Vụ Đồng Tâm và trò lố của những “nhà dân chủ”

18:12 27/04/2017
Vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức xảy ra, nhiều người cũng đồ rằng đây lại là “miếng mồi” cho những “nhà dân chủ” - những người mang danh hoạt động dân chủ nhưng lời nói và hành động của họ lại đi ngược lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc. 
Ngày trước, tôi có nhắc chuyện ngụ ngôn con chim sẻ và kẻ giảo hoạt, ý rằng có một người tính cách rất giảo hoạt đánh cược người khác rằng anh ta sẽ chứng minh được tượng thần Delphi là tượng giả. Đến ngày hẹn, người giảo hoạt cầm con chim sẻ trong tay và giấu nó vào ống tay áo ở áo khoác ngoài. Anh ta bước vào, hỏi thần rằng thứ anh ta cầm trong tay là còn sống hay đã chết. 
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung về thôn Hoành. (ảnh VNE)
Dụng ý của gã là nếu thần nói đã chết, y sẽ lập tức mang con chim sẻ đang sống ra, còn thần nói còn sống thì y sẽ bóp chết chim sẻ rồi đưa ra. Nhưng vị thần đã kịp nhận ra quỷ kế của anh chàng đê tiện nên nói ngay: “Vật trong tay anh sống hay chết không phải phụ thuộc chính nó mà là ở cái ý đồ độc địa của anh”!
Ngẫm chuyện ấy thực thấm thía với những trò lố, chiêu bài của những người đang tìm cách đi ngược lợi ích đất nước, nhân dân. Sự vật hiện tượng trắng hay đen, tốt hay xấu không phụ thuộc vào chính nó nếu như kẻ quan sát đã nhuốm tâm đen thì bất luận hoàn cảnh nào, sự vật hiện tượng đó cũng đều màu đen. Nó chỉ trở về đúng thực tại khách quan khi người quan sát, nhìn nhận biết tôn trọng sự thật mà những kẻ chống phá đất nước thì không có được điều này.
Khi vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức xảy ra, nhiều người cũng đồ rằng đây lại là “miếng mồi” cho những “nhà dân chủ” - những người mang danh hoạt động dân chủ nhưng lời nói và hành động của họ lại đi ngược lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc. 
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung được người dân thôn Hoành chào đón.
Và sự thực, cả khi vụ việc đang phức tạp (38 cán bộ bị người dân bắt giữ trái phép) và khi được tháo gỡ sau cuộc đối thoại của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, những “dân chủ mạng” tiếp tục lợi dụng công kích, chống phá chính quyền. Liên tục trong những ngày qua, lấy cớ mâu thuẫn trong giải quyết đất đai ở Đồng Tâm để suy diễn thành vấn đề của chế độ, của Đảng, Nhà nước. 
Những “nhà dân chủ” cho rằng, mâu thuẫn ở Đồng Tâm chỉ là điển hình trong “thực trạng báo động” về mâu thuẫn nội tại giữa chính quyền với người dân, là “xung đột giai cấp”. Trong những ngày cán bộ chưa được bà con trao trả, số này còn bịa đặt chuyện dân đào hố, lập hàng rào, tưới xăng vào cán bộ để “quyết chiến”, ký họa chế diễu cảnh sát, bôi xấu chế độ...
Là vấn đề cần sự đối thoại, giải quyết để tháo gỡ giữa chính quyền với người dân Đồng Tâm, thế nhưng trả lời báo nước ngoài, một “nhà dân chủ” xưng là luật sư lại bất ngờ đưa ra “sáng kiến lạ”: vụ Đồng Tâm cần trung gian của xã hội dân sự! 
Nghe khái niệm “trung gian”, gọi theo từ xã hội là “cò”, nhiều người bấm bụng cười, cứ tưởng mấy ông dân chủ mạng này đang rao bán nhà đất, tìm cò trung gian để thỏa thuận, ăn chênh lệch, hoa hồng! Không hiểu, luật sư mà nhận thức ngô nghê như thế thì tư vấn cho ai?
Vụ Đồng Tâm là vụ việc cụ thể xảy ra tại một xã, liên quan vấn đề đất đai mà người dân không đồng thuận với quyết định giải quyết và kết luận thanh tra trước đây của TP Hà Nội. Từ vụ việc này cũng như những vụ phức tạp gần đây xảy ra tại Hải Phòng, Hưng Yên, Đắc Nông... cho thấy còn nhiều bất cập trong việc giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất đai giữa người dân với chính quyền sở tại, trong đó vấn đề nổi cộm là phải xác định rõ nguồn gốc đất, căn cứ giao đất và mục đích sử dụng, đặc biệt là giải quyết bài toán đời sống người dân nếu bị thu hồi đất vì các lý do hợp pháp. 
Tuy nhiên, không thể xâu chuỗi những vụ tranh chấp đất đai và mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền địa phương để kết luận rằng đó là vấn đề nội tại của chế độ, xuất phát từ quyền sở hữu được ghi trong Hiến pháp. Nhiều nhà “dân chủ mạng” cố ý hiểu sai lệch quan niệm của Các Mác về sở hữu đất đai (tư liệu sản xuất) là “mang thuộc tính tự nhiên” nên tất yếu phải tư hữu, từ đó phê phán quy định sở hữu đất đai thuộc toàn dân được quy định trong Hiến pháp của nước ta. 
Thậm chí, có ý kiến từ suy diễn sai lệch rồi “dọa”: Ngày nào bản chất tư hữu tự nhiên chưa được hoàn trả cho loại tài sản đặc biệt quan trọng này thì ngày đó chế độ này tiếp tục tồn tại trên thùng thuốc nổ, mà hậu quả thì ai cũng có thể tiên đoán! Với kiểu tiếp cận sai lệch như vậy, những ý kiến này nói rằng muốn giải quyết dứt điểm những vụ việc tương tự như Đồng Tâm thì phải bỏ sở hữu toàn dân về đất đai, chuyển hết cho tư nhân! Quan điểm này không những sai lệch về mặt lý luận mà còn chà đạp trên lợi ích thiêng liêng của nhân dân Việt Nam khi người dân phải đổ bao xương máu để giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc mà mục tiêu cuối cùng chính là giải phóng giai cấp, lấy ruộng đất từ tay địa chủ, thực dân để đưa lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. 
19 cán bộ chiến sỹ rời khỏi nhà văn hóa thôn Hoành. (Ảnh VNE)
Hiến pháp nước ta quy định, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai trên toàn lãnh thổ. Theo các nhà làm luật, cơ sở của việc định đoạt này được xuất phát từ việc đất đai vốn là một sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý muốn của con người, có trước con người và không phải do con người tạo ra. 
Bất kỳ một quốc gia nào thì tài nguyên đất đai cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển của cả dân tộc, đồng thời nó cũng là kết quả của cả một quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên của nhiều thế hệ cư dân. Khi nói về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là đề cập đến một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là chủ thể, nhưng “toàn dân” không thể đứng ra thực hiện quyền năng cụ thể (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt...) mà nhà nước thực hiện quyền năng này.
Những tồn tại, mâu thuẫn, tranh chấp đất đai phần lớn do quá trình quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt do chế độ công hữu hóa đất đai trước đây, từ đất tập thể hợp tác xã đất đai được giao về cho các hộ dân nhiều hơn để sản xuất. Quá trình lịch sử đó để lại những khó khăn trong việc phân bổ lại, tái cơ cấu các chính sách sở hữu và sử dụng đất đai tại Việt Nam. Một mặt, những bất cập trong bản thân chính sách pháp luật hiện tại và đặc biệt quá trình thực thi pháp luật tại địa phương, có khoảng cách giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn dẫn tới những tồn tại chưa được tháo gỡ.
Vụ việc ở Đồng Tâm một lần nữa cho thấy ý đồ, hành vi của những con rối dưới tay Việt Tân tìm cách lợi dụng để “khuấy nước” nhằm kích động người dân gia tăng sức ép, chống đối chính quyền. Người dân Đồng Tâm cho biết, đã có một số đối tượng tự nhận “nhà dân chủ”, thực chất là được tổ chức khủng bố Việt Tân chuyển tiền, tìm cách xúi giục, kích động người dân chống đối rồi hứa tài trợ tiền và lợi ích vật chất khác. 
Thậm chí, có cả đối tượng hơn năm nay chuyên lợi dụng sự kiện Fomorsa xả thải cũng lò dò từ miền Trung ra Đồng Tâm hòng “kiếm ăn”. Tuy nhiên, mưu đồ của chúng sớm phá sản bởi người dân Đồng Tâm không vì vấn đề đất đai để chuyển sang vấn đề chính trị, không vì bức xúc mà chống chính quyền. 
Rất nhiều khẩu hiệu của người dân đã được trưng lên trên đường dẫn vào làng như “Nhân dân Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”; “Nhân dân Đồng Tâm tuyệt đối không chống chính quyền”, đồng thời họ tìm cách đẩy đuổi những con rối dưới tay Việt Tân ra khỏi làng. Một người cao tuổi ở Đồng Tâm nói với báo chí: “Tôi chửi vào mặt chúng nó, đừng mang tiền Việt Tân vào đây làm bậy, đừng ngờ nghệch mang mấy đồng bạc bẩn lòe bà con”...
Việc bắt giữ người trái pháp luật của một số người dân ở Đồng Tâm bước đầu đã được tháo gỡ qua buổi làm việc của đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội với người dân ở đây; vấn đề đất đai ở Đồng Tâm cũng đang được thanh tra toàn diện để giải quyết, và vì vậy nhân dân Đồng Tâm nói riêng cũng như bà con ở những nơi đang có phức tạp về đất đai cần hết sức cảnh giác trước âm mưu của kẻ xấu.
Đăng Minh

Cần có cách nhìn khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam

24/04/2017 05:00

Đã từ lâu, ở nước ngoài, một số người vốn kỳ thị với chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trong đó có Việt Nam, và một số kẻ cực hữu, nhất là ở Hạ viện Hoa Kỳ, Nghị viện Châu Âu, cùng với một số hãng thông tấn, báo chí phương Tây, trong đó có RFA, VOA, BBC… luôn đưa tin xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Ở trong nước, một số người vì những lý do khác nhau muốn chuyển hóa chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sang mô hình xã hội “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập đã lợi dụng bối cảnh toàn cầu hóa, những khó khăn của nền kinh tế đất nước để xuyên tạc, bôi đen tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam.
Trước một số vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường mới nảy sinh, trong đó có sự cố môi trường biển nghiêm trọng do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thuộc Tập đoàn Formosa, Đài Loan gây ra (tháng 4-2016), một số kẻ xấu đã lợi dụng, gây rối hòng làm mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản, Nhà nước CHXHCN Việt Nam với nhân dân.
Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa: Vào tháng 2 và đầu tháng 4-2017, sau vụ gây ô nhiễm của Formosa đã hơn một năm (sau khi vụ việc đã cơ bản được giải quyết, Formosa chấp nhận bồi thường và khắc phục những sai sót…) nhưng một số giáo dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh do hai linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam kích động đã tụ tập gây rối, đập phá tài sản, gây rối tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp đó, họ tụ tập đông người, căng băng rôn, hô khẩu hiệu “đuổi Formosa”… Hành vi của họ đã gây ách tắc giao thông, thậm chí ép cả xe cấp cứu phải dừng trên Quốc lộ 1A. Nhằm thu hút dư luận trong nước và quốc tế, họ còn dùng loa phóng thanh, điện thoại ghi hình tung lên mạng…
Trên địa bàn quản lý của mình, hai ông Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đã lợi dụng giáo đường để tuyên truyền xuyên tạc, vu khống Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trên mạng YouTube đến nay vẫn còn clip bài giảng của ông Nguyễn Đình Thục. Ông đã nhiều lần nói rằng: “Cộng sản là độc ác, gian tham…”. Những hành vi nói trên của hai ông Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đã vi phạm Điều 88 (tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam) và Điều 89 (tội kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức-Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam). Hoặc gần đây, liên quan đến đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội… dẫn đến một số hành động đáng tiếc của người dân và sau cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội với người dân thì sự việc đã dường như tìm ra hướng giải quyết. 
Ảnh minh họa/qdnd.vn 
Như vậy có thể nói hoàn toàn không có chuyện chính quyền, công an Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền ngày càng trầm trọng”, “bắt giữ các blogger”, “các đại diện tôn giáo”, đàn áp người dân “biểu tình hòa bình”, hoặc “ bịt mồm các nhà báo”.
Quyền con người (QCN) là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là giá trị cao quý chung của các dân tộc. Với tư cách là giá trị pháp lý, QCN là quy định pháp luật (trong luật quốc gia và luật quốc tế) nhằm bảo vệ nhân phẩm, các nhu cầu về vật chất, tinh thần của tất cả mọi người, đồng thời mỗi người phải có nghĩa vụ tôn trọng an ninh quốc gia, trật tự công cộng, quyền và lợi ích của người khác và những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội. Nói một cách cụ thể: Không cá nhân, tổ chức nào được nhân danh QCN để đứng ngoài xã hội, đứng trên pháp luật. Điều này không phải chỉ đối với xã hội, Nhà nước ta mà cũng là quy định chung của các quốc gia trên thế giới.
Mặc dù QCN ở nước ta cũng như nhiều nước khác vẫn còn những hạn chế, khác biệt nào đó, chẳng hạn như một số quyền về kinh tế-xã hội ở nước ta, do thiếu nguồn lực nên chưa đáp ứng như ở các nước phát triển, hoặc về một số quyền dân sự, chính trị do truyền thống lịch sử và văn hóa, như quyền tự do ngôn luận, báo chí… pháp luật quy định không được phép xúc phạm lãnh tụ, kỳ thị tôn giáo... song có thể nói cho đến nay, QCN ở nước ta luôn được tôn trọng và bảo đảm cả trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, pháp lý và trong thực tế.
Cương lĩnh Đại hội XI xác định mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Báo cáo chính trị Đại hội XII đã tái xác định quan điểm về QCN của Cương lĩnh: “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền cũng như lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”. Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương (Chương II) quy định đầy đủ các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, tham gia đầy đủ những công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Đây là những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm QCN.
Trên thực tế, các QCN của nhân dân ta đã được bảo đảm tốt nhất trong những điều kiện của mình. Về các quyền dân sự, chính trị, việc bảo đảm các quyền này được thể hiện rõ trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV. Tỷ lệ cử tri đã bỏ phiếu đạt 99,35%. Về cơ cấu đại biểu, có 86 đại biểu là người dân tộc thiểu số, phụ nữ là 133 người, người ngoài Đảng là 21 người... Tỷ lệ nữ và dân tộc thiểu số của Quốc hội Việt Nam so với nhiều quốc gia ở khu vực thuộc vào loại cao. Lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ.
Về quyền tự do ngôn luận, báo chí, theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg. Qua internet, người dân Việt Nam cũng có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí như: AFP, AP, BBC, VOA, ReutersKyodoThe EconomistFinancial Times...
Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook. Theo cơ quan thống kê của mạng Facebook, hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số sở hữu tài khoản Facebook. Trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.
Về các quyền kinh tế-xã hội, mặc dù kinh tế thế giới và khu vực chưa ổn định sau thời kỳ suy giảm kéo dài, kinh tế nước ta đã được khôi phục. Năm 2016, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Đời sống của người dân được bảo đảm, một bộ phận được nâng cao. Thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020, Quốc hội, Chính phủ đã ra nhiều văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào 6 nhóm chính sách chủ yếu: Tín dụng ưu đãi; giáo dục-đào tạo; y tế; nhà ở; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ sinh kế; trợ giúp pháp lý… Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm gần đây đạt 6,5-7%/năm. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990-1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010-2012 và đến năm 2016 chỉ còn 5,22%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường giao thông, nước sạch…) và hạ tầng xã hội (y tế, trường học, điểm bưu điện…) nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp tục cải thiện đáng kể.
Công ăn việc làm của người lao động được tiếp tục nâng cao nhờ sự hồi phục của các doanh nghiệp. Năm 2016, cả nước có khoảng 110.100 doanh nghiệp ra đời với số vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của năm 2016. Tới ngày 26-12, tổng vốn FDI thực hiện ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9%; tổng vốn đăng ký ước đạt 24,372 tỷ USD.
Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa, nhằm giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, những cá nhân, tổ chức do thiếu trách nhiệm dẫn đến việc Formosa gây ô nhiễm làm tổn thương đến QCN của người dân 4 tỉnh miền Trung đã bị Đảng và Nhà nước xử lý kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kỳ họp thứ 13 (ngày 12 và 13-4) đã kết luận: Thi hành kỷ luật ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (nhiệm kỳ 2011-2016). Trên cơ sở quyết định này, các cơ quan, tổ chức chính quyền sẽ có những hình thức xử lý thích đáng.
Thiết nghĩ, quan điểm của những cá nhân và tổ chức tự gọi là “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” chỉ dựa trên thông tin thất thiệt bao che cho một số cá nhân, những kẻ vi phạm pháp luật, tự cho mình quyền đứng trên pháp luật, đứng ngoài xã hội là một cách nhìn nhận hẹp hòi, thiển cận. QCN theo cách nhìn nhận đúng đắn, khách quan cần nhìn nhận đối với cuộc sống của hàng triệu, hàng triệu con người, họ vừa là những công dân tốt trong khi hưởng thụ QCN vừa thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Cách nhìn nhận QCN dựa trên kỳ thị về chính trị, phủ nhận chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế-xã hội, trực tiếp bảo đảm các QCN về dân sự, chính trị, kinh tế-xã hội… cũng là cách nhìn nhận méo mó về QCN với động cơ chính trị xấu, không thể chấp nhận được.
BẮC HÀ

Giáo dân cũng phải chấp hành nghiêm pháp luật

19/04/2017 05:00

Nói chuyện với bác Vi, cựu chiến binh ở gần nhà tôi (phố Gia Quất, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội) ông bảo: "Thời gian gần đây tôi xem trên mạng thấy nhiều người viết về mấy ông linh mục ở Giáo phận Vinh (Nghệ An) xúi giục bà con đi biểu tình đòi... đuổi Công ty Formosa ra khỏi nước ta. Xét cho kỹ hành động của các vị linh mục này thì thấy, có vẻ các ông ấy không thực lòng vì cuộc sống của nhân dân. Ẩn chứa đằng sau những hành động của các vị linh mục là những suy tính dường như không thánh thiện.

Cứ theo lý mà suy thì Công ty Fromosa vi phạm các quy định của Nhà nước ta gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường, làm tổn hại đến kinh tế của các địa phương, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân, nhất là ngư dân thì việc này đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo xử lý quyết liệt, kịp thời, hợp lòng đại đa số quần chúng nhân dân. Formosa đã bị xử phạt, yêu cầu bồi thường 500 triệu USD, đồng thời phải chuyển đổi công nghệ hoạt động, bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường và các điều kiện khác thì mới được hoạt động. Một số cán bộ trong bộ máy công quyền có sai phạm trong việc thẩm định, theo dõi, giám sát dự án, cũng đã và đang được các cơ quan chức năng xử lý, bảo đảm đúng người, đúng tội. Điều đó thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ cũng đang tiếp tục cho xem xét về thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đó là những việc làm rất đúng đắn, nhân văn. Nghĩa là những gì Formosa và cán bộ của ta làm sai, ta sẽ xử lý nghiêm túc, minh bạch, không e dè nể nang, không dung túng, bao che. Còn những việc khác như về đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất... họ làm theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam thì cần phải ủng hộ. Có như thế mới là công bằng, mới là tạo môi trường thu hút đầu tư từ nước ngoài. Còn đòi hỏi theo kiểu như: “đóng cửa Formosa”, “đuổi Formosa khỏi Việt Nam”... như mấy vị linh mục đang hô hào và xúi giục một số giáo dân ở Giáo phận Vinh là kiểu đòi hỏi “xúc đất đổ đi”, phủ nhận hoàn toàn sự nỗ lực, cố gắng của Nhà nước, Chính phủ trong hoạch định đường lối phát triển kinh tế-xã hội ở tầm vĩ mô và cụ thể là trong xử lý vấn đề Formosa. Đây là sự đòi hỏi thiển cận, thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu hiểu biết về phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện đất nước đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngày 9-4, Công an thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” liên quan đến vụ hàng trăm người dân tụ tập chặn xe trên quốc lộ 1A đoạn qua khu vực đèo Con. Ảnh: SGGP 
Thêm nữa, sự xúi giục của một số linh mục lại được một số giáo dân thiếu hiểu biết về pháp luật thuộc Giáo phận Vinh tiếp tay, nên dẫn đến những hành động quá khích như: Tụ tập đông người, gây áp lực đối với chính quyền và cơ quan chức năng; đem vật cản ra ngăn chặn quốc lộ gây ách tắc giao thông; cản trở người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản công; bắt giữ người trái pháp luật... Những hành động quá khích nêu trên đều phạm vào các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chẳng hạn hành vi “Đặt chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ” được xác định thành tội tại Điều 203, khoản 1, mục b (Bộ Luật hình sự). Tội này có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Hoặc cũng có thể bị xử phạt theo Điều 245 (Bộ luật Hình sự) quy định về Tội gây rối trật tự công cộng. Tại khoản 2 điều này ghi rõ: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; b) Có tổ chức; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm.
Từ những căn cứ trên và những hành vi thực tế của một số giáo dân và linh mục thuộc Giáo phận Vinh thể hiện vừa qua có thể xác định, đó là những hành vi coi thường kỷ cương phép nước và đã vi phạm vào các tội được quy định trong Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999. Bất kỳ người dân nào lương cũng như giáo sinh sống trên đất nước Việt Nam thì đều phải nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước, có như thế mới tạo nên trật tự, công bằng trong xã hội để đưa đất nước phát triển. Vì vậy hành vi của một số linh mục và giáo dân quá khích ở Giáo phận Vinh cần phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật...".
Trên đây là câu chuyện của bác Vi tôi chép lại để gửi tới bạn đọc.
TRẦN THÔN

Bài cuối: Không ai có quyền đứng trên luật pháp

08:59 18/04/2017
Sự bắt tay của các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo để kích động người dân đã được thể hiện rõ trong một số vụ án vừa được các cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Xâu chuỗi tất cả các vụ gây rối vừa qua ở một số vùng giáo trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngoài sự kích động của một số linh mục trên địa bàn thì thường xuất hiện các đối tượng phản động, chống phá quyết liệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phá vỡ cuộc sống bình yên của nhân dân ở các địa phương khác đến như các đối tượng: Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn, Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Hóa…
Sự bắt tay của các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo để kích động người dân đã được thể hiện rõ trong một số vụ án vừa được các cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Ngày 9-4, tại cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh, đối tượng Nguyễn Văn Hóa (22 tuổi, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã khai nhận rõ toàn bộ những hành vi vi phạm pháp luật, thành khẩn khai báo và khuyên những ai đã, đang có ý định thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như Hóa sớm tỉnh ngộ...
Theo hồ sơ, sau sự cố ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung, một số đối tượng phản động trong tổ chức Việt Tân đã tìm về Hà Tĩnh để tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước, cuộc sống bình yên của nhân dân trên địa bàn.
Biết được Nguyễn Văn Hóa là người giỏi về các phần mềm tin học, cũng như viết lách, các đối tượng phản động trong tổ chức Việt Tân đã móc ngoặc, biến Hóa thành con rối trong tay chúng. Mỗi tháng chúng cung cấp cho Nguyễn Văn Hóa 1.500 USD và buộc Hóa cùng một số đối tượng khác phải tìm cách kích động, gây rối, biểu tình, đập phá tài sản… gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Đồng thời, mỗi tháng Hóa phải viết, quay 16 clip, phóng sự mang nội dung xuyên tạc, sai sự thật để chia sẻ, gửi hình ảnh, bài viết cho các cá nhân thuộc các tổ chức phản động và một số đài, trang mạng nước ngoài.
Khi trở thành con rối trong tay Việt Tân, ngày 2-10-2016, Nguyễn Văn Hóa đã trực tiếp tham gia cùng một số người dân tụ tập biểu tình tại khu vực cổng chính của Công ty Formosa, sử dụng thiết bị flycam quay và truyền trực tiếp lên mạng xã hội, đồng thời trực tiếp hô hào, kích động người dân theo sự chỉ đạo của một số đối tượng cực đoan đập phá tài sản của công ty này.
Sau khi tiến hành điều tra, củng cố hồ sơ tài liệu, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Văn Hóa về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Đối tượng Nguyễn Văn Hóa vừa bị Công an Hà Tĩnh khởi tố, bắt giam, khai đã nhận tiền của các tổ chức phản động để kích động, chống phá trên địa bàn.
Ngoài một số đối tượng được các tổ chức phản động ngoài nước chi tiền để chống phá, thì chính một số linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… cũng để các đối tượng trên trà trộn vào nhà thờ kích động giáo dân xuống đường gây rối. Sau vụ việc linh mục câu kết cùng một số đối tượng phản động trong và ngoài nước kích động một số người dân xuống đường tuần hành, lấy cớ đi kiện Công ty Formosa để gây bạo loạn, chống đối cơ quan chức năng, gây ách tắc quốc lộ 1A làm tổn hại đến kinh tế của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và gây chia rẽ mối đoàn kết Lương-Giáo trên địa bàn, dư luận xã hội đã cực lực lên án những việc làm của các linh mục cố tình vi phạm pháp luật, coi thường đạo đức, giáo huấn Kitô và làm đảo lộn cuộc sống bình yên của nhân dân trên địa bàn.
Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước Việt Nam đã ghi rõ: “Là Hội thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hòa mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc”. Việc lấy cớ khởi kiện sự việc xảy ra ở một địa phương khác để kích động, xúi bẩy một số người dân nhẹ dạ cả tin gây mất an ninh trật tự trên địa bàn của các linh mục và một số đối tượng phản động là hành vi tự cho mình đứng trên luật pháp cần được xử lý nghiêm.
Chia sẻ trên Báo Nghệ An, Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Trọng Hải cho rằng: “Nếu không tỉnh táo, lựa chọn cách hành xử như diễu hành, tụ tập, gây rối hoặc có những hành vi khác gây ảnh hưởng đến trật tự chung thì những người tham gia dễ rơi vào những hệ lụy pháp lý như cấu thành “Tội gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự (1999) hoặc “Tội chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự (1999) cũng như những tội danh khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Với động cơ đòi công lý, nhưng thông qua hình ảnh ghi lại được, việc linh mục Nguyễn Đình Thục kêu gọi giáo dân di chuyển vào Kỳ Anh để khởi kiện Formosa không những rất chướng về mặt xã hội mà theo chúng tôi không phù hợp về mặt pháp lý. Không hợp lý ở chỗ, người dân dù là theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật và được bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình một cách đàng hoàng, hợp pháp.
Mặt khác, việc vận dụng các cơ chế như khởi kiện… thuộc về chủ thể là những người bị thiệt hại trực tiếp. Vì vậy, việc kêu gọi di chuyển, cả việc tham gia giao thông trái luật (đi xe chở ba) là những hành vi rất phản cảm, khó chấp nhận. Vì vậy, hoạt động này có dấu hiệu của “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” được quy định tại Điều 87 hoặc “Tội phá rối an ninh” được quy định tại Điều 89 Bộ luật Hình sự (1999).
Bên cạnh đó, hành vi cản trở giao thông, đập phá xe của lực lượng chức năng có thể sẽ bị xử lý về “Tội gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 245 và “Tội chống người thi hành công vụ” được quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự (1999)”.
Sáng 10-4, trong cuộc họp với lãnh đạo Công an một số đơn vị, địa phương để bàn các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4) và Ngày quốc tế lao động (1-5), Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã khẳng định: Kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng tham gia hoạt động tuần hành, biểu tình trái phép, như xúc phạm Quốc kỳ, gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, huỷ hoại tài sản…
Được biết, các cơ quan chức năng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cùng các địa phương khác đã có căn cứ xác định rõ các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng. Hiện, các cơ quan chức năng đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng đã có phương án kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân.
Nhóm PV thời sự

Những “quân cờ” hoạt động chống phá, gây rối

09:45 17/04/2017
Trở lại vụ việc kích động gây rối làm ách tắc, chặn quốc lộ 1A ở Nghệ An, ở Đông Yên, Kỳ Anh, hay bao vây, vào phòng làm việc trong trụ sở treo băng rôn biểu ngữ, cắm cờ hội, ngăn cản hoạt động của cơ quan UBND huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh trong thời gian qua, người ta thấy bên cạnh sự kích động của một số linh mục thì đều có sự xuất hiện của các đối tượng phản động như Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn, Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Minh, Nguyễn Văn Hóa…
Các đối tượng này đã nhận tiền từ các tổ chức phản động để chống phá, đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước. Trong đó, Nguyễn Văn Hóa là đối tượng vừa bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố và tạm giam. Hoạt động chống phá, gây rối trên địa bàn của các đối tượng lộ rõ âm mưu chính trị của các thế lực thù địch, sử dụng những “con rối”, những “quân cờ” để hoạt động chống phá, kích động, lôi kéo nhân dân gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Những đối tượng chống đối từ tỉnh khác đến Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình hoạt động cho thấy có sự móc nối, câu kết của một số đối tượng phản động, cực đoan trên địa bàn các tỉnh; chúng chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chính quyền, phá hoại thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, bôi nhọ danh dự, uy tín của lãnh đạo các cấp và lực lượng Công an.
Trở lại vụ việc ngày 3-4, khoảng hàng trăm bà con giáo dân bị kích động đã mang theo ngư cụ, gạch đá kéo ra chặn quốc lộc 1A, đoạn qua đèo Con, khu vực giáp ranh giữa tổ dân phố Ba Đồng, phường Kỳ Phương và thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh), gây ách tắc giao thông cục bộ. Mặc dù đã được lực lượng Công an cùng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể thị xã Kỳ Anh vận động, giải thích, yêu cầu người dân giải tán, nhưng một số người tụ tập đã có hành vi chửi bới, lăng mạ cán bộ, dùng đá ném vào lực lượng chức năng… Sự việc khiến cho hàng nghìn phương tiện bị ách tắc, phải đi đường vòng cách đấy gần 200km.
Cùng thời điểm, có gần 2.000 bà con giáo dân ở xứ Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà và giáo họ Kim Đôi, Trung Cự, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà kéo vào sân UBND huyện Lộc Hà. Nhiều đối tượng quá khích đã kéo vào phòng làm việc trong trụ sở treo băng rôn biểu ngữ, cắm cờ hội, ngăn cản hoạt động của toàn bộ cơ quan UBND huyện.
Trước đó, vào sáng 14-2-2014, một số bà con giáo dân ở giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An bị kích động xuống quốc lộ 1A đi hàng năm, hàng bảy, gây ách tắc trên quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Diễn Châu, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự, gây thiệt hại rất lớn cho nhiều công ty, doanh nghiệp chở hàng hóa lưu thông trên tuyến.
Nhiều tài xế của doanh nghiệp vận tải gọi điện về khóc vì hàng hóa chở trên xe bị hư hỏng, xe thì không thể lưu thông, họ cực lực lên án hành vi trên và đề nghị cơ quan chức năng làm quyết liệt, xử lý triệt để vấn đề chặn quốc lộ 1A.
Một số bà con giáo dân nghe theo lời kích động của các đối tượng phản động đã làm tắc nghẽn quốc lộ 1A.
Anh Trần Văn Nam, lái xe chở khách tuyến đi Hà Nội - TP Hồ Chí Minh nói: “Không thể lấy bất cứ lý do gì để chặn quốc lộ 1A, bởi làm vậy là phá hoại kinh tế, làm mất an ninh trật tự. Hàng chục hành khách trên xe của tôi rất bất bình vì họ chặn đường làm bao nhiêu người bị hệ lụy. Tôi đề nghị chính quyền cần xử lý thật nghiêm các đối tượng kích động người dân làm việc này”.
Trên các trang mạng xã hội, sau khi các clip đăng tải việc người dân chặn đường ở Kỳ Anh không cho cả xe cấp cứu đi qua, buộc người nhà bệnh nhân phải xuống đường vái lạy, hay hình ảnh một số đối tượng quá khích vào trụ sở UBND huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh hạ cờ Tổ quốc để treo băng rôn, cờ hội… đã gây bức xúc, phẫn nộ lớn trong quần chúng nhân dân. Nhiều người dân đề nghị cơ quan chức năng cần sớm phải xử lý nghiêm các đối tượng chống phá, kích động. 
Trong quá trình đi tìm hiểu thực tế ở các địa phương, phóng viên chúng tôi nhận thấy thời gian qua, lấy cớ phản đối Công ty Formosa gây ra sự cố môi trường biển miền Trung, không chỉ một số người dân ở giáo xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An, mà một số nơi khác như người dân thôn Đông Yên, phường Kỳ Nam, Kỳ Anh, Hà Tĩnh; người dân giáo xứ Cồn Sẻ, Hướng Phương, Quảng Phương, Xuân Hòa, xã Quảng Xuân tỉnh Quảng Bình cũng đã có những hành vi tụ tập đông người rồi xuống quốc lộ 1A đứng chặn, gây ách tắc giao thông.
Việc bà con làm ách tắc tuyến đường giao thông huyết mạch không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp vận tải, mà còn gây ra nhiều hậu quả cho hành khách và tài xế.
Nhóm PV thời sự

Vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo

08:37 16/04/2017
Trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, một số nơi bà con giáo dân bị kích động đã chống đối chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết Lương-Giáo. Và mỗi lần xảy ra vụ việc thì Tòa Giám mục Giáo phận Vinh lại kêu gọi cầu nguyện, hiệp thông…

Bài 2: Mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết Lương-Giáo

Nhiều linh mục, người có đạo cũng như cán bộ, nhân dân sống trên địa bàn các địa phương đều cho rằng, chính một số kẻ chủ chăn đội lốt chúa đang giật dây, kích động cố tình phá vỡ cuộc sống bình yên của người dân trên địa bàn; đồng thời cấu kết với các đối tượng phản động chống phá nhà nước, chống phá chế độ để thực hiện dã tâm, mưu đồ riêng.
Trở lại vụ việc, sáng 14-2-2017, khi linh mục Nguyễn Đình Thục và một số đối tượng kích động một số giáo dân xuống đường lấy cớ đi kiện Công ty Formosa, thì trong ngân hàng tài khoản của Nguyễn Đình Thục số tiền liên tục tăng do các đối tượng phản động gửi, có một số đối tượng còn đưa tiền tận tay cho Nguyễn Đình Thục và trước mặt đông đảo người dân, Nguyễn Đình Thục vẫn vô tư cầm tiền nhét vào túi áo.
Lấy cớ kích động người dân đi kiện Công ty Formosa nhưng thực chất các đối tượng phản động đang mưu đồ lợi ích cá nhân, chống phá cuộc sống bình yên của nhân dân.
Tiếp đó vào hồi 8h ngày 3-4-2017, với chiêu bài kích động gây rối tạo thanh thế, các đối tượng phản động đã kêu gọi gần 2.000 giáo dân thuộc xứ Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà và giáo họ Kim Đôi, Trung Cự, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà mang theo băng rôn, khẩu hiệu, loa thùng kéo đến UBND huyện Lộc Hà để khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển, vu cáo Công an đánh dân. Nhiều đối tượng quá khích đã kéo vào phòng làm việc trong trụ sở treo băng rôn biểu ngữ, cắm cờ hội, ngăn cản hoạt động của toàn bộ cơ quan UBND huyện. 
Lúc 10h30, một số đối tượng cầm đầu vụ việc hô hào vu khống "Công an ném đá vào dân" rồi tạo cớ đánh và giữ đồng chí Nguyễn Bảo Trung, cán bộ Công an Hà Tĩnh đang làm nhiệm vụ tại hiện trường và bao vây không cho đưa đi cấp cứu. Đến 14h cùng ngày, sau khi được cấp ủy, chính quyền các cấp tuyên truyền vận động, giải thích, số người quá khích mới chịu cho đưa đồng chí Trung đi cấp cứu và sau đó mới chịu giải tán.
Cũng cần nói rõ sự cố môi trường biển miền Trung xảy ra vào tháng 4-2016 do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Sau sự cố môi trường biển, Chính phủ và các cấp chính quyền, đoàn thể các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc để xác định nguyên nhân, động viên, giúp đỡ nhân dân và buộc Công ty Formosa bồi thường. 
Nhiều cán bộ từ Trung ương đến địa phương liên quan đến vụ việc đã bị xử lý kỷ luật tùy theo các trường hợp cụ thể. Sau gần 1 năm vượt khó, nay cuộc sống của người dân các địa phương đang từng bước dần ổn định. Và nhân dân các địa phương bị thiệt hại chưa ai nghĩ đến việc đi kiện Công ty Formosa mà chỉ đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành không để sự cố như vậy tiếp tục xảy ra. 
Trong khi đó, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) không nằm trong diện xem xét thiệt hại do sự cố môi trường biển thì Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam cùng một số đối tượng khác lại kích động người dân đi khởi kiện. Vì sao vậy, nếu đây không phải là cái cớ để gây bất ổn xã hội, và tính toán thủ đoạn cho riêng mình. 
Trong những ngày qua, rất nhiều người dân ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình tỏ ra rất bức xúc trước việc các đối tượng lợi dụng lại sự cố môi trường biển. Bởi theo nhiều người dân, khi sự cố môi trường biển đang dần được đẩy lùi, khách du lịch trong và ngoài nước bắt đầu quay trở lại các tỉnh miền Trung, nghề biển bắt đầu dần được phục hồi, thì việc kích động, dùng Công ty Formosa như cái cớ để gây bất an trong dư luận đã gây thiệt hại về lòng tin, về kinh tế và tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Bà Thái Thị Tân, Chánh án TAND thị xã Kỳ Anh cho biết, nếu người dân nào có ý định nộp đơn, tòa sẽ xem xét, phân loại đánh giá và đưa ra quyết định. Lần trước có một số người dân nộp đơn kiện Formosa, nhưng tòa không thụ lý vì không đủ cơ sở pháp lý. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Lê Xuân Đại cũng khẳng định: Nếu bà con giáo dân có nguyện vọng nộp đơn khiếu kiện liên quan đến sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung thì lãnh đạo tỉnh Nghệ An sẵn sàng mời đại diện những người có đơn vào trụ sở tiếp công dân của UBND tỉnh để nộp đơn. UBND tỉnh Nghệ An sẽ trực tiếp gửi đơn đến Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh, đồng thời theo dõi kết quả xử lý từ phía tòa án để truyền tải đến công dân thông qua Tòa giám mục. 
Thiện chí của lãnh đạo, chính quyền các cấp là vậy, nhưng các đối tượng phản động vẫn cố tình tạo cớ “đi kiện Công ty Formosa” để đạt ý đồ riêng. Vì vậy khi kích động được một số bà con giáo dân xuống đường biểu tình, các đối tượng thường chia thành các nhóm: Nhóm thứ nhất đi đầu là phụ nữ mang theo cờ giáo hội dàn hàng ngang đi bộ; nhóm thứ hai chủ yếu là thanh niên đi cạnh để bảo vệ linh mục và các đối tượng bị kích động cầm loa phóng thanh liên tục tuyên truyền, kích động bà con giáo dân; nhóm thứ ba chủ yếu là các đối tượng quá khích, manh động, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng khi bị ngăn cản; nhóm thứ tư đi cuối cùng có nhiệm vụ ghi âm, ghi hình để quay trực tiếp và phát tán trên mạng Internet nhằm phô trương thanh thế và để nhận được sự ủng hộ của các đối tượng phản động trong và ngoài nước.
Trên đường di chuyển, các đối tượng quá khích bị kích động, luôn tỏ ra ngang ngược, coi thường luật pháp. Khi lãnh đạo các địa phương đến tiếp xúc đối thoại, các đối tượng chống đối thường dùng xe chặn đường gây ách tắc giao thông và dùng đá, gạch ném vào lực lượng chức năng làm nhiều người bị thương. 
Chứng kiến vụ việc xảy ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh thời gian qua, nhiều người dân khi tham gia giao thông cũng như nhân dân đang sinh sống ở một số khu vực gần đó bức xúc đã kêu gọi, bao vây, đánh các đối tượng quá khích… Lãnh đạo cùng các cấp chính quyền địa phương phải luôn tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân bình tĩnh, không manh động, gây thêm mất an ninh trật tự. 
Như vậy, chính một số linh mục đã cấu kết với một số đối tượng có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, vi phạm các quy định của giáo hội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết Lương-Giáo.
Nhóm PV thời sự

Những linh mục đi ngược lại đạo và đời

08:15 15/04/2017
Nguyễn Đình Thục trong vai là linh mục quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cấu kết với một số đối tượng phản động trong và ngoài nước, kích động một số người dân...
Bài 1: Những linh mục đi ngược lại đạo và đời
Trong thời gian gần đây, Nguyễn Đình Thục trong vai là linh mục quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cấu kết với một số đối tượng phản động trong và ngoài nước, kích động một số người dân trên địa bàn lấy cớ là đi khởi kiện Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (Công ty Formosa) để nhằm chống đối chính quyền, làm đảo lộn cuộc sống người dân địa phương, làm ách tắc quốc lộ 1A gây nhiều thiệt hại cho các công ty, doanh nghiệp và nhân dân địa phương.
Linh mục Gioan Baotixita Thục tên đầy đủ là Nguyễn Đình Thục, sinh ngày 10-4-1978, tại xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Thụ phong linh mục ngày 19-6-2010. Trước khi về quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, Nguyễn Đình Thục là quản xứ Đồng Lam, ở xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp xuống vận động, giải thích với người dân Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Cơ quan chức năng xác định Linh mục Nguyễn Đình Thục chính là người đứng đằng sau nhiều vụ kích động gây bất ổn cuộc sống của nhân dân trên địa bàn như vụ truyền đạo trái phép, bắt giữ người trái pháp luật xảy ra ở thôn Trung Hương, xã Yên Khê, Con Cuông, Nghệ An; kích động nhân dân chống đối chính quyền, gây rối, ném đá làm bị thương hàng chục người vào sáng 14-2-2017.
Những hành động sai trái của Nguyễn Đình Thục đều có sự tiếp tay của một số tổ chức, đối tượng phản động ở nước ngoài. Chỉ vì tiền, linh mục Nguyễn Đình Thục đã đi ngược lại những điều răn dạy của Đức Chúa, lừa đảo con chiên, chống phá chính quyền.
Điều 1239 của Bộ Giáo luật ghi rõ: “Cả bàn thờ cố định lẫn bàn thờ di động chỉ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, tuyệt đối không được sử dụng vào bất cứ việc phàm tục nào, thế nhưng ông ta vẫn cố tình phớt lờ, vi phạm nghiêm trọng khi biến nhà thờ thành nơi cổ vũ những việc làm phàm tục, dành phần lớn thời gian của một buổi lễ để nói xấu chế độ, huy động giáo dân khiếu kiện, thiếu đạo đức nơi tôn nghiêm…
Mặc dù được Giáo hội tạo điều kiện cho ăn học, nhân dân giúp đỡ để trở thành linh mục, nhưng Nguyễn Đình Thục liên tục đi ngược lại bản chất thiên lương, đạo đức của người có đạo, truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Năm 2012, Nguyễn Đình Thục đặt chân đến xã Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An trong sự chào đón của người dân trên địa bàn. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, Nguyễn Đình Thục ngấm ngầm cấu kết với một số đối tượng khác, tìm cách phá hoại cuộc sống yên bình của người dân nơi đây.
Đỉnh điểm là vào ngày 1-7-2012, mặc dù nhân dân trên địa bàn phản đối, Nguyễn Đình Thục vẫn tìm cách kêu gọi gần 700 người kéo về thôn Trung Hương, xã Yên Khê, tiến hành lễ trái pháp luật, rao giảng những ngôn từ kích động đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Khi người dân địa phương và chính quyền đến gặp Nguyễn Đình Thục để bàn cách phối hợp giải quyết, tìm phương án hài hòa tốt đẹp giữa đạo và đời, thì Nguyễn Đình Thục cùng một số đối tượng lập tức bộc lộ bản chất phản động, lưu manh khi giam giữ 43 người dân và cán bộ chính quyền cơ sở để đánh đập trong suốt 12 tiếng đồng hồ.
Bất bình trước hành động ngang ngược của Nguyễn Đình Thục, hàng ngàn người dân ở các địa phương lân cận khi nghe tin đã đồng loạt lên tiếng, đồng thời tìm cách kéo về xã Yên Khê để bao vây Nguyễn Đình Thục và các đối tượng giam giữ, đánh đập người trái pháp luật.
Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã phải trực tiếp xuống địa bàn trấn an nhân dân, đồng thời lên phương án bảo vệ an toàn cho Nguyễn Đình Thục và một số bà con giáo dân bị Thục kích động.
Với bản chất ngoan cố và quyết tâm thực hiện việc chống phá đất nước, đi ngược lại cuộc sống bình yên của nhân dân, từ ngày 5 đến ngày 6-12-2016, Nguyễn Đình Thục đã âm thầm đi sang Đài Loan gặp Nguyễn Văn Hùng, một linh mục người Úc gốc Việt đang sống tại Đài Loan để bàn bạc và tìm cách trở về kích động, phá hoại cuộc sống bình yên trong nước.
(Nguyễn Văn Hùng đang đại diện một tổ chức ngoại vi của tổ chức phản động Việt Tân). Với chiêu bài kích động nhân dân Song Ngọc đi khởi kiện Công ty Formosa vì quyền lợi của người dân, nhưng bản chất thực sự của Nguyễn Đình Thục là để nhận tiền của các tổ chức, đối tượng phản động và gây thanh thế, tạo tiếng vang cho Nguyễn Đình Thục trong con mắt của các đối tượng phản động.
Vì vậy, ngày 14-2-2017, khi người dân giáo xứ Song Ngọc nghe lời Nguyễn Đình Thục xuống đường để đi khởi kiện, đã có một số đối tượng trong tổ chức phản động Việt Tân đi theo để kích động nhân dân chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật như: Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Thị Phương, Lê Văn Nhàn, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Dũng, Trịnh Tuấn Anh, Bạch Hồng Quyền và đối tượng chống phá cộm cán là Hoàng Đức Bình - với chức danh tự xưng là Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt (một tổ chức phản động do chúng lập ra).
Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam cầm loa kêu gọi, kích động một số bà con giáo dân tuần hành làm ách tắc quốc lộ 1A, và chống đối cơ quan chức năng.
Trở lại vụ việc ngày 14-2-2017, trước khi kích động một số người dân xuống đường, lấy cớ đi khởi kiện Công ty Formosa để thực hiện âm mưu thủ đoạn cho riêng mình, Nguyễn Đình Thục đã tiến hành cầu nguyện “Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho anh em và cho nhau.
Cầu nguyện cho chế độ Cộng sản mau mất đi”. Ngay trong lời cầu nguyện của Thục cũng đã bộc lộ bản chất phản động, rời xa đạo lý của giáo lý Ki tô, chống đối chính quyền, lừa phỉnh nhân dân.
Vì vậy, trên đường đi, do thời tiết xấu và khi được lãnh đạo chính quyền tỉnh Nghệ An tuyên truyền, giải thích, nhiều bà con giáo dân đã có ý định và quay trở về nhưng Nguyễn Đình Thục đã dùng vai trò linh mục, gây sức ép buộc giáo dân phải đi tiếp. Nhưng nhiều bà con giáo dân vẫn quay về.
Thấy âm mưu của mình sắp bị lật tẩy, các đối tượng phản động ở trong và nước ngoài điện thoại liên tục gây sức ép, nên Nguyễn Đình Thục tiếp tục dùng vai trò linh mục để ép người dân tiếp tục đi.
Đồng thời, kích động một số người dân qúa khích gây rối, ném đá vào lực lượng chức năng, gây thiệt hại lớn về tài sản, làm nhiều người bị thương; đây là những hành động sai trái, vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương, phép nước sắp tới sẽ bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Cũng giống như Nguyễn Đình Thục, với danh nghĩa là một linh mục, Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã lợi dụng đức tin của nhiều người để thực hiện những âm mưu, dã tâm phản quốc của mình. Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, Đặng Hữu Nam đã tuôn ra những lời răn dạy cay độc, chống chế độ đến ngông cuồng.
Là một linh mục lẽ ra phải rao giảng lời hay ý đẹp theo thánh kinh, kính Chúa, yêu nước thì Đặng Hữu Nam lại rao giảng cho con chiên theo hướng tà giáo, phản đạo, phản quốc. Không dừng lại ở đó, nhiều lần Đặng Hữu Nam còn kêu gọi bà con trên địa bàn bỏ công việc hàng ngày, để kéo vào Formosa Hà Tĩnh lấy cớ đi kiện để gây rối.
Mặc dù nơi Công ty Formosa đặt nhà máy cách nơi Đặng Hữu Nam và xã An Hòa gần 200km và An Hòa cũng không bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển vừa qua. Tại sao Đặng Hữu Nam lại cố tình lôi kéo, kích động một bộ phận người dân khiếu kiện Fomosa, bởi làm vậy linh mục này mới nhận được tiền tài trợ từ các đối tượng phản động ngoài nước.
Hóa đơn nhận tiền được viết tay của Đặng Hữu Nam vào ngày 4-10-2016 ghi cụ thể: “Tôi, linh mục An tôn Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, thuộc xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã nhận từ linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh 5 khoản với số tiền: 348.250.000 đồng, 10.900 đô la và 300 EURO” đã phần nào nói lên được bản chất phản động, những hành vi vi phạm pháp luật cũng như sự manh động của vị linh mục này trong thời gian gần đây.
Nhóm PV thời sự

Nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ xấu

10/04/2017 05:00

Tận dụng sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung, hơn một năm qua, những phần tử xấu dưới vỏ bọc “tôn giáo” đã ra sức lôi kéo một bộ phận giáo dân gây rối an ninh trật tự hòng tạo cớ “vu khống, ăn vạ” chính quyền “đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt dân chủ” để từ đó lu loa với thế giới về một Việt Nam “bất ổn”, chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn, kêu gọi nước ngoài can thiệp vào Việt Nam.

Nhưng những chiêu trò đó, mà cao điểm là vụ việc kích động một số giáo dân Nghệ An, Hà Tĩnh chặn Quốc lộ 1A, đập phá tài sản và tấn công lực lượng chức năng, bao vây, gây rối tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) vào tháng 2 và đầu tháng 4-2017 vừa qua… đã không đạt được mục đích. Trong khi đó, những linh mục, phần tử khủng bố “Việt Tân”, giáo dân quá khích đã dần lộ diện giúp nhân dân nhận rõ bộ mặt thật của họ. Đã đến lúc pháp luật phải được thực thi, giáo luật phải được thi hành để làm nghiêm phép nước và làm trong sạch hình ảnh khiêm nhường, bác ái của người theo đạo mà Đức Ki-tô đã truyền dạy cho hậu thế...
Họ đã ngoan cố “đạp lên pháp luật”
Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, Chính phủ Việt Nam đã công khai, minh bạch, buộc Formosa Hà Tĩnh phải nhận trách nhiệm và bồi thường số tiền 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD). Chính phủ và chính quyền các địa phương đã khẩn trương, nỗ lực tiến hành các giải pháp khắc phục hậu quả và đến nay, Formosa đã khắc phục 52/53 khuyết điểm xử lý xả thải môi trường. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta rất rõ ràng: Khi nào Formosa xử lý xong hoàn toàn mới được hoạt động trở lại và sẽ đóng cửa vĩnh viễn nếu tái phạm. Các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm dẫn đến sự cố môi trường này cũng đã và đang bị xem xét, xử lý. Gần đây nhất, việc đưa ra xem xét công khai việc kỷ luật ông Võ Kim Cự là một minh chứng rõ nét ở Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công tác chi trả đền bù thiệt hại cho người dân 4 tỉnh miền Trung cũng đã và đang được giải quyết khẩn trương, trên tinh thần công khai, công bằng và minh bạch. Đến đầu tháng 3-2017, 77% trong tổng số 4.680 tỷ đồng tạm cấp đã đến tay những người dân chịu thiệt hại do sự cố. Công tác đền bù thiệt hại cũng đang được tiếp tục giải quyết, bổ sung. Ngư dân nhận tiền đền bù cùng với các chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước đã tổ chức đi biển trở lại, trong tháng 3-2017 đã có nhiều ngư dân miền Trung trúng những mẻ cá lớn, như anh Lê Văn Tuấn (Quảng Trị) trúng mẻ cá 150 tấn, có lãi hàng tỷ đồng thực sự đã làm nức lòng mọi người, tạo thêm động lực cổ vũ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển làm ăn.
Ngày 9-4, Công an thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” liên quan đến vụ hàng trăm người dân tụ tập chặn xe trên quốc lộ 1A đoạn qua khu vực đèo Con. Ảnh: SGGP
Nhưng thực tế sinh động nói trên không khiến một số linh mục đang giữ những chức sắc tôn giáo nhất định ở Nghệ An, Hà Tĩnh như linh mục Nguyễn Đình Thục, linh mục Đặng Hữu Nam… quan tâm. Họ vẫn tranh thủ mọi nơi, mọi lúc, kể cả biến những giờ giảng đạo trong nhà thờ thành buổi tuyên truyền xuyên tạc về chế độ, ngang nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội kêu gọi con chiên tụ tập “biểu tình ôn hòa” đòi kiện Công ty Formosa. Miệng luôn “kêu gào” biểu tình ôn hòa nhưng thực chất họ đã tổ chức rất bài bản nhằm từng bước kích động, lôi kéo đồng bào giáo dân gây rối an ninh trật tự, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng. Như trong sự kiện một số giáo dân Nghệ An rủ nhau vào Hà Tĩnh biểu tình “nộp đơn kiện” thì họ đã chuẩn bị xe cộ chở vật chất hậu cần phục vụ, các linh mục đứng ra cầm loa kêu gọi “con chiên” quấy rối, ngăn cản giao thông trên Quốc lộ 1A… Linh mục Nguyễn Đình Thục còn cho xe hơi của mình đứng chắn quốc lộ để tạo cớ giằng co, tranh cãi với lực lượng chức năng. Các phần tử thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân” nhân cơ hội đó trà trộn, kích động giáo dân chống đối lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, họ đã ném đất đá làm hư hại nặng xe cảnh sát, làm bị thương nhiều chiến sĩ công an. Còn trong ngày 3-4, tại Hà Tĩnh, họ kích động giáo dân chuẩn bị sẵn băng-rôn, khẩu hiệu với nội dung xuyên tạc, dựng chuyện. Từ chỗ rủ rê giáo dân đi “nộp đơn kiện”, các linh mục đã vượt xa chủ trương “ôn hòa” khi kích động giáo dân bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà, uy hiếp đội ngũ cán bộ, công chức rời khỏi vị trí làm việc; cản trở mọi hoạt động giao dịch hành chính của người dân, đánh trọng thương một chiến sĩ công an và ngăn cản người khác đến cấp cứu nhân đạo; một lực lượng khác, bao gồm phần đông là phụ nữ bịt mặt, dùng lưới, gậy gộc hung hãn chặn Quốc lộ 1A ở khu vực đèo Con, đốt lửa, làm tê liệt giao thông trong nhiều giờ, chặn cả xe cứu thương đang trên đường đưa người bệnh đi cấp cứu… Tất cả những hoạt động trên được họ tổ chức quay phim, ghi hình, truyền trực tiếp trên mạng xã hội để “báo công, ghi điểm” với các lực lượng phản động bên ngoài, khuếch trương thanh thế nhằm gây sự chú ý của truyền thông quốc tế, tìm mọi chứng cớ (dù là nhỏ nhất) để vu vạ chính quyền “đàn áp tôn giáo”, kích động giáo dân tụ tập thêm người hòng gây áp lực lên chính quyền để “kiện” những điều vô lý, thiếu căn cứ pháp luật và đòi hỏi, sách nhiễu vô lối về hành đạo…
Những vụ việc mà một số linh mục phối hợp với các phần tử khủng bố “Việt Tân” gây ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh vừa qua đã gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sản xuất của người dân và sự tôn nghiêm của pháp luật. Đồng thời còn đi ngược đường hướng, giáo lý, giáo luật của đạo Thiên Chúa, trái với chức trách, bổn phận của chức sắc tôn giáo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, khiến những tín đồ chân chính không khỏi buồn lòng. Điều đáng nói, sau khi sự việc xảy ra, một số đối tượng tán phát tài liệu, phát ngôn trên báo chí nước ngoài xuyên tạc, nói sai sự thật về sự việc với ý đồ làm phức tạp thêm tình hình.
Trên báo chí địa phương và trên cộng đồng mạng xã hội, người dân thuộc nhiều thành phần trong xã hội đã lên tiếng phản đối những hành vi quá khích của một số linh mục, giáo dân nói trên. Nhiều người chỉ rõ, ngày 4-10-2016, Bộ Công an đã ra thông báo liệt “Việt Tân” vào danh sách tổ chức khủng bố và xác định bất kỳ ai thực hiện hành vi tham gia, giúp đỡ, huấn luyện, đào tạo, hoạt động theo sự chỉ đạo của tổ chức “Việt Tân” đều bị xem xét, xử lý theo tội danh khủng bố chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 113, Bộ luật Hình sự. Hành vi của các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… còn vi phạm khoản 1, Điều 258, Bộ luật Hình sự về lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; thậm chí họ đã tuyên truyền, rao giảng sai sự thật, chia rẽ đoàn kết dân tộc, xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu chế độ. 
Điều 15, Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Quyền công dân không được tách rời nghĩa vụ, công dân phải có trách nhiệm với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Tại Việt Nam, việc khiếu kiện, khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 2011. Khoản 6, Điều 6, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Cấm kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng”. Khoản 7, Điều 6 luật này cũng quy định: “Cấm lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác”. Vừa qua, ngày 6-4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Văn Hóa (sinh năm 1995, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) về tội “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự. Bước đầu Nguyễn Văn Hóa thừa nhận làm việc cho các tổ chức phản động và làm phương tiện liên lạc, nhận tiền của các tổ chức, cá nhân; ký hợp đồng với một số đài, trang mạng nước ngoài với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự/tháng để đăng tải, tán phát các thông tin xuyên tạc, kích động... Dư luận cho rằng, đã đến lúc đưa các cá nhân cầm đầu trong các vụ kích động, gây rối ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong thời gian qua ra trước ánh sáng pháp luật để giữ gìn kỷ cương, phép nước.
Những linh mục cố tình làm trái lời Chúa
Phát biểu trên trang mạng BBC tiếng Việt, linh mục Nguyễn Đình Thục vẫn dùng lời lẽ xảo ngôn để ngụy biện cho những hành động trái pháp luật của mình: "Nhận thấy trách nhiệm phụng sự người dân không chỉ trên phương diện tôn giáo mà cả đời sống, tôi cũng như một số linh mục ở miền Trung giúp người dân thực thi quyền của họ, đòi Formosa bồi thường cho những thiệt hại đến sinh kế của họ một năm qua" và "Các linh mục có trí thức, nhận thức về nguyên tắc, luật lệ để làm những việc giúp người dân với tình thương và trách nhiệm".
Nếu như linh mục Nguyễn Đình Thục tự nhận “các linh mục có trí thức, nhận thức về nguyên tắc, luật lệ” thì ông ta lại quên rằng người dân, kể cả các giáo dân, dù học vấn chưa cao nhưng cũng đủ để phân biệt thế nào là phải, trái, đúng sai. Linh mục Thục xúi giục, lôi kéo một số giáo dân ở Nghệ An vào Hà Tĩnh để kiện Công ty Formosa nhưng quên hỏi người dân Hà Tĩnh, những người trực tiếp chịu thiệt hại từ sự cố môi trường biển là họ có cần linh mục đi “kiện mướn” như vậy không? Và trên hết, linh mục có nghĩ đến những điều răn của Chúa đối với phận sự của một linh mục hay không?
Đức Giê-su luôn thừa nhận vai trò của chính quyền và răn dạy những người con của Chúa phải phân biệt rạch ròi giữa chính trị và tôn giáo khi truyền dạy: Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc Thiên Chúa. Tập 27, chương X trong Giáo luật “Cách riêng về Giáo hội” ghi: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Trong khi đó linh mục Nguyễn Đình Thục đã liên kết, phối hợp với những phần tử khủng bố; trực tiếp kích động và tổ chức giáo dân gây rối an ninh trật tự; công khai xuyên tạc, nói xấu Nhà nước Việt Nam.
Một điều khác, các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đang đảm nhận những chức sắc tôn giáo tại Việt Nam. Chắc chắn các linh mục chưa quên năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 Nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Hai bên ghi nhận Giáo huấn của Giáo hội về việc “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” và “giáo dân tốt cũng là công dân tốt”. Lôi kéo, xúi giục giáo dân làm trái pháp luật, đẩy nhiều con chiên ngoan đạo rơi vào vòng xoáy tội lỗi mà sớm hay muộn cũng sẽ bị pháp luật nghiêm trị, liệu lương tâm của các linh mục có còn?
Trước những hành vi ngông cuồng, quá khích của một số linh mục, giáo dân, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, đã nhiều lần cán bộ Ban Tôn giáo Chính phủ và Hiệp sĩ Đại thánh giá Lê Đức Thịnh gặp gỡ bà con giáo dân để nói rõ những việc mà Đảng, Nhà nước ta đã làm để khắc phục hậu quả do Formosa gây ra. Thế nhưng, vì những người ác ý, đặc biệt có một số vị chức sắc tôn giáo không hợp tác, cố tình kích động giáo dân chống lại chính quyền. Từ những vụ việc đã xảy ra, ông Nguyễn Túc cho rằng: “Bà con chúng ta phải tỉnh táo hơn, phải thấy được những việc mà Đảng, Nhà nước ta đã làm sau khi xảy ra sự cố Formosa đến nay. Nếu có những gì chưa tốt thì phản ánh thông qua Ủy ban Đoàn kết công giáo các cấp, thông qua người uy tín trong giáo dân. Đừng hành động vi phạm pháp luật”.
Đáng tiếc là một số linh mục, giáo dân đã không thấm được những lời lẽ chân thành, thấu tình đạt lý nói trên. Họ hy vọng rằng, “tiếng vang” mà họ tạo ra qua mạng xã hội và truyền thông nước ngoài sẽ đến tai các tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế? Chắc chắn, một số tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế vốn thiếu thiện chí, thiếu hiểu biết về Việt Nam sẽ vớ lấy điều này làm “bằng chứng” để tạo cớ can thiệp, tác động vào Việt Nam. Nhưng họ quên là trong “thế giới phẳng” hiện nay, những điều bất lương thường không che giấu được. Về tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Andre Sauvageot, cựu Trưởng đại diện Tập đoàn đa quốc gia General Electric (Mỹ), chuyên viên tư vấn của Công ty Fontelm International đã chia sẻ: “Tôi thường trú ở Việt Nam đã hơn 10 năm. Theo tôi biết, Việt Nam là nước có tự do tôn giáo 100%. Ở Việt Nam, người Kinh hay người các dân tộc khác, người theo đạo hay không theo đạo, tất cả đều chung sống trong tinh thần tương trợ. Không ai phải chiến đấu để sống, vì mỗi người đều có cơ hội để sống và làm ăn. Có nhiều xã hội không được như vậy, đó là đặc tính quý báu của xã hội Việt Nam. Các cấp lãnh đạo Việt Nam đã biết nhìn xa, trông rộng để tạo ra một xã hội như vậy”.
“Tầm nhìn xa trông rộng của các cấp lãnh đạo Việt Nam” như lời ông Andre Sauvageot nói, thật ra rất giản dị, đó là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Mới đây, ngày 19-12-2016, trong Hội nghị làm việc với chức sắc cao cấp các tổ chức tôn giáo toàn quốc, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng, công tác tôn giáo, hoạt động tôn giáo đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, có cả sự xúi giục, kích động từ các thế lực xấu. Để giải quyết khó khăn, vướng mắc trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các chức sắc cần tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng của chính quyền cùng tháo gỡ trên tinh thần xây dựng, thiện chí, khách quan, thượng tôn pháp luật, bảo đảm quyền tự do tôn giáo của mọi người, và phải: “Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước, gây cản trở đối với Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế”. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh cần: “Phát huy các nguồn lực tôn giáo, tạo sức lan tỏa trong xã hội, xây dựng nếp sống văn minh tốt đời, đẹp đạo, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển đất nước”.
Những người tự nhận mình “có trí thức” như linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục chắc chắn hiểu rõ điều này. Nếu họ vẫn cứ cố tình làm trái lời răn của Chúa, ngoan cố đứng ngoài vòng pháp luật, chắc chắn họ sẽ phải nhận những hình thức nghiêm trị của pháp luật.
HỒNG HẢI