Ngăn chặn âm mưu tác động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Thứ Hai, 26/09/2022, 08:18

Hiện nay, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nguy cơ hết sức nghiêm trọng đối với sự tồn vong, vững mạnh của đất nước ta, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, an ninh. Đây thực sự là một hiểm họa tiềm tàng, một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ “giặc nội xâm” nguy hiểm, cần được nhận diện, ngăn ngừa, đấu tranh.

Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII đã chỉ rõ: “Bước vào giai đoạn phát triển mới,đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, 4 nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,“tự diễn biến”,“tự chuyển hoá”còn diễn biến phức tạp”.

Ngăn chặn âm mưu tác động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh -0

Lợi dụng những vấn đề liên quan đến quốc phòng - an ninh của đất nước, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá. Mục đích của họ là tuyên truyền, kích động nhằm làm lung lạc, suy giảm hoặc mất niềm tin của nhân dân đối với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp an ninh, quốc phòng. Vì vậy, cần phải nhận diện và đề cao cảnh giác.

Người có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh có 3 mức độ, tăng dần về tính chất.

Ở mức độ biểu hiện đầu tiên, người có biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh có thái độ thiếu tin tưởng vào khả năng, sức mạnh quốc phòng, an ninh trong bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã viết nên những trang sử vẻ vang với bao chiến công chói lọi chống lại kẻ thù ngoại xâm. Nhưng đáng buồn thay, một số kẻ đã vội quên đi những chiến thắng oanh liệt được đánh đổi bằng hi sinh, xương máu của các thế hệ cha anh.

Nhìn lại sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, khi tình hình biên giới, biển, đảo có diễn biến phức tạp, nhạy cảm, những người này thể hiện sự bi quan, hoang mang. Một số quay sang phê phán đường lối xử lý của Đảng, Nhà nước ta. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng, Việt Nam là nước nhỏ nên cần phải nhượng bộ, “chấp nhận” theo sự sắp đặt của các nước lớn. Những biểu hiện ấy dẫn đến sự lệch lạc trong nhìn nhận, xem xét các vấn đề về quốc phòng, an ninh; làm ảnh hưởng tới sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang và đối sách của Đảng, Nhà nước.

Ở mức độ tiếp theo, từ thiếu niềm tin, họ bắt đầu đòi hỏi phải có sự đổi mới nhưng theo hướng dựa vào bên ngoài, xa rời nguyên tắc độc lập, tự chủ. Họ muốn đi theo các nước lớn để nhận được sự giúp đỡ về vũ khí, trang bị kỹ thuật nhằm gia tăng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đây là suy nghĩ phiến diện, một chiều, có thể gây ra mối nguy hại về lâu dài cho đất nước. Bởi lẽ, trên thế giới đã có việc nước nhỏ dựa vào nước lớn để trợ giúp về vũ khí, quân sự. Tuy nhiên, sự trợ giúp này không phải là “miễn phí”, mà còn kèm theo những yêu cầu, đòi hỏi từ nước lớn nên thường dẫn tới yếu tố gây mất ổn định chính trị, thậm chí nguy cơ xảy ra xung đột, chiến tranh.

Ở mức độ cuối cùng, họ xuyên tạc, công kích, chống đối đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước ta. Đây là mức độ biểu hiện, phản ánh rõ ràng tính chất trầm trọng và đặc biệt nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Nội dung thông tin và luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh hiện nay hết sức đa dạng, với nhiều biểu hiện khác nhau. Chủ yếu vẫn là: đòi phi chính trị hóa Quân đội và Công an, phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang và sự nghiệp quốc phòng, an ninh; xuyên tạc mục đích của các hợp đồng mua bán vũ khí, trang bị cho Quân đội và Công an; xuyên tạc mục đích các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta tới các nước và nguyên thủ các nước tới thăm Việt Nam; xuyên tạc, bóp méo tình hình khiếu kiện, mất ổn định và cách giải quyết của lãnh đạo, chính quyền ở một số địa phương; xuyên tạc lịch sử và thực trạng tình hình biên giới, hiện trạng trên biển...

Mục đích của những thông tin và luận điệu xuyên tạc đó là làm xấu hình ảnh của Quân đội và Công an trước nhân dân và dư luận quốc tế; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo ra sự nghi ngờ, hoang mang trong nhân dân; làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo, cách thức giải quyết sự việc liên quan đến quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, truyền bá tư tưởng, đạo đức, lối sống phương Tây vào CAND, QĐND hòng làm cho cán bộ, chiến sĩ mơ hồ, lơi lỏng nhiệm vụ, rơi vào lối sống thực dụng, từng bước tác động nhằm làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và truyền thống tốt đẹp của CAND và QĐND.

Với vai trò là lực lượng vũ trang nhân dân, “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, CAND có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, lực lượng CAND đã thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đã chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và vô hiệu hóa nhiều âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; tổ chức có hiệu quả công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng“Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”...

Bên cạnh những kết quả đạt được, cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của lực lượng CAND vẫn còn một số hạn chế, nhất là trong công tác quản lý cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ còn bộc lộ sơ hở, có nơi để xảy ra một số vụ việc cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật của Đảng, của ngành, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, truyền thống của lực lượng. Trong công tác và chiến đấu, một số cán bộ, chiến sĩ còn có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu ý chí rèn luyện, phấn đấu vươn lên, thậm chí có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Để đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” nói chung và “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh nói riêng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị phải nhận diện chính xác những biểu hiện của “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”; kiên quyết, kiên trì, chủ động ngăn chặn, phản bác những thông tin, luận điệu sai trái, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu, cán bộ, chiến sĩ CAND cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, quyết tâm giữ mình trong sạch; không sa ngã trước những cám dỗ; không để các thế lực thù địch lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo, tác động.

Vũ Tuấn Anh

Ai đang đánh tráo khái niệm về nhân quyền?

Thứ hai, 26/09/2022 - 07:31

Cái gọi là “thư ngỏ” của một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 thật thiếu cơ sở.

Ngoài việc thường xuyên “đâm bị thóc, chọc bị gạo” vấn đề nhân quyền của các quốc gia mà họ thù địch, thì vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền này đã làm được gì để quyền con người trên thế giới tốt đẹp hơn? Thật lố bịch khi họ lại tự cho mình có quyền phán xét, mặc cả, ra điều kiện về nhân quyền đối với các quốc gia có chủ quyền như Việt Nam.

Một bản kiến nghị “tổ ong”

Tổ ong có hình thức thủng lỗ chỗ. Thư ngỏ của một số tổ chức này giống như một tổ ong. Nó chỉ có phần lõm mà không có phần lồi. Thôi thì vẫn còn một chút niềm tin vớt vát rằng, nhiều khả năng nguồn thông tin mà các tổ chức nhân danh nhân quyền này tiếp nhận được về Việt Nam thông qua một lăng kính méo mó.

Vì họ không được mắt thấy, tai nghe, tiếp nhận thông tin sai lệch nên họ mới đưa ra kiến nghị rằng “Việt Nam là một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và triền miên, không tuân thủ các cam kết, có thành tích hợp tác kém với Hội đồng Nhân quyền (HRC)”.

Họ tiếp tục chụp mũ: Tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Việt Nam như đàn áp các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo độc lập, các nhóm tôn giáo, những người bảo vệ môi trường và đất đai, những người ủng hộ nhân quyền...

Trong khi đó, báo cáo của họ lại phớt lờ, không đề cập đến những thành tựu với sự nỗ lực không mệt mỏi mà Việt Nam đã đạt được khi phấn đấu cho quyền con người. Những thành tựu ấy không chỉ được “tai nghe, mắt thấy” ở Việt Nam, mà còn được chính các tổ chức lớn của LHQ báo cáo, đánh giá định kỳ, như Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP); Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay chính Hội đồng Nhân quyền (HRC)...

Đến đây thì "thư ngỏ" đã “lòi đuôi cáo” khi nó rất không công bằng, cố tình chỉ thấy cây mà không chịu thấy rừng. Không chỉ dịp này, năm nào cũng vậy, họ luôn cùng nhau “tiền hô hậu ủng” để cho ra đời những bản báo cáo về nhân quyền đầy màu sắc chính trị, sai sự thật để chống phá Việt Nam và một số quốc gia mà họ cho là đối lập về hệ tư tưởng.

Ai đang đánh tráo khái niệm về nhân quyền?
 Ảnh: TTXVN 

Điều đầu tiên cần nói rõ, những tổ chức nhân danh nhân quyền trên không có tư cách để đánh giá, chấm điểm, xếp loại về nhân quyền ở Việt Nam, chứ chưa nói đến việc làm sai trái khi cố tình gửi yêu sách đến LHQ.

Chính lịch sử hàng trăm năm đấu tranh cho sự tiến bộ của loài người, vì quyền con người, các quốc gia trong mái nhà chung LHQ đã thống nhất một quan điểm: “Áp đặt tiêu chuẩn dân chủ, nhân quyền cho một quốc gia là vô lý”. Các nước trên thế giới ở những trình độ phát triển khác nhau, thể chế chính trị khác nhau nên không thể lấy giá trị, tiêu chuẩn về dân chủ, nhân quyền của nước này áp đặt cho nước khác. Các văn kiện pháp lý về quyền con người được LHQ quy định rất rõ ràng.

Không quốc gia nào, kể cả LHQ, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia, chứ đừng nói gì đến các tổ chức nhân danh. Mục 7, Điều 2, Chương I, Hiến chương LHQ khẳng định: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép LHQ được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào...”.

Trong môi trường hội nhập, sự trao đổi, hợp tác, đối thoại trên lĩnh vực quốc tế về nhân quyền là rất quan trọng, vì có thể bổ sung thêm cơ chế, kinh nghiệm trong việc bảo đảm quyền con người, tuy nhiên, theo các quy định pháp lý, nó chỉ nhằm bổ sung chứ không thể thay thế các cơ chế về bảo đảm quyền con người đang vận hành tại các quốc gia.

Vậy thì mấy tổ chức nhân danh nhân quyền kia lấy tư cách gì để đòi tước tư cách một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam? Họ chẳng có tư cách gì!

Sự thật không như họ nói

Cùng với việc bác bỏ nội dung sai sự thật, không khách quan với định kiến xấu mà một số tổ chức nhân danh nhân quyền quốc tế đã đưa ra về tình hình Việt Nam, ngày 22-9, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, về việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người trong thời gian vừa qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Chúng ta hãy kiểm chứng lời của người phát ngôn:

Trước tiên, xin được dẫn đánh giá của bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam qua Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2020: “Với chủ trương phát triển lấy con người làm trung tâm, ưu tiên phát triển con người và thúc đẩy bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Việt Nam đạt được mức phát triển con người cao. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận và cũng tạo cơ hội cho sự phát triển tốt hơn, nhanh hơn trong giai đoạn tới”.

Từ nhiều năm nay, LHQ luôn lấy Việt Nam là một điểm sáng về phát triển con người, nhất là trong thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo, về công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam nằm trong số những quốc gia đạt tốc độ giảm đói nghèo nhanh nhất thế giới. 

Năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành "Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa nghèo", về đích trước gần 10 năm so với thời hạn. Cũng theo bà Caitlin Wiesen, quốc tế nhìn nhận rất tích cực những thành quả Việt Nam đạt được trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong vài thập kỷ vừa qua.

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định chính sách nhất quán của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, lấy con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển”(1).

Chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam là công bằng, hướng tới mọi đối tượng, không chỉ chú trọng phát triển kinh tế ở thành thị, mà luôn dành nguồn lực lớn, sự quan tâm sâu sắc tới xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống người nông dân. Qua từng năm, hầu hết các chỉ tiêu về phát triển văn hóa, xã hội đều thay đổi nhanh chóng.

Một điểm đặc biệt của Việt Nam được quốc tế đánh giá rất cao, đó là đất nước rất chú trọng đến Chỉ số phát triển con người (HDI), dù kinh tế chưa đạt được như các nước tiên tiến. Báo cáo hằng năm của UNDP cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất thế giới. Nếu năm 1990, HDI của Việt Nam chỉ đạt mức thấp là 0,48 thì đến năm 2021, HDI của Việt Nam được UNDP công bố là 0,703, xếp thứ 115 trong số 191 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với quan tâm phát triển con người, quyền của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật... có những bước tiến rõ rệt.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua; được LHQ đánh giá là điểm sáng về thực hiện bình đẳng giới trong thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. 

Phát biểu tại phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 22-2-2021, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (nay là Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ) khẳng định: "Là một thành viên tích cực của LHQ cũng như cộng đồng quốc tế, Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, và luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển quyền con người cả ở trong nước cũng như trên thế giới".

Một quốc gia có trách nhiệm giữa nói và làm

Cũng tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22-9 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: "Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan".

Quyền con người ở Việt Nam đã được thể hiện toàn diện, đầy đủ trong hiến pháp-đạo luật nền tảng của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, đã quy định rất rõ các quyền dân sự, chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; các quyền của nhóm dễ bị tổn thương. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 đã dành riêng một chương gồm 36 điều chế định và hiến định rõ ràng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Đây là bản hiến pháp được quốc tế đánh giá là đỉnh cao trong hoạt động lập hiến bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nó phù hợp với thực tiễn Việt Nam và với chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Đơn cử như Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Cùng với hiến pháp và các bộ luật, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Công ước về quyền của người khuyết tật...

Dù là quốc gia phải chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh tàn phá, nhưng đến nay, chúng ta có quyền tự hào, tự tin khi Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật khá toàn diện, trong đó lấy con người làm trung tâm.

Việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là phù hợp với thực tiễn. Việt Nam không những đã có nhiều đóng góp tích cực mà còn có kinh nghiệm khi phấn đấu cho quyền con người.

Trước đó, năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới. Khi đó, những sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014-2016 được quốc tế đánh giá cao, tiêu biểu như việc Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đưa ra: Vấn đề về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển; Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái... 

Việc Việt Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là hoàn toàn xứng đáng. ASEAN cũng đã chính thức công nhận Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khối. Đó là minh chứng xác đáng cho những thành tựu và nỗ lực không ngừng của Việt Nam cho một cuộc sống tươi đẹp trên hành tinh xanh.

Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 cùng nhiều cam kết, ưu tiên với thông điệp “Tôn trọng và Hiểu biết-Đối thoại và Hợp tác-Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”. Việt Nam cũng đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của hiệp hội cho nhiệm kỳ này.

NGUYỄN ANH TUẤN

--------------------------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. II, tr. 81

Đừng để tâm hồn treo ngược cành cây...

Thứ năm, 22/09/2022 - 06:17

Trong bài thơ “Là thi sĩ”, tặng các nhà thơ Việt Nam, ra đời năm 1942, nhà thơ Sóng Hồng (bút danh của đồng chí Trường Chinh) đã truyền thông điệp rằng: Nếu thi sĩ “Để tâm hồn treo ngược ở cành cây... Chìm đắm ở thương hoa và tiếc ngọc...” thì đó là tai ương, chướng họa của nhân quần.

Tám thập kỷ trôi qua, soi rọi vào hiện thực cuộc sống và công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, tư tưởng và thông điệp ấy vẫn vẹn nguyên tính thời sự...

Tư duy “nổi loạn” và những hệ lụy

Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn văn học, nhất là tài khoản cá nhân của nhiều nhà văn trên mạng xã hội, đã chia sẻ thông tin, bình luận về những cuốn sách mới xuất bản của một số tác giả. Phần lớn những cuốn sách này không có gì nổi trội, nhiều tác giả còn rất xa lạ với bạn đọc. Điều gây chú ý đối với dư luận là những lời tán dương về sự “nổi loạn” của tác giả, tác phẩm.

Thực ra, “nổi loạn” không phải là thuật ngữ xa lạ, mới mẻ. Nó xuất hiện trong đời sống văn học-nghệ thuật lâu nay như một kiểu hội chứng dị biệt và được không ít người cổ xúy, tung hô như là một sự đột phá, sáng tạo, phá cách. Nói về sự “nổi loạn” trong tác phẩm văn học-nghệ thuật, đó có thể là một kiểu nhân vật có tính cách “nổi loạn”, các kiểu lập ngôn “nổi loạn”, hay một khuynh hướng sáng tác “nổi loạn”... Và tất cả đều bắt nguồn từ tư duy “nổi loạn” của người sáng tạo. Khách quan mà nói, không phải tất cả phong cách “nổi loạn” đều mang hàm ý xấu, tiêu cực. Có những sự “nổi loạn” về nghệ thuật tu từ, về xây dựng tính cách nhân vật được tác giả sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo sự khác biệt, điển hình, làm nổi bật tư tưởng, nội dung tác phẩm, được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao. Tuy nhiên, không ít người lại cố tình “nổi loạn” hoặc lấy cớ “nổi loạn” để cho ra đời những sản phẩm gây hại. Người thì muốn “nổi loạn” để tạo sự khác biệt, gây chú ý. Người lại thích “nổi loạn” như một kiểu bắt chước, học đòi. Và cái sự “nổi loạn” được nhắc đến nhiều trong thời gian qua chính là dục tính trong tác phẩm. Người ta gọi đó là “dâm thư” (sách khiêu dâm). Ở đây, chúng tôi không bàn sâu về học thuật, bởi đó là phần việc của các nhà phê bình. Xét trên phương diện “nghệ thuật vị nhân sinh”, soi rọi vào hiện thực đời sống xã hội thì thấy rõ, sự “nổi loạn”, lệch chuẩn, loạn chuẩn trong sáng tác văn học-nghệ thuật hiện nay chính là biểu hiện tiêu cực, một dạng của suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong một bộ phận văn nghệ sĩ.

Đừng để tâm hồn treo ngược cành cây...
Ảnh minh họa / tuyengiao.vn 

Những tác phẩm có tính chất “nổi loạn” kiểu này hoàn toàn không có tác dụng gì trong việc bồi đắp đời sống văn hóa tinh thần cho công chúng ngoài việc gây tò mò, kích thích lối sống trụy lạc, ru ngủ thanh niên... Từ sự “nổi loạn” trong tác phẩm văn học-nghệ thuật đến hành vi nổi loạn của con người trong đời sống xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bởi văn học-nghệ thuật có chức năng giáo dục thẩm mỹ, định hướng lối sống cho công chúng. Những cuốn “dâm thư” và những sản phẩm nghệ thuật lấy việc mô tả trần trụi cảnh sinh hoạt tình dục của con người trong các mối quan hệ ma mị, ma quái, kinh dị... có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần của công chúng. Nó làm cho lớp trẻ bị ru ngủ, say sưa trong ý tưởng hoan lạc, phó thác cuộc đời cho số mệnh, thủ tiêu ý chí phấn đấu, thui chột động lực phát triển, bàng quan với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh... Đó chính là những biểu hiện của suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống trong văn học-nghệ thuật. Thực trạng này đã được Đảng ta chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), đó là: “Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ xúy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc...”. Mặc dù đã được nhắc đến nhiều, nhưng những biểu hiện lệch lạc ấy vẫn chưa được khắc phục. Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Những yếu kém, bất cập nêu trên chậm được giải quyết mặc dù đã được nhắc đi, nhắc lại trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây hệ luỵ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hóa của chúng ta”...

Coi trọng đào tạo, giáo dục lý luận chính trị cho văn nghệ sĩ

Trong lần trao đổi với một nhà văn đàn anh nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh, chúng tôi được anh thẳng thắn chia sẻ rằng, cái mà một số người cho là “nổi loạn” ấy, thực ra là một sự bất lực về tài năng và mù mờ về ý tưởng sáng tạo. Do nghèo nàn ý tưởng sáng tạo và dao động về tư tưởng nên nhà văn khó tìm lối đi riêng, đành “để tâm hồn treo ngược ở cành cây”, thoát ly hiện thực, tưởng tượng ra những hình thức dục tính lập dị, ma quái để giật gân, câu khách. Thông điệp cảnh tỉnh của nhà thơ Sóng Hồng từ 8 thập kỷ trước vẫn vẹn nguyên giá trị trong đời sống văn hóa, văn học-nghệ thuật hôm nay: “...Thì bạn hỡi một nhà thơ như rứa/ Là tai ương, chướng họa của nhân quần/ Nhọc tơ lòng mà phí cả ngày xuân/ Để ca ngợi bất công và tàn ngược...”. Trong xu thế hội nhập, hơn lúc nào hết, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, xã hội phồn vinh đang được Đảng, Nhà nước ta đề cao, trở thành xu thế tất yếu của hành trình phát triển. Trong bối cảnh đó, nếu một bộ phận không nhỏ văn nghệ sĩ “Để tâm hồn treo ngược ở cành cây...”, ngụp lặn trong ngôn ngữ dung tục và tư duy “nổi loạn”, kích thích lối sống ẩn mình, ích kỷ, thực dụng, trao gửi số phận cuộc đời cho “mộng ái cao siêu”, đi ngược lại xu thế thời đại... thì đó là hành vi trái đường lối, quan điểm của Đảng. Sự lệch chuẩn ấy lại được cổ xúy, tung hô bằng kiểu lập ngôn “nổi loạn” của không ít người viết phê bình, thì sự nguy hại đối với đời sống văn hóa tinh thần của xã hội càng lớn.

Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam...”.

Như vậy, những biểu hiện, khuynh hướng hay trào lưu sáng tác tác phẩm văn học-nghệ thuật với lối tư duy “nổi loạn”, lệch chuẩn, cần phải kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục. Đặt trong mối quan hệ với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tiêu cực, suy thoái... thì chúng ta cần nhất quán quan điểm lấy xây để chống. Đầu tiên và trên hết là phải khơi thông tư tưởng, xóa bỏ định kiến ngay trong tư duy sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. Cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém trong công tác đào tạo, giáo dục lý luận chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngũ văn nghệ sĩ, như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới; chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức...”. Rõ ràng, những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong môi trường văn học-nghệ thuật, bên cạnh yếu tố chủ quan do bản lĩnh, lập trường, tư duy cá nhân của một bộ phận tác giả, còn có nguyên nhân hết sức quan trọng là công tác giáo dục lý luận chính trị chưa được coi trọng đúng mức. Khiếm khuyết này dẫn đến một bộ phận văn nghệ sĩ hạn chế về tư duy lý luận, tư tưởng dao động, ngả nghiêng, bắt chước phong cách nước ngoài một cách tự nhiên chủ nghĩa. Để khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo, giáo dục lý luận chính trị trong đội ngũ văn nghệ sĩ, trách nhiệm trước hết thuộc về tổ chức đảng trong các cơ quan chủ quản, các tổ chức hội, đoàn, cơ quan tuyên giáo các cấp...

Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thực sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp...”(1).

Thấm nhuần lời dạy của Bác, Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 tiếp tục nhấn mạnh việc “Đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, văn học-nghệ thuật. Đội ngũ này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp văn hóa nói riêng và trong sự nghiệp cách mạng nói chung...”.

Gắn chặt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn hệ thống chính trị, trọng tâm là phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vào môi trường văn học-nghệ thuật, chúng ta cần nhất quán quan điểm: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa là mục tiêu, động lực, vừa là đề tài sáng tạo của văn nghệ sĩ. Đó cũng chính là cách để mỗi văn nghệ sĩ không để tâm hồn “treo ngược cành cây”, đặt mình đúng vị trí trong xu thế thời đại với cảm hứng chủ đạo là khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh.

PHAN TÙNG SƠN

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr.647.

Cậu ấy "dính bẫy"...

Thứ tư, 21/09/2022 - 08:00

Chập tối, đang xem chương trình thời sự trên ti vi thì tôi nhận được cuộc gọi từ người chú họ ở quê. Chú nói với vẻ nghiêm trọng:

- Cháu à! Vợ chồng chú đang lo quá. Thằng Tú con trai chú là chiến sĩ dân quân, tham gia ban chấp hành đoàn thanh niên của xã và rất chịu khó làm trang trại gia đình. Nó tích cực phấn đấu nên vừa được tổ chức giới thiệu kết nạp Đảng. Vậy mà đợt này, một người bạn của nó là viên chức, do nhiều lần vi phạm kỷ luật nên bị đuổi việc, thường xuyên đến nhà chơi. Cậu ta toàn nói giọng điệu bất mãn, bôi bác chế độ. Chú chỉ sợ thằng Tú bị tiêm nhiễm tư tưởng xấu, nghe lời bạn xúi giục, bỏ bê không chịu phấn đấu nữa...

- Sao chú không “quạt” cho cậu kia một trận, phân tích để chúng nó hiểu rõ, đừng nông nổi ngộ nhận, sai lầm?

- Chúng nó toàn ngồi nói chuyện với nhau ở ghế đá ngoài sân nên chú và thím chỉ nghe được loáng thoáng. Cứ khi nào chú đi ra thì cậu kia lại chuyển sang chủ đề khác. Với lại bây giờ thanh niên nói chuyện với nhau, bố mẹ tự nhiên can thiệp vào cũng không hay cháu ạ! Nếu mình thiếu tế nhị, nó không tiếp bạn ở nhà nữa mà rủ nhau đi chơi, đàn đúm rồi sa ngã thì càng nguy hiểm. Mà vợ chồng chú cũng không biết cách nói như cháu...

Cậu ấy "dính bẫy"...
Ảnh minh họa / tuyengiao.vn 

Vợ chồng chú tôi đều hiền lành, suy nghĩ sâu sắc nhưng lại nhẫn nhịn, ngại tranh luận, to tiếng. Tôi hiểu tính tình và nỗi lo của chú thím nên hứa sẽ gọi điện “thăm dò” xem tư tưởng của cậu em như thế nào, rồi lựa lời khuyên bảo.

Nhưng sau khi nghe tôi kể về nỗi lo của bố mẹ, Tú cười, rồi nói rất chững chạc:

 - Anh ơi, bố mẹ em vì lo cho em quá nên đã hiểu sai, sợ em bị bạn bè xấu lôi kéo. Sự thật là chính em đang làm công tác tư tưởng, giảng giải, thuyết phục để cậu bạn kia nhận rõ đúng-sai, không mắc phải sai lầm như trước. Cậu ấy vốn là người tốt, nhưng do thường xuyên đọc những thông tin xấu độc của các đối tượng phản động, bất mãn trên mạng xã hội nên dần "dính bẫy" của kẻ xấu, dẫn đến "tự diễn biến", mất động lực làm việc và có những ý kiến phiến diện, sai trái. Sau một thời gian em tranh luận, phân tích thì cậu ấy đã nhận ra âm mưu, thủ đoạn, bản chất của những kẻ tung tin phản động, xấu độc, đồng thời hối hận trước những ý kiến, việc làm nông nổi, bồng bột, sai trái của mình rồi. Ngay tối nay, em sẽ kể chuyện này để bố mẹ em hết lo, anh ạ!

Nghe đứa em họ mới ngoài hai mươi tuổi kể chuyện giúp đỡ bạn trong việc khá đặc biệt này, tôi cảm thấy vui vì vợ chồng chú thím tôi có người con... rất yên tâm. 

CHIẾN VĂN

Xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam - điều vô lý, không thể chấp nhận

Thứ hai, 19/09/2022 - 06:38

Một thực tế không thể phủ nhận đó là kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng (XD,CĐĐ) đạt được trong thời gian qua không những được cán bộ, đảng viên và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao mà còn khẳng định XD, CĐĐ là vấn đề có tính nguyên tắc và mang tính chiến lược để Đảng ta có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch phớt lờ điều ấy, chúng còn ra sức công kích vấn đề có tính nguyên tắc và chiến lược này.

1. Với tâm địa đen tối, cái nhìn hằn học, các thế lực thù địch cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã quá khôn ngoan khi đưa vấn đề xây dựng Đảng thành vấn đề then chốt nhưng đó chỉ là kiểu “giật gấu vá vai”. Tình trạng này tất yếu sẽ khiến Đảng đổ vỡ và tan rã”. Là một công việc bình thường trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, vậy mà mỗi khi Đảng ta kỷ luật một số cán bộ cao cấp trong bộ máy Đảng, Nhà nước có vi phạm, trên một số đài, báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam như: BBC, RFA, RFI, VOA... và các trang mạng xã hội phản động, nhất là tổ chức Việt Tân luôn xuyên tạc rằng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam là “thanh trừng phe phái” hay “tính hiệu quả không thể cao khi người dân đứng ngoài cuộc chiến chống suy thoái”, cho rằng việc xử lý cán bộ vi phạm để “tăng cường quyền lực cho khối nội chính, tuyệt đối hóa quyền lực của Đảng”, v.v.. Thực ra, những nhận định này là hồ đồ và xuyên tạc vì công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là việc làm thường xuyên, liên tục của Đảng để “cơ thể Đảng” thường xuyên khỏe mạnh, có khả năng “đề kháng”, “miễn dịch” trước sự chống phá của các thế lực thù địch.

Xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam - điều vô lý, không thể chấp nhận

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp Hội nghị lần thứ 5 từ ngày 4 đến ngày 10-5-2022. Ảnh: Nhandan.vn 

Từ lý luận và thực tiễn đều chứng minh một vấn đề có tính nguyên tắc và mang tính chiến lược, đó là Đảng phải thường xuyên được xây dựng, chỉnh đốn để Đảng thực sự là đạo đức, là văn minh, đủ sức và xứng đáng với vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước, dân tộc. Trước yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, công tác XD, CĐĐ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ngày càng cấp thiết, bởi lẽ, đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới. Điều đó càng đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục đổi mới, vươn tầm trí tuệ, Đảng phải được xây dựng vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ. Do vậy, không thể có chuyện việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta là “giật gấu vá vai” như ai đó đã từng rao giảng. Thực tiễn đã chứng minh, càng làm tốt công tác XD, CĐĐ bao nhiêu thì Đảng ta ngày càng vững mạnh bấy nhiêu, luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.

2. Vì sao xây dựng, chỉnh đốn Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc? Điều này được xác định ngay từ khi Đảng ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một tất yếu khách quan, gắn chặt với quá trình phát triển, trưởng thành của sự nghiệp cách mạng; Đảng là một tổ chức sống trong lòng xã hội, một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội. Tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ trong Đảng, Nhà nước luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng từ môi trường xã hội cả những cái tốt, tích cực, tiến bộ, cả những cái xấu, tiêu cực và lạc hậu.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng càng phải quan tâm nhiều hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, nếu không làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thì “... một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(1). Do vậy, đối với những cán bộ, đảng viên nắm giữ quyền lực càng phải đề cao ý thức, trách nhiệm trong XD, CĐĐ. Nó không chỉ góp phần làm cho Đảng ta mạnh lên mà còn là nhu cầu tự hoàn thiện, tự làm trong sạch và khẳng định nhân cách của mình. Bởi lẽ, nếu không biết sử dụng đúng quyền lực và đặt nó vào đúng vị trí thì nó sẽ phá hoại ghê gớm, nhất là khi người nắm giữ quyền lực bị tha hóa, biến chất, họ sẽ biến quyền lực của Đảng, của nhân dân thành đặc quyền, đặc lợi, rơi vào chủ nghĩa cá nhân.

XD, CĐĐ là vấn đề có tính quy luật trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, đặc biệt là trước những biến cố, bước ngoặt quan trọng của cách mạng. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng có mối quan hệ biện chứng, trong đó xây dựng là nền tảng, có tác dụng to lớn để thực hiện chỉnh đốn Đảng. Ai đó cho rằng chỉ cần xây dựng Đảng là đủ mà coi thường chỉnh đốn Đảng là điều phi lý, không thể chấp nhận; bởi chỉnh đốn Đảng là một mặt hết sức quan trọng và là điều kiện không thể thiếu của xây dựng. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn bó chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau, ràng buộc và quy định lẫn nhau, xây dựng Đảng ngay trong nội dung chỉnh đốn và chỉnh đốn là thành tố nội tại để xây dựng Đảng tốt hơn. Do vậy, không thể coi trọng, nhấn mạnh mặt này, xem nhẹ, coi thường mặt kia; hai mặt xây dựng và chỉnh đốn có quan hệ chặt chẽ, là vấn đề có tính quy luật của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nguyên tắc của XD, CĐĐ là lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách để Đảng không rơi vào độc đoán, chuyên quyền. Đồng thời trong sinh hoạt Đảng, phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tự phê bình và phê bình, bởi đó là thứ vũ khí, là quy luật làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Cùng với đó cần thực hiện tốt kỷ luật nghiêm minh và tự giác, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát để giữ gìn sự đoàn kết và sự trong sạch của Đảng. Sự thật này không thể xuyên tạc, chân lý này không thể bẻ cong.

3. Đảng ta khẳng định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã được triển khai sâu rộng, thực hiện quyết liệt và đạt những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, càng đi sâu vào quá trình đổi mới, nhiều vấn đề về công tác XD, CĐĐ càng được đặt ra cấp bách cần phải giải quyết, nhất là khi: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”(2). Sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường XD, CĐĐ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng ta đã bác bỏ mọi cách nhìn lệch lạc, quan điểm sai trái về công tác XD, CĐĐ. Thực tế chứng minh rằng, kết quả thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Trung ương 4 khóa XII đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác XD, CĐĐ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về công tác XD, CĐĐ được nâng lên. Qua thực hiện các nghị quyết về XD, CĐĐ đã có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến được nhân rộng, lan tỏa trong đời sống xã hội, đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và xã hội, có tác dụng cảnh báo, răn đe, phòng ngừa chung. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái cho rằng Đảng ta không thể XD, CĐĐ thành công.

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định quyết tâm XD, CĐĐ trong Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 về đẩy mạnh XD, CĐĐ và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Theo đó, “XD, CĐĐ phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị, phạm vi thực hiện không chỉ đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên mà còn cả các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và thành viên, đoàn viên, hội viên của các tổ chức này”(3). Đây là những nội dung thể hiện sự phát triển và mở rộng của công tác XD, CĐĐ để đáp ứng với điều kiện mới của Đảng ta, là minh chứng bác bỏ mọi sự xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng và 87.000 đảng viên. Chỉ tính trong năm đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII, năm 2021, cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án với 1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, trong đó đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Như vậy, những ai hiểu biết ở mức bình thường nhất cũng phải thừa nhận rằng, việc xử lý cán bộ nêu trên thể hiện sự nghiêm minh của Đảng, Nhà nước, kiên quyết xử lý đúng người, đúng tội, không có chuyện sử dụng danh nghĩa chống suy thoái để “thanh trừng phe phái” như ai đó đã xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của Đảng. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc rất quyết liệt, là “chặt cành để cứu cây”, “kỷ luật vài người để cứu muôn người”. 

Những thành quả đã đạt được trong công tác XD, CĐĐ thời gian qua là niềm tin để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần đề cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, vững tin xây dựng nước ta ngày càng giàu mạnh.

Đại tá, TS VŨ PHÚ DŨNG (Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam)

----------------

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15, NXB CTQGST, Hà Nội, 2011, tr.672

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, NXB CTQGST, Hà Nội, 2011, tr.22

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, NXB CTQGST, Hà Nội, 2021, tr.88

Can thiệp sai trái là vi phạm các nguyên tắc trong bảo đảm quyền con người

Thứ Hai, 19/09/2022, 08:10

Ngày 7/9, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Bùi Tuấn Lâm (trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu) để điều tra, làm rõ hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN  Việt Nam”, quy định tại Điều 117, BLHS.

Ngày 8/9, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cũng thông báo về việc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đặng Đăng Phước (trú tại số nhà 19/6, đường Giải Phóng, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) để điều tra cùng về hành vi trên.

Tung hứng, đánh tráo sự thật

Ngay sau đó, nhiều thông tin, luận điệu sai trái liên quan đến việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam đã được các đối tượng xấu tung ra. Liên quan đến bị can Bùi Tuấn Lâm, trang mạng của tổ chức Việt Tân rêu rao rằng: “Nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm thường xuyên lên tiếng trước những bất công, tình hình dân chủ, vi phạm nhân quyền và có đóng góp tích cực cho phong trào dân chủ tại Việt Nam”; “việc bắt giữ Bùi Tuấn Lâm là một bằng chứng tiếp theo về sự khủng bố trắng của chính quyền đối với những công dân yêu nước”… Với bị can Đặng Đăng Phước, họ tô vẽ, tạo dựng Phước thành hình tượng một “người yêu nước”, “nhà đấu tranh”, từ đó lên tiếng vu khống chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam cần bãi bỏ Điều 117, BLHS “về sự lạm quyền”, lên tiếng đòi “ngay lập tức trả tự do cho Bùi Tuấn Lâm và những người khác”. Một số báo, đài, các trang mạng xã hội hải ngoại đăng tải thông tin phụ họa dưới dạng “kẻ tung người hứng” để gây sức ép và can thiệp, yêu cầu thả tự do cho các đối tượng bị bắt.              

Những luận điệu rêu rao trên là sai sự thật. Chẳng có ai bị khởi tố, bắt tạm giam chỉ vì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật, núp danh dân chủ thực hiện hành vi chống phá đất nước, chống phá chính quyền nhân dân, bị CQĐT khởi tố, điều tra. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những hoạt động tố tụng đầu tiên của quá trình điều tra. Để xác định tính chất, mức độ hành vi phạm pháp đối với Bùi Tuấn Lâm, Đặng Đăng Phước, các cơ quan tố tụng sẽ phải thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ và tiến hành các bước tiếp theo. Tuy nhiên, nếu ai theo dõi hoạt động của những kẻ tự xưng “giới dân chủ” thì cũng không xa lạ gì đối với hai bị can này.

Bị can Bùi Tuấn Lâm thường xuyên sử dụng tài khoản mạng Facebook “Peter Lam Bui” để đăng tải, chia sẻ các bài viết, video, phát sóng trực tiếp (livestream) có thông tin, nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; cổ súy các hoạt động chống chính quyền; xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân thực thi pháp luật. Đồng thời, đối tượng này cũng công khai ủng hộ Phạm Đoan Trang, Lê Dũng Vova, Trịnh Bá Phương - những kẻ chống phá Nhà nước, đã bị cơ quan chức năng đưa ra xét xử. Ngoài ra, Bùi Tuấn Lâm còn có mối quan hệ với một số tổ chức, hội nhóm chống phá chính quyền như “Hội bầu bí tương thân”, “Con đường Việt Nam”...

Tài liệu xác minh ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy, Bùi Tuấn Lâm từng tham gia khóa huấn luyện về “xã hội dân sự”, “đấu tranh bất bạo động”; thường xuyên tham gia các buổi thảo luận về học thuyết xã hội nhằm đào tạo lực lượng hình thành xã hội dân sự, chống phá đất nước; tham gia với các đối tượng chống đối chính trị viết bài xuyên tạc chính quyền, câu kết hoạt động kích động biểu tình, gây rối… Việc chống phá của Bùi Tuấn Lâm mang tính quyết liệt, thể hiện rõ mục đích thay đổi chế độ.

Liên quan đến bị can Đặng Đăng Phước, mặc dù là giáo viên, giảng dạy tại Trường CĐSP Đắk Lắk nhưng đối tượng này không giữ chuẩn mực nhà giáo, liên tục lợi dụng mạng xã hội để lan truyền các thông tin sai sự thật. Với lăng kính nhìn nhận của Phước, mọi vấn đề trong xã hội đều trở nên đen tối, tiêu cực. Thay cho việc truyền thụ kiến thức, nhân cách cho học sinh, đối tượng này lại núp danh dân chủ, nhân quyền, đưa ra những phát ngôn xuyên tạc và thường xuyên tụ tập, tiếp xúc với các phần tử bất mãn để tuyên truyền kích động, đả phá chính quyền. Khi Luật An ninh mạng được thông qua, đối tượng này cũng là một trong số các phần tử kêu gọi tẩy chay, phản đối. Các cơ quan chức năng nhiều lần nhắc nhở, giáo dục và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật nhưng Đặng Đăng Phước không chấp hành, ngược lại còn tiếp tục hoạt động ngày càng quyết liệt, cực đoan hơn.

Do đó, việc khởi tố, bắt tạm giam đối với Bùi Tuấn Lâm và Đặng Đăng Phước để phục vụ điều tra là tất yếu. Hoạt động của hai đối tượng này rõ ràng không phải vì mục đích thúc đẩy dân chủ, nhân quyền như những gì họ rêu rao. Thực chất, những đối tượng này luôn tìm mọi cách để chống phá, làm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Những luận điệu “tẩy trắng”, “khóc mướn” cho Bùi Tuấn Lâm và Đặng Đăng Phước suy cho cùng cũng chỉ là một chiêu trò để tạo dựng các “hình mẫu ngược”, làm nhiễu loạn tình hình, gây sức ép cho chính quyền và các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài tiến hành chống phá Đảng, Nhà nước. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cho người dân. Những năm qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy quyền con người; thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với nhóm người yếu thế; giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, dân tộc… Cùng với đó, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Dân chủ, nhân quyền phải gắn liền với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Bảo đảm nhân quyền phải gắn chặt với phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội. Không thể tự xưng hoạt động vì dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước, gây mất ổn định như những gì Bùi Tuấn Lâm, Đặng Đăng Phước và các đối tượng khoác áo “dân chủ” đang thực hiện.

Cần hành động đúng đắn, tuân thủ luật pháp

Ở bất kỳ đất nước nào thì tiền đề, điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt quyền con người đều phải gắn với pháp luật, vừa mang tính bảo vệ, vừa mang tính quản lý. Trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, quyền con người, quyền công dân là những quyền cơ bản được ghi nhận và thể hiện trong hiến pháp và pháp luật của các nước. Tuy nhiên, mang danh nghĩa “đấu tranh cho dân chủ” để xâm phạm đến khách thể là quốc gia, dân tộc, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là thủ đoạn mà một số đối tượng đã, đang triệt để lợi dụng. Như trường hợp Bùi Tuấn Lâm đã tiến hành các hoạt động đăng tải bài viết, hình ảnh, video, livestream… có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ngày 9/9/2022 vừa qua, cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phan Sơn Tùng về hành vi tương tự. Rõ ràng, hành vi của các đối tượng trên là phạm pháp, tác động xấu đến an ninh, trật tự xã hội nên việc tiến hành các biện pháp khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, xử lý là việc làm bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng. Các hoạt động trên góp phần giữ gìn an ninh xã hội, đảm bảo tính nghiêm minh, góp phần làm cho người dân vững tin hơn vào pháp luật.

Việc kêu gọi trả tự do cho đối tượng vi phạm pháp luật là sai trái vì những lý do sau:

Trước tiên, chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc tự quyết là những nguyên tắc cơ bản trong hợp tác quốc tế về bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Hiến chương Liên hợp quốc (26/6/1945), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966 đã để ở vị trí ưu tiên số một về quyền dân tộc tự quyết. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị quyền con người châu Á (29/3 – 2/4/1993) và một nội dung cơ bản của hội nghị quốc tế về quyền con người tổ chức tại Viên (Áo) tháng 6/1993 đã khẳng định độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết dân tộc là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền con người… Các quốc gia, tùy theo bối cảnh lịch sử, chế độ xã hội, điều kiện kinh tế, truyền thống văn hóa mà thực hiện những vấn đề có quan hệ tới quyền con người. Việc bắt giữ các đối tượng xâm hại khách thể được Điều 117, BLHS bảo vệ là hoạt động bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng, tuân thủ luật pháp và làm vững chắc thêm sức mạnh, tính tôn nghiêm của luật pháp, phù hợp với điều kiện xã hội của Việt Nam, bối cảnh khu vực, quốc tế. Việc kêu gọi thả tự do cho đối tượng đang bị điều tra về hành vi phạm tội là trái với nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, đồng thời là sự can thiệp vô lý đối với hoạt động tố tụng của một quốc gia.

Hơn nữa, hành vi của Bùi Tuấn Lâm và các đối tượng nêu trên là xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, chế độ và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Việc HRW cũng như các tổ chức phản động, chống phá phản đối việc bắt giữ Bùi Tuấn Lâm, Đặng Đăng Phước và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những đối tượng này dẫn đến sự vi phạm trong nguyên tắc giáo dục của pháp luật. Cụ thể, khi một người có hành vi phạm tội mà không bị xử phạt hoặc được sự bênh vực, hỗ trợ của cá nhân, tổ chức khác càng làm cho đối tượng ảo tưởng, cho rằng mình có thể đứng ngoài vòng pháp luật, thích làm gì thì làm mà chính quyền “không thể đụng tới”, từ đó gây khó khăn trong việc đảm bảo quyền con người. Đáng ra, HRW cần phải có các động thái khuyên răn, yêu cầu những ai phạm pháp thì phải từ bỏ, chấp hành luật pháp nhà nước sở tại thì mới phù hợp với ý nghĩa, nhân danh tổ chức hoạt động “vì quyền con người”. Ngược lại, khi HRW hay các tổ chức khác bất chấp sự thật, can thiệp sai trái cho đối tượng phạm pháp thì chính những tổ chức này đang vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các nguyên tắc trong bảo đảm quyền con người. HRW và các tổ chức, cá nhân đang có quan điểm, hành động sai trái cần hành động đúng đắn, phù hợp các giá trị của văn minh, tiến bộ nhân loại.

Còn với những đối tượng phạm pháp, không nên chờ đợi từ sự cổ suý, can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Chờ đợi sự cổ suý sẽ không làm họ tỉnh ngộ mà tiếp tục dấn sâu vào vết xe đổ, nối tiếp những sai lầm.

Anh Tú - Huân Nguyễn

Đừng xa rời văn hóa truyền thống tốt đẹp

Thứ tư, 14/09/2022 - 06:46

Sau Tết Trung thu, sáng sớm, sinh hoạt rút kinh nghiệm ban tổ chức đêm hội trăng rằm của thôn, ông Phát, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn không khách khí nói ngay:

- Tôi thấy, anh Sơn cần rút kinh nghiệm sâu sắc. Tôi không đồng ý với cách tổ chức năm nay. Ngay từ đầu, tôi đã nói rồi, chúng ta cần phải để các cháu được tự tay làm đèn ông sao, đèn lồng; để các cháu trông trăng, phá cỗ... chứ không phải phát cho mỗi cháu một cái đèn điện xanh đỏ, tím vàng nhấp nháy, trao mỗi cháu một cái phong bì rồi để các cháu thi hát karaoke dăm bài thiếu nhi là hết chuyện.

Anh Sơn, Bí thư chi đoàn thôn phân trần:

- Thưa bác, cháu thấy chúng cháu có làm có gì sai đâu ạ. Năm nay, chúng cháu đã vận động được doanh nghiệp tài trợ nên mua đèn lồng điện tử cho tất cả các con trong xóm, tặng quà bằng tiền mặt. Chúng cháu để ý, bọn trẻ cũng háo hức mà bác.

Đừng xa rời văn hóa truyền thống tốt đẹp
Ảnh minh họa / qdnd.vn 

- Tôi không chê chuyện các anh đi vận động ủng hộ để các cháu có thêm những món quà. Thế nhưng, các hoạt động tổ chức trong Tết Trung thu, đặc biệt là đêm trăng rằm cần ý nghĩa và gắn với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chứ không nên xa rời truyền thống như vậy.

- Thưa bác, cháu nghĩ, văn hóa gì thì cũng là để các em nhỏ vui vẻ. Chỉ là chúng cháu thay đổi cách làm mới hơn để thiếu niên, nhi đồng tiếp cận với văn minh hơn. Thay vì đèn làm bằng tre, nứa, giấy, thắp nến dễ cháy thì chúng cháu dùng đèn điện nhập ngoại, vừa rẻ vừa đẹp. Rồi buổi tối chúng cháu tổ chức cho các bạn nhỏ hát ca, vui văn hóa, văn nghệ mà bác.

Chủ trì cuộc họp, nghe câu chuyện của ông Phát và anh Sơn, Trưởng thôn Trần Duy Hưng cắt lời cậu bí thư chi đoàn:

- Anh Sơn phải suy nghĩ lại đi. Bác Phát nói đúng đấy! Dù là nên đổi mới phương pháp, cách làm cho sinh động nhưng cốt lõi là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong ngày Tết Trung thu cũng không thể thay đổi, không được phép mất đi. Khi đồng ý cho các anh tổ chức Trung thu cho các cháu, tôi tin tưởng giao việc nên không yêu cầu báo cáo rõ. Giờ việc đã rồi, tôi yêu cầu anh cần rút kinh nghiệm sâu sắc.

- Thưa bác, cháu hiểu rồi ạ. Chúng cháu không nghĩ việc nghiêm trọng đến thế. Chúng cháu muốn công tác tổ chức gọn nhẹ, các em nhỏ được vui nên làm như vậy mà không ý thức được hậu quả. Cháu sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm tổ chức các chương trình sau này ạ.

Ông Phát ôn tồn:

- Cháu hiểu ra là tốt rồi. Sơn ạ, việc tiếp thu những tri thức, văn minh, văn hóa mới là cần thiết. Thế nhưng, cùng với đó phải luôn ý thức giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc. Từ các hoạt động thường ngày đến các dịp lễ, tết, chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục cho con em mình hiểu biết, giữ gìn và được sống trong không gian văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với Trung thu, phải là đèn ông sao, đèn lồng, phải là bánh trung thu, mâm ngũ quả, phải rước đèn, phá cỗ, trông trăng... Nếu chú trọng vào vật chất mà xa rời hay làm phai nhạt giá trị văn hóa dân tộc là chính chúng ta đang tự diễn biến, tự chuyển hóa đấy.

TRẦN ANH