Phải chăng nên nhìn nhận lại chính mình?




                                                                                  Tiến Công

Mấy ngày gần đây cư dân mạng đang rộ lên bàn tán nhiều về bài viết của tác giả Bùi Quang Vơm với tựa đề “Phải chặn ngay cái trò hội nghị cử tri” được đăng trên các trang mạng xã hội, nhất là trang “Dân làm báo”. Nhưng thực tình đâu phải bất ngờ về những gì tác giả thể hiện trong bài viết, vì bản chất đích thực của con người tác giả ai mà chẳng biết. Một cá thể sống “đơn côi” lạc lõng trong dòng đời, chỉ biết sống cho riêng mình, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, luôn xung kích đi đầu trong viết bài chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là gần đây đang cổ súy cho dân chủ kiểu Mỹ và phương Tây, chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV…

Qua đọc bài viết, trong rất nhiều thông tin có thể nói là “hư cấu”, chắp nhặt theo dụng ý cá nhân của tác giả, tôi quan tâm nhất đến nội dung tác giả cho rằng “Việc cố gắng đánh phá phong trào tự ứng cử là điều ai cũng biết là có sự chỉ đạo ráo riết cuả bộ chính trị đảng cộng sản… “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác”. Đây là chỉ thị cuả lãnh đạo tối cao. Chỉ là phát ngôn công khai, nhưng phía sau, có thể hình dung một lực lượng khổng lồ đang được huy động”. Nhìn vào thực tiễn đời sống xã hội hiện nay, liệu có đúng như vậy không?. Tôi xin khẳng định là hoàn toàn không đúng như vậy. Thực chất dân chủ ở nước ta được thể hiện, tăng cường và có cơ chế để đảm bảo thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Về chính trị, dân chủ thể hiện ở việc Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì dân; công việc của Đảng được coi là công việc của toàn dân. Dân chủ đích thực ấy được thể hiện cụ thể ở chỗ, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và nhận được 26 triệu lượt ý kiến tâm huyết của nhân dân cả trong và ngoài nước góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Đây chính là những biểu hiện cao nhất, sinh động nhất của việc phát huy dân chủ xã hội, đề cao quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động. Hơn thế nữa, vai trò lãnh đạo của Đảng không phải là sự áp đặt hay ý muốn chủ quan của Đảng, mà do lịch sử giao phó, nhân dân đồng tình ủng hộ và được Hiến pháp xác nhận. Trong đó, bản Hiến pháp cũng làm rõ và sâu sắc hơn bản chất giai cấp công nhân, tính tiên phong, tính nhân dân của ĐCSVN và bổ sung một yêu cầu rất quan trọng. Đó là: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Dân chủ thể hiện rõ nét qua các quy định được nêu nhất quán trong các bản hiến pháp: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân, chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu nại các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Rõ ràng, gần gũi và sống động nhất về dân chủ trong chính trị ở thời điểm vừa là việc góp ý cho Văn kiện đại hội XII của Đảng diễn ra sôi nổi khắp mọi nơi, từ trung ương đến địa phương với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Đảng tôn trọng tối đa mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, kể cả các ý kiến phản biện mang tính xây dựng. Quyền của người dân còn được thể hiện qua các cơ quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể... Mọi vấn đề thiết yếu đều được đưa ra bàn thảo trước khi quyết định. Trên diễn đàn Quốc hội kỳ họp vừa qua đã diễn ra rất sôi nổi cuộc thảo luận về Luật trưng cầu ý dân. Nếu không là một đất nước dân chủ, tôn trọng quyền dân chủ, đất nước của nhân dân thì không thể có những sinh hoạt dân chủ như vậy.

Trên thực tế, chúng ta đã tổ chức thành công 13 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và các địa phương cũng đã tổ chức thành công rất nhiều cuộc bầu cử HĐND các cấp. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Điều 6 của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Thực tế luôn khẳng định, dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế một đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền và đảng đó phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách thức vận hành cụ thể của bộ máy nhà nước theo quan điểm của giai cấp đó. Việc thực hiện chế độ một đảng hay nhiều đảng phụ thuộc vào những điều kiện chính trị, lịch sử, xã hội, văn hóa, tôn giáo cụ thể của mỗi quốc gia. Nói đến cùng, Bùi Quang Vơm đang hướng tới, cổ súy cho dân chủ kiểu Mỹ và phương Tây. Nhưng thực ra đi vào căn cốt của vấn đề, rõ ràng, phương Tây đang ngộ nhận là họ “đứng trên người khác”, là trung tâm văn hóa phát triển, đỉnh cao của nền dân chủ, có quyền ban phát cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” cho toàn nhân loại; thực hiện công việc “nhân đạo” đi “khai hóa văn minh” cho các dân tộc khác mà theo họ là “lạc hậu”, “kém cỏi”, “chậm tiến”. Vì thế, họ ra sức tán dương sứ mệnh “cứu vớt loài người”, vạch sẵn các chương trình “can thiệp sâu vào nội bộ nhiều nước”, phán xét, xếp loại các nước này về mức độ thực hiện dân chủ, nhân quyền theo “tiêu chuẩn phương Tây”. Hơn thế, họ còn trắng trợn can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước có độc lập, chủ quyền, ép buộc các nước đang phát triển “quay theo vòng xoáy” thực hiện sự sắp đặt của họ, ràng buộc các nước này, trong đó có Việt Nam bằng những điều khoản cam kết về “viện trợ kinh tế”, “giúp đỡ nhân đạo” mà bất đắc dĩ, các nước nghèo phải chấp nhận, làm theo, … Không phải chỉ có chúng ta nhìn nhận đúng bản chất thực của cái gọi là “dân chủ kiểu Mỹ và phương Tây” mà ngay trong lòng các nước tư bản, các nhà nghiên cứu, chính trị gia cũng đánh giá rõ bản chất của nó, đại diện trong số đó phải kể đến: Nhà khoa học chính trị Israel Avigdor Eskin cho rằng, Wasington sẽ thất bại khi tìm cách cố gắng áp đặt các nước khác sống theo lối sống của Mỹ, vì mỗi nước có một lịch sử, một nền văn hóa khác nhau. Mỹ không thể bắt người khác làm theo những điều không phù hợp với họ. Ông cho rằng "Mọi người đánh giá cao rất nhiều thứ mà họ nhìn thấy ở Mỹ. Nhưng khi Hoa Kỳ ra nước ngoài và bắt đầu ra lệnh cho các nước khác sống theo lối sống của họ thì Mỹ sẽ thất bại”, bởi những gì không phù hợp với lịch sử và một nền văn hóa của các dân tộc khác tức khắc sẽ bị đào thải. Không có gì xảy ra theo định hướng mà người Mỹ đang cố gắng thực hiện. Quyết định khôn ngoan đối với Wasington sẽ là “thực sự trở về Mỹ và trở về với lối sống của Mỹ ở tại nước Mỹ". Ông Eskin tiếp tục khẳng định rằng, điều đó sẽ hữu ích để quảng bá hình ảnh tích cực của Hoa Kỳ, hơn là "chính sách tích cực áp đặt lối sống Mỹ và dân chủ kiểu Mỹ tại những quốc gia mà người dân sống theo những tiêu chuẩn khác và đối mặt với những vấn đề hoàn toàn khác". Đặc biệt hơn, một nhà lãnh đạo đã nhiều năm giao tiếp với chính giới châu Âu và Mỹ, hơn ái hết ông Putin hiểu giá trị “dân chủ” mà Mỹ và Phương Tây đang áp đặt trên khắp thế giới. Các cuộc xung đột ở Bắc Phi, Trung Đông, nhất là ở Iraq, Libya, Syria, tàn phá các quốc gia này, người dân lâm vào cảnh tang thương đói nghèo, tạo thành làn song di cư sang các nước châu Âu… luôn có bóng dáng áp đặt giá trị dân chủ của Mỹ và Phương Tây. Một tuyên bố rõ ràng và đầy mạnh mẽ của Putin như cái tát đau đớn vào mặt các chính trị gia Mỹ và phương Tây. Họ đang cố tình nhầm lẫn một cách đáng tiếc, nếu không muốn nói đó là sự áp đặt vô nhân đạo. Họ mặc nhiên coi những giá trị “dân chủ” phương Tây là giá trị chung của toàn nhân loại! Nên Ông khẳng định: "Không thể mang các sơ đồ và ý niệm của riêng mình về cái thiện và cái ác - mà trong trường hợp này là về dân chủ - để áp đặt một cách máy móc đối với các nước và các dân tộc khác, các nền văn hóa khác, các tôn giáo khác, các truyền thống khác.".
Trở lại vấn đề dân chủ ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, cả vô chính phủ lẫn độc đoán chuyên quyền đều trái với bản chất của nền dân chủ XHCN. Không thể có dân chủ mà thiếu pháp luật, kỷ luật, kỷ cương “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác”. Thực tế luôn khẳng định, dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế một đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền và đảng đó phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách thức vận hành cụ thể của bộ máy nhà nước theo quan điểm của giai cấp đó. Việc thực hiện chế độ một đảng hay nhiều đảng phụ thuộc vào những điều kiện chính trị, lịch sử, xã hội, văn hóa, tôn giáo cụ thể của mỗi quốc gia. Lựa chọn thể chế chính trị một đảng hay đa đảng là quyền tự quyết của mỗi nước, không một thế lực nào có thể áp đặt cho nước khác. Dân chủ chỉ được đảm bảo trong điều kiện đảng cầm quyền thực sự cách mạng, hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Dân chủ suy đến cùng là quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền; thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ. Và đúng như vậy, Ở Việt Nam, sự độc tôn lãnh đạo của ĐCS đã được xác nhận qua thực tế lịch sử và được sự thừa nhận của nhân dân, thông qua sự tin tưởng, gắn bó giữa nhân dân với Đảng trong 86 năm qua. Quá trình gắn bó đoàn kết đó đã tạo nên sức mạnh vĩ đại để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của thời đại, lập nên những thành tựu hết sức vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và đổi mới, phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCS Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân Việt Nam, nhân dân thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”. Chính vì vậy, tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhằm không ngừng củng cố hoàn thiện những điều kiện bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; không ngừng chăm lo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân… Để rồi, thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Điều 6 của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Do đó, việc tổ chức hội nghị cử tri cũng là một hình thức thực sự dân chủ ngay tại cơ sở. Vì tại nơi đây, hơn ai hết người dân sẽ hiểu rõ từng ứng cử viên là người như thế nào? Liệu có đại diện được cho họ hay không?. Họ tự biết mình phải lựa chọn ai để bảo đảm quyền lợi cho chính mình chứ đâu phải như Bùi Quang Vơm đang viết bài cổ súy cho “Phong trào tự ứng cử độc lập” do Nguyễn Quang A phát động và một nhóm người đang hưởng ướng như như Nguyễn Tường Thụy (Thụy say), Nguyễn Đình Hà, Lê Văn Luân, Đặng Phương Bích, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Công Vượng (Vượng râu), Nguyễn Trung Lĩnh, Võ An Đôn… nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hộ, đây là những nhân vật “điển hình” trong việc chống phá lại chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam. Như vậy liệu có xứng không…
Trong khuôn khổ bài viết, tôi mới chỉ đề cập một số ít minh chứng như vậy nhưng cũng đủ để bác bỏ hoàn toàn những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt của Bùi Quang Vơm và một số người đang cố tạo ra. Nhưng sự thật luôn là thước đo của chân lý, tôi tin tưởng rằng những điều giản dị ở Việt Nam là chăm lo cho "nước ta được độc lập, đồng bào ta được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang được khẳng định. Đó là đạo lý, là lẽ sống giản dị, chân tình của người dân Việt Nam. Xin mỗi người hãy sống có lương tâm, có trách với bản thân, gia đình và xã hội, cao hơn là có trách nhiệm với tổ quốc, dân tộc, biết sống vì con người thì đừng làm những điều sai trái, phản dân, hại nước, cản trở sự tiến bộ của lịch sử. Phải chăng nên nhìn lại chính mình trước khi phán xét một điều gì đó.

Một hành động vô văn hóa





                                                                                       Minh Quân

Vừa đến Hà Nội, sáng ngày 23-3-2016, ông M.Pát-xê (M.patzelt), nghị sĩ, thành viên Ủy ban nhân quyền Quốc hội, nước Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức tìm cách đòi vào bằng được dự phiên tòa xét xử sơ thẩm hai bị cáo: Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thái của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” nhưng không được. Lý do mà ông không được vào dự phiên toàn này là bởi không đủ tư cách hợp pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định. Khi không được vào dự phiên tòa nói trên ông ta đã có những hành động và lời nói vô văn hóa, không thể chấp nhận được!
 Thực tế cho thấy, sự có mặt của người nước ngoài trong một phiên tòa tổ chức tại bất cứ quốc gia nào đều phải tuân thủ những quy định pháp luật nước sở tại. Điều này, chắc ông M.Pát-xê nắm rõ, nhất là trước khi ông đến Việt Nam, thiết nghĩ chẳng cần nói lại làm gì! Tưởng rằng, đã là nghị sĩ, thành viên Ủy ban nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức thì cá nhân ông hội tụ đầy đủ những phẩm chất của con người tử tế, đó là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín và được biểu lộ trong phép hành xử bằng những hành động thấm đấm tính nhân văn, văn hóa. Nhưng thật đáng buồn, hành động lại là vô văn hóa!
 Vì sao nói vậy?
Thưa ông, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có mối quan hệ đối tác chiến lược với nước CHLB Đức. Người Việt thường nói, “nước có quốc pháp, gia đình có gia phong” và “nhập gia tùy tục”; cho nên, ở Việt Nam, mọi quyền con người, quyền công dân được đảm bảo bằng Hiến pháp và pháp luật; các cá nhân trong gia đình đều sống và đối xử với nhau bằng những quy định đạo đức xã hội và quy ước dòng họ, gia đình. Nếu ai đi ngược lại những điều đó thì nhất định bị lên án, thậm chí bị xử trí bằng pháp luật. “Ông nghị” M.Pát-xê đến Việt Nam thì ông là khách không chỉ của quốc gia mà còn là khách của mọi gia đình và người dân Việt, cho nên, lẽ ra, ông phải “nhập gia tùy tục” và như thế sẽ được đối xử theo đúng văn hóa và pháp luật Việt Nam.
Nhưng đáng buồn thay, những lời nói, hành động của ông không xứng với cái lẽ làm người. Ông kẻ cả, trịch thượng, can thiệp thô bạo vào công việc của Việt Nam, coi thường phép hành xử văn hóa của người Việt. Việc ông không có chương trình làm việc, không được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam, không tuân theo phương châm “nhập gia tùy tục”, nên ông không thể gặp cơ quan chức năng yêu cầu tham dự phiên tòa là hoàn toàn đúng và người dân Việt Nam cũng chẳng thể đón như một vị khách. Chính phủ và người dân Việt Nam không thể chấp nhận một nghị sĩ, thành viên Ủy ban nhân quyền Quốc hội Đức phát biểu rằng, đến đây để “hỗ trợ cuộc phản đối” và ngạo mạn tự cho rằng “Tôi nghĩ rằng với sự có mặt của tôi sẽ giúp cho được tuyên trắng án hoặc án sẽ được giảm nhẹ”! À hóa ra ông đến đây với động cơ xấu, mang tâm thế kẻ “nhớn” coi thường chính phủ, nhân dân và pháp luật Việt Nam. Hành động của ông thật là vô văn hóa. Ông nên nhớ, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy là tội phạm bị chính quyền Việt Nam truy tố, xét xử theo pháp luật. Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy đã thường xuyên vị phạm pháp luật, khi họ luôn xuyên tạc, vu cáo lãnh đạo Nhà nước cũng như chính sách và pháp luật Nhà nước Việt Nam. Tội phạm này đã được các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước Việt Nam làm rõ. Đây là công việc nội bộ của nước Việt Nam, ông chẳng có quyền gì mà can thiệp. Hành động hậu thuận, bảo vệ bọn tội phạm của ông đã đi ngược lại khẩu hiệu thượng tôn pháp luật ở nước CHLB Đức, mà ông là một đại diện. Hình ảnh ông đứng trước khu vực phiên tòa xét xử bọn tội phạm tay giơ khẩu hiểu đòi thả tự do cho chúng thật là phản cảm, vô văn hóa, chẳng người Việt nào chấp nhận được. Hơn nữa, với hành động ấy, bản thân ông đã vi phạm Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị của Liên hợp quốc trên đất nước Việt Nam, lẽ ra các cơ quan pháp luật Việt Nam phải có biện pháp xử lý thích hợp, nhưng ông là “khách” nên,… chắc ông hiểu.
Thưa “Nghị sĩ, Ủy viên nhân quyền” Quốc hội CHLB Đức - M.Pát-xê, chúng tôi rất biết, người Đức vốn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có phép hành xử có văn hóa. Nước CHLB Đức là một nước phát triển, là cái nôi cho sự đấu tranh vì độc lập, tư do, vì hạnh phúc và phát triển của người dân, mọi hành vi vi phạm pháp luật ở nước ông đều bị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý thích đáng. Vì thế, hành động vô văn hóa của ông không chỉ bị chính phủ, người dân Việt Nam, mà cả chính phủ và nhân dân CHLB Đức lên án, bác bỏ.

Ở QUỐC GIA NÀO MÀ DÂN CHỦ CHẲNG CÓ “ ĐUÔI”!




                                                                      
Không phủ nhận rằng trong thời đại ngày nay, những giá trị chung của nhân loại đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và luật quốc tế. Trong những giá trị đó có chế độ dân chủ. Tuy nhiên điều đó không xóa bỏ sự tồn tại những khác biệt nào đó của các giá trị xã hội ( như dân chủ, nhân quyền, tự do, bình đẳng, nhân đạo…) ở quốc gia này với quốc gia khác. Điều này bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các quốc gia về truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa của các quốc gia, dân tộc.
Thế nhưng gần đây trong dịp chuẩn bị nhân sự Quốc hội khóa XIV, bao gồm các chức danh chủ chốt của cơ quan Nhà nước ( Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) Bùi Quang Vơn  kẻ hành nghề chống cộng ( được ghi chú đang ở Pais) đã tung lên mạng commet rằng: Nền dân chủ của Việt Nam là “ dân chủ có đuôi”(!). Cái “ đuôi” mà họ nói đó là tính ngữ xã hội chủ nghĩa- “ dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Trong bài viết nói trên BQV “chém gió” rằng: thế nào là dân chủ? Bầu cử là gì? Tổng thống làm gì, Chánh án tòa án tối cao phải tuyên thệ như thế nào?…Nhưng những điều BQV nói chỉ toàn là những thông tin về thể chế ở quốc những gia nào đó mà với đầu óc nô lệ BQV xem đó là chuẩn mực. Cái gì mà ở Việt Nam khác với những “ chuẩn mục” đó đều là sai trái!?…
Chẳng hạn BQV nói: “Khái niệm Dân chủ và Nhân quyền, là những khái niệm phổ quát, bất biến của nhân loại”; Ở một xã hội dân chủ đích thực, “ Nhà nước có vai trò trung gian, phi chính trị”. Ở một đoạn khác BQV lại viết: “Bầu cử lập pháp là bầu cử Quốc hội, thực chất là bầu Chính phủ. Vì Chính phủ là bộ máy của lực lượng chính trị hay đảng chính trị chiếm được đa số ghế trong Quốc hội...”
Còn về những quy định về bầu cử, ứng cử về thủ tục bầu cử ở Việt Nam, BQV không có “ ý tưởng” gì mới, ngoài sự xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ. BQV viết: “Chủ tịch Hội đồng bầu cử là uỷ viên bộ chính trị”; “Chủ tịch Mặt trận là uỷ viên bộ chính trị, có nhiệm vụ thực thi ý chí của bộ chính trị”;… “ Hội nghị cử tri là công cụ để bôi nhọ và làm nhục các ứng viên không do đảng cử; Các cử tri sẽ được trả lương, và được huấn luyện trước”.
Vậy những điều BQV viết như thế nào?
Phải nói ngay rằng trước hết BQV nếu không là kẻ thiểu năng về trí tuệ thì cũng là người có vấn đề về tâm thần. Vì: BQV thiếu những hiểu biết sơ đẳng về những khái niệm cơ bản. Chẳng hạn BQV viết rằng: “Khái niệm Dân chủ và Nhân quyền, là những khái niệm phổ quát, bất biến của nhân loại”; “Xã hội dân sự là xã hội gồm các tổ chức thuần tuý dân sự.”; “Ở một xã hội dân chủ đích thực, Nhà nước có vai trò trung gian, phi chính trị”…
Sự thiếu hụt kiến thức cơ bản của BQV ở đây là ở chỗ: Trước hết, các khái niệm phổ quát cho dù là khái niệm gì là dân chủ, nhân quyền…thì khi tồn tại ở một quốc gia, dân tộc nhất định không bao giờ còn là “khái niệm phổ quát” nữa, mà là khái niệm đặc thù, nghĩa là đều phải chịu sự chi phối của truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Thứ hai, các tổ chức xã hội dân sự chỉ là một phần của xã hội chứ không bao quát tất cả xã hội. Trong bất cứ xã hội nào cũng có một tỷ lệ người không tham gia một tổ chức xã hội nào. BQV quy tất cả xã hội về các NGOs chỉ là sự sao chép ngớ ngẩn. Thức ba, BQV nói “Nhà nước có vai trò trung gian, phi chính trị”… là có vấn đề về tâm thần. Ở tất cả các quốc gia, người đứng đầu (là Tổng thống hoặc Thủ tưởng…) thường là người đứng đầu của đảng chính trị thắng cử…vậy làm sao BQV lại có thể nhà nước là “ phi chính trị” được. Phải nói thêm rằng ngay cả Luật pháp cũng không phải là phi chính trị ( nói cho chính xác chỉ là kết quả đa số trong các cuộc bỏ phiếu mà thôi...). BQV hãy xem người Mỹ commet vì sao Tổng thống Obama không thể thuyết phục xã hội cấm sử dụng súng…Ấy là vì đằng sau luật cho phép sử dụng súng là các tập đoàn sản xuất súng!
Còn về cái mà BQV cho rằng các cuộc bầu cử ở Việt Nam đều không dân chủ vì những cuộc bầu cử này do Đảng cộng sản độc quyền…, rằng Chủ tịch Hội đồng bầu cử là Ủy viên BCT, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc là ủy viên BCT…thì đó cũng là chuyện kỳ thị đối vơi cộng sản, đồng thời không có cách nhìn thực tế. Hay nói cách khác đó là cách nhìn qua lăng kính sùng “hàng ngoại” chính trị mà thôi.
Cho đến nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều chế độ xã hội, nhiều mô hình dân chủ, cộng hòa. Chẳng hạn như chế độ dân chủ, cộng hòa ở Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, …; chế độ cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị như ở Argentina, Ai Cập, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Italia...; chế độ quân chủ nghị viện như ở Anh, Bắc Ailen, Bỉ, Campuchia…
Ở chế độ quân chủ, nhà vua cha truyền con nối cùng với một số đặc quyền giành cho Hoàng gia được xem là “mặc định”. Tuy nhiên trong các chế độ nói trên vẫn tồn tại chế độ dân chủ với nghĩa người dân có quyền tham gia vào các cuộc bầu cử, ứng cử để lựa chọn ra các chức vụ quản lý nhà nước và xã hội theo luật định. Ở các quốc gia tồn tại chế độ đa đảng, các cuộc bầu cử cử tri thường lựa chọn đại biểu từ các chính đảng.
Nói tóm lại trên thế giới ngày này- Nền dân chủ nào mà chẳng “có đuôi”!   
BQV phải hiểu rằng, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ( 1930), trước Nhà nước Việt Nam hiện nay. Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội Việt Nam như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữa, Công đoàn …đều do Đảng cộng sản Việt Nam thành lập trước khi cách mạng Tháng Tám thành công. Và vì vậy mặt trận và cá đoàn thể chính trị xã hội thừa nhận Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội là điều dễ hiểu.
Còn chuyện BQV viết: “Như các lần bầu cử trước, hội nghị cử tri là công cụ để bôi nhọ và làm nhục các ứng viên không do đảng và nhà nước giới thiệu, nhằm gạt các ứng viên độc lập ra khỏi danh sách cuối cùng. Các cử tri sẽ được trả lương, và được huấn luyện trước”…thì đó là chuyện vu cáo, không chỉ cơ quan tổ chức mà còn là sự xúc pham cử tri và những người tự ứng cử. Nếu BQV không ở Pars mà ở Sại Gòn hoặc Hà Nội thì chắc chắn y đã bị an ninh “ hỏi thăm” rồi…trước hết là về tội vu cáo. Tất nhiên không loại trừ trong những cuộc hội nghị cử tri, những kẻ đó vai “ tự ứng cử” theo hội chứng “đám đông” như có người nói, nhằm gây rối cuộc bầu cử, có thể bị cử trị vạch mặt, chỉ tên thì đó cũng là quyền hợp pháp của công dân.
Bản thân BQV nếu có về ứng cử tự do thì cũng sẽ bị “ mất quyền tự do” ngay khi xuống sân bay. Điều này là hoàn toàn có thể. Vì trong bài viết trên mạng, BQV kêu gọi: “Gạch hết tên những người không phải là người địa phương; Bầu cho những ứng viên độc lập không thuộc danh sách giới thiệu; Bầu cho những đại biểu là doanh nhân độc lập ngoài đảng;…“Gạch tên tất cả những ứng viên được giới thiệu dưới 30 tuổi và không có học vấn thích hợp.”.

       Đức Cường