Đấu tranh chống những luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng

09:00 27/11/2017

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.


Trong đó, Đảng ta chỉ rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng là nguy hiểm khôn lường.

Trong khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến hành quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) thì các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị tự xưng là “nhà hoạt động xã hội”, là đảng viên “trung thành”, “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”, tự cho mình cái quyền tung lên các trang mạng xã hội, các web, blog... những quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng; họ phát tán những tài liệu, bài viết có nội dung tuyên truyền, nói xấu chế độ, với những luận điệu xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phản đối chủ trương, đường lối của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

Họ cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là trở ngại duy nhất cho dân tộc và nền dân chủ chân chính của nhân dân”... Đáng chú ý là những “ý kiến”, “bình luận” về Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của những gương mặt quen thuộc trong Hội thảo “Bàn tròn của BBC”.

Có kẻ cho rằng: “Tất cả những chuyện về suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,.., về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hay điều gì đó, thì chỉ nhằm “lợi ích nhóm”,...; và rằng Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) là biểu hiện của sự “bế tắc” giải pháp cho các vấn đề xã hội,... Có kẻ thì qua “Thư ngỏ” khẳng định rằng, một đảng cầm quyền thì không thể có dân chủ, chỉ dẫn đến “độc tài, toàn trị”.

Như vậy, có thể khẳng định, tất cả những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội đều xuyên tạc, bóp méo sự thật về Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII); nhằm chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, mối quan hệ giữa Đảng ta với nhân dân.

Và mục tiêu cuối cùng của họ là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, họ đòi “đa nguyên, đa đảng đối lập”; họ muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thôi giữ vai trò lãnh đạo đối với giai cấp, dân tộc và xã hội Việt Nam, họ đòi “đổi mới thể chế chính trị” ở Việt Nam, đòi nhường quyền lãnh đạo dân tộc và xã hội cho một “lực lượng chính trị mới”...

Lịch sử đã minh chứng, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được nhân dân ta, dân tộc ta hết lòng ủng hộ, một lòng tin theo Đảng.

Trong suốt tiến trình cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hàng vạn đảng viên cộng sản đã hy sinh trong ngục tù của thực dân, đế quốc, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; kiên quyết một lòng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, trong khi các đảng phái của các giai cấp khác, các lực lượng chính trị khác đều tự tan rã, hoặc không được nhân dân ủng hộ, không thực hiện được mục tiêu chính trị mà họ đề ra.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ nạn quan liêu, tham những, lãng phí”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Ctqg, Hà Nội, 2016, tr. 18-19,... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.

Trong những căn bệnh suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu, là căn nguyên gây ra nhiều căn bệnh khác. Thực tiễn cũng cho thấy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng gặp không ít khó khăn, trở ngại, có lúc do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, hành động chưa đúng quy luật khách quan, dẫn đến sai lầm, khuyết điểm.

Điều quan trọng là ở chỗ, mỗi khi phạm phải sai lầm, khuyết điểm, Đảng không bảo thủ, bàng quan; trái lại, đều kiên quyết sửa chữa, thể hiện tinh thần cầu thị, trách nhiệm chính trị trước nhân dân, dân tộc. Nhưng, trớ trêu là một số kẻ thù địch, cơ hội chính trị lại không thấy hoặc cố tình làm ngơ điều đó; hơn thế, họ còn thổi phồng những khuyết điểm, sai lầm đó và quy kết Đảng ta không đủ năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong điều kiện mới của đất nước.

Chúng ta cần cảnh giác vạch trần và đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng. Đảng ta không né tránh và phủ nhận hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra: “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và đề ra hệ thống các giải pháp cấp bách để tiếp tục xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong Đảng đã tạo sự chuyển biến bước đầu, có tác dụng cảnh báo, răn đe và phòng ngừa những hành vi tham nhũng, tiêu cực, góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Vì vậy, không thể vin vào những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém hiện nay để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; cũng không thể đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số cán bộ, đảng viên tham nhũng, thoái hóa, biến chất, quy chụp mọi khuyết điểm, sai lầm, tiêu cực trong xã hội về cho Đảng. Làm như vậy là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, là phủ nhận lịch sử, phủ nhận lòng tin của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

Cho dù các thế lực thù địch, các “nhà hoạt động xã hội”, những người cơ hội chính trị hoặc những kẻ nhân danh “người yêu nước” có dùng âm mưu thủ đoạn thâm độc đến đâu cũng không thể che đậy được dã tâm của họ nhằm bôi nhọ, xuyên tạc, bóp méo sự thật về Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng.

Như đông đảo cán bộ, nhân dân ta xác định, mặc dù xã hội ta vẫn còn những vấn đề phải giải quyết, thậm chí có cả những vấn đề bức xúc, nhưng không có lực lượng chính trị nào có đủ lương tâm, trí tuệ và sức mạnh hơn Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện chế độ xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Đại tá, PGS, TS KHQS Trần Nam Chuân

An ninh mạng: "Chìa khóa" từ mỗi người dân

 27/11/2017 05:00

An ninh mạng thực sự đã trở thành một cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Cuộc chiến này đòi hỏi mỗi công dân sử dụng internet phải trở thành người lính chuyên nghiệp để phòng, chống hữu hiệu các cuộc tấn công. Nói một cách hình ảnh, khi internet đã trở nên thông dụng với mọi người, mọi nhà thì mỗi công dân đều giữ trong tay một "chìa khóa" an ninh quốc gia. Vì vậy, cần phải phổ cập những phương thức cơ bản về bảo đảm an ninh mạng đến mọi công dân...

Báo động đỏ
Việt Nam vừa kỷ niệm tròn 20 năm internet vào Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đứng vào hàng "cường quốc" sử dụng internet, với 50,1 triệu người dùng, chiếm 53% dân số cả nước, một trong số ít quốc gia mà số người dùng internet nhiều hơn số người không dùng. Internet đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, trở thành nền tảng kết nối mọi vấn đề.
Ảnh minh họa / qdnd.vn 
Sự phát triển của công nghệ thông tin, của internet góp phần rất quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, nhưng nhìn một cách khách quan, công tác bảo đảm an ninh mạng của chúng ta còn ở tình thế tương đối bị động. Trước hết là các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp chưa có quy trình thao tác chuẩn để đối phó với các cuộc tấn công mạng. Cuộc tấn công mạng nhằm vào Vietnam Airline ngày 29-7-2016 là một ví dụ. Hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cùng hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về Biển Đông. Tại website của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, người dùng khi truy cập vào nhận được thông báo website đã bị hack, nội dung trang chủ được thay đổi hoàn toàn...
Theo Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) thì năm 2016, dù có sự nỗ lực rất lớn từ các cơ quan chức năng nhưng tình hình an toàn thông tin của Việt Nam vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, vẫn xảy ra nhiều vụ tấn công có chủ đích vào hệ thống thông tin của tổ chức, doanh nghiệp lớn, lượng mã độc phát tán vẫn còn nhiều. Cũng theo VNISA, chỉ trong khoảng 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 11-2014), có đến 2.500 website của các cơ quan Nhà nước bị tấn công, trung bình 20 vụ/ngày. Đây là con số công khai và rõ ràng, đến nay thì tính chất, mức độ phức tạp của vấn đề còn tăng hơn nữa. Theo TS Vũ Quốc Khánh, chuyên gia về an ninh mạng, thì qua các con số phản ánh, có thể đánh giá tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam đã được cải thiện nhiều, thể hiện qua Chỉ số an toàn thông tin của Việt Nam tăng lên và có xu hướng tăng bền vững. Tuy nhiên, các chuyên gia trong hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2016 về “Kỷ nguyên mới của chiến tranh mạng” nhận định Việt Nam vẫn là một điểm nóng về tấn công mạng. Để môi trường an toàn thông tin tại Việt Nam được phát triển bền vững, lành mạnh hơn nữa, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và mỗi công dân cần phải nâng cao nhận thức chung và thống nhất hợp tác trong xử lý các tình huống về an toàn thông tin. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức và có sự điều phối chung của Nhà nước, trong đó, lấy con người làm nguồn lực chính, phát triển công nghệ an toàn thông tin phù hợp với đặc thù Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích cộng đồng tham gia vào lĩnh vực hoạt động này.
Người dùng internet ở Việt Nam nhìn chung ý thức tự bảo vệ chưa cao. Một ví dụ đơn giản là mọi người thường thoải mái cài đặt phần mềm từ internet mà không quan tâm đến nguồn gốc của phần mềm đó. Trong khi một khảo sát của BKAV cho thấy, có tới 70% kết quả tìm kiếm những phần mềm phổ biến khi tìm kiếm trên internet là chứa mã độc.
Coi trọng quản lý tên miền tại Việt Nam
Internet là "con dao hai lưỡi". Nhận thức chung trên toàn thế giới đều khẳng định điều này. Không thể phủ nhận lợi ích to lớn của internet nhưng mặt trái của internet tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người, chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc. Các thế lực thù địch với Việt Nam xác định internet là "công cụ số 1" để tung tin độc hại, xuyên tạc, hạ thấp uy tín cá nhân và tổ chức, gây nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ, khoét sâu vào những yếu kém, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Những chiêu trò trên internet nhiều khi rất đơn giản, như việc xây dựng các website có máy chủ đặt ở nước ngoài, lấy tên miền định danh trùng với tên các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam... nhưng vì thiếu kỹ năng an toàn thông tin, khá nhiều người dùng internet ở Việt Nam tưởng đó là website của các đồng chí lãnh đạo, dẫn tới bị những thông tin trên đó "dắt mũi", "ám thị".
Những thông tin nêu trên cho thấy, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng internet và của cộng đồng phải là giải pháp cơ bản, thường xuyên, liên tục, lâu dài và đóng vai trò chủ đạo; để người dùng internet Việt Nam từng bước thích ứng tích cực với môi trường mạng, biết sàng lọc thông tin xấu, tiếp nhận thông tin hữu ích, biến internet thực sự là công cụ kỳ diệu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận diện tên miền là một kỹ năng đơn giản nhưng lại rất quan trọng, rất cần thiết để người dùng internet ở Việt Nam có thể phân biệt đâu là website đáng tin cậy, đâu là website giả mạo, không đáng tin. Tên miền là đường dẫn tới các địa chỉ trên internet, được xem như "số nhà", "định danh" trên internet. Thông qua tên miền, có thể nhận dạng được về thông tin trên mạng. Đăng ký, sử dụng tên miền đã và đang trở thành yếu tố quyết định trong việc giúp người sử dụng internet nhận thức, xác định nguồn thông tin tốt, tránh tiếp cận nguồn thông tin xấu. Ví dụ, các thế lực chống phá Việt Nam không dám đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam có đuôi ".vn". Những trang mạng giả mạo tên các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam đều sử dụng tên miền quốc tế như: ".com", ".net", ".org"... Trong trường hợp này, nếu nắm rõ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" chính là tên cấp cao nhất (ccTLD), đã được tổ chức quản lý tên và số cấp cao nhất toàn cầu (ICANN) chuyển giao cho Việt Nam quản lý, thì người sử dụng internet sẽ biết ngay những website giả mạo do các trang mạng này sử dụng tên miền quốc tế với các thông tin định danh không xác thực. Trong quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên internet tại Việt Nam nêu rõ: "Báo điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước phải sử dụng ít nhất 01 tên miền ".vn" và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam (khoản 3, Điều 7, Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT, ngày 18-8-2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
Các nguồn tin chính thức, đặc biệt là tin tức chính trị, pháp luật của Việt Nam do các cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, Nhà nước cung cấp sẽ sử dụng tên miền ".vn" với các thông tin định danh xác thực. Xác định tên miền ".vn" là thông số rất quan trọng đối với hoạt động internet. Việc quản lý tên miền ".vn" vừa là công cụ phục vụ cho quản lý, vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển internet tại Việt Nam. Đối với người sử dụng internet ở Việt Nam, khi đọc những thông tin chính trị, pháp luật nhạy cảm, cần tỉnh táo lựa chọn, truy cập những website có tên miền ".vn" để được tiếp cận nguồn thông tin chính thức, đáng tin cậy.
Trả lời chất vấn trên diễn đàn Quốc hội ngày 17-11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết thời gian qua, cơ quan chức năng của bộ phối hợp với mạng YouTube đã gỡ bỏ hơn 5.000 clip có nội dung xấu độc, một con số thể hiện nỗ lực lớn trong công tác quản lý Nhà nước trên internet. Tuy nhiên, các website, trang mạng xã hội, blog phản động có rất nhiều mưu mô để "vượt tường lửa" hay vượt qua các phương thức kiểm duyệt thông qua nhà mạng. Một website, blog hay clip này bị chặn thì chúng lập tức lập ra những website, blog khác. Thực tế này càng cho thấy, giải pháp tuyên truyền, giáo dục nhận thức và kỹ năng, để mỗi công dân trở thành một người dùng internet thông minh, có "sức đề kháng" và khả năng phân biệt thông tin chính thống với thông tin giả mạo, xuyên tạc là giải pháp cơ bản, quan trọng. Mỗi công dân hiện đang giữ một "chìa khóa" an ninh mạng của quốc gia, vì chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc, nhất định chúng ta phải kiên trì xây dựng mỗi công dân trở thành một chiến sĩ trên mặt trận bảo đảm an ninh mạng.
Để thoát khỏi sự phụ thuộc mạng xã hội nước ngoài
Cũng trong phiên trả lời chất vấn trên diễn đàn Quốc hội ngày 17-11, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề cập một thực tế là người dân Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội nước ngoài. Đây là vấn đề toàn cầu mà nhiều nước quan tâm, không chỉ riêng Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam có tham vọng xây dựng mạng xã hội cạnh tranh với Facebook hay công cụ tìm kiếm cạnh tranh Google, nhưng do tiềm lực tài chính có hạn nên gặp nhiều trở ngại.
Thiết kế và xây dựng mạng xã hội riêng là một chính sách mà các nước lớn như Nga, Trung Quốc đang tiến hành. Theo đó, Chính phủ Nga, Trung Quốc đã dùng một số biện pháp ngăn chặn và hạn chế việc sử dụng mạng xã hội từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện tối đa để công dân sử dụng mạng xã hội do doanh nghiệp trong nước cung cấp. Mạng Vkontakte ở Nga hoặc WeChat, Sina Weibo của Trung Quốc khá phổ biến với người dùng mỗi nước. Chính sách này mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giúp bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dễ dàng kiểm soát các luồng thông tin mà còn tạo điều kiện cho ngành dịch vụ và công nghệ thông tin trong nước phát triển. Việt Nam là một quốc gia hiện có 50,1 triệu người sử dụng internet và con số này tiếp tục tăng. Những hạn chế khi người dân phụ thuộc vào mạng xã hội của nước ngoài, tình trạng lộ lọt bí mật quốc gia, hoạt động phá hoại của các phần tử, thế lực thù địch cũng như mức độ trốn thuế và thiếu hợp tác của các tập đoàn công nghệ toàn cầu thúc đẩy chúng ta nên xây dựng mạng xã hội của Việt Nam. Để doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạng xã hội cạnh tranh toàn cầu thì chính sách phải đồng bộ, ưu tiên giảm thuế, phí, phát triển nội dung số để hình thành hệ sinh thái số lớn mạnh. Công việc này, như Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, cần có sự chung tay của 4 nhà: Nhà cung cấp hạ tầng viễn thông-nhà mạng xã hội-nhà quảng cáo và nhà phát triển nội dung trong nước thì mới hy vọng xây dựng hệ thống sinh thái số Việt Nam.
Theo báo điện tử VTV.vn, mạng xã hội Zalo của Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm ra đời và hiện nay đã có hơn 80 triệu người dùng trên toàn thế giới. Nếu so với "đế chế" Facebook có hơn 1,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới thì rõ ràng Zalo còn là một mạng xã hội nhỏ bé. Nhưng thành công bước đầu của Zalo, cũng như thành công của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài là những tín hiệu cho thấy, các doanh nghiệp công nghệ thông tin của chúng ta hoàn toàn có thể bước ra biển lớn thành công.
Đó cũng là tín hiệu để mỗi công dân Việt Nam tự tin xây dựng một "thế trận chiến tranh nhân dân trên mạng" - một vấn đề có ý nghĩa sống còn để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
 NGUYỄN HỒNG

Quấy rối dưới đèn

09:23 20/11/2017

Chiêu chửi bới, ném đá ngoài ngõ khi chủ nhà trưng đèn đón tiếp trọng khách vốn là một trò mèo của những người có bụng xấu và ý nghĩ thấp hèn. Không rõ chiêu trò ấy có từ khi nào nhưng thời nay, xã hội văn minh hơn nhiều mà nhiều kẻ vẫn chưa rủ bỏ được tật cũ. Ví như khi chủ nhà tổ chức Hội nghị cấp cao APEC mới đây…

Những ngày đó, các “nhà dân chủ” coi đây là cơ hội hòng quấy rối dưới đèn: vừa để lấy cớ tạo dư luận gây áp lực lên chính quyền Việt Nam, vừa bôi lem chủ nhà để quan khách quốc tế “nghĩ khác, hiểu khác và hành động khác”!. Số này tìm cách liên lạc với các tổ chức phản động bên ngoài, những tổ chức, cá nhân thù địch, nhờ cậy họ lên tiếng hòng gây áp lực nhân lúc các nguyên thủ APEC có mặt tại Việt Nam.

Chiêu bài không gì khác vẫn là áo mũ “đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ”, kêu gọi nguyên thủ các nước gây sức ép để chính quyền Việt Nam “thả những nhà đấu tranh vì dân chủ”, những nhà “bất đồng chính kiến”. Nhân thể, họ gửi lên danh sách “các tù nhân lương tâm”, kèm những video, ảnh bị sửa, cắt xén để tố cáo Việt Nam “đàn áp nhân quyền”…

Nhận được “tín hiệu”, lập tức những tổ chức phản động, thù địch với Việt Nam ở nước ngoài lên tiếng. Con bài nhân quyền, dân chủ được đẩy lên cao. Trên nhiều trang web của số này gia tăng lượng bài viết chỉ trích Việt Nam vi phạm nhân quyền, dân chủ với những lời lẽ như: “Việt Nam đang trấn áp mạnh tay đối với các nhà hoạt động dân chủ và vận động nhân quyền”, đưa ra con số “hàng chục nhà hoạt động đã bị bắt giữ chỉ trong vài tháng qua”.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vu cáo: “Hiện có hơn 100 tù chính trị tại Việt Nam” và đưa ra dẫn chứng: “Con gái của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, trong những ngày cuối tháng 10 đã lần thứ tư gửi thư tới Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump, cầu xin giúp đỡ để blogger Mẹ Nấm được thả”. Tổ chức này tỏ ra phấn chấn: “Liệu Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ có nêu vấn đề về quyền tự do biểu đạt, về nhân quyền trong chuyến đi của ông tới Việt Nam?”.

Ăn theo HRW, có nhiều cá nhân và tổ chức phản động lưu vong cũng viết thư gửi tới các lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, đề nghị họ gây áp lực để chính phủ Việt Nam “ngừng các cuộc đàn áp dân chủ”. Trước đó, HRW còn ra thông cáo “kêu gọi chính quyền Việt Nam thả tự do cho các tù nhân chính trị”…

Dù cố gắng tạo làn sóng, tạo sức ép từ dư luận hòng để những nhà lãnh đạo APEC có mặt tại Việt Nam lên tiếng song thực tế, mưu đồ của số chống phá này đã đổ vỡ. Chiêu bài gửi thư cho Tổng thống và Phu nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông tham dự APEC 2017 và thăm chính Việt Nam đã được các cá nhân, tổ chức chống phá lên kế hoạch kỹ lưỡng. Số chống phá cũng tìm cách quấy rối khi tìm cách chê bai, chỉ trích, nói rằng nước chủ nhà tổ chức APEC “không chu đáo”, “không thiện chí”, tìm các lý do để bồi bút, tô đen.

Tuy nhiên, như đã nói, với nội dung thông tin sai sự thật, lấy cớ dân chủ, nhân quyền để vu cáo chính quyền Việt Nam bắt giam “những nhà hoạt động dân chủ” không còn là con bài để đánh lạc hướng các nhà lãnh đạo. Là nguyên thủ quốc gia tham dự diễn đàn kinh tế lớn tổ chức tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo đặt vấn đề toàn cục và toàn diện với tầm nhìn hợp tác toàn diện, vì lợi ích chung và trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Ở đây không có chỗ cho những mánh khóe cá nhân, xiên xỏ kiểu lập lờ đánh lận dưới dạng “thư ngỏ”, “thư kiến nghị” để phục vụ cho mưu đồ chống phá thấp hèn.

Thực tế trước, trong, sau Hội nghị cấp cao APEC cũng như các chuyến thăm chính thức, các buổi tiếp xúc song phương đã cho thấy rõ điều đó. Trong buổi họp báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời nhiều câu hỏi, trong đó có nhận xét về công tác tổ chức của nước chủ nhà.

“Đánh giá công tác tổ chức thì Việt Nam đã làm tất cả để hội nghị diễn ra một cách hiệu quả và thành công. Hội nghị đã dành nhiều sự chú ý vào các vấn đề kinh tế, các vấn đề được thảo luận đều rất thực tế và được các thành viên của nền kinh tế APEC quan tâm. Ví dụ như Việt Nam đề cập đến nền kinh tế số và doanh nghiệp vừa và nhỏ” - ông Putin nói.

Tờ “Đại Công báo” của Hồng Kông (Trung Quốc) có bài viết “APEC thúc đẩy hợp tác Trung - Việt bước lên một tầm cao mới”, đánh giá cao những thành tựu phát triển của Việt Nam sau mở cửa cũng như tương lai hợp tác giữa Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới.

Tiến sỹ Alan Bollard - Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC nhấn mạnh, Việt Nam là nước “cầm cương” cho tiến trình phát triển, đặt ra chủ đề cũng như những ưu tiên trong hoạt động của Năm APEC 2017. Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thành công tốt đẹp đã khép lại một năm hoạt động sôi động và hiệu quả của APEC, đồng thời khởi động nhiều chương trình, hoạt động để các chủ nhà APEC tiếp theo tiếp quản như Papua New Guinea vào năm 2018, Chile năm 2019.

Trong khi đó, Tạp chí Diplomat có bài viết ghi nhận việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC năm nay không chỉ thể hiện sự tín nhiệm của một tổ chức chiếm một nửa kinh tế toàn cầu vào uy tín và vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên trường quốc tế mà còn tín nhiệm khả năng tổ chức một sự kiện vào loại lớn nhất hành tinh này.

Với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông đã có những chia sẻ trên trang cá nhân thể hiện cảm xúc tuyệt vời khi ở Việt Nam. Ngay khi đáp chuyên cơ xuống Philippines vào chiều tối 12-11, ông đăng tải một dòng tweet trên trang Twitter cá nhân với nội dung: "Vừa hạ cánh ở Philippines sau một ngày tuyệt vời với các cuộc gặp mặt và sự kiện tại Hà Nội, Việt Nam".

Trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam ngày 11 và 12-11, khẳng định: “Lãnh đạo hai nước thảo luận về những biện pháp để củng cố và mở rộng quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, các lợi ích và mong muốn chung thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Lãnh đạo hai bên tái khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ trên cơ sở những tuyên bố chung trước đây giữa hai nước; tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau”.

Về vấn đề nhân quyền, trước đó, trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ghi rõ: “Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kết quả của các cuộc đối thoại thẳng thắn, xây dựng về quyền con người, đặc biệt là vòng 21 Đối thoại nhân quyền Việt Nam -Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 5 năm 2017, nhằm thu hẹp khác biệt và tiếp tục xây dựng lòng tin.

Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và sự liên hệ giữa quyền con người với an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hai nước khuyến khích tăng cường hợp tác để bảo đảm tất cả mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng giới tính, cũng như người khuyết tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người. Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Việt Namtrong việc cải thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền cho mọi người dân”.

Hồi tháng 5-2017, tại Hà Nội cũng đã diễn ra Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21. Đây là hoạt động thường niên giữa hai bên, trao đổi về những vấn đề hai bên cùng quan tâm, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo, tự do bày tỏ chính kiến, xây dựng nhà nước pháp quyền, quyền lao động, thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền cũng như khả năng hợp tác trong lĩnh vực này trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, từ đó tăng cường hiểu biết, thu hẹp khác biệt, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Hiển nhiên, sự hiểu biết và tăng cường hợp tác giữa hai nước cũng khiến chiêu bài đội mũ “dân chủ, nhân quyền” của những thế lực chống phá càng trở nên lạc lõng, dù là dịp APEC – khi chủ nhà đón tiếp trọng khách.
Đ.Trường

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo

20/11/2017 05:00

Gần đây, các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục bắt giữ, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó một số đối tượng là giáo dân. Đã thành thói quen, các thế lực thù địch, phần tử phản động lưu vong lại lợi dụng sự việc này để thông qua một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Họ vu cáo rằng Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, vi phạm tự do tôn giáo.

Chiêu trò lợi dụng những vụ việc vi phạm pháp luật, nhất là các vụ việc liên quan đến những vấn đề nhạy cảm, như: Dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền; cổ súy, bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật của các thế lực thù địch không có gì mới nhưng vẫn hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, khi mà nhận thức về pháp luật, sự am hiểu về quyền tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của một bộ phận nhân dân còn hạn chế và các thế lực thù địch có sự móc nối với những phần tử bất mãn, cực đoan ở trong nước. Trong số những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam bị các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý thời gian qua, có một số đối tượng là giáo dân mà một trong số đó là Trần Thị Xuân, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, giáo dân thuộc Giáo xứ Cửa Sót - Hà Tĩnh. Lợi dụng việc các cơ quan bảo vệ pháp luật bắt giữ đối tượng Trần Thị Xuân về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79, Bộ luật Hình sự, một số phần tử phản động ở nước ngoài đã cấu kết tán phát tài liệu "Bắt giữ giáo dân Trần Thị Xuân, an ninh Cộng sản Việt Nam đang tự hủy diệt chế độ" có nội dung xuyên tạc tính chất vụ việc, phản đối chính quyền nhân dân, cổ xúy cho những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này. Chưa dừng ở đó, chúng còn vu cáo Việt Nam "đàn áp tôn giáo", vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Chúng kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng gây áp lực yêu cầu Việt Nam "trả tự do vô điều kiện" cho Trần Thị Xuân và một số đối tượng.
 Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN.
Đồng bào theo tôn giáo trước hết phải là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng như mọi công dân khác, đồng bào theo tôn giáo phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ công dân. Không phải ngẫu nhiên mà trong Huấn từ và Sứ điệp của Giáo hoàng Benedict XVI gửi Giáo hội Công giáo Việt lại viết: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Là công dân và cũng là giáo dân nhưng Trần Thị Xuân đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Hành vi vi phạm pháp luật của công dân Trần Thị Xuân là rất rõ ràng. Trần Thị Xuân là thành viên của cái gọi là "Hội anh em dân chủ miền Trung". Ngày 3-4-2017, Trần Thị Xuân đã có hành vi tham gia kích động giáo dân biểu tình chống chính quyền tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Trước đó, vào tháng 5-2016, thông qua mạng xã hội, Trần Thị Xuân làm quen với đối tượng Nguyễn Trung Trực, trú tại xã Thạch Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là trưởng ban điều hành của cái gọi là "Chi hội anh em dân chủ miền Trung" (đối tượng này cũng đã bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình bắt giữ để xử lý về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79, Bộ luật Hình sự). Tháng 7-2016, Trần Thị Xuân được bầu làm phó ban điều hành "Chi hội anh em dân chủ miền Trung" tham gia chỉ đạo chi hội với vai trò móc nối, tuyển nhận các đối tượng tham gia vào chi hội, tổ chức các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, tập trung phát triển lực lượng tại địa bàn Hà Tĩnh. Từ đó đến khi bị bắt, Trần Thị Xuân đã tán phát, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh của các tổ chức, cá nhân phản động, cực đoan có nội dung xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước; kêu gọi, kích động người dân tụ tập biểu tình chống phá chính quyền nhân dân... Sự thật về hành vi vi phạm pháp luật "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" của công dân Trần Thị Xuân là rất rõ ràng, mà hoàn toàn không phải như những gì các thế lực thù địch, phản động tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo trên một số trang mạng. Trước khi là một giáo dân, Trần Thị Xuân là một công dân, do đó phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam. Trần Thị Xuân có hành vi vi phạm pháp luật và các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xử lý đối tượng này là bắt giữ, xử lý đối với một công dân vi phạm phát luật chứ không phải là đàn áp tôn giáo.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo Hiến pháp và pháp luật. Các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đều tương thích với Công ước quốc tế. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. 2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. 3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác...”. Nhà nước Việt Nam nghiêm cấm bất kỳ ai, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, núp bóng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, của các công dân. Ở Việt Nam không có chuyện phân biệt đối xử giữa các tôn giáo. Mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi trường hợp liên quan đến tôn giáo vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh để giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng. Ở Việt Nam không có chuyện giáo dân bị đàn áp, mà chỉ có công dân vi phạm pháp luật bị xử lý. Các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý những công dân vi phạm pháp luật là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu tổ chức, cá nhân nào đó cố tình lợi dụng vụ việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý những công dân là giáo dân vi phạm pháp luật để vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo là luận điệu xuyên tạc, bịa đặt nhằm dụng ý xấu hòng kích động gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân... Luật pháp Việt Nam không cho phép tồn tại những hành vi thấp hèn như vậy.
 KIM THANH

Sự tác động của “diễn biến hòa bình” tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

14/11/2017 20:59

 Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có liên quan gì tới nhau, chúng tác động tới nhau như thế nào. Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một số thông tin.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, “diễn biến hòa bình” là yếu tố cơ bản thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đối với cách mạng Việt Nam, việc các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” chính là nhằm đẩy nhanh tiến độ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ nước ta. Việc thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được chúng thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, với mọi cá nhân, tổ chức, nhất là đối với cán bộ, đảng viên, hòng làm chuyển hóa từ nội bộ Đảng, tiến tới chuyển hóa chế độ sang chiều hướng tư bản chủ nghĩa một cách “êm thấm, hòa bình”. Có thể hiểu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là kết quả logic, là hệ quả trực tiếp của “diễn biến hòa bình”.
Nhìn vào thực tiễn có thể thấy, một trong những đòn tiến công quan trọng của “diễn biến hòa bình” là nhằm phá hoại về chính trị, tư tưởng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Biểu hiện của đòn tiến công này là các thế lực thù địch luôn chú trọng khoét sâu những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, duy trì kỷ luật của các tổ chức đảng. Chẳng hạn, chúng lợi dụng việc Đảng ta xử lý các cán bộ, đảng viên sai phạm, suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong thời gian vừa qua để rêu rao, bịa đặt rằng Đảng ta “thanh trừng nội bộ”, “đấu đá lẫn nhau” v.v.. hòng hướng lái dư luận, gieo rắc tâm lý hoài nghi trong nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa của việc kỷ luật Đảng. Các thế lực thù địch cũng đã tập trung mạnh vào việc xuyên tạc nền tảng lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chế độ XHCN ở nước ta, hòng làm “tan rã lý tưởng và niềm tin”, gây ra “khủng hoảng về ý thức hệ” trong Đảng và nhân dân. Mặt khác, chúng không ngừng tạo dựng, cấu kết những phần tử ly khai, bất mãn, cơ hội chính trị, hòng hình thành những tổ chức, lực lượng đối lập về chính trị để tiến tới tranh giành quyền lãnh đạo với Đảng Cộng sản Việt Nam. Những chiêu trò này sẽ hỗ trợ cho tiến trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra nhanh hơn.
Khi “diễn biến hòa bình” tác động bằng những mưu mô, thủ đoạn đa dạng, phức tạp, sẽ gây nhiều khó khăn cho chúng ta trong việc nhận biết, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tính đa dạng, đa chiều, thể hiện trên nhiều lĩnh vực của “diễn biến hòa bình” khiến chúng ta gặp khó khăn trong phân định đâu là “diễn biến hòa bình”, đâu là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đâu là những hạn chế, khuyết điểm hoặc đâu là ảnh hưởng, tác động của “diễn biến hòa bình” tới sai phạm của cán bộ, đảng viên. Sự khó khăn trong nhận thức có thể sẽ dẫn đến lúng túng trong xác định quan điểm, nội dung, biện pháp phòng, chống “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” phải gắn thật chặt với phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phải kết hợp chặt chẽ các biện pháp giữa đấu tranh với các thế lực thù địch với giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Dứt khoát phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, tài năng, tận tâm tận lực với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc thì mới tạo dựng và giữ vững được thành trì niềm tin trong nhân dân. Đó cũng là thành trì mà không thế lực thù địch nào có thể xuyên phá.
TRẦN THÔN

Những trò “đốt rơm” lạc lõng giữa ngày hội APEC

13/11/2017 05:00

Có thể so sánh như vậy khi nói về những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đề cập đến vai trò tạo ra thành công to lớn tại APEC 2017 của nước chủ nhà Việt Nam. Những luận điệu lạc lõng ấy muốn nhân sự kiện quốc tế lớn này để đốt lên ngọn khói xuyên tạc về câu chuyện dân chủ, nhân quyền, hạ thấp vai trò của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong lãnh đạo phát triển đất nước. Nhưng sự thật về một kỳ APEC rất thành công khiến âm mưu ấy bị thất bại.

Trò “la làng” nhân quyền bị thất bại
Trước khi Tuần lễ Cấp cao APEC được khai mạc, trên nhiều trang mạng, tờ báo hải ngoại, xuất hiện không ít thông tin mang tính kích động về câu chuyện nhân quyền ở Việt Nam. Trang Việt ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lại việc Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Canada Ngô Thanh Hải-nguyên sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa đưa ra nhiều thông tin sai sự thật trong bức thư gửi lãnh đạo nhà nước Canada, nói về tự do tôn giáo, tự do nhân quyền và cả vấn đề Formosa tại Việt Nam. Ông Hải cố tình gọi 7 người vi phạm pháp luật Việt Nam là những “tù nhân lương tâm”. Ông này kêu gọi lãnh đạo nhà nước Canada nêu vấn đề nhân quyền khi gặp lãnh đạo Việt Nam và kêu gọi thực hiện luật Magnitsky (luật trừng phạt những người vi phạm nhân quyền).
Coi APEC là một cơ hội tốt để “la làng” như thường thấy, Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch-HRW) gây sự chú ý bằng việc đưa ra tới danh sách 105 blogger và “nhà hoạt động nhân quyền” mà tổ chức này cho là Việt Nam đang giam giữ, trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Xuân. HRW đã cố tình quên rằng những đối tượng này đều vi phạm pháp luật Việt Nam, bị kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền chứ không phải là những “nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai”, “nhà hoạt động vì môi trường” hay “nhà hoạt động nhân quyền”. Tổ chức này kêu gọi lãnh đạo các nền kinh tế dự APEC can thiệp để Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho 15 trường hợp.
Những lời kêu gọi trên không nhận được sự ủng hộ của truyền thông quốc tế và công luận nhưng một số bài trên trang Youtube vẫn tiếp tục chiêu thổi phồng sự việc. Ngay như bài trả lời phỏng vấn của một giáo sư tại Hoa Kỳ nói về APEC không đề cập nhiều đến vấn đề nhân quyền nhưng vẫn được đăng với tiêu đề “Quốc tế kêu gọi tẩy chay hội nghị APEC vì Việt cộng đàn áp nhân quyền”. Lố bịch hơn, họ còn bịa ra chuyện Tổng thống Donald Trump “dằn mặt” Việt Nam vì vi phạm nhân quyền.
"Gậy ông đập lưng ông", trong phần phản hồi bình luận, nhiều bạn đọc thẳng thắn phê phán trò đưa tin kiểu “xàm láo”, bịa đặt đó. Họ chỉ ra rõ chẳng có “quốc tế” nào kêu gọi tẩy chay APEC mà thực tế tại APEC, chương trình nghị sự bàn nhiều vấn đề thiết thực và những thông tin sai sự thật trên đã không được quan tâm.
Trả lời một tờ báo hải ngoại, ngay cả Giáo sư Ngô Vĩnh Long ở Hoa Kỳ, cũng thừa nhận thực tế, không có chuyện Tổng thống Hoa Kỳ can thiệp vấn đề nhân quyền tại APEC.
Ảnh minh họa. 
Ngược lại, trong bài phát biểu của mình tại APEC, Tổng thống Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều thành tựu, nỗ lực của Việt Nam vì quyền con người. Ông nói: “Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa. Chúng ta là bạn. Và thành phố cảng này ngày càng tấp nập, nhộn nhịp với tàu, thuyền từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Những công trình kỳ công, như Cầu Rồng, chào đón hàng triệu người đến tham quan, tận hưởng, những bãi biển tuyệt đẹp, ánh đèn rực rỡ, cũng như những nét quyến rũ cổ xưa của Đà Nẵng... Đầu thập niên 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống với chỉ vài USD mỗi ngày và cứ 4 người lại có một người phải chịu cảnh thiếu điện. Ngày nay, Việt Nam, với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng!”.
Thực tế cũng cho thấy, trong Tuyên bố chung Việt Nam-Canada nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC cũng nêu rõ: “Canada và Việt Nam ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền tuân theo hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế, bao gồm việc thực thi Công ước Liên hợp quốc và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền”. Như vậy, việc bảo vệ nhân quyền phải tuân theo hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế.
Những sáng kiến của Việt Nam rất thiết thực, được đánh giá cao
Trên trang của tổ chức phản động Việt Tân và một số trang mạng khác còn có những bài viết xuyên tạc rằng “APEC không mang lại lợi ích gì nhiều cho nhân dân Việt Nam”, “nhiều người dân thờ ơ với APEC”. Họ còn đưa ra phê phán, Việt Nam lạc lõng trong bàn tiệc APEC 2017, hành trang mang đến APEC vẫn là “những phát biểu ngây ngô về “lợi thế quốc gia” là lao động giá rẻ, tài nguyên giàu có và con người thân thiện” đã cũ rích suốt hơn 30 năm qua. Chẳng hiểu dựa trên học thuyết kinh tế nào, họ phán bừa rằng, các sáng kiến do Việt Nam đề xuất với APEC 2017 là “mù mịt” và mang tính khái niệm; phạm vi trừu tượng về “sáng tạo và bao trùm”...
Có thể nói, đó là những nhận định hết sức hồ đồ, đi ngược với thực tế. Ở Việt Nam, APEC nhận được sự quan tâm to lớn của nhân dân, nhất là đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. Trong số hàng nghìn doanh nghiệp đăng ký tham gia APEC, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ từ APEC 2017 mà từ lâu, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trong tổ chức thực tiễn, Việt Nam đã xác định những vấn đề, như: Nhân công rẻ, tài nguyên quặng thô... không còn là lợi thế quốc gia. APEC 2017 đã tiếp nối tư duy đổi mới kinh tế với 4 sáng kiến trụ cột đều là những dư địa kinh tế thúc đẩy sự phát triển trong nước và khu vực. Các chuyên gia kinh tế đều đánh giá cao những sáng kiến đó của Việt Nam.
Ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC cho biết, không phải ngẫu nhiên APEC lần này thu hút hơn 2.000 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký tham gia. Đây là số lượng doanh nghiệp đăng ký lớn nhất từ trước đến nay. APEC có thể tác động, giúp từ doanh nghiệp đến bà nội trợ hay người lái taxi Grab đều hưởng lợi chỉ với sáng kiến Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên quốc gia do Bộ Công Thương đề xuất. Với tiềm năng như hiện nay, nếu có quyết sách đúng, theo ông Hoàng Văn Dũng, Việt Nam có thể phát triển gấp 10 lần.
Theo Tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Học viện Ngoại giao)-một chuyên gia về APEC: APEC từ lâu đã được biết đến với khái niệm đây là vườn ươm của ý tưởng. Tuy APEC là một diễn đàn không chính thức, không bắt buộc giữa các thành viên, nhưng những ý tưởng này góp phần quan trọng vì hầu hết cam kết APEC đều được triển khai và ít hay nhiều đều có tác động sâu sắc đến các xu hướng phát triển ở khu vực. Tiến sĩ Trần Việt Thái đánh giá cao sáng kiến về phát triển bao trùm. “Chữ bao trùm ở đây có nghĩa là người dân sẽ được hưởng lợi, không ai bị bỏ lại trong quá trình đó. Phát triển là đồng đều bao trùm trong mọi lĩnh vực, kinh tế, tài chính, thương mại... Việt Nam còn tổ chức được các diễn đàn và gắn kết các thành tố của các khía cạnh bao trùm. Phải nói, đây là lần đầu tiên APEC làm được cái này”, Tiến sĩ Trần Việt Thái nói.
Theo các chuyên gia, việc đưa ra sáng kiến ở APEC tưởng đơn giản nhưng lại không hề đơn giản bởi vì dư địa càng về sau này càng khó, nền kinh tế của nước ta phát triển thấp hơn so với nhiều nền kinh tế thành viên, do vậy cần sự dung hòa tổng thể. Sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ hay lao động trong kỷ nguyên số, ứng phó với biến đổi khí hậu, cách mạng số… đều rất thiết thực. Cái mới và cái cũ đan xen tạo ra một chỉnh thể thống nhất, tạo ra APEC thành công nhất từ trước tới nay. Điều này được chứng minh khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết sau các hội nghị, những sáng kiến của Việt Nam đều được 100% lãnh đạo các nền kinh tế ủng hộ, hoan nghênh.
Bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam-một liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp khắc phục nghèo đói, bất công-cũng đánh giá cao vấn đề tăng trưởng bao trùm của APEC 2017. Trong đó, rất cần hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ lãnh đạo và làm chủ, để “thúc đẩy nền kinh tế nhân văn mà ở đó không ai bị bỏ lại phía sau, một thế giới tươi sáng cho các thế hệ sau”.
Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội-ông Adam Sitkoff, cho rằng: APEC 2017, cùng với các chuyến thăm của những nguyên thủ hàng đầu thế giới, là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam thúc đẩy phát triển lợi ích kinh tế.
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Philipines Trương Triều Dương nhận xét: “Theo dõi APEC 2017 ngay từ những ngày đầu tiên đến khi kết thúc, chúng ta tổ chức điều hành hơn 200 hội nghị nhưng cho đến giờ vẫn chưa có bất kỳ lời phàn nàn nào. Bạn bè của tôi ở các nước đến dự APEC đều phản hồi lại với tôi bằng thái độ hài lòng và chỉ gói gọn trong hai chữ: Tuyệt vời!”.
Đặc biệt, tại buổi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump​ đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam sau Hội nghị Cấp cao APEC, ông Donald Trump bày tỏ vinh dự và vui mừng được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và thiện cảm của lãnh đạo, nhân dân Việt Nam; chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC một cách tuyệt vời... Đánh giá của nguyên thủ một siêu cường trên thế giới như vậy là minh chứng sinh động, cho thấy APEC 2017 đã được nước ta tổ chức rất thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp, khẳng định uy tín và vị thế Việt Nam.
Và như vậy, những kẻ “đốt rơm” với tâm địa hẹp hòi chỉ có thể tạo ra những làn khói nhỏ nhoi, lạc lõng giữa một sự kiện quốc tế quan trọng mà “một nửa thế giới đã gõ cửa Việt Nam” càng thêm hiểu, thêm tin cậy một Việt Nam hội nhập, ngày càng tiến bộ và phát triển.
NGUYỄN VĂN MINH

Từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn

07/11/2017 05:00

Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 là một cơn động đất chính trị lớn của thế kỷ 20. Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới XHCN và độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.

Các ông trùm chiến lược, chiến lược gia và chính khách cỡ bự của chủ nghĩa tư bản đều hoan hỷ ăn mừng rằng đây là hồi chuông báo tử, rằng chủ nghĩa xã hội (CNXH) sẽ diệt vong vào cuối thế kỷ 20. Ta nhận định hoàn toàn ngược lại. Sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu kéo theo thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là một tổn thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ không phải tất yếu, tin rằng, các nước XHCN còn lại sẽ giữ vững trận địa, đảng cộng sản và công nhân sẽ khôi phục hoạt động trong điều kiện mới, và xu thế XHCN sẽ tiếp tục đi dưới hình thức này hay hình thức khác.
leftcenterrightdel
Lãnh tụ V.I.Lenin phát biểu tại Quảng trường Đỏ nhân kỷ niệm một năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ảnh: Topwar.ru 

Câu trả lời bước đầu đã có vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. CNXH không hề diệt vong. Các nước XHCN còn lại không những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Từ vùng Trung-Nam Mỹ đã phát sinh phong trào XHCN kiểu Mỹ Latinh, khởi đầu từ Venezuela rồi lan ra một số nước khác... Chủ nghĩa tư bản thế giới không thể chứng minh được rằng nó là lực lượng thống trị toàn cầu và xã hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay giữa lúc thế giới tư bản chủ nghĩa huênh hoang về sức sống dài lâu của nó cũng lâm vào khủng hoảng cục bộ, rồi đến khủng hoảng toàn diện hơn, kể từ năm 2008 đến nay, vẫn còn chưa hoàn toàn hồi phục. Thế giới từ lưỡng cực thành đơn cực, rồi nay lại thành đa cực. Các nước thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đều tham gia "toàn cầu hóa" và "hội nhập quốc tế", vừa cạnh tranh, vừa hợp tác dưới nhiều cung bậc khác nhau.
Điểm qua như thế để thấy rõ rằng, gần 30 năm qua, xung quanh vấn đề nên theo hay không theo CNXH, diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và trong xã hội ở nước ta cũng không thuần nhất và khá phức tạp, nhưng về cơ bản vẫn kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Quan điểm "phê phán quan điểm cho rằng CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH" không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu, từ sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay, những kẻ chống đối không còn nói nhẹ nhàng như thế, họ thẳng thừng đòi "Đảng Cộng sản Việt Nam tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa...". Và đến thời điểm chúng ta đang tiến hành "phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", có người mang danh đảng viên, còn ngạo mạn nói rằng, trong lựa chọn đường lối, Đảng ta đã sai lầm không chỉ từ Hội nghị thành lập Đảng (năm 1930) mà là từ Hội nghị Tua (năm 1921). Ý tứ đằng sau những giọng điệu ấy là gì, chắc mỗi người chúng ta đều biết.
 Với quan điểm ấy, họ đã sai lầm ít nhất là ở 8 điểm sau đây:
Về sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu:
Thứ nhất: Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng CNXH, chứ không phải sự sụp đổ của CNXH nói chung, với tư cách là một nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai: Chế độ Xô viết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) và sau này trên toàn Liên bang Xô viết, đã tỏ rõ được tính ưu việt so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó. Chính quyền Xô viết thực sự là chính quyền của công-nông-binh và của nhân dân lao động nói chung. Nhờ tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế quốc sau Cách mạng Tháng Mười, lập lại hòa bình và xây dựng chế độ mới, thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp thành công, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức-Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới. Vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô đạt được những thành công lớn, khiến cho Đảng và Nhà nước Xô viết ngộ nhận là CNXH đã xây dựng xong và chủ trương Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự thật thì cũng thời gian đó, nhiều nhược điểm và khuyết tật trong nội bộ Nhà nước Xô viết cũng bắt đầu hé lộ, nhất là khi so sánh với những bước phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa thời đó. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn những gì chế độ Xô viết đã giành được là một sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ ba: Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, sau khi phát hiện sự chậm trễ của mình, Liên Xô đề ra chính sách cải tổ; các nước XHCN Đông Âu cũng đề ra cải cách. Cải tổ và cải cách nhằm mục tiêu tăng tốc về kinh tế và thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn. Sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho ở Đông Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối cùng chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xô viết từ rất sớm. Không thấy nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ là ở đây, mà coi sự sụp đổ là tất yếu của chính quyền Xô viết cũng là sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ tư: Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên (tuy chưa hết), còn có một nguyên nhân trực tiếp khác nữa là âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Trong khi lãnh đạo Liên Xô chủ trương thi đua hòa bình thì chúng một mặt đẩy mạnh chạy đua vũ trang, mặt khác đề ra chiến lược "diễn biến hòa bình" để xóa bỏ CNXH mà không cần chiến tranh và súng đạn. Liên Xô và nhiều nước khác đã sa vào cái bẫy này của chúng mà không tự giác phát hiện.
Về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam.
Thứ năm: Đúng là ngay từ ngày mới thành lập, Đảng ta đã đề ra chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản". Như cách nói ngày nay, đó là làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên làm cách mạng XHCN. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được đề ra xuất phát từ thực tế tình hình nước ta lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp, cũng xuất phát từ xu thế phát triển có tính quy luật của thời đại mới sau Cách mạng Tháng Mười Nga là tiến lên CNXH. 87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?
Thứ sáu: Trong xây dựng CNXH, Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN đi trước nhưng hoàn toàn không có sự sao chép. Mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam không phải là mô hình Xô viết của Liên Xô, bởi sự khác biệt cơ bản là ở chỗ, một bên là từ cơ sở của chế độ tư bản đi lên, một bên từ độc lập dân tộc đi lên. Bác Hồ từng nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(1). CNXH đối với Bác, như ngày nay chúng ta vẫn nói, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhầm lẫn giữa mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam với mô hình Xô viết là một sự sai lầm lớn.
Thứ bảy: Vào những năm Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải tổ và cải cách, Việt Nam cũng đề ra đuờng lối đổi mới. Những nhân tố đầu tiên của đổi mới xuất hiện từ những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng đổi mới toàn diện trở thành đường lối chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối năm 1986 theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Đổi mới của chúng ta không đi theo vết xe đổ của cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu. Đảng ta đã nêu rõ 6 nguyên tắc của đổi mới, trong đó vấn đề giữ vững định hướng XHCN, đổi mới chứ không đổi màu là nguyên tắc đầu tiên. Chúng ta cũng bác bỏ quan điểm cho rằng “đổi mới là nửa vời, không nhất quán”. Sự thật là đổi mới của chúng ta qua hơn 30 năm đã đưa lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho Việt Nam càng vững bước đi lên trên con đường độc lập dân tộc và CNXH. Đánh đồng đổi mới của Việt Nam với cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu là một sai lầm có dụng ý.
Thứ tám: Tổng kết 30 năm đổi mới cho thấy: Nhận thức của Đảng ta về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử"(2) .
Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Thử hỏi, con đường độc lập dân tộc đi lên CNXH xán lạn như vậy tại sao chúng ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
Trong khi nêu lên 8 sai lầm cơ bản như trên, người viết bài này muốn đặt ra câu hỏi đối với các tác giả đòi chúng ta từ bỏ con đường XHCN, ý đồ thực sự của các vị phía sau đòi hỏi này là gì?
HÀ ĐĂNG, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70.

Internet không phải là công cụ kích động hận thù, chia rẽ đoàn kết quốc tế

30/10/2017 05:00

Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet ngày càng trở thành phương tiện hữu ích đối với đời sống con người. Không chỉ góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận, các phương tiện truyền thông hiện đại nói chung, internet nói riêng còn giúp các quốc gia trên thế giới thêm hiểu và ngày càng xích lại gần nhau hơn.

Thế nhưng những năm qua, nhất là thời gian gần đây, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những ưu thế của internet để gia tăng hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, cổ xúy cho tư tưởng phân biệt chủng tộc, kích động hận thù, phá hoại đoàn kết quốc tế.
Trên internet, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, phản động lập ra hàng nghìn website, trang mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến... để sử dụng như một công cụ chủ yếu tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt nhằm kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, những sự kiện “nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận, như: Dân tộc, tôn giáo; Biển Đông; phân giới cắm mốc giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng; ô nhiễm môi trường; phòng, chống tham nhũng v.v.. được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng chống phá.
Ảnh minh họa.
Còn nhớ, sau khi Hiệp ước về biên giới đất liền được ký kết (ngày 30-12-1999), Việt Nam và Trung Quốc đã cùng nhau phân giới cắm mốc trên thực địa. Đây là việc làm cần thiết và đã được Việt Nam và Trung Quốc thực hiện chặt chẽ, thỏa đáng, thấu tình đạt lý, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Thế nhưng trong quá trình tiến hành, một số tổ chức, cá nhân phản động ở trong và ngoài nước qua internet đã tung ra hàng loạt những luận điệu xuyên tạc, thông tin trái chiều gây nhiễu loạn dư luận. Họ cho rằng “Trung Quốc giành được một số vùng lãnh thổ mà trước đó Việt Nam tuyên bố chủ quyền”. Có ý kiến cho rằng, trong phân giới, cắm mốc với Trung Quốc, Việt Nam “chịu nhiều thua thiệt”. Có kẻ còn dựng chuyện, bịa đặt rằng “Chính phủ Việt Nam nhường đất cho Trung Quốc”, “Việt Nam đã mất một phần lãnh thổ trong quá trình phân giới, cắm mốc với Trung Quốc”... Rồi từ những thông tin xuyên tạc, bịa đặt ấy, qua internet, họ kích động nhân dân Việt Nam “cần đòi lại bằng vũ lực...”. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, những thông tin ấy là thất thiệt, vô căn cứ. Các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân phản động muốn lợi dụng sự kiện ấy để tuyên truyền xuyên tạc làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước Việt Nam, kích động bạo lực, gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Tương tự quá trình đàm phán thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 về biên giới, phân giới, cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia đã và đang được tiến hành hoàn toàn hợp pháp, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thế nhưng lợi dụng một số vấn đề nảy sinh trong công tác phân giới, cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia, những người có tư tưởng thù địch, một số phần tử chống đối, cực đoan phản động đã qua internet tán phát thông tin, tuyên truyền xuyên tạc, kích động, lôi kéo những người dân thiếu thông tin và kiến thức về quá trình đàm phán, phân giới, cắm mốc giữa hai nước để tiến hành các hoạt động phá hoại. Trên mạng xã hội, chúng cho rằng Campuchia đã “cúi đầu quá nhanh” trước Việt Nam; “Việt Nam tạo áp lực với Campuchia”... Chưa hết, qua mạng xã hội, chúng còn vu cáo Việt Nam sử dụng bản đồ giả, ngụy tạo thông tin về đường biên giới với Campuchia... Từ những thông tin xuyên tạc, bịa đặt ấy chúng không nhằm mục đích nào khác là gây sự hiểu lầm, tạo hiềm khích dân tộc, gieo rắc những tư tưởng thù địch, hoài nghi về mối quan hệ tốt đẹp của hai dân tộc, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia.
Hay trong sự cố môi trường biển ở các tỉnh miền Trung, ngay sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người dân vùng bị thiệt hại... Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan khoa học khẩn trương vào cuộc với tinh thần thận trọng, khoa học, chính xác, khách quan và đúng pháp luật; xác định rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố và có giải pháp xử lý kịp thời. Thế nhưng thông qua internet, với chiêu trò xuyên tạc, bịa đặt, cắt dán, gán ghép thông tin, các thế lực thù địch đã tạo nên sự nhiễu loạn trên truyền thông xã hội, làm cho thật giả, trắng đen lẫn lộn. Chúng vu cáo rằng, các cấp lãnh đạo “vì lợi ích nhóm mà bỏ quên môi trường”, “biết nguyên nhân gây ô nhiễm nhưng che giấu thông tin”, "bao che cho nhà thầu nước ngoài"... Chúng xuyên tạc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tuyên truyền, kích động người dân “tẩy chay” các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà thầu đến từ Trung Quốc và Đài Loan... Chưa dừng ở đó, chúng còn soạn ra cái gọi là "tâm thư”, “khuyến nghị”... gửi ra nước ngoài kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ dẫn ra để thấy internet đang bị những đối tượng có tư tưởng thù địch, phản động triệt để sử dụng làm công cụ tuyên truyền kích động hận thù, chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế. Những hành động đó đã vi phạm pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế.
"Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị" năm 1966 quy định rất rõ về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khoản 2, Điều 19 của Công ước quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng những quyền ấy không phải là quyền tuyệt đối. Khoản 3, Điều 19 "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị" năm 1966 ghi rõ: “Việc thực hiện những quyền quy định tại Khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc hưởng thụ quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định (những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật) để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội". Năm 1982, Việt Nam tham gia "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị". Từ đó đến nay, Việt Nam luôn quan tâm nội luật hóa các quy định của công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia.
Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, báo chí của người dân được quy định rất rõ. Tại Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 nêu: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 9, Luật Báo chí Việt Nam 2016 nghiêm cấm: “1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; b) Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Gây chiến tranh tâm lý. 2. Đăng, phát thông tin có nội dung: a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế”. Những quy định ấy đều tương thích với "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị".
Trên thế giới, không một quốc gia nào dung túng, bao che cho những hành động sử dụng internet làm công cụ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tạo mọi điều kiện để người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet trên cơ sở tuân thủ công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn chủ động phối hợp, tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, phát triển internet và các phương tiện truyền thông hiện đại. Nhưng Việt Nam cũng làm hết sức mình để ngăn chặn thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế. Việt Nam luôn mong muốn chung tay với các nước, các tổ chức quốc tế xây dựng môi trường internet lành mạnh, an toàn, hữu ích ở Việt Nam và toàn cầu. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam lên án mạnh mẽ, đấu tranh kiên quyết, không cho phép bất kỳ ai được lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet để tán phát những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, những luận điệu thù hận, phỉ báng, kích động có thể gây căng thẳng, gây chia rẽ đoàn kết và đưa đến xung đột. Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực sử dụng internet và phương tiện truyền thông đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
SONG HÙNG