Minh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2024” của USCIRF

Thứ Sáu, 14/06/2024, 07:57

Ngày 1/5/2024, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) - một tổ chức do Chính phủ Mỹ lập nên đã công bố cái gọi là “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024” với những thông tin phiến diện, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

USCIRF và những báo cáo sai lệch

Năm 1998, Chính phủ Mỹ đã thông qua Đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế, trên cơ sở đó lập ra USCIRF. Tổ chức này được Chính phủ Mỹ trao quyền nghiên cứu và báo cáo về tình hình tự do tôn giáo của từng quốc gia, ngoại trừ tình hình tự do tôn giáo của Mỹ. Hằng năm, USCIRF đã đưa ra báo cáo thường niên về vấn đề tự do tôn giáo của các nước và khuyến nghị Ngoại trưởng Mỹ đưa các nước được họ coi là không có tự do tôn giáo vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo – CPC”. Những nước trong danh sách CPC sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt dưới các hình thức khác nhau.

Ngày 1/5/2024, USCIRF đã công bố cái gọi là “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024” với những thông tin phiến diện, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Bên cạnh việc đưa ra những nhận định cho rằng tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi so với năm trước, cáo buộc chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận, USCIRF tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam khi kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo – CPC vì cho rằng Việt Nam đã “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”!

Dựa trên những thông tin sai lệch từ các cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam, USCIRF tiếp tục cho rằng, “nhà chức trách Việt Nam tiếp tục bách hại các nhóm tôn giáo sắc tộc như người Thượng và người Mông theo đạo Tin Lành, các phật tử Khmer Krom và những người Mông theo đạo Dương Văn Mình”. Ngoài ra, trong báo cáo năm nay, USCIRF còn cho rằng, “chính quyền Việt Nam tiếp tục gây áp lực lên các tín đồ Cao đài độc lập, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo quyết giữ đạo gốc, buộc họ phải tham gia vào những tổ chức nhà nước kiểm soát; bên cạnh đó, nhà nước ngăn cản họ trong việc thực thi niềm tin tôn giáo một cách độc lập”. Để từ đó, USCIRF đã cho rằng Việt Nam cần bị đưa vào “Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” – CPC với cáo buộc “do các vi phạm gia tăng”.

Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 9/5/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời báo chí về phản ứng của Việt Nam liên quan “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024” của USCIRF vừa công bố. Bà Phạm Thu Hằng một lần nữa khẳng định, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân. Tại Việt Nam, không có ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Điều này được thể hiện rõ trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng như được tôn trọng trên thực tế. Các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục trao đổi với phía Mỹ về vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau để đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững giữa Việt Nam và Mỹ.

Tất cả các nước trên thế giới đều có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia. Thực tế, Mỹ cũng đình chỉ các quyền tự do tôn giáo với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Nếu nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tìm cách thành lập tổ chức ở Mỹ và tuyển mộ thành viên mới thì sẽ được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia và các hành động của IS không được bảo vệ như tự do tôn giáo.

Minh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2024” của USCIRF -0
Lực lượng Công an đến nhà vận động người dân không tin theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Trong “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024”, USCIRF cáo buộc chính quyền Việt Nam đã “tăng cường kiểm soát và đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng” khi lấy minh chứng những tổ chức, hội, nhóm đội lốt tôn giáo, hoạt động trái pháp luật như: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”, “Cao Đài Chơn quyền”, “Phật giáo Hòa Hảo độc lập”, “Đạo Dương Văn Mình”, “Pháp Luân công”, “Đạo Hà Mòn”, “Hội thánh Đức Chúa trời”... Đây là những tổ chức không được Nhà nước công nhận và không được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, trong đó có những tổ chức được xem là tà đạo, tổ chức bất hợp pháp lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi hoặc tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc như tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Tổ chức Dương Văn Mình không phải là tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp mà do đối tượng Dương Văn Mình, sinh năm 1961 (chết năm 2021) thành lập từ năm 1989. Sau khi thành lập, Dương Văn Mình lợi dụng trình độ lạc hậu, thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân tộc Mông để tuyên truyền luận điệu mê tín, dị đoan, lừa phỉnh, ép buộc người dân tộc Mông tham gia tổ chức trái với phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, gây dư luận xấu và phức tạp về an ninh, trật tự ở các địa phương.

Đáng chú ý, Dương Văn Mình thường xuyên kích động, lôi kéo người dân tộc Mông không thực hiện nghĩa vụ công dân và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… dẫn đến số đồng bào dân tộc Mông khi theo tổ chức này lâm vào hoàn cảnh nghèo đói.

Các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương tuyên truyền, giải thích nên số người đồng bào dân tộc Mông đã giác ngộ, nhận thức tác hại, không phù hợp quy định của pháp luật hiện hành, với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mông nên đến năm 2023, toàn bộ số người dân tộc Mông theo Dương Văn Mình đã tự nguyện ký cam kết từ bỏ. Họ giác ngộ quay trở về với phong tục, tập quán của người Mông và các tổ chức tôn giáo hợp pháp.

Thông tin mà USCIRF hay Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần đề cập cho rằng “Công an thường xuyên giám sát, đe dọa, hành hung người hoạt động nhân quyền”, trong đó có nêu sự việc chính quyền địa phương các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên… đột nhập vào nhà của những người theo đạo Dương Văn Mình đập phá bàn thờ, đồ đạc” là sai sự thật.

Trong báo cáo của USCIRF còn cho rằng, chính quyền Việt Nam sử dụng Luật An ninh quốc gia để bắt giữ những người dân tộc thiểu số theo đạo, trong đó họ đưa ra các trường hợp về Y Krếc Byă ở Tây Nguyên và Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang trong vùng đồng bào Khmer ở các tỉnh Tây Nam Bộ làm những ví dụ điển hình. Vậy nhưng trên thực tế, những trường hợp mà USCIRF đưa ra đều là những người bị bắt do vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam, hoàn toàn không có việc phân biệt hay ngăn cấm đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo.

Về trường hợp Y Krếc Byă (tên thường gọi là Ama Guôn, 46 tuổi, ngụ xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), từ năm 2012 đến đầu năm 2023, nghe theo sự xúi giục, kích động của Y Hin và Aga (là 2 đối tượng phản động FULRO lưu vong đang ở Mỹ), Y Krếc Byă đã tham gia tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC). Đây là tổ chức do đối tượng A Ga, Y Am Byă ở Mỹ cầm đầu, được tách ra từ tổ chức “Tin lành Đấng Christ – UMCC” vào tháng 9/2019, là tổ chức phản động núp bóng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị, lập “Nhà nước riêng” của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, phụ cận.

Với “chức vụ” được các đối tượng phản động bên ngoài tự phong cho là “Phó điều hành” của “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”, Y Krếc Byă đã lôi kéo một số đối tượng khác trong nội địa tiến hành âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong bên ngoài để nhận sự chỉ đạo và thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật, sau đó gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc, kích động, chia rẽ giữa người dân với chính quyền, lực lượng vũ trang, gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau.

Ngày 8/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở của Y Krếc Byă. Ngày 28/3/2024, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc và tuyên phạt Y Krếc Byă 13 năm tù giam.

Đối với các đối tượng Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang, là những đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để biên soạn, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video của các đài, báo do tổ chức phản động KKF lập ra có nội dung xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, vấn đề đất đai, dân tộc, cho rằng người Khmer là dân tộc bản địa, có quyền tự quyết nhằm từng bước gây ảnh hưởng trong vùng dân tộc Khmer Trà Vinh và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các đối tượng đã sử dụng Facebook cá nhân để cung cấp thông tin sai lệch về tình hình trong vùng dân tộc Khmer, thu hút nhiều người theo dõi, trong đó có nhiều cá nhân, tổ chức phản động bên ngoài sử dụng tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Ngày 31/7/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Trà Vinh và Công an tỉnh Sóc Trăng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Thạch Cương (sinh năm 1987), Tô Hoàng Chương (sinh năm 1986), cùng ngụ xã Thạch Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh và Danh Minh Quang (sinh năm 1987), ngụ tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng để điều tra về hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Quá trình bắt, điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận quần chúng nhân dân. Vậy nên việc USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam sử dụng Luật An ninh quốc gia để bắt giữ những người dân tộc thiểu số theo đạo và dẫn chứng những trường hợp vi phạm pháp luật ở trên làm ví dụ minh chứng là hoàn toàn sai sự thật. Đây là chiêu lập lờ đánh lận nhằm can thiệp vào nội bộ của Việt Nam dưới vỏ bọc tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh đó, trong báo cáo của USCIRF còn cho rằng, các nhóm tôn giáo nhỏ hơn như đạo Cao Đài cũng bị đàn áp, mất tự do. Tuy nhiên trên thực tế, bất cứ ai, trong đó có nhiều đoàn khách quốc tế của Mỹ và các nước phương Tây đều có thể đến thăm và tự do hành đạo ở các thánh thất Cao Đài và Tòa thánh Cao Đài tại Tây Ninh. (còn tiếp)

Phan Dương

Nhầm cương vị

Thứ năm, 13/06/2024 - 05:47

“Danh chính ngôn thuận” hay “Danh có chính thì ngôn mới thuận” là câu thành ngữ để khuyên răn việc nói năng phải đúng vị trí, danh phận của mình. Vậy nhưng, trên thực tế, có những người thường xuyên nhầm cương vị, hay cố tình nhầm cương vị để đưa ra những phát ngôn "văng mạng" nhằm đạt được mục đích; trong nhiều trường hợp, đó còn là sự vi phạm kỷ luật, pháp luật trong phát ngôn.

1. Cương vị được hiểu là vị trí trong một hệ thống tổ chức, quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể. Người khác chỉ chấp hành (làm theo, nghe theo) người nói khi họ trên cương vị được tổ chức giao, có chức trách, quyền hạn về lĩnh vực đó, là sự “đúng vai”. Và người nói cũng chỉ nên hoặc được phép nói, yêu cầu ai đó bằng đúng cương vị, chức trách của mình. Những người nhầm cương vị, phần lớn là do tự cao tự đại, không hiểu vị trí của mình nên có những phát ngôn rất bừa bãi, lộng ngôn, nhất là trên mạng xã hội. Thậm chí có người tự cho mình có quyền phán xét như quan tòa, nhiều nhất là những phát ngôn, bình phẩm, ra lệnh cho người khác từ các sự việc cụ thể trong cuộc sống cho đến cả những việc ở tầm quốc gia đại sự.  

Trên thực tế, có những người phát ngôn không đúng cương vị chỉ đơn giản là sự bột phát của cảm xúc, không mang hàm ý xấu, không gây tổn hại đến ai nên sự bột phát ấy thường được cảm thông. Ví như chúng ta thường được nghe một vài ý kiến, nhất là của những nhân chứng lịch sử kể về hồi ức, hồi ký khi họ được tham gia hoặc chứng kiến sự việc có tính lịch sử. Thời điểm họ được tham gia hay chứng kiến ở vài chục năm trước, khi họ chỉ là một người bình thường, một nhân viên, một chiến sĩ liên lạc, một binh nhì... nhưng khi kể lại câu chuyện đó, họ lại kể với vai trò như một quản đốc, một người chỉ huy, người có thể tham gia vào việc ra quyết định.

Nhầm cương vị
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Nhân Dân 

Nhưng có những người hoàn toàn có chủ đích khi phát ngôn không chính danh, không đúng cương vị của mình. Họ biết danh phận, biết mình không có cương vị đó nhưng lại lợi dụng điều này để đánh giá, nhận xét, phán xét bừa bãi trong các sự việc. Như chuyện một nữ doanh nhân lên mạng xã hội phát ngôn bới móc đời tư, kết tội nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, doanh nhân khác... thời gian qua. Mới đây nhất, cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam một cá nhân khi người này thường xuyên có những phát ngôn trên mạng xã hội vượt rất xa quyền hạn được phép. Ông ta tự cho mình có quyền phê phán cả thể chế chính trị của đất nước. Ông ta nhiều lần lớn tiếng cho rằng cần giải tán tổ chức này, thành lập tổ chức kia; phê phán cơ quan này, tổ chức nọ là cồng kềnh, thiếu hiệu quả... Nhiều cá nhân khác cũng sa vào tình trạng này. Đương nhiên, họ không phải là “ông trời” nên khi đã có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì họ sẽ bị pháp luật xử lý.

Thời gian qua, lợi dụng các sự việc, nhất là những sự việc ở tầm quốc gia đại sự, một số cá nhân rất lộng ngôn trên mạng xã hội. Họ tự cho mình có quyền sinh quyền sát, yêu cầu người khác phải làm theo ý mình. Họ lên giọng chỉ đạo, định hướng, thậm chí dạy bảo cả cơ quan chức năng phải làm thế này, làm thế kia... như chỗ hàng tôm hàng cá. Trong số đó có không ít cán bộ, đảng viên, những người đáng ra phải chấp hành tôn chỉ, mục đích khi tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng, chấp hành điều lệ, quy định của Đảng, nhất là quy định về những điều đảng viên không được làm. Những phát ngôn bừa bãi này hoàn toàn khác với ý kiến góp ý, phản biện bởi nó không chỉ không đúng lúc, đúng chỗ mà còn nhằm mục đích làm mất uy tín, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

2. Ngạn ngữ có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Việc nhầm cương vị hiểu sâu xa thì rất tai hại. Thứ nhất, khi người không có cương vị lại nhầm mình có thể đưa ra quyết định, lên tiếng chỉ đạo... thì điều đó là vô nghĩa, là sự khoác lác, "ngáo chữ", "ngáo lời". Thứ hai, việc nhầm cương vị sẽ dẫn đến hiện tượng “nói cho sướng mồm”, ai cũng có thể phát ngôn như ở nơi vô cương vô pháp. Nay anh ba hoa khoác lác được việc này thì mai anh lại ba hoa khoác lác việc khác. Trong khi đó, xã hội luôn có kỷ cương, trật tự; pháp luật điều chỉnh hành vi của mọi cá nhân, tổ chức. Thứ ba, phát ngôn bừa bãi lâu dần rất dễ hình thành ảo tưởng quyền lực, tự huyễn hoặc mình có quyền lực. Nguy hiểm hơn, có nhiều đối tượng nhầm cương vị theo kiểu cố tình. Thực chất là họ tìm mọi cách để đạt được lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đằng sau đó bằng sự tác động vào dư luận. Đây là hiện tượng không mới nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp.

Những cá nhân phát ngôn nhầm cương vị tạo ra dư luận xã hội rất xấu, gây mất trật tự an ninh xã hội. Nếu họ là những người nổi tiếng như nghệ sĩ, ca sĩ thì dễ khiến lớp trẻ trong xã hội bị ảnh hưởng theo những trào lưu nói năng, suy nghĩ, hành động lệch chuẩn ấy. Nếu họ là những người có sự ảnh hưởng về chính trị như nhà văn, nhà báo, luật sư, cán bộ, đảng viên, người hoạt động chính trị... thì rất dễ bị các thế lực phản động lôi kéo, mua chuộc dẫn đến sa ngã. Những phát ngôn của họ còn là cơ hội để các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiêm minh của luật pháp.

3. Dưới góc độ pháp lý, mọi công dân đều phải nói và làm trong khuôn khổ pháp luật. Công dân được làm những gì pháp luật không cấm. Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, pháp luật cũng bảo vệ quyền, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mọi công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân. Điều 20, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm...”. Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rõ: "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ". Hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đương nhiên sẽ bị pháp luật điều chỉnh. Luật An ninh mạng quy định các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, trong đó có: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. Bộ luật Hình sự hiện hành quy định, hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân... hình phạt có thể tới 7 năm tù.

Đối với việc phát ngôn của cán bộ, đảng viên, Đảng đã có đầy đủ các quy định yêu cầu mọi đảng viên chấp hành, đó cũng là kỷ luật đảng. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ đã quy định rất rõ điều này, cũng nhằm ngăn ngừa tình trạng đảng viên suy thoái, rơi vào "tự diễn biến", "tự chuyển hóa”. Ở nhiều văn bản như Quy định số 37-QÐ/TW ngày 25-10-2021 về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 69-QÐ/TW ngày 6-7-2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; mới đây nhất là Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới vừa được Bộ Chính trị ban hành đều quy định rất rõ việc phát ngôn của đảng viên. Tinh thần chung của các văn bản ấy đối với việc phát ngôn của đảng viên, đó là đảng viên không được nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; không nói, viết, làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không làm những việc mà pháp luật không cho phép. Sở dĩ việc này được Đảng quy định rất chặt chẽ với đảng viên bởi đảng viên là người ưu tú so với quần chúng. Đảng viên phải gương mẫu trong lời nói, việc làm, có như vậy mới lãnh đạo, mới tập hợp được quần chúng.

Chấp hành nghiêm kỷ luật, pháp luật, trong đó có kỷ luật, pháp luật về phát ngôn là yêu cầu nghiêm túc và cần thiết trong xã hội. Để làm tốt điều này, mỗi người nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng phải tự rèn mình, tự soi mình, sửa mình. Nếu không đặt mình trong tổ chức, trong khuôn khổ chung, không được tổ chức kiểm tra, giám sát, giúp đỡ, thường xuyên chấn chỉnh thì không thể thực hiện tốt việc tự soi, tự sửa mình.

NGUYỄN HÀ MY

Giữ gìn sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng (tiếp theo và hết)

Thứ năm, 13/06/2024 - 13:51

Chính nhờ có kỷ luật của Đảng nghiêm minh, các đảng viên nghiêm túc, tự giác chấp hành mà trong suốt 94 năm qua, Đảng ta đã vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đảng mạnh nhờ kỷ luật nghiêm minh

Trong xã hội, mọi tổ chức muốn tồn tại và phát triển, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đều phải xây dựng được hệ thống các quy định, quy chế hoạt động, hay nói cách khác là phải có kỷ luật và tất cả các thành viên trong tổ chức đều phải tuyệt đối thực thi. Rõ ràng, kỷ luật càng chặt chẽ thì tổ chức càng vững mạnh, kỷ luật mà lỏng lẻo, các thành viên trong tổ chức không chấp hành, hoặc chấp hành kỷ luật theo kiểu đối phó, hình thức, vô kỷ luật thì tổ chức khó tránh khỏi tan rã.

Đối với Đảng ta, vấn đề giữ nghiêm kỷ luật là yếu tố sống còn khi Đảng lãnh xướng sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Bởi rằng, mọi hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, dù nhỏ nếu không được phát hiện, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời sẽ dẫn đến vi phạm lớn và hệ quả là làm suy yếu năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Kỷ luật của Đảng không nằm ngoài mục đích để bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhất quán giữa ý chí và hành động, giữa các tổ chức đảng và đảng viên. Kỷ luật càng chặt chẽ, nghiêm minh thì mọi đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng sẽ được triển khai thắng lợi và giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự giác chấp hành, luôn đặt mình trong khuôn khổ, “không muốn, không thể và không dám” vi phạm kỷ luật của Đảng. Chỉ có những kẻ “cố ý phá hoại”, những người không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, tha hóa, biến chất mới bất chấp tất cả mà vi phạm kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Đảng mạnh chính là nhờ có kỷ luật nghiêm minh. Về vấn đề này, Lênin đã khẳng định: “Nếu không có kỷ luật sắt hết sức nghiêm khắc thì người Bônsêvich không giữ nổi chính quyền lấy hai tháng rưỡi chứ đừng nói là hai năm rưỡi”. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Lênin, trong các bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của việc giữ nghiêm kỷ luật của Đảng. Người khẳng định: “Đảng có những điều kiện kỷ luật bắt buộc mỗi đảng viên phải theo. Không có kỷ luật sắt không có Đảng. Đã vào Đảng thì phải theo tư tưởng của Đảng. Đảng đã chỉ thị nghị quyết là phải làm. Không làm thì đuổi ra ngoài Đảng[1].

Giữ gìn sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng (tiếp theo và hết)
Kỳ họp thứ 37, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Ảnh: Anh Quân 

Hơn một thập kỷ trở lại đây, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã và đang gặt hái được nhiều thành quả to lớn rất đáng ghi nhận, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ. Đây chính là quá trình Đảng ta siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, để mỗi tổ chức đảng, đảng viên “tự soi”, tự nhìn nhận ra khuyết điểm, hạn chế và ra sức uốn nắn, sửa mình trước khi vượt qua ranh giới, khuôn khổ kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Ngược lại, những con số thống kê về số lượng tổ chức đảng và đảng viên bị thi hành kỷ luật thời gian qua, dẫu có thể khiến chúng ta buồn lòng, thậm chí là đau xót. Nhưng suy cho cùng, đó cũng chỉ là những “con sâu” đã làm mục ruỗng tổ chức, làm suy yếu năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng nên nhất thiết phải loại bỏ. Chúng ta vẫn còn đó đội ngũ hơn 5 triệu đảng viên trong toàn Đảng, luôn sục sôi nhiệt huyết, kiên định lý tưởng của người cộng sản và tuyệt đối trung thành với Đảng, luôn đặt nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân lên trên hết, trước hết.

Sức mạnh của Đảng nằm trong mỗi tổ chức đảng và từng đảng viên, nhưng để sức mạnh của Đảng muôn triệu người như một thì nhất thiết phải đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. Quan trọng hơn, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấu triệt và thực hành thường xuyên tinh thần tự giác chấp hành kỷ luật đảng, tự giác đặt mình trong sự quản lý của tổ chức đảng. Điều đó đòi hỏi mỗi đảng viên, dù đặt trong điều kiện, hoàn cảnh nào, luôn phải tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng. Chấp hành kỷ luật đảng không chỉ cần tinh thần tự giác mà cao hơn là sự bắt buộc. Tuy nhiên, yếu tố “bắt buộc” trong kỷ luật của Đảng không phải là sự ép buộc, càng không phải là miễn cưỡng thực thi mà phải trên cơ sở giác ngộ chính trị, giác ngộ càng cao thì bắt buộc sẽ trở thành tự giác và tự giác càng cao, kỷ luật của Đảng càng nghiêm túc.

Giữ gìn sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng - mệnh lệnh không lời

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đưa ra cảnh báo về những nguyên nhân dẫn đến làm mất kỷ luật đảng và đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Người đã nhấn mạnh rằng: “do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân[2].

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đã mang đến sự phát triển to lớn cho đất nước, nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều vấn đề. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một bộ phận cán bộ, đảng viên do không thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, không thường xuyên tôi rèn bản lĩnh nên sa vào chủ nghĩa cá nhân, sa vào “bẫy” suy thoái, bị thâu tóm và thao túng bởi lợi ích nhóm, bị hấp dẫn bởi ma lực của đồng tiền. Họ dễ dàng gục ngã trước những viên “đạn bọc đường”, dẫn đến tham ô, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và hệ quả nhãn tiền là tù tội, rơi vào vòng lao lý. Hơn hết là bản án lương tâm với đồng chí, đồng nghiệp, với cơ quan, gia đình, dòng tộc khi không chỉ làm mất đi danh dự của bản thân mà còn làm tổn hại thanh danh của Đảng. 

Có thể khẳng định rằng, chính chủ nghĩa cá nhân là thứ đẻ ra mọi loại vi phạm, khuyết điểm, tật ách, tai tương và “bẫy” suy thoái không chừa một ai. Giữ gìn sự nghiêm minh của kỷ luật đảng, hay nói cách khác là phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật của Đảng là mệnh lệnh, là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với mọi tổ chức đảng và mọi đảng viên trong mọi giai đoạn, mọi thời điểm. Để làm được điều đó, cần thực hiện tốt một số nội dung sau: 

Một là, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản lĩnh và giữ gìn danh dự người đảng viên, nêu cao trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Đây là yêu cầu bắt buộc và phải thực hành thường xuyên, như “đánh răng, rửa mặt” hằng ngày, bởi rằng chỉ có đạo đức cách mạng trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng mới có thể vượt qua được mọi cám dỗ, không sa vào chủ nghĩa cá nhân và “bẫy” suy thoái. Đạo đức, danh dự, nhân phẩm của người đảng viên không phải “trên trời sa xuống”, cũng không phải cứ gắn lên mình hai chữ đảng viên là có được. Đó là cả quá trình bền bỉ tu dưỡng, kiên tâm, bền chí rèn luyện hằng ngày, “cũng như ngọc càng mài càng sáng”, nên mỗi người phải biết trân trọng, giữ gìn và bảo toàn, “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, để xứng đáng là người đảng viên của Đảng.

Hai là“Kỷ luật của Đảng ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác...”, vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự giác nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước. Chỉ khi nghiêm túc và tự giác học tập, mỗi cán bộ, đảng viên mới thấu triệt và nghiêm túc chấp hành mọi quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Khi đó, mỗi người sẽ nghiêm túc và tự giác đặt mình trong khuôn khổ kỷ luật, kỷ cương, phép tắc của Đảng.

Ba là, những năm gần đây, hệ thống pháp luật ở nước ta đã tương đối hoàn thiện và đồng bộ, tuy nhiên, vẫn còn một số quy định chưa theo sát với thực tiễn đang vận động và phát triển liên tục. Mặt khác, thực tế cũng cho thấy, các quy định của Đảng vẫn còn chậm được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật Nhà nước. Cụ thể như, trong Kết luận số 14-KL/TW ngày 22-9-2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung nêu rõ: “kịp thời xem xét, nghiên cứu để thể chế hóa thành quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để nhân rộng các mô hình, giải pháp...”. Tuy nhiên, phải đến 2 năm sau Chính phủ mới ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29-9-2023 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung...

Những nguyên nhân trên vô hình trung tạo ra lỗ hổng, kẽ hở khiến cho cán bộ, đảng viên hoặc là sợ sai không dám làm, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, hoặc là những kẻ “cố ý phá hoại”, những kẻ đã sa vào “bẫy” suy thoái bất chấp tất cả mà lợi dụng trong quá trình thực thi nhiệm vụ, dẫn đến vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Do đó, việc hoàn thiện và đồng bộ hệ thống pháp luật; kịp thời thể chế hóa các quy định của Đảng thành chính sách pháp luật Nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng pháp luật, hành lang pháp lý và các chế tài phải tiệm cận, đồng bộ với các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng để vừa mang ý nghĩa giáo dục, vừa cảnh báo, răn đe và nghiêm khắc, nghiêm minh, để bảo đảm mọi cán bộ, đảng viên “không thể, không dám, không muốn” vi phạm kỷ luật Đảng. 

Bốn là, thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng trong thời gian qua, đó là công tác kiểm tra, giám sát có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, kịp thời. Do đó, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp cần phải duy trì thường xuyên, liên tục công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới. Nhất là tăng cường kiểm tra đột xuất, không chờ đến khi “có dấu hiệu vi phạm” mới tiến hành kiểm tra. Quá trình kiểm tra, giám sát phải được tiến hành nghiêm túc và thực chất, tuyệt đối không được dung túng, bao che, không nhẹ trên, nặng dưới. Làm tốt phần việc này chính là góp phần quan trọng, giúp chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương của Đảng; kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm ngay từ khi còn manh nha và ngăn chặn kịp thời, không để những vi phạm nhỏ tích tụ thành vi phạm lớn, không để vi phạm của cá nhân thành sai phạm của cả tập thể.

Năm là, người xưa đã răn “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, từ thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng thời gian qua cho thấy, ở mọi cơ quan, đơn vị, địa phương, khi người đứng đầu gương mẫu và thường xuyên thực hành nêu gương trong mọi việc, từ lời nói đến hành động thì các đảng viên và quần chúng cấp dưới cũng sẽ theo đó mà học theo, làm theo. Bởi vậy, cần đề cao trách nhiệm, vai trò nêu gương của người đứng đầu các cấp; cấp trên làm gương cho cấp dưới, đảng viên làm gương cho quần chúng trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

TRẦN MINH MẠNH


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t16, tr.367.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 tr.547.

Giữ gìn sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng - Bài 1

Thứ tư, 12/06/2024 - 13:42

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người, đó là nhờ có kỷ luật”[1]. Chính nhờ có kỷ luật của Đảng nghiêm minh, các đảng viên nghiêm túc, tự giác chấp hành mà trong suốt 94 năm qua, Đảng ta đã vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng

Theo từ điển Tiếng Việt: “Kỷ luật là những quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức đó”. Từ khái niệm trên, có thể hiểu rằng, mọi tổ chức muốn tồn tại, hoạt động và phát triển đều phải đặt ra các quy chế, quy định bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức mình; đồng thời, mọi thành viên trong tổ chức phải phục tùng và chấp hành quy định đó.

Với ý nghĩa đó, kỷ luật của Đảng là toàn bộ những quy định tại các văn kiện của Đảng, như Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định... Những quy định này bắt buộc mọi tổ chức đảng và đảng viên phải tuyệt đối chấp hành, đó là yêu cầu tiên quyết nhằm bảo đảm sự thống nhất trong toàn Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Bởi vậy, kỷ luật của Đảng không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, mà còn bảo đảm cho Đảng ta tồn tại, hoạt động và phát triển. Song song đó, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng là công việc thường xuyên, liên tục để bảo đảm mọi tổ chức đảng và đảng viên, không một ai, không một tổ chức đảng nào được phép vượt ra khỏi lằn ranh kỷ luật của Đảng. 

Giữ gìn sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng - Bài 1
Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Ảnh: QĐND 

Tuyệt đối chấp hành kỷ luật của Đảng vô điều kiện là yêu cầu bắt buộc, là nguyên tắc “bất khả xâm phạm” mà không một đảng viên và không một tổ chức đảng nào được phép có đặc quyền, đặc lợi; không ai được phép đặt mình cao hơn kỷ luật của Đảng và không ai được phép coi là ngoại lệ trong việc chấp hành kỷ luật của Đảng.

Thực tế đã chứng minh, trong lịch sử của Đảng ta từ khi thành lập đến nay, khi có bất cứ tổ chức đảng và đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải bị xử lý. Dù đó là tổ chức đảng cấp trên hay cấp dưới, là đảng viên giữ quyền cao chức trọng hay không, tuổi đảng nhiều hay ít đều không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Thậm chí, để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, Đảng quy định đảng viên giữ cương vị càng cao càng phải nêu gương, làm gương và càng phải xử lý nghiêm khắc, không nhẹ trên, nặng dưới; không khắt khe hay buông lỏng trong thi hành kỷ luật. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ: “Kỷ luật của Đảng ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác...”[2]. Quán triệt sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước, 94 năm qua, Đảng ta luôn thực hành kỷ luật đảng một cách nghiêm minh, tự giác; đồng thời không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định đối với công tác kỷ luật của Đảng. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; có chế tài để phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm kỷ luật đảng[3].

Cụ thể hóa chủ trương trên, Bộ Chính trị (khóa XIII) đã ban hành Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6-7-2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Quy định này thay thế Quy định số 07-QÐi/TW, ngày 28-8-2018 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102-QÐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định số 69-QĐ/TW một lần nữa khẳng định rất rõ: “Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời”. 

Những năm gần đây, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được tiến hành tăng cường đẩy mạnh. Kỷ luật đảng được thực thi trước để “mở đường” cho kỷ luật chính quyền và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều đáng nói, Quy định số 69-QĐ/TW và những quy định trước đây của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên xác định rõ, dù là “cán bộ, đảng viên đã chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm ở cơ quan, đơn vị cũ đến mức phải kỷ luật thì vẫn xem xét kỷ luật theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước”. Như vậy, “kim bài miễn tử”, hay câu khẩu quyết “hạ cánh an toàn”, lâu nay vốn dĩ không có hiệu lực với những cán bộ, đảng viên để xảy ra sai phạm, khuyết điểm khi còn đương chức. Có chăng, những sai phạm, khuyết điểm đó đã tới mức phải thi hành kỷ luật hay chưa mà thôi!

Minh chứng rõ nhất là thời gian qua, hàng loạt cán bộ cao cấp, từ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm, giữ vị trí chủ chốt trong Đảng, Nhà nước cho đến bí thư, chủ tịch UBND tỉnh, rồi bộ trưởng, thứ trưởng, tướng lĩnh, dù đang đương nhiệm hay đã nghỉ hưu vẫn bị xử lý nghiêm minh khi phát hiện vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước. Trong nền dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và trong toàn Đảng ta “mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng”. Bởi vậy, kỷ luật đảng chỉ là bước đầu, “mở đường” cho các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử với những cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật. 

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chỉ tính riêng trong năm 2023: “Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức đảng, 24.162 đảng viên (tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến cuối năm 2023, Ban Chấp hành Trung ương đã thi hành kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý (2/3 đảng viên bị xử lý kỷ luật là do sai phạm từ những nhiệm kỳ trước đó), trong đó có 22 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng...[4].

Và từ đầu năm 2024 đến nay, dư luận trong quần chúng nhân dân tiếp tục bày tỏ hoan nghênh, “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng” trước sự nghiêm minh của kỷ luật đảng khi Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ lãnh đạo cấp cao ở Trung ương và địa phương. 

Kỷ luật cán bộ - khâu tất yếu trong thực hành kỷ luật của Đảng

Những năm qua, với độ mở của nền kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trước các tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sa vào chủ nghĩa cá nhân và vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Cùng với đó, một số cán bộ, đảng viên giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau để xảy ra sai phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, buộc phải xử lý kỷ luật.

Giữ gìn sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng - Bài 1
Ban Nội chính Trung ương thông báo kết quả Phiên họp thứ 25, ngày 1-2-2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Những con số thống kê trong bài viết đã phản ánh rất rõ nét về tính nghiêm minh của kỷ luật đảng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đã được triển khai thường xuyên, liên tục. Đặc biệt là, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm khuyết điểm, sau mỗi phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các thông tin về vụ việc tham nhũng, tiêu cực, về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng đều được cơ quan chức năng công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Đảng công khai khuyết điểm, minh bạch về công tác kỷ luật cán bộ trước toàn Đảng và toàn dân là điều rất đáng hoan nghênh, nhưng đây cũng là “miếng mồi ngon” để các thế lực thù địch hướng vào. Thông qua những vụ việc kỷ luật cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, bằng những lập luận vô căn cứ, xuyên tạc, chúng quy chụp và hướng dư luận vào luận điệu rằng, “cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam không có năng lực lãnh đạo, quản lý”; hay “kỷ luật cán bộ thực chất là cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ, hạ bệ lẫn nhau”...

Dĩ nhiên, đó chỉ là những tiếng nói lạc lõng, vô căn cứ. Trước hết cần khẳng định rằng, tăng cường kỷ luật trong Đảng là việc làm thường xuyên, liên tục, nhưng tuyệt nhiên không phải là thi hành kỷ luật thật nhiều, thật nặng mà mục đích quan trọng nhất là nâng cao tinh thần nghiêm túc và tự giác chấp hành kỷ luật của các tổ chức đảng và đảng viên. Nhưng nếu tổ chức đảng và đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời; qua đó giáo dục, răn đe, cảnh tỉnh đối với các tổ chức đảng và đảng viên khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Sửa chữa sai lầm, cố nhiên dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ, nếu nhất loạt không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, việc hoàn toàn không xử phạt là không đúng, mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng[5].

Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ và có nhiều đổi mới, nhất là việc khuyến khích cán bộ, đảng viên từ chức, kịp thời miễn nhiệm, thay thế cán bộ bị xử lý kỷ luật... Qua đó, đã từng bước cụ thể hóa chủ trương “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trong công tác cán bộ theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. 

Thời gian qua, theo dõi những vụ việc, vụ án lớn có “bàn tay nhúng chàm” của một số cán bộ, từ cấp cao đến cấp cơ sở, tuyệt đại đa số khi bị xét xử, tuyên án, họ đều tâm phục, khẩu phục trước bản án, bày tỏ sự hối hận và thành khẩn nhận lỗi, xin lỗi tổ chức đảng, xin lỗi cơ quan, đơn vị, đồng chí, đồng nghiệp, xin lỗi quần chúng nhân dân vì đã làm ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng... Ngoài ra, chỉ tính riêng trong năm 2023, ngoài những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước đến mức phải xử lý nghiêm khắc, nghiêm minh, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp đã xem xét, quyết định: “cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 9 cán bộ diện Trung ương quản lý. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác hơn 360 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý[6]. Những thông tin trên là minh chứng khẳng định sự nghiêm minh nhưng cũng hết sức nhân văn của kỷ luật đảng, khẳng định “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”... 

Thêm một lần nữa khẳng định rằng, kỷ luật cán bộ là bước vận hành, thực thi kỷ luật đảng để bảo đảm tính nghiêm minh, “bình đẳng” của mọi đảng viên trước kỷ luật đảng, chứ không phải là sự “thanh trừng”, “đấu đá” “hạ bệ” lẫn nhau trong nội bộ. Mục đích cao nhất của việc duy trì nghiêm kỷ luật đảng là để cảnh báo, kịp thời ngăn chặn cán bộ, đảng viên không ai được vượt ra khỏi lằn ranh kỷ luật của Đảng. Việc thi hành kỷ luật đảng giúp tập thể, cá nhân khắc phục, sửa chữa dứt điểm những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra; đồng thời cũng chính là đang cảnh báo, răn đe cả tập thể và từng cá nhân đảng viên trong tập thể ấy, để không ai đi vào vết xe đổ của đồng chí, đồng nghiệp của mình. Kỷ luật Đảng nghiêm minh góp phần giúp các tổ chức đảng “xốc” lại đội hình, chỉnh đốn đội ngũ; qua đó lập lại trật tự, kỷ cương trong Đảng. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Phải kỷ luật chính đồng chí mình là điều không ai muốn, nhưng kỷ luật một vài người là để vừa giữ nghiêm kỷ cương phép nước, vừa cảnh tỉnh, cảnh báo, giáo dục, răn đe người khác tránh xa vết xe đổ của đồng chí mình”.

(Còn nữa)

TRẦN MINH MẠNH

Phòng, chống xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng

Thứ hai, 10/06/2024 - 05:25

Không gian mạng là mạng lưới kết nối toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, là môi trường đặc biệt mà con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, những năm qua, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng thế mạnh của không gian mạng để triển khai các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) nước ta.

Chúng triệt để lợi dụng các kênh truyền hình trên internet, trang web và mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo, tạo cớ để bên ngoài can thiệp nội bộ nước ta.

Chúng còn lợi dụng công nghệ để cắt dán, trích dẫn sai lệch các hình ảnh, tài liệu nhằm làm cho nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu không đúng về chính sách, pháp luật của Nhà nước ta và các thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, qua đó hòng xuyên tạc tình hình thực tế trong nước. Điển hình như năm 2022, tổ chức phản động Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề “Hội luận về Thiên Chúa giáo ở vùng Tây Nguyên-thách đố và triển vọng” nhằm xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, kích động hận thù, vận động người dân trong nước tham gia diễn đàn, kêu gọi quốc tế gây sức ép yêu cầu Nhà nước Việt Nam “cải thiện tự do tôn giáo, tín ngưỡng”.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 3.000 trang web, blog, tài khoản mạng xã hội và gần 100 hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook thường xuyên đăng tải thông tin chống Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động gây rối an ninh, trật tự, kích động biểu tình, bạo loạn, thực hiện “cách mạng màu”,“cách mạng đường phố”...

Bên cạnh đó, các tổ chức và lực lượng phản động, thù địch lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hoạt động gián điệp, thu thập tin tức chống Việt Nam thông qua việc tung ra những phần mềm chứa các mã độc, phần mềm gián điệp được cài sẵn, các ứng dụng miễn phí trên điện thoại. Chúng sử dụng kỹ thuật hiện đại lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập chiếm đoạt bí mật nhà nước, lấy cắp phát minh, sáng chế nhằm gây thiệt hại cho kinh tế nước ta.

Phòng, chống xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng
Ảnh minh họa  / TTXVN 

Chúng còn lợi dụng internet, mạng xã hội để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội hoặc làm lây nhiễm virus, phần mềm gián điệp, mã tin học độc hại... nhằm phá hoại kinh tế, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn của nước ta. Theo cơ quan chức năng, tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố nghiêm trọng. Riêng trong quý I-2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 32.265 nguy cơ tấn công mạng nhằm vào các mạng công nghệ thông tin trọng yếu của các cơ quan Đảng, Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Nghiêm trọng hơn, chúng lợi dụng internet, mạng xã hội để kích động, lôi kéo người dân tham gia hoạt động chống phá an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta; đồng thời, móc nối, cấu kết với cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất, số có tư tưởng "cấp tiến" là lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành để mua chuộc, lôi kéo hình thành tổ chức phản động. 

Dưới chiêu bài “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, “yêu nước”, chúng âm mưu hình thành, phát triển “xã hội dân sự” và các tổ chức chính trị-xã hội, hội nhóm bất hợp pháp như: “Hội phụ nữ nhân quyền”,“Nhóm công dân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”... Thông qua internet, mạng xã hội, các đối tượng bên ngoài và trong nước cấu kết, móc nối với nhau để lôi kéo, mua chuộc người tham gia tổ chức phản động. Trong đó, bên ngoài chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí hoạt động; số đối tượng trong nước tích cực tập hợp lực lượng, thành lập tổ chức, hội nhóm, thu thập tin tức để cung cấp cho bên ngoài xuyên tạc; điển hình như các tổ chức phản động: "Việt Tân", "Tuổi trẻ yêu nước"... 

Cùng với đó, cũng phải thấy một thực tế là, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động xâm phạm ANQG trên không gian mạng, thời gian qua, công tác này còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định. Đó là công tác quản lý công nghệ viễn thông, bảo mật thông tin nội bộ của không ít cơ quan nhà nước, cá nhân tại Việt Nam còn sơ hở, chưa được bảo mật tốt. Hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực quản lý mạng xã hội, internet và đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trong quá trình đồng bộ để đáp ứng tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, định hướng thông tin và đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch vẫn có lúc thụ động, thiếu sắc bén.

Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội còn mỏng; trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật còn khó khăn. Trong khi đó, tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội là những đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và liên tục thay đổi phương thức hoạt động trên phạm vi hoạt động rộng, đặc biệt là từ nước ngoài, gây khó khăn trong phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn.   

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG nước ta trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục chủ động tăng cường công tác nắm tình hình, nghiên cứu dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để chống phá nước ta; chú trọng nắm tình hình từ xa, nắm tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư tưởng ở bên ngoài để triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Chủ động xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia. 

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG nước ta, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Làm cho cán bộ, đảng viên và người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên thấy rõ tính hai mặt của không gian mạng; có khả năng nhận diện và “miễn dịch” với các nội dung thông tin xấu, độc, nguy hại đối với xã hội; kịp thời tố giác hành vi lôi kéo người dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật thông qua không gian mạng.

Xây dựng ý thức và phong cách văn hóa khi tham gia mạng xã hội, internet; không đăng tải hoặc để lộ, lọt thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước. Phát huy hơn nữa lợi thế của internet, mạng xã hội trong việc cập nhật thường xuyên các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những thành tựu đã đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.  

Ba là, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trong việc tham mưu với Đảng, Nhà nước chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn cán bộ, đảng viên và người dân cùng tham gia công tác bảo vệ an toàn, an ninh mạng, phát huy sức mạnh tổng hợp chung trong công tác phòng, chống hoạt động xâm phạm ANQG trên không gian mạng.   

Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG có phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh nhuệ, hiện đại, có trình độ chuyên môn sắc bén trong điều tra, khám phá âm mưu, hoạt động lợi dụng không gian mạng để chống phá nước ta. Tiếp tục đầu tư, trang bị các trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hoạt động này. Đầu tư trọng điểm xây dựng các đơn vị an ninh mạng, tác chiến điện tử đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ quốc gia trên không gian mạng. 

Năm là, tăng cường, mở rộng hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin và an ninh mạng để trao đổi kinh nghiệm trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống hoạt động vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này; tranh thủ tiếp thu công nghệ mới và hợp tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội nước ta. 

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về viễn thông, truyền thông, internet, bảo vệ bí mật nhà nước và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này. Nghiên cứu sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin để ngăn chặn triệt để những tin tức xấu, độc trên các trang mạng, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung độc hại.

TÂN LONG