn và công bố “phúc trình”. Theo ông, đây là việc làm cần thiết để bảo vệ các “giá trị Mỹ”, ông đã kiến nghị nghị viện Hoa Kỳ thông qua đạo luật về việc hằng năm Hoa Kỳ công bố hai phúc trình trên. Kiến nghị của ông đã được nghị viện thông qua và giao cho Bộ Ngoại giao biên soạn. Còn nhớ trong thời gian này, thế giới chia thành hai hệ thống xã hội: Xã hội XHCN và tư bản chủ nghĩa. Hai hệ thống xã hội không chỉ khác biệt về hệ tư tưởng mà còn đối đầu với nhau về chính trị. Trong thời kỳ "Chiến tranh lạnh", Hoa Kỳ đã đồng thời dùng chiến tranh xâm lược nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam (thời kỳ 1954-1975) và thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” bằng phương pháp “thẩm thấu giá trị Mỹ” vào các chế độ, nhà nước xã hội XHCN, nói cách khác là chiến lược can thiệp, lật đổ, chuyển hóa các nước này sang mô hình chính trị đa nguyên.
Tình hình ngày nay đã khác, các quốc gia với hệ tư tưởng, thể chế chính trị xã hội khác nhau, không còn đối lập, đối đầu nhau nữa. Hoa Kỳ và Việt Nam ngày nay trở thành đối tác toàn diện. Văn kiện Đối tác toàn diện được nguyên thủ hai quốc gia ký kết năm 2013 ghi nhận nguyên tắc các bên tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và thể chế chính trị của nhau... Vì thế, Hoa Kỳ không nên dùng "phúc trình" để can thiệp vào công việc của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có "kênh" đối thoại về nhân quyền… những khác biệt, khoảng cách nào đó do quan niệm về giá trị khác nhau thì hai bên có thể học hỏi lẫn nhau, rút ngắn khoảng cách thông qua đối thoại. Đây là phương thức tốt nhất, văn minh nhất, thay vì áp đặt quan điểm của mình cho một quốc gia, dân tộc khác.
Thiết nghĩ những người soạn thảo và thông qua Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 hãy từ bỏ tư duy chính trị cổ hủ, lạc hậu của thời kỳ Chiến tranh lạnh, không nên dùng cái gọi là “phúc trình thường niên” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, điều này đi ngược lại lợi ích và làm tổn thương đến quan hệ giữa hai nước.
VỌNG ĐỨC

Không thể xuyên tạc, bóp méo hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam

04/06/2018 05:00

Pháp luật Việt Nam ngày nay không chỉ kế thừa truyền thống pháp lý, phong tục tập quán nhân đạo, khoan dung của dân tộc, mà còn tham khảo học hỏi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết.

Thế nhưng, vì những lý do nào đó vẫn còn một số kẻ vốn kỳ thị với chế độ XHCN, với Đảng và Nhà nước ta đã viện dẫn một công ước quốc tế về quyền con người và số điểm khác biệt nào đó giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia khác rồi nói rằng: “Pháp luật Việt Nam lạc hậu”, nhiều điều luật của Việt Nam (trong Bộ luật Hình sự, năm 1999) “mơ hồ”. Có kẻ còn nói: "Pháp luật Việt Nam vi phạm chuẩn mực pháp luật quốc tế về quyền con người”… Vậy phải chăng pháp luật Việt Nam "lạc hậu" so với các nước, pháp luật Việt Nam “mơ hồ” và trái với chuẩn mực pháp luật quốc tế về quyền con người?
Trước hết không phủ nhận rằng cho đến nay, nhiều vấn đề xã hội phức tạp, tế nhị như: “Quyền kết hôn giữa những người đồng giới”; “Mại dâm có phải là một nghề không?”; “Quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet có nên giới hạn không?”; Vì sao “Việt Nam không xóa bỏ án tử hình như quy định pháp luật của châu Âu”?… đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu khảo sát, cân nhắc. Quốc hội cũng chưa có tiếng nói cuối cùng. Tuy nhiên, có những vấn đề không thể thay đổi bởi vì điều đó liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Nhất là những tội phạm về “An ninh quốc gia” (Bộ luật Hình sự, năm 1999).
Ảnh minh họa: Chinhphu.vn
Thực tế cho thấy sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia là điều tất nhiên, là điều bình thường. Không phải chỉ có pháp luật Việt Nam mới có sự khác biệt với pháp luật nước khác, mà pháp luật các nước khác cũng không giống nhau. Chẳng hạn như pháp luật giữa các nước về quyền kết hôn của người đồng giới.
Cho đến nay (năm 2017) đã có 25 quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính (trong đó có Hà Lan, Bỉ, Canada, Tây Ban Nha, Na Uy, Nam Phi…), trong khi vẫn có 72 quốc gia (trong đó có Singapore, Malaysia, Myanmar, Brunei và Indonesia…) nghiêm cấm-hình sự hóa về quyền này.
Về mại dâm, pháp luật của nhiều quốc gia đã quy định rất tỷ mỉ và khác nhau. Chẳng hạn, Australia, một số bang đã hợp pháp hóa mại dâm nhưng vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ở Áo và Thụy Sĩ, tuy mại dâm được xem là hợp pháp nhưng có nhiều quy định chặt chẽ, như gái mại dâm phải qua 3 vòng kiểm tra sức khỏe, tuổi từ 19 trở lên …; Bỉ xem mại dâm là một nghề như giải trí; Canada xem mại dâm là ngành giải trí nhưng việc mua dâm đã bị coi là bất hợp pháp; Đan Mạch, không chỉ hợp pháp hóa mại dâm mà còn quy định các mức giá khác biệt (có lợi) dành cho những cô gái khuyết tật hay có hoàn cảnh khó khăn.
Thứ hai, pháp luật Việt Nam, hoàn toàn không phải sự “lạc hậu” như có kẻ nói. Thước đo sự lạc hậu hay tiên tiến không phải ở nội dung cụ thể những quy định trong một bộ luật nào đó, mà là nhà nước đó đã gia nhập, ký kết và nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người như thế nào.
Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập đầy đủ và nội luật hóa các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc gia. Đó là, “Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc”; “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”; “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội” và “Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị”; “Công ước về quyền trẻ em; “Công ước về chống tra tấn” và “Công ước về quyền của người khuyết tật”. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam đã ký kết gia nhập nhiều công ước mà những quốc gia phát triển chưa ký kết, phê chuẩn. Chẳng hạn như Trung Quốc chưa tham gia “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”; Hoa Kỳ (đã ký kết) “Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”, nhưng nghị viện chưa phê chuẩn.
Liên quan đến quyền con người là các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, cho đến nay Việt Nam đã tham gia nhiều công ước của tổ chức này, như Công ước số 5 về tuổi tối thiểu của trẻ em được tham gia lao động công nghiệp; Công ước số 6 về làm việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp; Công ước số 14 về quy định nghỉ hằng tuần cho lao động công nghiệp…
Việt Nam không chỉ chủ động tham gia ký kết các công ước, mà còn là một thành viên tích cực của Liên hợp quốc trên lĩnh vực quyền con người. Còn nhớ ngày 12-11-2013, trong phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (Khóa 68) bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất. Hiện nay, đại diện của Việt Nam-Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao- trúng cử thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (nhiệm kỳ 2017-2021).
Thứ ba, quan điểm cho rằng, Việt Nam “vi phạm chuẩn mực nhân quyền”, đó chỉ là một sự xuyên tạc thực tế. Nói cho đúng, đó chỉ là một thủ đoạn chính trị xấu xa mà thôi.
Theo Hiến chương Liên hợp quốc, năm 1945; Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, năm 1948 và các công ước quốc tế về quyền con người-tất cả các quốc gia, dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết.
Điều 1 (Phần I) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, năm 1966 quy định như sau: “1. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa; 2. Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có thể tự do định đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình, miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế…; 3. Các quốc gia thành viên công ước này… phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc”.
Với quy định của Điều I nói trên, Việt Nam cũng như các quốc gia, dân tộc khác hoàn toàn có quyền quyết định về xây dựng chế độ chính trị của mình. Việt Nam xây dựng chế độ xã hội XHCN, với một đảng duy nhất cầm quyền; nhiều quốc gia Tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hoàn toàn có quyền của các dân tộc. Tương tự như vậy, các quốc gia cũng hoàn toàn có quyền xây dựng hệ thống pháp luật theo chế độ xã hội mà quốc gia đó đã đi theo.
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã dành cả một chương-Chương II, quy định một cách đầy đủ và tương thích với hai công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Những nguyên tắc chủ yếu về quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 bao gồm: 1) Xác định rõ mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân; 2) Nguyên tắc hạn chế quyền và 3) Nguyên tắc “suy luận vô tội”.
Điều 14, Hiến pháp năm 2013, ghi: “1. Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Như vậy, thay vì qua hệ “xin-cho” (trong nhận thức cũ, mà báo chí từng phê phán) trong đó Nhà nước là người “cho”, còn người dân là người “xin” thì nay dường như quan hệ đó đã được đảo ngược, theo công thức “quyền-nghĩa vụ”. Điều 31, Chương II quy định: “1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.  Hơn nữa Khoản 5 cũng tại Điều 31, quy định rõ về quyền được bồi thường của người dân và trách nhiệm phải xử lý người vi phạm pháp luật.
Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận Thông tin năm 2013, Nghị định của Chính phủ năm 2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng đều có đầy đủ các quy định bảo vệ, bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet, đồng thời cũng có những quy định về hạn chế quyền cá nhân theo công ước quốc tế nhằm bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ sức khỏe, đạo đức xã hội và các quyền, lợi ích của người khác.
Luật Báo chí năm 2016 quy định, công dân có những quyền: “Quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí; quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới”… “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”. Có thể nói quy định trên là hết sức cởi mở, thể hiện Đảng, Nhà nước ta tôn trọng quyền con người của công dân.
Về quyền tự do sử dụng internet, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (ngày 15-7-2013 về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”) có các quy định: Mọi người “Được sử dụng các dịch vụ trên internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật”; “Được sử dụng các dịch vụ trên internet trừ các dịch vụ bị cấm”; “Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin"… Đặc biệt phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội…”.
 Như vậy có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam cho đến nay, cơ bản đã đầy đủ và tương thích với Hiến chương Liên hợp quốc và các công ước quốc tế về quyền con người. Những quy định cụ thể nào đó về hạn chế quyền của cá nhân cũng theo thông lệ quốc tế và đều nhằm bảo vệ chế độ chính trị, trật tự xã hội, các quyền và lợi ích của người khác. Những kẻ nói rằng pháp luật Việt Nam "lạc hậu”, “mơ hồ”, “vi phạm chuẩn mực pháp luật quốc tế về quyền con người”... không phải họ thiếu hiểu biết về pháp luật ở Việt Nam. Nghe qua giọng điệu ấy đã hiểu mưu đồ của họ vẫn là xuyên tạc, bóp méo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để làm giảm sút lòng tin vào Đảng, Nhà nước, kích động người dân bất mãn với chế độ xã hội.
 BẮC HÀ