Hãy tôn trọng những việc làm bình thường, cần thiết vì sự thượng tôn pháp luật

16/07/2018 05:00

Sau khi thông tin về việc xử lý các đối tượng biểu tình, gây rối, phá hoại ở Bình Thuận, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh... vừa qua được công bố, đã xuất hiện những ý kiến lạc lõng, thiếu khách quan của một số đài, báo nước ngoài và các thế lực thù địch để biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật. Lố bịch hơn, họ còn đổi trắng thay đen, kêu gọi phải “trừng phạt Việt Nam vì đã đàn áp dã man những người biểu tình ôn hòa…”.

Việc xử lý bình thường và những ý kiến… không bình thường?
Ngày 13-7 vừa qua, Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định khởi tố hai đối tượng rải truyền đơn trái phép nhằm kích động biểu tình, gây rối trật tự công cộng, phản đối dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc tại Khu công nghiệp Sóng Thần ở thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
Trước đó, ngày 12-7, Tòa án Nhân dân (TAND) TP Phan Thiết tuyên phạt từ 18 tháng tù treo đến 30 tháng tù giam đối với 7 đối tượng bị bắt giữ, tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng vào ngày 11-6.
Báo chí ngày 13-7 cũng đưa tin theo kế hoạch, TAND TP Hồ Chí Minh đã có quyết định đưa ra xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng đối với Nguyen William Anh (còn có tên gọi khác là Will Nguyen, Nguyen Anh William, William Nguyen, thường trú tại bang Texax, Hoa Kỳ) vì phạm tội gây rối trật tự công cộng theo Khoản 2, Điều 318 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Ảnh minh họa: TTXVN.
Việc xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật nêu trên là điều bình thường và hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thế nhưng, cách nhìn thiếu thiện chí, áp đặt của một số kênh truyền thông, báo chí hải ngoại đã biến những việc bình thường thành những sự việc không bình thường, cần sự “can thiệp” của các tổ chức quốc tế. Họ cho rằng những đối tượng trên đều chỉ tuần hành, “biểu tình ôn hòa” để “bày tỏ chính kiến” và việc chính quyền xử lý như vậy là “đàn áp dã man”. Tổ chức Ân xá Quốc tế còn hô hào gây sức ép “phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người biểu tình bị giam và phải tiến hành cuộc điều tra ngay, toàn diện và hiệu quả đối với những cáo buộc có những người biểu tình bị tra tấn trong khi bắt giữ”.
Còn với đối tượng William Nguyen, cũng xuất hiện không ít ý kiến thiếu khách quan, vu cáo lực lượng chức năng đã đàn áp anh này khi chỉ “tuần hành ôn hòa”. Luật sư Lê Công Định còn khuyến nghị “William Nguyen có thể kiện Công an Việt Nam theo luật của Hoa Kỳ”. Ba dân biểu của bang California đã gửi một bức thư tới Tổng thống Donald Trump yêu cầu can thiệp, “điều tra về sự vi phạm nhân quyền”…
Từ vụ việc các đối tượng bị xử lý, họ đưa ra những “giải pháp cho Việt Nam”, kêu gọi người dân phải đấu tranh để sớm có Luật Biểu tình, Luật về Hội thì mới bảo đảm dân chủ, nhân quyền đúng nghĩa.
"Thương vay khóc mướn" hay thiếu tôn trọng pháp luật?
Ý kiến của những cá nhân và tổ chức thích “thương vay khóc mướn” cho những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam có khách quan và đúng sự thật? Không khó để trả lời câu hỏi đó nếu tìm hiểu ngay từ mỗi vụ việc.
Với 7 đối tượng ở Bình Thuận, nghiên cứu bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) TP Phan Thiết có thể thấy rõ những hành vi vi phạm pháp luật của họ. Các đối tượng đã có hành vi tụ tập đông người trước UBND tỉnh Bình Thuận để tham gia cùng với các đối tượng khác hò hét, ném gạch đá và bom xăng tự chế vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng (đó là chưa kể có đối tượng mang bình ga loại 12kg đến nơi công cộng chuẩn bị châm lửa đốt thì bị lực lượng công an phát hiện bắt giữ). Hành vi của các đối tượng trên gây ồn ào, hỗn loạn, mất an ninh trật tự tại khu vực.
Theo quy định của pháp luật, hành vi của các đối tượng đã phạm vào tội “Gây rối trật tự công cộng” thuộc trường hợp “dùng hung khí” và "hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng", là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt được quy định tại Điểm b và Điểm đ, Khoản 2, Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, khung hình phạt sẽ là từ 2 đến 7 năm tù nhưng TAND TP Phan Thiết chỉ tuyên phạt các bị cáo mức từ 18 tháng tù treo (với đối tượng vị thành niên) đến 30 tháng tù giam. Như vậy, mức xử phạt này là đã khoan hồng, nhẹ hơn so với khung hình phạt. Vậy thì căn cứ vào đâu để các tổ chức, cá nhân “lên tiếng” họ bị đàn áp dã man? 
Còn với đối tượng Nguyen William Anh, theo cáo trạng của Viện KSND TP Hồ Chí Minh, đối tượng là người gốc Việt có quốc tịch Hoa Kỳ, theo học thạc sĩ tại Singapore. Đối tượng này thường xuyên theo dõi tin tức đăng tải trên mạng xã hội liên quan đến Việt Nam nên biết thông tin có kêu gọi biểu tình phản đối dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật An ninh mạng vào ngày 10-6-2018 tại TP Hồ Chí Minh. Vì thế, Nguyen William Anh quyết định về Việt Nam để tham gia. Khi về Việt Nam biểu tình, Nguyen William Anh đã kêu gọi mọi người xô đẩy và phá hàng rào cảnh sát trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Khi gặp 4 xe ô tô của cảnh sát chặn ngang đường, Nguyen William Anh tiếp tục yêu cầu cảnh sát rời xe cho đoàn biểu tình đi qua nhưng không được chấp thuận nên đã trèo lên xe bán tải kêu gọi mọi người trèo qua các xe, đồng thời tham gia rung lắc để lật đổ xe bán tải của cảnh sát… Với những hành vi trên, cho thấy đối tượng đã nhiều lần dẫn đầu, kêu gọi mọi người có hành vi bạo động chống lại lực lượng điều hành giao thông và giữ gìn trật tự; đã gây cản trở, ách tắc giao thông nghiêm trọng trong nhiều giờ liền từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động bình thường trên các tuyến đường giao thông ở Việt Nam. Theo Viện KSND TP Hồ Chí Minh, hành vi của Nguyen William Anh đã xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội nên phải xử lý nghiêm nhằm cải tạo, giáo dục và răn đe, phòng ngừa chung. Vì thế, Nguyen William Anh đã bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng theo Khoản 2, Điều 318 Bộ luật Hình sự, song đã được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại Điểm s, Khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Việc Nhà nước Việt Nam xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật trong các vụ việc trên là hoàn toàn đúng pháp luật và cũng đã thể hiện sự khoan hồng, mang tính giáo dục cao, hoàn toàn không có căn cứ để kêu gọi can thiệp. Vừa qua, dư luận quốc tế cũng đã có nhiều thông tin về vụ việc của Nguyen William Anh. Dù gia đình đối tượng này đã gửi đơn đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ can thiệp, song vẫn phải thừa nhận thực tế “không có kết quả như mong đợi”. Về phía Bộ Ngoại giao Mỹ, Heather Nauert-người phát ngôn sau đó cũng phát biểu với tinh thần tôn trọng pháp luật Việt Nam: “Theo như chúng tôi hiểu về luật pháp (Việt Nam) thì họ sẽ tiến hành điều tra trước khi thực sự buộc tội một ai đó”. Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo các công dân nước này: “Những thứ dường như là bình thường ở Mỹ thì có thể không bình thường ở một nước khác và bạn phải tuân theo những luật lệ của đất nước mà bạn đang tới thăm”.
Có một thực tế đáng suy nghĩ là ngay cả khi trang web của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đăng tải các bài viết thiếu thiện chí, thiếu khách quan về sự việc trên thì đã xuất hiện không ít bình luận phê phán hành vi sai trái của Nguyen William Anh. Một bạn đọc viết: “Nhập cuộc tham gia biểu tình ở Mỹ là chuyện bình thường, nhưng nhảy lên xe cảnh sát ở Mỹ là “ăn kẹo đồng”, nhẹ lắm là dùi cui ngay và bị bắt nhốt, ra tòa! Công dân Việt Nam sang Mỹ đi du lịch nhưng lại tham gia biểu tình, rồi phá hoại tài sản của người Mỹ xem cảnh sát Mỹ sẽ làm gì, người dân Mỹ sẽ làm gì? Bất cứ nước nào cũng vậy, công dân nước khác vào du lịch phải tuân thủ luật pháp nước đó, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý…”. Một bạn đọc khác nhận xét: “Nếu im lặng tuần hành giơ biểu ngữ, hoặc hò hét cũng được, nhưng không mang tính kích động người khác chống cảnh sát mà bị bắt thì chính quyền Việt Nam sai. Đằng này, rõ ràng anh ta kích động, xui người khác lật xe cảnh sát, còn nhảy lên xe cảnh sát đứng là sai rõ ràng…”.
Một bạn đọc khác phân tích: “Anh này chắc bị kẻ xấu xúi giục, không hiểu luật pháp do còn trẻ, đang đi học; hành vi cũng chưa gây thiệt hại lớn về tài sản, chưa xâm hại đến thân thể người khác và đã công khai nhận lỗi, cam kết không tái phạm nên chắc nếu Việt Nam không kết tội thì cơ hội kiếm việc làm ở Mỹ còn đỡ, nếu bị Việt Nam kết tội thì khó kiếm được việc làm ở Mỹ đấy, người Mỹ không thích những người như thế. Âu cũng là bài học cho lớp trẻ, khi sang nước khác tuyệt đối tuân thủ luật pháp nước đó”.
Không được cổ xúy cho những hành vi vi phạm pháp luật
Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng dân chủ, nhân quyền, tôn trọng những ý kiến, quan điểm khác biệt cũng như khuyến khích phản biện xã hội, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, những điều đó phải được thực hiện đúng pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật. Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (Điều 28). Song, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 cũng quy định rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Như vậy, những công dân bị xử lý vì gây rối khi biểu tình là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà nước Việt Nam chỉ xử lý khi họ có hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ, đập phá tài sản chứ không xử lý họ vì “biểu tình ôn hòa” như các quan điểm sai trái, bịa đặt. Không chỉ Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, công dân tham gia biểu tình nếu có hành vi quá khích, chống đối người thi hành công vụ, đập phá tài sản công thì sẽ đều bị ngăn chặn, trấn áp và bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Không thể mập mờ, đánh tráo khái niệm dân chủ, nhân quyền để biện minh và dung túng cho những hành vi coi thường kỷ cương phép nước cũng như can thiệp một cách thô thiển, không có căn cứ vào việc quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, không thể cổ xúy cho những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng biểu tình để gây rối, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, không chỉ mỗi công dân mà các cá nhân, tổ chức quốc tế cũng cần tôn trọng việc Việt Nam xử lý các công dân vi phạm pháp luật trong các vụ biểu tình, gây rối vừa qua, đó là một việc làm bình thường của mỗi quốc gia vì nó được thực hiện khách quan, công bằng, đúng pháp luật!
CÔNG MINH - NGUYÊN MINH

Đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc về tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

17:41 15/07/2018
Tự do, dân chủ, nhân quyền luôn là khát vọng của con người. Lịch sử thế giới cho thấy không chỉ cuộc đấu tranh cải thiện đời sống vật chất, chống đói nghèo, thất nghiệp mà cả cuộc đấu tranh cho dân chủ cũng lôi cuốn hàng trăm, hàng ngàn triệu người.
Ngày nay, đối với nhiều quốc gia, dân tộc, tự do, dân chủ, nhân quyền đang là một mục tiêu chính trị và do đó trở thành một động lực quan trọng thôi thúc họ đấu tranh, gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân và tiến bộ xã hội thực sự.
Gần đây trên các trang mạng xã hội faceboock các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị tự xưng là “đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền”, cái gọi là “Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch” đã lợi dụng một số đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng xử lý để để tung ra những quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Họ vu cáo: “Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền”...
Họ trích dẫn một vài sự việc ở đâu đó cho có vẻ khách quan, rồi khẳng định: “người dân Việt Nam chưa bao giờ có tự do, dân chủ, nhân quyền”. Human Rights Watch viện dẫn một số vụ việc gây rối ở một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh,…bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng tổ chức này không hiểu gì về thực chất của vụ việc.
Bởi vì, thông tin mà Human Rights Watch tung lên mạng xã hội xem ra có vẻ khách quan, dễ đánh lừa vào lòng tin của nhân dân ta, song đằng sau những lời bình luận sai trái, thù địch của họ lại không đúng sự thật và không thể tin được âm mưu thâm độc của nó. Thực chất nội dung bài viết này là cố tình xuyên tạc tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tán dương cổ súy nền dân chủ tư sản phương Tây.
Tính chất nguy hiểm của âm mưu, thủ đoạn này biểu hiện ở chỗ, nó dễ gây nên sự hoài nghi, ngộ nhận, mơ hồ, lẫn lộn trong nhận thức về giá trị tự do, dân chủ, dễ gây nên sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhẹ dạ, tin vào những thông tin mà tổ chức Human Rights Watch nêu ra. Họ thường lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta vi phạm “tự do, dân chủ”, “nhân quyền”, chống phá Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam. Để thực hiện âm mưu, thủ đoạn đó họ không từ một thủ đoạn nào.
Với những luận điệu xuyên tạc sự thật về: “Tự do, dân chủ, nhân quyền” ở Việt Namcủa tổ chức Human Rights Watch đưa ra một số đánh giá không khách quan, thông tin sai lệch. Họ xuyên tạc một cách trắng trợn tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định, tất cả những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội đều là xuyên tạc, bóp méo sự thật về đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta; nhằm chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và lực lực lượng vũ trang. Mục tiêu cuối cùng của họ là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; và đòi “đa nguyên, đa đảng đối lập”; họ muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thôi giữ vai trò lãnh đạo đối với giai cấp, dân tộc và xã hội, họ yêu cầu đảng phải “đổi mới thể chế chính trị”, đòi nhường quyền lãnh đạo dân tộc và xã hội cho một “lực lượng chính trị mới”.
Tuy nhiên dù họ có đòi hỏi, “bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc” đến đâu thì họ cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, dân chủ, nhân quyền. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn hoạt động tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về “Tự do, dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam, chúng tôi xin nêu một vài vấn đề để chúng ta cùng nghiên cứu, suy ngẫm thực tế “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam như thế nào.
Thứ nhất, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập - Nhà nước Công - Nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, toàn dân Việt Nam được đi bầu cử tự do năm 1946 với hình thức phổ thông đầu phiếu, nhân dân ta từ thân phận nô lệ, tôi tớ đã được hưởng quyền làm chủ thực sự và ngày càng được phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới; chế độ dân chủ đó “gấp triệu lần” hơn hẳn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử. Nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức, cai quản và xây dựng đất nước.
Ngay sau ngày giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương xây dựng Hiến pháp, biểu hiện đầu tiên của một Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam mới, phù hợp với giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta, là một mốc son quan trọng đánh dấu quá trình bắt đầu xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, vì nhân dân và do nhân dân làm chủ.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” đã thể hiện nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao quyền làm chủ của Nhân dân trong Hiến pháp là bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền. Để thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; gắn quyền lợi với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”[1].
Điều đó tiếp tục được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn và có sức thuyết phục. Biểu hiện ở chỗ, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng và vì lợi ích của nhân dân. Nhân dân lao động làm chủ và được phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của mình, sức lao động được giải phóng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ, người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo ngày càng cao, tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội của Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 9/135 nước trên thế giới. Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn trong các kỳ họp của Quốc hội; việc thực hiện đối thoại, các cuộc tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội với cử tri … những điều này cho thấy Đảng, Nhà nước ta đã tạo điều kiện tốt nhất để cho mỗi người dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua tự do, dân chủ học tập và dân chủ gián tiếp.
Điều đó thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ dân chủ ở Việt Nam, thể hiện rõ mục tiêu, động lực của dân chủ xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển đất nước.
Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định yêu cầu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân” và “bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực”. Đồng thời, Đảng cũng khẳng định việc “phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.
Bản chất tốt đẹp và tính chất ưu việt đó không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của biết bao mồ hôi công sức và cả máu xương của nhiều thế hệ người Việt Nam, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, những nội dung đề cập của Tổ chức Human Rights Watch là hoàn toàn sai với thực tế ở Việt Nam, đó là những luận điệu sai trái, bóp méo, xuyên tạc sự thật vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Những luận điệu mà Tổ chức Human Rights Watch đưa ra là bịa đặt, xuyên tạc nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và hòng xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân thù địch.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST, H. 2016, tr. 169.
Đại tá, PGS, TS KHQS Trần Nam Chuân - Nguyên cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng

Lật tẩy bản chất của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”

08:05 13/07/2018
Tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu có hoạt động chống Đảng, Nhà nước ta hoạt động với phương châm 3 sạch (đốt sạch, phá sạch, giết sạch)...

Bài 2: Vì sao các đối tượng vẫn lừa mị được người vào tổ chức?

Tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu có hoạt động chống Đảng, Nhà nước ta hoạt động với phương châm 3 sạch (đốt sạch, phá sạch, giết sạch). Từ đầu năm 2017, tổ chức này đã chỉ đạo thành viên ở trong nước tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại... nhưng đã bị cơ quan an ninh đấu tranh, ngăn chặn kịp thời.
Ảo tưởng quyền lực và bị lôi kéo bởi đồng tiền
Theo số liệu của Tổng cục An ninh, chỉ trong năm 2018 đã có 15 đối tượng bị đưa ra xét xử về tội khủng bố, chịu các mức án phạt tù từ 4-16 năm. 
Tuy vậy, nhiều trường hợp vẫn tiếp tục bị lôi kéo, tham gia tổ chức. Vì sao các đối tượng trong tổ chức lại có thể móc nối được với những người dân? Quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã phần nào làm rõ được trò lừa đảo tinh vi của tổ chức khủng bố này.
Đối tượng Bùi Công Thành, Kelly Triệu Thanh Hoa.
Theo đó, một trong những thủ đoạn các đối tượng thực hiện là sử dụng mạng Internet để đăng tải các thông tin tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình xã hội Việt Nam, vu cáo nhà nước Việt Nam; ca ngợi một chế độ đã không còn tồn tại là chế độ Việt Nam Cộng hòa và kêu gọi khôi phục cái gọi là “Nền đệ tam cộng hòa” đưa Đào Minh Quân về nước làm tổng thống. 
Việc các đối tượng sử dụng mạng Internet đã tạo ra các thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo người tham gia. Trong quá trình tuyên truyền, các đối tượng đưa ra những lời hứa hẹn, thông tin để kích thích khiến mọi người lầm tưởng rằng “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” sẽ thay đổi chế độ hiện tại ở Việt Nam. 
Quá trình tuyên truyền, các đối tượng còn xây dựng một xã hội “thiên đường”. Với thủ đoạn đó, số cầm đầu tổ chức này đã lập các nhóm vũ trang chuyên thực hiện các hoạt động manh động, khủng bố như “Phượng Hoàng”, “Mãng Xà”, “Biệt Động Quân”... để kích động tư tưởng bạo lực, khủng bố, phá hoại, ám sát cán bộ...
Cùng với đó, đối tượng sử dụng chiêu bài về kinh tế, hứa hẹn sẽ cho danh vọng, quyền lợi, tiền bạc nhằm tạo ảo tưởng, lôi kéo người tham gia. Đào Minh Quân hứa hẹn sẽ phong chức, cho tiền, cho đi Mỹ định cư... Những trường hợp bị móc nối, lôi kéo tham gia tổ chức khủng bố này được chúng phong cho là “tỉnh trưởng”, “tư lệnh trưởng”, “trưởng toán chí nguyện đoàn”...,  được “bổ nhiệm” cấp bậc hàm “trung tướng”, “đại tướng”... 
Tất cả những điều này chỉ là trò lừa đảo của số cầm đầu tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Trên thực tế, các chức danh này chỉ được Đào Minh Quân “tuyên bố bổ nhiệm”. Sau khi được “bổ nhiệm” những người này đều không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào về tài chính của tổ chức.
Trường hợp của Bùi Công Thành (28 tuổi, trú tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), một trong những thành viên của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” vừa bị cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an bắt giữ về tội “Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” là một điển hình. 
Trong tổ chức này, Thành là người thành lập nhóm “Vệ binh quốc gia” tham gia vào tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; đồng thời cũng là người soạn kế hoạch chế tạo bom xăng, bom khói và tham gia vào biểu tình tại khu vực Nhà thờ Đức Bà. Trước khi là thành viên của tổ chức này, Thành đơn thuần chỉ là một nhân viên bảo vệ. 
Qua mạng xã hội, đối tượng thấy các tổ chức phản động lợi dụng việc nhà máy Formosa, tỉnh Hà Tĩnh xả thải ra biển để lôi kéo quần chúng biểu tình, anh ta đã tham gia biểu tình tại một số khu vực tại TP Hồ Chí Minh. Sau đó, với mục đích lợi dụng biểu tình để kích động, gây rối, sử dụng bom xăng, bom khói gây thương vong cho nhân dân tham gia biểu tình, vu khống chính quyền đàn áp nhân dân, ngày 19-6-2016, Thành đã lập nhóm “Vệ binh quốc gia” để tập hợp lực lượng trên mạng qua hộp thư điện tử. 
Thành đã lôi kéo được rất đông đối tượng tham gia. Đến tháng 7-2016, qua hộp thư điện tử, Thành đã tham gia vào tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Để lấy lòng tin của tổ chức này, Thành đã đề xuất và đưa toàn bộ thành viên nhóm “Vệ binh quốc gia” vào tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. 
Ngày 9-9-2017, tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã ra sắc lệnh thành lập Vệ binh quốc gia, bổ nhiệm Trung tá Nguyễn Đặc Công (tức Bùi Công Thành) giữ chức vụ “Chỉ huy trưởng Vệ binh đoàn quốc gia” và 8 “sỹ quan tham mưu” phụ trách các lĩnh vực các cấp hàm từ đại úy đến thiếu tá do đại tướng Hoàng Tùng ký. Hùng Văn Vương (25 tuổi, trú tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) tham gia nhóm “Vệ binh quốc gia” với bí danh “Thành Thái” và được giao nhiệm soạn thảo kế hoạch chế tạo bom xăng, bom khói, tấn công lực lượng Công an khi bị ngăn cản, ám sát cán bộ, làm quả nổ để đánh vào đồn biên phòng, Công an, nhà của lãnh đạo cơ quan Nhà nước...
Khoảng tháng 11-2016, Thành cùng với Nguyễn Huỳnh (Kim Quang) thuê 1 phòng trọ tại đường Nguyễn Văn Tiết, khu 14, cụm 92, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, làm “căn cứ” hoạt động. Tại đây, Thành cùng một số đối tượng bàn bạc, phát triển lực lượng, tập luyện võ thuật chuẩn bị cho các hoạt động chống khủng bố, phá hoại. 
Đến đầu tháng 1-2017, Trần Nguyễn Khải (Kali Nguyễn) nghiên cứu, chế tạo thành công bom khói, bom xăng đăng lên facebook. Cuối tháng 1-2017, Thành và đồng bọn đã liên hệ và được Khải giao công thức chế tạo bom khói, bom xăng và 0,5kg bột bom khói. Thành và các đối tượng dự định chế tạo và sử dụng trong các cuộc biểu tình để vu khống lực lượng chức năng đàn áp biểu tình; dùng bom khói, bom xăng để tấn công cơ quan Nhà nước, trụ sở Công an phường, xã. 
Hay trường hợp của Nguyễn Quang Thanh, đối tượng này có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, phải đi thuê nhà, vợ không có việc làm ổn định, hiện đang đi rửa bát thuê... Cũng chỉ vì được tổ chức này hứa hẹn sẽ phong chức tước, cho tiền nên Thanh đã tham gia.
Ngoài việc sử dụng Internet, một trong những chiêu lôi kéo người tham gia vào tổ chức khủng bố là triệt để lợi dụng những người có bức xúc cá nhân, chưa được giải quyết một cách kịp thời để đưa ra các luận điệu tiêm nhiễm, thúc đẩy tư tưởng bất mãn, thù địch với chính quyền. Vì thế, họ tin theo sự lôi kéo của số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Cùng với đó, các đối tượng đã đưa ra các thông tin nhằm gây ảo tưởng cho số trong nước tin rằng tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có thực lực ở Mỹ, được ủng hộ và hậu thuẫn để lừa gạt những người tham gia. 
Bài học cảnh tỉnh
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2017 đến nay, tổ chức khủng bố này đã móc nối, lôi kéo được hàng trăm người tham gia. Hầu hết số đối tượng ở trong nước đều có tuổi đời rất trẻ. Và thật đau xót khi không chỉ là những người trình độ văn hóa còn hạn chế mà còn có cả những kỹ sư, bác sỹ, sinh viên của các trường đại học..., vì nhận thức chính trị, pháp luật còn hạn chế; một số khác do có sự bất mãn chế độ cũng tham gia. 
Và nhiều trong đó là các đối tượng hình sự, nhiễm HIV, hoang tưởng “thần kinh chính trị” sẵn sàng thực hiện các hoạt động do tổ chức giao, bất chấp hậu quả.
Động cơ tham gia vào tổ chức địch cơ bản do các đối tượng thường xuyên truy cập trang web, facebook của tổ chức khủng bố cộng với nhận thức chính trị hạn chế; bức xúc trong việc thực hiện chính sách của chính quyền địa phương và một số là những sai phạm của cán bộ, đảng viên không được xử lý thỏa đáng nên bị tiêm nhiễm tư tưởng chống đối, bất mãn. 
Bên cạnh đó là những đối tượng có biểu hiện tâm thần chính trị, luôn ảo tưởng cho rằng bản thân có thể làm thay đổi xã hội. Số còn lại là những kẻ hám lợi ích vật chất, ảo tưởng được số cầm đầu tổ chức địch hứa hẹn cho nhiều tiền, phong hàm, phong chức hão huyền nên tưởng thật mà họ tự nguyện tham gia, thực hiện nhiệm vụ cho địch.
Xuân Mai

Lật tẩy bản chất của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”

08:14 12/07/2018
“Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức phản động lưu vong có hoạt động khủng bố, chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ngày 30-1-2018, Bộ Công an đã nêu rõ tổ chức này là tổ chức khủng bố; đồng thời công bố thông tin này lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Bài 1: Thành lập các nhóm vũ trang để tiến hành các hoạt động khủng bố

Thế nhưng vì nhiều lý do, động cơ, thời gian qua, vẫn có một số người bị lừa mị, lôi kéo tham gia vào tổ chức khủng bố này. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng An ninh phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương đã đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động khủng bố, chống phá, điều tra xử lý nhiều đối tượng trước pháp luật.
Tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu thành lập tại Mỹ. Sau khi thành lập, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tăng cường hoạt động tuyển lựa, móc nối người Việt ở các trại tị nạn và khu vực Đông Nam Á vào các tổ chức, sau đó xâm nhập về nước theo con đường hồi hương, tiến hành các hoạt động chống phá. Năm 1995, Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã xác lập án, tập trung đấu tranh với tổ chức này.
Quá trình đấu tranh, đã bóc gỡ, xử lý được nhiều đối tượng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay, Đào Minh Quân và số cầm đầu bên ngoài tiếp tục tập hợp lực lượng, lập lại tổ chức và tiến hành các hoạt động chống Việt Nam.
Ngày 16-2-1991, tại California nước Mỹ, một số nhóm phản động lưu vong người Việt Nam mà nòng cốt là tổ chức “Phong trào thanh niên, sinh viên Việt Nam Tân dân chủ” (gọi tắt là Việt Nam Tân dân chủ) do Đào Minh Quân (66 tuổi, quốc tịch Mỹ, nguyên Trung úy ngụy) thành lập đã tổ chức đại hội và thành lập ra tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” ; bầu Đào Minh Quân làm thủ tướng. Đào Minh Quân cùng đồng bọn đã đề ra tôn chỉ, mục đích cơ cấu tổ chức và phương pháp, thủ đoạn phạm tội.
Theo đó, tôn chỉ và hoạt động của tổ chức phản động này là hoạt động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; lật đổ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bằng phương pháp bạo động vũ trang. Các đối tượng sử dụng các website, địa chỉ hộp thư điện tử, các blog để liên lạc, chỉ đạo tuyên truyền và phát triển lực lượng.
Về cơ cấu, các đối tượng tổ chức từ cấp trung ương ở ngoài nước và mạng lưới cơ sở ở trong nước. Ở cấp trung ương ngoài nước, tổ chức phản động này thành lập các hội đồng (Hội đồng quốc lão, Hội đồng quốc gia, Hội đồng quốc pháp); Văn phòng thủ tướng (thủ tướng, các phó thủ tướng...); các Bộ (Tư pháp, Nội vụ, Tài chính...).
Ngày 28-12-2014, chúng thành lập “Đảng dân chủ Việt” làm hạt nhân lãnh đạo “Chính phủ”, xây dựng cơ cấu tổ chức gồm 8 hội đồng, 3 viện, 2 văn phòng, 4 sở, 16 bộ; lập các tổ chức ngoại vi như “Hội phụ nữ Tân dân chủ”, “ Tổng cục võ học”; “Bộ Tư lệnh chiến lược toàn quốc...”
Ở trong nước, chúng chia thành 7 quân khu, có bộ tư lệnh quân khu, đứng đầu là các tư lệnh; 4 ban trực thuộc trên 72 tỉnh, 12 thành phố, 4 thị xã. Mỗi đơn vị hành chính có “Bộ chỉ huy nguyện đoàn” đứng đầu là “Chỉ huy trưởng”, lập các “Biệt đội hình sự” độc lập để thực hiện các hoạt động khủng bố mà chúng gọi là “trừ gian, diệt bạo”.
Ngoài ra chúng còn phân chia ranh giới hải đảo, đặt tên các quần đảo của Việt Nam. Các đối tượng sử dụng phương pháp “đấu tranh bạo động” để tập hợp lực lượng, tiến hành các hoạt động khủng bố trong nước, chống phá Đảng và Nhà nước nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ XHCN ở Việt Nam.
Sau khi thành lập, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã thực hiện hàng loạt chiến dịch, kế hoạch nhằm phát triển lực lượng và tổ chức xâm nhập về nước hoạt động, mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng bạo lực, vũ trang kết hợp nhiều hình thức khác nhau. Đến năm 2007, Bộ Công an đã tiến hành đấu tranh, vô hiệu hóa tổ chức phản động này và làm cho tổ chức ngày càng suy yếu.
Từ cuối năm 2013, Đào Minh Quân cùng đồng bọn sống ở nước ngoài khôi phục hoạt động của tổ chức, củng cố kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, đặc biệt là cấp trung ương nhằm phát triển các kế hoạch vào trong nước.
Tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” luôn ca ngợi về Đào Minh Quân và chế độ Việt Nam cộng hòa là chế độ không còn tồn tại sẽ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Nhưng những hoạt động chống phá mà các đối tượng đã thực hiện cho thấy, bản chất chúng là hoạt động khủng bố.
Đào Minh Quân cùng đồng bọn chỉ đạo thực hiện các vụ khủng bố bất chấp các nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra; không màng đến tính mạng của các thành viên và người dân. Các đối tượng đã thực hiện nhiều vụ khủng bố, phá hoại.
Nếu lực lượng an ninh của Việt Nam không kịp thời ngăn chặn thì hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra. Điển hình như số cầm đầu tổ chức này đã chỉ đạo Đặng Hoàng Thiện cùng đồng bọn gây ra vụ cháy 320 chiếc xe ở kho tạm giữ của Công an tỉnh Đồng Nai; đặt bom xăng tại Sân bay Tân Sơn Nhất...
Cuối năm 2016, Đào Minh Quân đã lôi kéo Phạm Lisa (Phạm Thị  Anh Đào) và một số đối tượng khác cùng mục đích thông qua mạng xã hội chỉ đạo số cơ sở nội địa tăng cường lôi kéo, phát triển lực lượng; tập hợp, thành lập các nhóm vũ trang “ Phượng Hoàng”, “Mãng Xà”, “Biệt động quân”, “Vệ binh quốc gia”; “Đại Việt”... thực hiện ý đồ ba sạch (đốt sạch, giết sạch, phá sạch) nhằm khủng bố, ám sát cán bộ, phá hoại các mục tiêu, công trình trọng điểm trong nước.
Thực hiện ý đồ trên, Đào Minh Quân phân công “Chuẩn tướng Kelly” Triệu (Triệu Thanh Hoa), “Hoàng Quân Jenny” phụ trách phát triển lực lượng kết nạp thành viên vào tổ chức và Phạm Lisa thành lập, chỉ đạo các nhóm vũ trang hoạt động khủng bố nhằm chính quyền nhân dân thông qua mạng xã hội Facebook, Youtube, livestream. Tháng 12-2016, Phạm Lisa thông báo qua mạng xã hội Facebook đã lôi kéo nhiều đối tượng trong nước tham gia tổ chức thành lập các nhóm hành động, thực hiện chủ trương ba sạch.
Nhóm “Biệt động quân” ban đầu đặt tên là “Bàn bạc”, sau đó là “Kẻ đối đầu” và “Biệt động quân” do Trần Văn Hảo (Hảo Trần) là chỉ huy trưởng, cùng với các đối tượng: Trần Nguyễn Khải (Trần Black Kai, Kai Nguyễn) là đội trưởng; Lê Hùng Cường (Cường Nguyễn) là đội trưởng; Thái Hàn Phong là đội trưởng; Đặng Hoàng Thiện, Nguyễn Đức Sinh (Phạm Tuấn, Nguyên Trần, Trương Bảo Thành, Tiên Cao); Trần Văn No làm quân sư...
Nhóm “Phượng Hoàng” gồm các thành viên Thái Hàn Phong, Lê Thanh Hải, Nguyễn Đức Sinh, Nguyễn Ngọc Tiền, Đặng Hoàng Thiện, Nguyễn Thị Chung và Ngô Thụy Tường Vy, chuẩn bị vũ khí, phương tiện tiến hành các hoạt động khủng bố, nhằm chống Nhà nước.
Nhóm “Đại Việt” do Đoàn Văn Thể làm trưởng nhóm, có các thành viên Du Phước Lộc, Dương Giang Bá, Âu Thiên Vũ, Huỳnh Thị Hà Xuyên, Dương Thiên, Lâm Thông, June Nguyễn, Trần Văn No...
Năm 2016, Kelly Triệu thông qua mạng xã hội Facebook đã lôi kéo số đối tượng trong nước tham gia tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, tổ chức thành nhóm khủng bố để chỉ đạo chế tạo, sử dụng “bom khói”, “bom xăng” tấn công lực lượng chức năng khi tham gia biểu tình chống chính quyền nhân dân, ám sát cán bộ, đảng viên. (còn nữa...)
Xuân Mai

Cảnh giác với âm mưu kích động biểu tình dưới danh nghĩa “yêu nước”

10:07 09/07/2018
Việc người dân thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm, lo lắng cho công việc đất nước là điều rất đáng trân trọng. Nhưng mọi người cần thể hiện lòng yêu nước đúng chỗ, đúng thời điểm trên cơ sở pháp luật.Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện nay, các thế lực thù địch đặc biệt triệt để lợi dụng các sự kiện phức tạp, nhạy cảm liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội, “đụng chạm” tới lòng yêu nước của nhân dân để lừa mỵ, lôi kéo, kích động người dân biểu tình, chống đối chính quyền, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT-TTATXH), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân. 
Điển hình như việc Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển năm 2016 hay là việc Quốc hội khóa XIV vừa thông qua Luật An ninh mạng và đang cho ý kiến về Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vừa qua. 
Để đạt được mục đích đó, chúng ra sức rêu rao, tuyên truyền rằng, người dân phải tham gia biểu tình, gây rối mới là “thể hiện lòng yêu nước”, thể hiện “trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc”; biểu tình là để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân... 
Điều đáng buồn là, vẫn có nhiều người dân tin, nghe theo kẻ địch để có những hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, an ninh xã hội cho Nhà nước và những người dân ở địa phương.  
Phải khẳng định rằng, các vụ tụ tập đông người, biểu tình xảy ra ở một số địa phương: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai… vừa qua là một minh chứng rằng lòng yêu nước của người dân đã bị các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện mưu đồ xấu xa của chúng. 
Sau khi đã lôi kéo người dân tham gia tụ tập, tuần hành, chúng tìm cách kích động người dân đập phá tài sản, chống người thi hành công vụ; cản trở giao thông, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân. 
Chúng đặc biệt triệt để mua chuộc, lợi dụng số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, số có tiền án, tiền sự… làm thành phần cốt cán đi vận động, lôi kéo, kích động người dân tham gia biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Chúng còn lợi dụng những người thiếu thông tin hay do trình độ nhận thức hạn chế, lạc hậu để mua chuộc, lôi kéo họ tham gia biểu tình. 
Điển hình là vụ biểu tình, gây rối xảy ra ngày 9 đến 11-6-2018 ở Bình Thuận vừa qua, số đối tượng cốt cán đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc rằng: “Cho thuê đất 99 năm là bán nước”, “Luật An ninh mạng bóp nghẹt tự do, dân chủ, xâm phạm quyền tự do ngôn luận”,“Phản đối việc giao đất 99 năm cho Trung Quốc”… để thu hút, lôi kéo hàng ngàn người dân tham gia biểu tình, tuần hành từ đó kích động người dân đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, gây cản trở giao thông, đốt hàng chục xe ôtô, xe máy, làm bị thương nhiều chiến sỹ Công an…
Tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 17-6-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Việc xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã có chủ trương từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là một phương thức tổ chức nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm các cơ chế mới để mở rộng làm kinh tế tốt hơn, nhưng là vấn đề khó, mới và nhạy cảm, hệ trọng nên Đảng, Nhà nước rất thận trọng. Việc này đã có chủ trương, được ghi trong Hiến pháp, trong Nghị quyết…”. 
Xây dựng luật này để tạo ra khung thể chế thúc đẩy sự phát triển đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh vàđẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Sau khi có ý kiến đóng góp, Quốc hội đã lắng nghe và thống nhất lùi việc thông qua Dự án Luật này để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. 
Việc lùi thời gian thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cho thấy Quốc hội có thái độ trọng thị, lắng nghe ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; cân nhắc để hài hòa giữa phát triển kinh tế, an ninh quốc gia và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc. 
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: “Đảng vì nước, vì dân thôi, không có mục đích nào khác. Không ai mà dại dột trao đất cho người nước ngoài để họ vào đây làm rối mình”. 
Còn việc ban hành Luật An ninh mạng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết bảo vệ ANCT-TTATXH và an toàn cho người dân trên môi trường mạng; phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hiện nay, đã có hàng trăm quốc gia trên thế giới ban hành đạo luật này. 
Trước khi trình Quốc hội, các dự luật này được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, được thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013, đã được đăng công khai trên nhiều phương tiện truyền thông để lấy ý kiến rộng rãi quần chúng nhân dân.
Việc người dân thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm, lo lắng cho công việc đất nước là điều rất đáng trân trọng. Nhưng mọi người cần thể hiện lòng yêu nước đúng chỗ, đúng thời điểm trên cơ sở pháp luật. 
Người yêu nước chân chính là người biết thực hiện quyền và lợi ích của mình trên cơ sở pháp luật, biết tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. 
Người yêu nước chân chính luôn bình tĩnh, tỉnh táo tiếp nhận thông tin; biết chọn lọc, lắng nghe thông tin, biết cảnh giác, tự bảo vệ mình không nghe theo những luận điệu lừa mỵ, xuyên tạc của kẻ địch; không để lòng yêu nước của mình bị lợi dụng vào mục đích xấu. 
Đối với những chính sách, chủ trương hệ trọng của đất nước, người yêu nước chân chính biết thông qua các cơ quan và đại biểu dân cử các cấp góp ý kiến hoặc gửi kiến nghị đến các tổ chức, đoàn thể xã hội. 
Việc thể hiện lòng yêu nước bằng cách gây rối ANCT-TTATXH, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các công dân khác là vi phạm pháp luật và là “phản yêu nước”. 
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực xã hội. Hơn lúc nào hết, Đảng, Nhà nước luôn mong muốn nhân dân ta cả trong và ngoài nước cùng đoàn kết nhất trí chung sức, chung lòng, biến lòng yêu nước thành hành động thiết thực, cụ thể đóng góp xây dựng và kiến thiết quê hương, đất nước; tự giác tham gia phòng chống âm mưu, hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, quyền công dân để chống phá nước ta.
Để đạt được mục tiêu đó, cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, các cơ quan chức năng cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
Một là, chủ động nắm tình hình, dự báo kịp thời âm mưu, hoạt động lợi dụng các sự kiện chính trị, vụ việc nhạy cảm xảy ra trong nước chống phá nước ta để triển khai biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Kịp thời phát hiện, giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, lây lan, vượt cấp. Thực hiện công tác dân vận theo phương châm “Gần dân, trọng dân, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”; tăng cường gặp gỡ, đối thoại, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân. Chủ động cung cấp thông tin về những vấn đề, sự kiện mà người dân đang quan tâm, giải đáp kịp thời thắc mắc, bức xúc của người dân trên cơ sở pháp luật. 
Hai là, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, âm mưu, hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, lợi dụng quyền con người để phá hoại ANCT – TTATXH nước ta; vận động nhân dân chấp hành tốt pháp luật. Làm cho người dân nhận thức được rằng, lòng yêu nước chân chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước đúng pháp luật; vận động người dân không nghe theo kẻ xấu, không bị kẻ địch lợi dụng, mua chuộc làm phương hại đến ANCT-TTATXH.
Ba là, việc xây dựng các chủ trương, chính sách lớn, nhạy cảm có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân phải đúng đắn, khoa học và nhất quán; phải thực hiện tốt việc tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, biết lắng nghe, tiếp thu những phản biện của người dân. Đối với các dự án luật trình Quốc hội xem xét thảo luận, các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin liên quan đến dự luật tới các tầng lớp nhân dân, qua đó nhằm phòng ngừa tình trạng thông tin bị suy diễn, bị kẻ địch lợi dụng, xuyên tạc.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của người dân trên cơ sở pháp luật; tiếp tục tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm ổn định ANCT-TTATXH ở các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi.
Từ niềm tự hào về truyền thống yêu nước quật cường đã được rèn luyện qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc ta, mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy ra sức giữ gìn và phát huy chủ nghĩa yêu nước, anh hùng cách mạng mà ông cha ta đã truyền lại, biến nó trở thành sức mạnh to lớn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước ta hội nhập quốc tế thành công.
Ths.Nguyễn Đức Quỳnh

Không để những “bàn tay đen” tiếp tục kích động, phá hoại

02/07/2018 05:00

Sau khi kích động tụ tập, tuần hành, gây rối hòng tạo ra các đợt “biểu tình toàn quốc kéo dài”, điểm nóng bạo loạn bị thất bại, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng hai vấn đề Luật An ninh mạng và xây dựng dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt để thực hiện các chiêu trò nham hiểm. Cùng với sự tỉnh táo, rút kinh nghiệm đấu tranh vừa qua, chúng ta cần chủ động, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, không để những “bàn tay đen” tiếp tục ném đá giấu tay.

Những thủ đoạn  xuyên tạc, chống phá “hậu biểu tình”
Hiện nay chúng tiếp tục “la làng”, “tát nước theo mưa”, xuyên tạc trắng trợn rằng, việc xử lý những người vi phạm pháp luật vừa qua là “đàn áp dã man” những người biểu tình ôn hòa, yêu nước, kêu gọi đưa vấn đề ra Liên hợp quốc và kêu gọi các tổ chức quốc tế vào cuộc.  
Đặc biệt, sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố ban hành Luật An ninh mạng, chúng tiếp tục thổi phồng đạo luật này nhằm “bịt mồm nhân dân”, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống người dân và vi phạm chính bản Hiến pháp 2013. Từ đó, chúng kêu gọi người dân không chỉ dùng Facebook mà chuyển sang dùng nhiều mạng xã hội khác để “đấu tranh”. Chúng cũng phát động cái gọi là phong trào “bất tuân dân sự” đối với Luật An ninh mạng và sự quản lý của Nhà nước.
Còn đối với dự thảo Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, mặc dù Quốc hội đã quyết định lùi thời hạn thông qua để có thời gian bổ sung, hoàn thiện nhưng chúng tiếp tục lập luận bậy bạ rằng đây là đạo luật “bán nước”; kích động phải đưa vấn đề này ra trưng cầu ý dân toàn quốc theo Luật Trưng cầu ý dân 2015.
Không dừng lại ở đó, chúng tiếp tục kích động, cho rằng để giải quyết tận gốc của vấn đề thì không chỉ dừng ở đấu tranh cho 1, 2 đạo luật mà phải thực hiện đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chúng tiếp tục lợi dụng lòng yêu nước, cổ súy các đợt biểu tình, tuần hành vừa qua bằng những mỹ từ mị dân như “khơi dậy lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân”, “nhiều người trong bộ máy cầm quyền thức tỉnh”… Chúng kêu gọi cần tiếp tục biểu tình phản đối với những chiêu trò mới như gây kẹt xe ở các đô thị, biểu tình trên mạng, hô hào các tổ chức phản động tổ chức biểu tình ở nước ngoài…
Ảnh minh họa: baochinhphu.vn.

Tỉnh táo hơn, chủ động hơn, kiên quyết hơn
Những sự việc gần đây cho thấy, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ngày càng thể hiện rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn chính trị; bộc lộ rõ lực lượng, phương tiện, phương thức, âm mưu thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm; có lúc công khai, trực diện, có sự hỗ trợ, tham gia của các đối tượng từ nước ngoài… Từ kích động tuần hành, biểu tình, tạo cớ đẩy lên thành bạo loạn; từ thăm dò phản ứng, hiệu quả ứng phó của cơ quan chức năng, chúng có thể tập dượt để đi tới tổng biểu tình đi kèm bạo loạn lật đổ chính quyền, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
Thời gian vừa qua, tuy có địa phương xử lý ban đầu còn chậm trễ, lúng túng, thiếu linh hoạt, thiếu kiên quyết nhưng nhìn chung, chúng ta đã tập trung chỉ đạo xử lý quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, chặn đứng những “bàn tay đen”, không để tình hình phức tạp kéo dài. Dù các thế lực thù địch ra sức cổ súy, ba hoa cho rằng, đó là “thắng lợi lớn” và tiếp tục nhiều lần kêu gọi các đợt “tổng biểu tình toàn quốc” vào các ngày nghỉ sau đó nhưng âm mưu của chúng đã bị ngăn chặn. Đông đảo nhân dân, trong đó có phần lớn người dân ở những nơi từng xảy ra sự cố đã đề cao cảnh giác, đấu tranh, lên án làm thất bại mọi thủ đoạn kích động.
Trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá “hậu biểu tình” hiện nay, từ kinh nghiệm thời gian qua, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, địa phương và nhân dân phải tỉnh táo hơn nữa, cảnh giác hơn nữa, chủ động hơn và kiên quyết hơn trong phòng ngừa, đấu tranh. Cần chủ động nắm chắc tình hình, âm mưu, ý đồ của kẻ xấu để có biện pháp ngăn chặn, dập tắt ngay từ đầu những mầm mống mới phát sinh. Khi có tình huống phải xử lý kịp thời, linh hoạt, mạnh mẽ, kiên quyết, hiệu quả. Đối với lực lượng vũ trang (LLVT), phải làm tốt công tác phối hợp theo Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ LLVT phải gương mẫu, đi đầu trong đấu tranh và tuyên truyền vận động nhân dân, gia đình, người thân trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Bảo vệ, hoàn thiện pháp luật vì sự phát triển của đất nước
Không phải ngẫu nhiên mà Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ 86,86%. Đây là một đạo luật rất cần thiết không chỉ để bảo vệ an ninh quốc gia mà còn nhằm bảo vệ người dân, để có môi trường xã hội phát triển lành mạnh trên không gian mạng.
Theo thống kê, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4 trong top 10 quốc gia bị mất an toàn an ninh mạng. Để giải quyết vấn đề an ninh mạng, hàng chục quốc gia trên thế giới đã ban hành, thậm chí có những quy định khắt khe hơn cả Việt Nam. Tại Đức, Facebook nếu không quản lý tốt để người dân kích động bạo lực, xuyên tạc xúc phạm cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt nặng cả nhà cung cấp và người dùng; thậm chí nhà cung cấp phải lưu trữ dữ liệu về lịch sử truy cập lên đến 6 tháng để phục vụ điều tra. Các hành vi bịa đặt, nói xấu và bôi nhọ danh dự hoặc tổ chức, kích động bạo lực trên Facebook, kêu gọi gây rối trật tự công cộng sẽ bị truy tố. Tại Singapore, cơ quan an ninh mạng được phép tiến hành cuộc điều tra và công ty hoặc thực thể bị ảnh hưởng sẽ phải chia sẻ thông tin với cơ quan này trong vài giờ, nếu không sẽ bị phạt khoản tiền lên tới 100.000 SGD Singapore hoặc bị phạt tù đến 10 năm. Tại Thái Lan, Luật Tội phạm máy tính được thông qua từ năm 2016 quy định mức phạt tới 5 năm tù đối với những người đăng tải những thông tin sai sự thật nhằm phá hoại an ninh quốc gia, an toàn công cộng, gây hoang mang dư luận...
Những kẻ xuyên tạc cũng đưa ra không ít thông tin mù mờ, như Luật An ninh mạng sẽ khiến nhiều công ty lớn cung cấp dịch vụ mạng xã hội rời khỏi Việt Nam, sự ngăn chặn dòng chảy thông tin có thể giảm 1,7% GDP và giảm 3,1% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam... Song thực chất, đây là thông tin được tung ra bởi chính những doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh nhưng không đóng thuế, không làm tăng GDP cho Việt Nam nhiều năm qua. Họ đã cản trở Luật An ninh mạng để chậm nghĩa vụ đóng thuế.
Ngược lại, chính việc quản lý chặt chẽ, kể cả việc yêu cầu lưu trữ dữ liệu người dùng và các dữ liệu quan trọng khác tại Việt Nam, đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng là cơ sở phục vụ tốt công tác quản lý doanh nghiệp và bảo vệ người dân. Thực tế, trong quá trình soạn thảo luật, nhiều công ty lớn như Google, Facebook, Amazon đề nghị được làm việc với ban soạn thảo và chính họ đã đồng ý phối hợp cơ quan chức năng Việt Nam. Trong khi đó, một số công ty nước ngoài khác, trong đó có nhiều công ty ở Mỹ đã tìm cách đối phó với hoạt động quản lý mạng chặt chẽ của các quốc gia ASEAN, trọng tâm là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Song hiện nay, đã có 19 quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ quy định về lưu trữ dữ liệu quan trọng quốc gia trong nước. Các quy định của Việt Nam trong luật đã trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, không vi phạm các cam kết quốc tế.
 Còn đối với dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, hiện nay Quốc hội đã lùi thời hạn thông qua để có thời gian rà soát, tiếp thu ý kiến của xã hội, tiếp tục hoàn thiện tốt nhất để trình Quốc hội thông qua. Tiếp xúc cử tri gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: Luật Đặc khu (gọi tắt của Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt-PV) thì tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, có lợi thì thông qua”.
Trên báo chí quốc tế gần đây, đã có nhiều phân tích đáng suy nghĩ về vấn đề này. Thậm chí, BBC, hãng truyền thông từng đăng tải nhiều thông tin thiếu thiện chí về Việt Nam song cũng đã có bài viết đa chiều, trong đó có những ý kiến khách quan về đặc khu kinh tế. Theo đó, kinh nghiệm từ Ba Lan, một đất nước công nghiệp hóa thành công, từ "bán lông thú đi lên bán máy móc" hiện còn 14 đặc khu kinh tế. Tiến sĩ Beata Glinkowska, Đại học Lodz (Ba Lan) cho rằng, ở Trung và Đông Âu, trong đó có Ba Lan, đặc khu kinh tế trở thành công cụ biến đổi kinh tế. Đặc khu kinh tế phổ biến ở nhiều nước, hỗ trợ phát triển kinh tế. Các quốc gia cần tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp và các điều kiện cần minh bạch”. Tiến sĩ Arpita Mukherjee, Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ấn Độ cho rằng, nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, hiện đang cổ vũ cho đặc khu kinh tế. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có khoảng trống hạ tầng, các đặc khu này cung cấp hạ tầng tuyệt hảo để thu hút đầu tư (cả trong nước và nước ngoài) và công nghệ. Ban đầu, có thể có biểu tình nhưng chốt lại, chính sách đặc khu là có lợi nhưng phụ thuộc vào cách thiết kế và nội dung cụ thể”.
Những ý kiến nêu trên phần nào cho thấy, xây dựng các đặc khu kinh tế là chủ trương đúng chứ không phải là mô hình “lỗi thời, lạc hậu”, thậm chí bôi đen rằng là để “bán nước” như những luận điệu xuyên tạc. Vấn đề là việc hoàn thiện dự án luật phải làm sao cho thật chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả, không để các lỗ hổng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và để các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng xuyên tạc, chống phá.
Thượng tôn pháp luật, không chấp nhận cái gọi là “bất tuân dân sự”
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua, được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành thì đạo luật đó phải được tôn trọng, thực thi. Theo Bộ Công an, từ nay đến khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, còn có tới 25 nghị định và thông tư được thông qua. Vì thế, không thể tiếp tay cho các thế lực xấu phá hoại sự thượng tôn pháp luật bằng những thông tin vu vơ, không có cơ sở.
Còn với dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, người dân có quyền được tiếp tục góp ý để Quốc hội hoàn thiện. Chúng ta tin tưởng rằng, dự án luật sẽ được hoàn thiện tốt nhất, tiếp thu đầy đủ nhất mọi góp ý, không để tồn tại những sơ hở, thiếu sót phương hại đến an ninh quốc gia. Nhưng những góp ý phải trên cơ sở tìm hiểu dự thảo luật và có cơ sở khoa học, không tiếp tay cho sự xuyên tạc, kích động, phá hoại đất nước. Không thể dựa trên những bịa đặt vô căn cứ và những ý kiến phiến diện, không đúng quy định của Luật Trưng cầu ý dân để kêu gọi phải trưng cầu ý dân để thông qua dự án luật.
Mặt khác, cũng cần cảnh giác với cái gọi là bất tuân dân sự trước Luật An ninh mạng. Bất tuân dân sự với nguồn gốc là một phong trào đấu tranh từ đầu thế kỷ 20 chống thực dân về sau trở thành phong trào người dân phản kháng những đạo luật không công bằng. Nhưng gần đây, nó đã bị biến tướng gắn với các cuộc “cách mạng nhung” ở Đức, Tiệp Khắc, “cách mạng hoa hồng”, “cách mạng cam” ở Liên Xô (cũ)… Gần đây, các thế lực thù địch đang tìm cách du nhập nó về Việt Nam, kêu gọi nhen nhóm bất tuân dân sự bằng việc lợi dụng một số quy định của pháp luật hay vấn đề thu phí đường bộ… Tuy nhiên, ngay cả luật sư từng có nhiều hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng từng phải thừa nhận, không nên cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật khi “bất tuân dân sự”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động” nhưng cũng chỉ rõ: “Người nào sử dụng quyền tự do quá mức của mình mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp”. Pháp luật nước ta chỉ hạn chế quyền tự do của những người lợi dụng pháp luật xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Chúng ta ủng hộ phản biện xã hội chân chính để hoàn thiện pháp luật, xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật nhưng cái gọi là bất tuân dân sự để cổ súy và bảo vệ những hành vi vi phạm pháp luật cần phải được ngăn chặn, đẩy lùi.
CÔNG MINH - NGUYÊN MINH