Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền được thông tin của người dân

24/06/2019 05:00

Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng, bởi đây là một trong những quyền cơ bản của con người.

Thế nhưng thời gian vừa qua, các thế lực thù địch, phản động đã cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật về việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng ở Việt Nam. Trên một số trang mạng thiếu thiện chí có kẻ cho rằng Việt Nam "bóp nghẹt", "bưng bít" thông tin; “cản trở các quyền tự do biểu đạt, chính kiến và ngôn luận"... của người dân. Thậm chí trên trang mạng của RFA còn hồ đồ phán rằng: “bưng bít thông tin là nguyên tắc của Chính phủ Việt Nam...”.
Cần khẳng định ngay rằng giọng điệu trên là bịa đặt vô căn cứ, trắng trợn xuyên tạc việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền được thông tin ở Việt Nam nói riêng. Hành động ấy lộ rõ ý đồ, động cơ chính trị không trong sáng đối với Việt Nam. Sự thật bảo đảm quyền được thông tin của người dân ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái ấy.
Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền được thông tin của người dân
Ảnh minh họa / tuyengiao.vn
Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thông tin; khai thác, sử dụng internet để tiếp cận thông tin nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo tinh thần ấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền được thông tin của người dân. Những thành tựu ấy trước hết được thể hiện ở việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền được thông tin của người dân, trong đó có những luật, nghị định như: Luật Báo chí 2016; Luật Tiếp cận thông tin 2016; Luật An ninh mạng 2018; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”... Tất cả những văn bản luật ấy đều tuân thủ nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đúng Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin, vừa bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong bảo vệ bí mật Nhà nước, chống việc lộ, lọt bí mật thông tin.
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP xác định chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân ở các vùng khó khăn có thể sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng vào việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin. Trước sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng điện tử, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một nhiệm vụ quan trọng, tất yếu. Luật An ninh mạng xác định nguyên tắc pháp quyền của Nhà nước ta, đồng thời tôn trọng và bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền được tiếp cận thông tin. Đối với các trang mạng đang hoạt động tại Việt Nam, Luật An ninh mạng cũng có các quy định rất rõ ràng, cụ thể. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng theo Luật An ninh mạng dựa trên thông lệ quốc tế không cản trở quyền được thông tin của người dân và cũng không cản trở hoạt động của các doanh nghiệp mạng đang triển khai dịch vụ ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc công bố tại hội thảo tổ chức ngày 3-12-2018. Theo đó, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới, với trên 50 triệu người dùng internet...
Chính phủ Việt Nam đã triển khai hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, xây dựng và công bố công khai hằng năm Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Trong điều kiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Chính phủ điện tử”; cổng thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến, để cán bộ, cơ quan, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân; để người dân thông qua mạng internet có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, gửi ý kiến tới Đảng, chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận phản ánh thông tin, kiến nghị của người dân. Thực tế cho thấy số người dùng internet, MXH để bày tỏ chính kiến, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng ở Việt Nam ngày càng tăng. Nhiều thông tin từ MXH đã được các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền kiểm tra, xác minh và xử lý kịp thời.
Nhằm bảo đảm quyền được tiếp nhận thông tin của người dân, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, trong đó có việc phát triển báo chí, truyền thông. Để tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế về cơ chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy định của pháp luật và hoạt động báo chí hiện hành... Được Đảng, Nhà nước quan tâm, báo chí cách mạng nước ta đã có sự phát triển nhanh chóng và toàn diện, ngày càng thể hiện rõ vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là diễn đàn xã hội rộng rãi để phát huy dân chủ; là người bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân... Không chỉ tăng nhanh về số lượng các cơ quan báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình và công nghệ làm báo, chất lượng các xuất bản phẩm ngày càng đổi mới cả về nội dung, hình thức thể hiện. Đội ngũ những người làm báo có sự phát triển, trưởng thành trên nhiều mặt. Đặc biệt, định hướng phát triển báo chí theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện đã tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải thông tin của các cơ quan báo chí, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin của nhân dân.
Sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng và internet cho thấy quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin ở Việt Nam đã có bước cải thiện, phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin và tiếp cận thông tin trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội. Những trường hợp mà một vài trang mạng dẫn ra để nói rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do thông tin, thực chất họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam mọi hành vi cản trở, đe dọa đến quyền được thông tin, quyền tự do tiếp cận thông tin; lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của tổ chức, cá nhân; gây tổn hại đến uy tín, danh dự của người khác; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng... tùy vào tính chất, mức độ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, chúng ta cũng khách quan thừa nhận rằng, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Đáng lưu ý là việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ở một số bộ, ngành, địa phương chưa tốt. Còn có biểu hiện cán bộ được phân công phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí sợ trách nhiệm, đùn đẩy cho người không có thẩm quyền hoặc viện dẫn nhiều lý do để từ chối cung cấp thông tin. Một số cán bộ được phân công cung cấp thông tin còn thiếu kỹ năng phát ngôn, chưa tìm hiểu sâu kỹ vấn đề, vụ việc, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của báo chí và dư luận. Sự phối hợp giữa người phát ngôn với bộ phận chức năng chuyên sâu chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng thông tin cung cấp chưa kịp thời và thiếu rõ ràng. Việc điều tra, xử lý những đối tượng vi phạm quyền được thông tin của người dân, tung tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi xấu, gây ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của tập thể, cá nhân... chưa kiên quyết, kịp thời; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh...
Mặc dù còn những hạn chế, nhưng những thành quả của Việt Nam trong bảo đảm quyền được thông tin của người dân là rất cơ bản và không thể phủ nhận. Những tiến bộ đó đã được dư luận quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế. Mặt khác, Việt Nam kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo sự thật về bảo đảm quyền con người nói chung và quyền được thông tin, tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam nói riêng.
KIM LÂN

Hiện thực sinh động phủ định những luận điệu sai trái, xuyên tạc về tự do báo chí

10:28 20/06/2019
Ngày nay, ngành truyền thông nói chung, báo chí nói riêng phản ánh bộ mặt xã hội, là sự thể hiện trình độ văn hóa, văn minh và bản chất của một dân tộc, một chế độ chính trị. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác báo chí.
Ngày 3-4-2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí (QHBC) toàn quốc đến năm 2025. Nội dung QHBC theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam. 
Trên cơ sở QHBC, Nhà nước sẽ có cơ sở để đề ra cơ chế, chính sách tài chính, đào tạo, tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.
Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng năm nay, chúng ta có nhiều niềm vui lớn. Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội là vị thế quốc gia, dân tộc được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tại khóa họp thứ 73, Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) ngày 7-6-2019, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối. Đó là minh chứng sống động cho thấy uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, xã hội ta cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Đó là duy trì nhịp độ tăng trưởng, hạn chế phân cực giàu nghèo, âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đặc biệt là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng tham nhũng, tiêu cực. 
Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, suy thoái về tư tưởng chính trị hiện nay diễn ra trong bối cảnh internet, mạng điện tử phát triển mạnh mẽ, đặt ra nhiều thách thức mới với nhà báo, người cầm bút. 
Những thủ đoạn của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, những kẻ tự xưng là “người bất đồng chính kiến” thường chỉ trích, phê phán rằng xã hội ta là “độc tài”, là “phản phát triển”, mất tự do, dân chủ, nhất là xuyên tạc Việt Nam “không có tự do báo chí”! Chúng cổ vũ cho mô hình xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) hiện đại, tâng bốc tự do dân chủ, tự do báo chí kiểu phương Tây.
Bác bỏ những thông tin xấu độc, những quan điểm chống phá của các thế lực thù địch, báo chí, người cầm bút cần chỉ ra bản chất, chân lý. Chân lý ở đây không phải là mô hình xã hội nào tiên tiến hơn mà là mô hình xã hội phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và lịch sử của dân tộc. Đấu tranh với các thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhà báo, người cầm bút cần dựa trên quan điểm chính trị của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. 
Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945-1985), lợi ích của dân tộc ta gắn liền với hệ tư tưởng, với lợi ích chung của cả hệ thống XHCN thì ngày nay, lợi ích của quốc gia, dân tộc độc lập được đặt ở vị trí cao hơn tất cả. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tất cả các nước trong hệ thống XHCN đều là anh em thì ngày nay, tất cả các nước, không phân biệt ý thức hệ, chế độ chính trị, đều có thể trở thành đối tác. 
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”.
Về tư duy kinh tế - chính trị, nhà báo, người cầm bút nắm vững quan điểm đổi mới theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 ngày 18-5-2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Đừng kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân”.
Trên lĩnh vực đấu tranh chống suy thoái về đạo đức lối sống, báo chí ngày nay đã góp phần tích cực đưa ra trước công luận những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc. Đặc biệt là những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, mắc bệnh “thành tích”, “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”, những cán bộ có chức, có quyền thao túng trong công tác cán bộ...; sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi... như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã chỉ ra. 
Hiện nay, Đảng ta đang chuẩn bị cho Đại hội XIII, báo chí tham gia vào công tác chuẩn bị Đại hội bằng đưa tin, ý kiến của các nhà khoa học, của người dân tham gia đóng góp vào dự thảo các văn kiện. Báo chí nêu cao tính giám sát, phản biện, chống những phần tử tham vọng quyền lực, cơ hội, tham nhũng, tìm cách “chạy chức, chạy quyền” để vào danh sách đề cử, ứng cử dịp đại hội; những luận điệu sai trái, chống phá của kẻ địch.
Trên lĩnh vực đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, báo chí cách  mạng Việt Nam đã có nhiều bài viết phân tích, chỉ ra những biểu hiện lấy cớ đổi mới, lấy cớ “phản biện” quan điểm, đường lối của Đảng, nhưng thực chất là hành vi phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận nền dân chủ XHCN, đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Làm rõ những hành vi “xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước” như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nêu.
Nhà báo có những vinh dự và trọng trách đặc biệt, đó là có quyền tiếp cận đầy đủ thông tin (trừ những điều pháp luật cấm và hạn chế), quyền truyền tải thông tin tới người dân. Pháp luật cũng quy định các cơ quan chức năng Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin mà báo chí yêu cầu (trừ những thông tin bí mật Nhà nước, bí mật chuyên ngành). Tuy nhiên, ngoài quy định của pháp luật còn là những đòi hỏi về lương tri, đạo đức của nhà báo, của người cầm bút. 
Hiện nay, dư luận đang bức xúc với những biểu hiện thương mại hóa báo chí, đặt nặng lợi ích kinh doanh, lợi nhuận khiến thông tin truyền tải bị “méo mó”. Không ít báo chí coi nhẹ việc đưa những thông tin chân thực, những mặt tốt đẹp của dân tộc, của đời sống xã hội mà tập trung vào các mặt tiêu cực, lệch lạc. Từ kỹ thuật câu view, câu like bằng mọi giá như rút tít (title) giật gân, ly kỳ, tìm kiếm những câu chuyện “tiền, tình, tù, tội” đến việc “hư cấu” đưa thông tin không kiểm chứng…
Nhân dân mong rằng trong thời gian tới, không còn những biểu hiện sai lệch về chính trị, tư tưởng, gây phương hại đến an ninh quốc gia. Phòng ngừa, ngăn chặn những trường hợp nhà báo lợi dụng quyền hạn để “đánh” doanh nghiệp với mục đích dọa dẫm để kiếm “phong bì”, thu lợi bất hợp pháp… Bởi vậy có thể nói, để thực hiện được trọng trách của mình, báo chí cũng cần đấu tranh với những biểu hiện suy thoái trong đội ngũ những người làm báo, những người cầm bút. 
Nhân dân mong rằng có nhiều hơn những bài báo phát hiện những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ bổ nhiệm cán bộ sai quy định, sai nguyên tắc ở Thanh Hóa... Hoặc gần đây, từ phóng sự về vụ chùa Ba Vàng ở Uông Bí, Quảng Ninh đã buộc cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết rốt ráo việc lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bất chính.
Không gian đổi mới, sáng tạo rộng mở và chính báo chí đã đồng hành, giúp cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh có hiệu quả tệ tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện lệch lạc trong đời sống xã hội. 
Thế nhưng, nhiều hãng báo chí phương Tây vẫn “bổn cũ soạn lại”, nhai lại điệp khúc xuyên tạc, bịa đặt về tự do báo chí ở Việt Nam. Họ phỏng vấn những cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam, bị xử lý, chụp mũ dưới danh nghĩa “bất đồng chính kiến” để vu cáo rằng: quản lý báo chí là bóp nghẹt tự do ngôn luận, là ép báo chí phải thực hiện “cái gậy chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt Nam”… 
Những kẻ đưa tin xấu độc phê phán sự lãnh đạo, quản lý báo chí, xuyên tạc về tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam thường là những đối tượng phạm pháp, cơ hội chính trị, làm tay sai cho các thế lực chống phá Việt Nam. 
Chúng ta tin tưởng rằng, với truyền thống của báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, giới báo chí Việt Nam nhất định sẽ bảo vệ và tôn tạo một nền báo chí vì Tổ quốc, vì nhân dân, tôn trọng sự thật và góp phần bảo đảm quyền con người.
TS. Cao Đức Thái (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)

Bản chất của cái gọi là “Chương trình Cấp phát nhà miễn phí” và “Chiến dịch Trưng cầu dân ý”

12:39 18/06/2019

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Cục An ninh nội địa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đã ngăn chặn và xử lý nhiều hoạt động chống phá của tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.

Trước đó, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố...  Song với tham vọng điên cuồng, Đào Minh Quân và các thành viên của tổ chức khủng bố vẫn không từ bỏ ý đồ chống Đảng, Nhà nước ta.
Ngoài các hoạt động khủng bố, phá hoại bằng bạo lực, đối tượng còn triệt để sử dụng không gian mạng để lôi kéo, phát triển lực lượng và chỉ đạo hoạt động chống phá trong nước. Hai chương trình gồm “Cấp phát nhà miễn phí” và “Chiến dịch trưng cầu dân ý” tiến hành trong thời gian vừa qua đã bộc lộ ý đồ đen tối của số đối tượng cầm đầu tổ chức, thực hiện dã tâm từng bước lôi kéo, hình thành một lực lượng lớn đối kháng với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phomai miễn phí chỉ có trong bẫy chuột
Với hai chương trình “Cấp phát nhà miễn phí” và “Chiến dịch trưng cầu dân ý”, các đối tượng trong tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã đánh vào lòng tham, tâm lý hám lợi của một bộ phận không nhỏ người dân có cuộc sống khó khăn, nhận thức chính trị còn hạn chế... Vì thế, khi nghe thông tin được một tổ chức hỗ trợ xây nhà thì một số người đã đăng ký mà không hề hay biết gì về tổ chức khủng bố trên.
Lời chia sẻ của những người trong cuộc dưới đây sẽ phần nào lột tả được bản chất của Đào Minh Quân, đối tượng cầm đầu tổ chức và đồng bọn. Thực chất đây chỉ là chiêu trò để các đối tượng tập hợp lực lượng. Trong trường hợp người dân tham gia, nếu họ không may bị “sa chân” lỡ bước, các đối tượng sẽ lập tức bỏ rơi. Các trường hợp khác nếu vi phạm, nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nặng có thể vi phạm pháp luật.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người bị lôi kéo phần lớn là những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các đối tượng có tiền án, tiền sự, những kẻ vô công rồi nghề, nghiện ma túy... Trường hợp của Trần Thị Hồng D. (trú tại tỉnh Kiên Giang) là một ví dụ. “Nhàn cư vi bất thiện”, trong những lúc rảnh rỗi, D thường xuyên lên mạng Internet truy cập. Trong quá trình đó, D. đã tham gia vào câu lạc bộ “Hoa M...”, một nickname dùng để chia sẻ, bình luận đăng tải và quay video trực tuyến có nội dung giới thiệu về cái gọi là tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do đối tượng Đào Minh Quân ở Mỹ cầm đầu.
Cũng trong thời gian này, D. đã kết nối với Lâm Ái Huệ, bà con bên nội của D, đồng thời là đối tượng cốt cán trong tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Ban đầu chỉ là hỏi thăm sức khỏe, sau đó Huệ đã giới thiệu cho D. biết thêm vể tổ chức khủng bố này và Đào Minh Quân. Sau lần được Huệ giới thiệu, D. đã chủ động lên mạng nghiên cứu thêm về cương lĩnh, điều lệ, mục đích... của tổ chức trên.
Trong quá trình này, D. đồng thời được Huệ giới thiệu về chương trình “Liên Hiệp Quốc sẽ hỗ trợ tiền xây nhà cho những ai có đất mà không có tiền xây nhà”, với điều kiện muốn được hỗ trợ thì người tham gia phải quét mã QR để truy cập trực tiếp vào đường link Error! Hyperlink reference not valid. để điền vào đơn. Đây thực chất là phương thức của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” dùng để lừa phỉnh những người nhẹ dạ cả tin, mong muốn nhanh chóng làm giàu và ao ước được ra nước ngoài làm việc.
Huệ đã hướng dẫn cho D. làm các thủ tục, cách thức đăng ký xin tham gia vào tổ chức khủng bố như điền nội dung vào mẫu đơn  gồm có sơ yếu lý lịch, đơn xin tự nguyện tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” viết tay trên giấy A4, 1 tấm ảnh, 1 tờ tiền mệnh giá 1.000 đồng... 1 đơn xin việc rồi đăng ký trực tiếp qua website của tổ chức trên.
Trước những lời hứa hẹn hão huyền của tổ chức này, D. còn lôi kéo mẹ ruột là Bùi Thị Ánh Ng. cùng tham gia vào tổ chức và điền phiếu trưng cầu dân ý trên trang mạng của tổ chức để ủng hộ cái gọi là “Tổng thống Đào Minh Quân và chính phủ đệ tam Việt Nam cộng hòa”. Trong quá trình liên lạc, trao đổi với Huệ, D. đã chủ động gợi ý xin tiền và được Huệ hỗ trợ 2 lần, mỗi lần 100 USD. Mẹ của D., bà Bùi Thị Ánh Ng. khi làm việc tại cơ quan Công an thì khai rằng do hoàn cảnh khó khăn, chưa có nhà ở ổn định nên khi biết thông tin về trợ cấp nhà thì rất phấn khởi.
Sau đó, đã kết bạn với nickname “Đào Minh Quân” và like các trang Facebook nói về tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” để tìm hiểu về chương trình trợ cấp nhà của tổ chức này. Sau đó bà Ng. và con gái cũng tiến hành thực hiện điền phiếu trưng cầu dân ý trên website của tổ chức này để ủng hộ Đào Minh Quân...
Một trường hợp khác, khoảng tháng 2-2019 anh Trần Minh H. (trú tại Kiên Giang) gặp hai mẹ con Ng và D. tại một khu trọ ở tỉnh Kiên Giang. Trong quá trình trò chuyện, Ng. có hỏi H. muốn đi làm việc ở nước ngoài hay không. Chỉ vì muốn có một cuộc sống mới nơi đất khách quê người mà H. đã đồng ý...
Theo hướng dẫn của bà Ng., H. đã làm các thủ tục còn D. là người trực tiếp gửi thông tin của H. cho tổ chức khủng bố. Sau đó, D. yêu cầu H. giữ bí mật, không được chia sẻ việc này với ai. Sau khi H. đăng ký được khoảng 2 tuần thì Ng. gọi cho H đến phòng trọ để tham gia họp với Đào Minh Quân. Tại phòng trọ, H. được D cho biết rằng anh đã được kết nạp vào tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và được cấp thẻ căn cước.
Sau đó, theo sự hướng dẫn của D., H. đã nghe Đào Minh Quân nói chuyện về việc hỗ trợ nhà cho người nghèo... Đến khoảng đầu tháng 3-2019, Ng. nhiều lần liên lạc với H., kêu H. ra bổ sung hồ sơ nhưng H. không ra vì không tin vào những gì mẹ con Ng. và Đào Minh Quân nói.
Những lời giải thích mị dân để lừa đảo, lôi kéo người tham gia “trưng cầu dân ý”.
Bản chất của tổ chức khủng bố
Trong thời gian qua, Cục An ninh nội địa phối hợp với công an các đơn vị địa phương đã điều tra, làm rõ nhiều hành vi vi phạm pháp luật của số đối tượng tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Đã bắt giữ và xử lý hình sự 73 đối tượng ở 23 địa phương...
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công an, với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và sự cảnh giác của nhân dân, từ tháng 7-2017 đến nay tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã không thực hiện được bất kỳ hoạt động khủng bố, phá hoại nào vào trong nước, góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước.
Thế nhưng với rắp tâm thực hiện hành vi chống phá Đảng và Nhà nước ta, đối tượng cầm đầu tổ chức là Đào Minh Quân và đồng bọn vẫn không từ bỏ ý đồ ngông cuồng. Thông qua mạng Interrnet, các đối tượng đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng; đồng thời tiến hành các hoạt động khủng bố, chống phá.
Với hai nội dung rất mới gồm “Chương trình cấp phát nhà miễn phí” và “Chiến dịch trưng cầu dân ý”, các đối tượng của tổ chức phản động này đã thu thập thông tin, lợi dụng các vụ việc phức tạp, nhạy cảm để viết bài, đăng tải các video clip có nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta với mục đích xấu là làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa, kích động tâm lý bức xúc, “bất tuân dân sự” sử dụng bạo lực để phản kháng lại chính quyền.
Hoạt động truyên truyền, phá hoại tư tưởng của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã đánh vào tâm lý của một bộ phận người dân còn thiếu hiểu biết nên có một số trường hợp đối tượng bất mãn tham gia mà không biết đến bản chất thật của chúng. Vậy thực chất “Chương trình cấp phát nhà miễn phí” và “Chiến dịch trưng cầu dân ý” của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là gì?
Để hiểu rõ được ý đồ đó, trước hết cần phải hiểu rõ phương thức, thủ đoạn và mánh khóe bịp bợm của các đối tượng cầm đầu tổ chức. Mục đích của tổ chức này là tuyên truyền phá hoại tư tưởng, củng cố và phát triển lực lượng trong tổ chức và từng bước lôi kéo, hình thành một lực lượng lớn đối kháng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam ngay ở trong nước.
“Chiến dịch trưng cầu dân ý” giai đoạn 2 với khẩu hiệu “Ủng hộ thủ tướng Đào Minh Quân”... được số cầm đầu tổ chức này phát động từ tháng 12-2018 nhằm tạo vành đai thân hữu, qua đó móc nối, phát triển lực lượng cho tổ chức.
Để phục vụ cho “Chiến dịch trưng cầu dân ý”, các đối tượng đã thành lập 4 trang web và sử dụng các trang web, Facebook để tuyên truyền, thông báo về chiến dịch và hướng dẫn cách thức tham gia theo 4 cách. Ai cập nhật và làm theo hướng dẫn của chúng sẽ mắc mưu bọn phản động, chuốc lấy hậu quả bởi đây chính là thủ đoạn của chúng nhằm móc nối, lôi kéo người tham gia “Trưng cầu dân ý”.
Với chiêu trò này, các đối tượng muốn thông qua mạng xã hội Facebook để lôi kéo những người có nhận thức chính trị hạn chế, có tư tưởng bất mãn với những tiêu cực xảy ra trong đời sống xã hội, thường xuyên truy cập các trang mạng có nội dung chống Đảng, Nhà nước... Sau đó thì hứa hẹn sẽ cho họ tiền, vị trí quan trọng trong tổ chức.
Bằng thủ đoạn này, đến nay cái gọi là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” cho rằng đã lôi kéo được nhiều trường hợp ở trong và ngoài nước tham gia “Trưng cầu dân ý”. Thế nhưng, trên thực tế danh sách chúng đưa ra chủ yếu là danh sách ảo do một số đối tượng lập khống để lấy tiền hoặc báo cáo thành tích với số bên ngoài.
Tiếp đó, nhằm tuyên truyền, móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức, vào tháng 2-2019, các đối tượng trong tổ chức tiếp tục ra thông báo về việc “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” sẽ phối hợp với Liên Hiệp Quốc thực hiện 18 chương trình nhằm mục đích hỗ trợ đời sống cho nhân dân(?) Trước mắt thực hiện 4 chương trình: “Xây 126.000 căn nhà cho các gia đình nghèo”; xây 1.500 nhà cho người vô gia cư; xây 30.000 khu chung cư xã hội cho công nhân nghèo và xây 55 viện dưỡng lão...
Theo hướng dẫn của các đối tượng thì để được tham dự “Chương trình cấp phát nhà miễn phí”, điều kiện cần thiết là phải có số thẻ căn cước công dân “Việt Nam cộng hòa” bằng cách tham gia “Chiến dịch trưng cầu dân ý” bầu Đào Minh Quân là “Tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hòa”.
Để thực hiện “Chương trình cấp phát nhà miễn phí”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã giao cho Lâm Ái Huệ (gắn mác “Thứ trưởng bộ tài chính”) liên lạc, chỉ đạo khảo sát, lập danh sách số người xin được cấp nhà.
Với phương thức, thủ đoạn này, từ tháng 3-2019, tổ chức này đã lập danh sách được vài trăm người ở các tỉnh, thành phố xin đăng ký phiếu cấp phát nhà miễn phí... Trên thực tế tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã lợi dụng tâm lý hám lời, lòng tham và hoàn cảnh khó khăn để chỉ đạo số đối tượng trong nước tìm cách vận động, lôi kéo, người dân tham gia “Trưng cầu dân ý” bầu Đào Minh Quân làm “thủ tướng” để lấy số “căn cước công dân” làm đều kiện gửi đơn xin “cấp nhà” cho tổ chức. Khi nghe thông tin được tổ chức Mỹ hỗ trợ xây nhà thì họ đăng ký mà không cần biết đây là tổ chức nào và sẵn sàng làm theo yêu cầu của tổ chức...
Khi xác minh thông tin, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và công an các địa phương phát hiện chủ yếu trong số đó là danh sách ảo. Cá biệt, nhiều đối tượng đã lấy tên của cả gia đình, người quen và hàng xóm để tham gia đăng ký. Vì thế, nhiều trường hợp khi được mời làm việc rất ngỡ ngàng. Họ không biết mình có tên trong danh sách...
Với những phân tích trên cho thấy bộ mặt thật và phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi của các đối tượng trong tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Vì vậy, mỗi người dân cần hiểu rõ âm mưu, phương thức thủ đoạn hoạt động, tính nguy hiểm của các tổ chức phản động lưu vong này, tránh bị các đối tượng tác động, lôi kéo.
Nên nhớ rằng “Phomai miễn phí chỉ có trong bẫy chuột”, vì vậy, mỗi người dân cần phải tỉnh táo trước những lời hứa hẹn hão huyền về quyền lợi vật chất và danh vọng của các đối tượng, không bị lợi dụng, lôi kéo, tham gia vào tổ chức.
Xuân Mai

Bài cuối : Người dân cần cảnh giác, tránh mắc mưu bọn phản động

08:42 18/06/2019
Với ý đồ tổ chức, phát triển lực lượng để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, các đối tượng trong tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đẩy mạnh các hoạt động chống phá.
Cùng với các hoạt động khủng bố, phá hoại là việc tuyên truyền, phá hoại về tư tưởng. Những chương trình mị dân được đưa ra nhằm khiến những người nhẹ dạ cả tin bị lôi kéo... Đây là hoạt động rất nguy hiểm, đòi hỏi mỗi người dân phải cảnh giác, có ý thức tự bảo vệ mình.
Để thực hiện hành vi chống phá, Đào Minh Quân thường xuyên livestream trên facebook để tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho tổ chức nhằm củng cố niềm tin cho số trong nước. 
Đối tượng Lisa Phạm thực hiện chương trình “Khai dân trí” hằng ngày với thời lượng từ 40-50 phút để tuyên truyền, xuyên tạc tình hình an ninh, chính trị trong nước..., kích động thực hiện các chương trình chống phá. 
Ý đồ của số đối tượng cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là từng bước lôi kéo, hình thành lực lượng đối kháng với Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trong nước. Để thực hiện ý đồ này, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức nhằm móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức.
Một trong số đó là việc tiếp tục thực hiện Chiến dịch “Trưng cầu dân ý” giai đoạn 2 nhằm tạo vành đai thân hữu, qua đó phát triển lực lượng cho tổ chức, đây là một trong những thủ đoạn mà tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã và đang thực hiện. 
Tổ chức này đã thành lập 4 trang web, các trang facebook để tuyên truyền về Chiến dịch “Trưng cầu dân ý” và hướng dẫn cách thức tham gia theo những cách khác nhau: Các đối tượng có thể tham gia trực tuyến trên các trang web của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tải mẫu tham gia sau đó điền thông tin cá nhân và chụp ảnh gửi qua tin nhắn cho các đối tượng cầm đầu tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” ở bên ngoài hoặc gọi điện hoặc nhắn tin đến “Văn phòng thủ tướng Đào Minh Quân” để điền thông tin tham gia...
Đối tượng Đào Minh Quân và Kelly Triệu Thanh Hoa.
Với thủ đoạn trên, các đối tượng đã nhằm vào những người có nhận thức chính trị hạn chế, có tư tưởng bất mãn với những tiêu cực xảy ra trong đời sống xã hội, thường xuyên truy cập vào các trang mạng có nội dung chống Đảng, Nhà nước để tìm hiểu. Sau đó hứa hẹn sẽ cho tiền, vị trí quan trọng trong tổ chức nếu tham gia “Trưng cầu dân ý”. 
Bằng chiêu trò này, đến nay, bọn phản động đã tổ chức lôi kéo được hơn 1.000 trường hợp ở trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chủ yếu là danh sách ảo do một số đối tượng lập khống để lấy tiền hoặc báo cáo thành tích với số bên ngoài. Đáng chú ý, nhiều đối tượng đã lấy tên của cả gia đình, người quen hoặc hàng xóm để đăng ký “Trưng cầu dân ý”. Vì thế, nhiều người có tên trong danh sách nhưng khi được hỏi đến đều không biết gì.
Trường hợp của VTM (ở tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một ví dụ. Do không có nghề nghiệp ổn định, lại bị bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng, thường xuyên truy cập mạng xã hội nên bị số đối tượng cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lợi dụng, lôi kéo tham gia vào hoạt động “Trưng cầu dân ý”. 
Hay trường hợp khác của LDH và HNV (trú tại Quảng Ninh). Trong quá trình lên mạng xã hội, H và V quen biết Kelly Triệu Thanh Hoa, thành viên cốt cán của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Hoa giới thiệu với H và V về tổ chức và hứa hẹn sẽ cho tiền nếu tham gia “Trưng cầu dân ý”. Do không có việc làm ổn định và vì hám lời, H và V đã tham gia làm các thủ tục theo yêu cầu của bọn chúng. Khi hỏi về quan điểm  chính trị, cả hai đều khai rằng họ không hiểu gì về tổ chức này mà tham gia chỉ vì được hứa hẹn cho tiền... 
Để lôi kéo người tham gia, các đối tượng cốt cán trong tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” như Đào Minh Quân, Kelly Triệu Thanh Hoa, Lâm Ái Huệ..., còn thường xuyên tìm kiếm trên mạng xã hội facebook những người hay theo dõi, bình luận, chia sẻ các trang facebook, bài viết, video, clip của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, mời số này tham gia.
Không dừng lại ở đó, lợi dụng tâm lý hám lợi, lòng tham, hoàn cảnh khó khăn và sự nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân, tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời còn thực hiện Chương trình “Cấp phát nhà miễn phí”. Chúng tuyên truyền, đây là chương trình được tài trợ bởi các tổ chức nước ngoài. 
Bọn chúng yêu cầu những người muốn được “Cấp nhà miễn phí” phải tham gia Chiến dịch “Trưng cầu dân ý”; thể hiện quan điểm chống đối, lên án chính sách của Đảng, Nhà nước, mong muốn thay đổi chế độ và công khai ủng hộ “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và Đào Minh Quân làm tổng thống “Đệ tam Việt Nam Cộng Hòa”....
Từ tháng 3-2019, các đối tượng đã lôi kéo được một số trường hợp ở 41 tỉnh, thành phố đăng ký xin “Cấp nhà miễn phí”. Nhưng trên thực tế, số đăng ký “Cấp phát nhà miễn phí” ngoài thành viên của tổ chức này thì đều là những hộ dân có cuộc sống khó khăn, nhận thức chính trị còn hạn chế. Vì thế, khi nghe thông tin được một tổ chức nước ngoài hỗ trợ xây nhà thì họ không cần biết đó là tổ chức nào và sẵn sàng làm theo yêu cầu của tổ chức này. 
Điển hình như trường hợp của NTA (SN 1969, trú tại Nghệ An), hiện đang điều trị ung thư máu tại TP Hồ Chí Minh. Do hoàn cảnh khó khăn, cần tiền để chữa bệnh hiểm nghèo nên quá trình truy cập mạng Internet, tiếp cận thông tin về chương trình “Cấp phát nhà miễn phí” của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã chủ động tham gia. 
Trường hợp của PVB (SN 1989, ở tại Lâm Đồng) cũng tương tự. Sau khi vợ chết, một mình phải nuôi con nhỏ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên PVB đã bị các đối tượng trong tổ chức lôi kéo tham gia “Trưng cầu dân ý”... Trên thực tế, cả hai trường hợp này chỉ muốn được hưởng lợi về vật chất chứ không biết gì về tổ chức khủng bố này. 
Với bản chất phản động, Đào Minh Quân và đồng bọn vẫn chưa từ bỏ ý định chống Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, chúng bày ra chương trình với chiếc mũ an sinh xã hội như trên cùng những hứa hẹn hỗ trợ tài chính, các đối tượng tiếp tục đánh vào lòng tham, tâm lý hám lợi của người dân có cuộc sống khó khăn. Vì thể để ngăn chặn tình trạng trên, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng thì mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức cảnh giác. 
Mỗi người dân, mỗi người sử dụng mạng xã hội phải hiểu rõ bản chất của các đối tượng trong tổ chức và nhận thức được miếng bánh vẽ mà các đối tượng đưa ra. Có như vậy, mới tránh bị các đối tượng lợi dụng, lôi kéo tham gia thực hiện hành vi vi phạm. “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố. 
Do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tổ chức; hoạt động theo chỉ đạo của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… là phạm tội “Khủng bố”, “Tài trợ khủng bố” và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Xuân Mai

Bài 1: Tiếng nói người trong cuộc phơi bày bản chất của tổ chức khủng bố

07:09 17/06/2019
Với thủ đoạn hứa hẹn về quyền lợi vật chất, danh vọng, các đối tượng trong tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã đánh vào tâm lý của một bộ phận người dân có tư tưởng bất mãn tiêu cực trong nước, đánh vào lòng tham của người dân có cuộc sống khó khăn nhằm thu hút họ tham gia và hoạt động theo sự chỉ đạo của bọn chúng.
Song những gì các đối tượng thể hiện đã cho thấy bản chất phản động và thực chất đây chỉ là chiêu bài của bọn chúng nhằm lừa phỉnh những người nhẹ dạ, cả tin.
Một trong số đó là trường hợp của NVN (trú tại Hải Dương). Khoảng cuối năm 2018, NNV thường xuyên truy cập Internet, tìm hiểu những vấn đề “nóng” , “nhạy cảm” trong đời sống xã hội như ô nhiễm môi trường, các vụ án kinh tế lớn...
Chính trong quá trình này, anh ta đã làm quen với  một đối tượng ở nước ngoài và được giới thiệu về tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Quá trình trao đổi qua mạng Internet, đối tượng hứa hẹn cho NVN một khoản tiền, khi tham gia vào tổ chức phản động.
Vì hám lời, NVN đã đồng ý tham gia vào tổ chức và theo sự hướng dẫn của các đối tượng, anh ta đã làm hồ sơ tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Cụ thể, NVN đã viết đơn, công khai đầy đủ thông tin cá nhân của anh ta trên facebook và post ảnh, bài viết vào trang facebook của “tổ chức” thực hiện “Trưng cầu dân ý” bầu Đào Minh Quân làm “Tổng thống Đệ tam Việt Nam cộng hòa”.
Để nhận được khoản tiền trên, NVN đã phải thực hiện các nhiệm vụ lôi kéo, phát triển lực lượng cho tổ chức, thu thập thông tin, hình ảnh về cuộc sống của người dân tại Việt Nam gửi cho tổ chức.
Ngoài hành vi trên, để phô trương thanh thế, NVN đã lập và gửi danh sách khống 16 người cho Lâm Ái Huệ, một trong những thành viên cốt cán của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” để thực hiện Chiến dịch “Trưng cầu dân ý”... Mua 200 chiếc bánh rán để từ thiện tại trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Mai Châu (Hòa Bình), sau đó quay phim, chụp ảnh để tuyên truyền, khuyếch trương thanh thế cho tổ chức.
Ngoài ra, còn thu thập thông tin về hình ảnh cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số tại Hòa Bình và Sơn La, gửi cho tổ chức nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về cuộc sống hiện tại ở Việt Nam...
Với những việc làm này, từ tháng 3 đến tháng 4-2019, đối tượng đã nhận được một khoản tiền của các đối tượng để lôi kéo người tham gia. Sau khi nhận được khoản tiền này, NVN đã sử dụng để trả nợ và mua sắm những vật dụng cho gia đình.
Theo lời của NVN thì trong quá trình tham gia vào tổ chức, anh ta cũng đã biết một số đối tượng, trong đó có Đào Minh Quân..., và thường xuyên liên lạc qua tin nhắn facebook. Nhưng trên thực tế, đối tượng này không có tư tưởng chống đối, phản động.
Tại cơ quan Công an, NVN khai rằng chỉ vì hám lời vật chất, được hứa hẹn cho nhiều tiền nên đã đồng ý tham gia vào tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. 
Có những trường hợp, vì hám lời đã lấy thông tin của những người thân trong gia đình để tham gia “Trưng cầu dân ý”. Trường hợp của NTT (trú tại TP Hồ Chí Minh) là một ví dụ.
Qua facebook, khoảng đầu nằm 2018, NTT được đối tượng TTNX, kết bạn. Sau đó qua trao đổi, TTNX đã tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và lôi kéo tham gia “Trưng cầu dân ý bầu Đào Minh Quân làm Tổng thống Đệ tam Cộng hòa”. Để được các đối tượng tin tưởng, NTT đã lấy thông tin cá nhân của 15 người thân trong gia đình (9 người con, 6 người thân bên vợ ) để thực hiện “Trưng cầu dân ý” với anh ta.
Sau đó, đối tượng thường xuyên sử dụng facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ bài viết, video, hình ảnh có nội dung xuyên tạc về tình hình kinh tế - chính trị của đất nước; tuyên truyền, kêu gọi người dân ủng hộ tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và Đào Minh Quân và tiến hành các hoạt động chống phá nhưng nguyên nhân đều bắt nguồn từ lợi ích vật chất...
Sau khi thành lập, Đào Minh Quân và số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đến các trại tỵ nạn người Việt ở Hồng Kông và các nước Đông Nam Á tuyển mộ lực lượng, đưa về Việt Nam theo đường hồi hương để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại.
Năm 2015, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” chỉ đạo cơ sở móc nối, lôi kéo phát triển lực lượng, thành lập các “chí nguyện đoàn” trong nước; khảo sát tìm địa điểm lập căn cứ, mua vũ khí nhằm thực hiện các hoạt động manh động, khủng bố, nhưng đã bị cơ quan An ninh Việt Nam kịp thời phát hiện ngăn chặn, bắt, xử lý 4 đối tượng (Hà Ngọc Hân, Mai Xuân Nghĩa, Lương Tuấn Vinh, Nguyễn Văn Hội).
Riêng Mai Xuân Nghĩa lẩn trốn sang Lào, sau đó xâm nhập về nước cùng với Đào Quang Thực lên kế hoạch mua vũ khí tấn công khủng bố nhưng bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, bắt giữ.
Năm 2017, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” bên ngoài ráo riết phát triển lực lượng, thành lập các nhóm “Phượng Hoàng”, “Mãng Xà”, “Biệt động quân”, “Đại Việt” nhằm khủng bố, phá hoại, ám sát cán bộ; chúng đã cử 2 thành viên là Phan Angel (Phan Thị Đào, SN 1956, quốc tịch Mỹ) và Nguyen James Han (Nguyễn Thanh Hân, SN 1967, quốc tịch Mỹ) về nước cung cấp tài chính và trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
Theo sự chỉ đạo của số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, các đối tượng trong nước đã thực hiện ném bom xăng gây cháy 320 chiếc xe tại Kho tạm giữ xe vi phạm giao thông của Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 8-4-2017; đặt bom xăng tại nhà xe và cổng ga đến quốc tế sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 22-4-2017 và tiến hành khảo sát, lên kế hoạch gây cháy, nổ trụ sở các cơ quan công quyền và một số nhà máy, xí nghiệp nhưng đã bị cơ quan chức năng Việt Nam ngăn chặn...
Với những hành động trên, Bộ Công an thông báo Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố. Từ tháng 7-2017 đến nay, Cục An ninh Nội địa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an các đơn vị địa phương đã bắt và xử lý hình sự 73 đối tượng, ở 23 địa phương.
Với sự vào cuộc quyết liệt, từ tháng 7-2017 đến nay, tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” không thể thực hiện được bất kỳ hoạt động khủng bố, phá hoại nào trong nước.
Thế nhưng Đào Minh Quân và đồng bọn chưa bao giờ từ bỏ ý định chống Đảng, Nhà nước ta. Thời gian gần đây, các đối tượng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, trong đó có việc triệt để lợi dụng những tiện ích của mạng Internet để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, lôi kéo phát triển lực lượng.
Từ đó, xây dựng lực lượng, tiến hành các hoat động khủng bố phá hoại. Chiến dịch “Trưng cầu dân ý” và Chương trình “Cấp phát nhà miễn phí” là một trong những phương thức mới mà các đối tượng thuộc tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tiến hành để lôi kéo phát triển lực lượng trong nước.
Xuân Mai

Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân

17/06/2019 05:00

Một số trang mạng và tài khoản cá nhân trên internet đang có những bình luận xấu độc về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Họ cho rằng đây là Quốc hội của Đảng chứ không phải của nhân dân vì có tới hơn 90% đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thể chế bầu cử của Việt Nam là “Đảng chọn dân bầu”… Vậy vì sao các thế lực thù địch, những người tự gọi là “người bất đồng chính kiến” lại tung ra những luận điệu đó? Qua bài viết này, chúng tôi xin góp phần giải đáp những vấn đề trên.
Xuyên suốt các Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946-Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến Hiến pháp 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đều quy định: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân (HĐND) và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân
Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: TTXVN
Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Về quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước là “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2-Chế độ chính trị).
Hiến pháp 2013 quy định về bầu cử như sau: Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Những quy định về bầu cử của pháp luật Việt Nam là tiên tiến, công bằng và bình đẳng nhất. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc bầu cử nguyên thủ (tổng thống và phó tổng thống) do các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Trước đó ở mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang. Như vậy chỉ có phiếu của đại cử tri mới quyết định chức vụ nguyên thủ.
Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016 như sau: Tổng số cử tri đủ điều kiện bầu cử là 67.485.482 người, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu (kết hợp) như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng có 21 người (đạt 4,20%)… Như vậy có thể nói cuộc bầu cử ĐBQH được nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cơ cấu đại biểu toàn diện bao gồm cả người ngoài Đảng; các cơ quan chức năng chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc nhằm bảo đảm kết quả đúng với đánh giá của cử tri.
Tỷ lệ đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cao chỉ chứng tỏ là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cao trong nhân dân Việt Nam. Và do đó, việc những người ngoài Đảng ứng cử, nhưng không trúng cử cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, một tiến sĩ khoa học từng có nhiều bài viết trên mạng “phản biện” chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được nhiều “người bất đồng chính kiến” đề cao nên tự tin tự ứng cử. Song hội nghị cử tri (theo luật định) tại địa phương đã bỏ phiếu với kết quả 6/75. Kết cục ứng cử viên này đã bị loại.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ sau Hiến pháp 2013 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành. Về nội dung, pháp luật Việt Nam ngày nay không thể “sao chép” theo tư duy cũ mà phải bảo đảm đúng với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tinh thần Hiến pháp 2013, trong đó bảo đảm các nguyên tắc: Pháp luật là tối thượng; kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực tế xã hội-tâm tư nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền con người. Hoạt động lập pháp ngày nay cũng phải kịp thời thể chế hóa nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động lập pháp cũng gắn liền với đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan tư pháp. Một trong những đổi mới của Quốc hội khóa XIV là tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 1-1-2016), ĐBQH gồm: Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đại biểu kiêm nhiệm dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu Quốc hội khóa XIV có 114 đại biểu chuyên trách Trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm.
Giám sát đang là một hoạt động được tăng cường, nhất là trong khóa XIV. Hoạt động giám sát hiện nay tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai…  Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã biểu quyết, năm 2020 thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đây là một trong những vấn đề mà cử tri đang bức xúc.
Sinh hoạt của Quốc hội Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng dân chủ-thẳng thắn; phản ánh sát, cập nhật những vấn đề-kể cả vụ việc đang diễn ra mà cử tri quan tâm. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ bảy, trước khi thông qua dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia các ĐBQH đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về việc có nên quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không? Kết quả quy định này đã được thông qua với 374/446 (chiếm 77,27% tổng số đại biểu).
Sở dĩ các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội tập trung công kích Quốc hội Việt Nam thật không có gì khó hiểu. Đây là thủ đoạn nằm trong chiến lược chống phá Việt Nam toàn diện-từ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ cơ quan này, các thế lực thù địch hy vọng sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội, dần dần tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam.
BẮC HÀ

Bản chất cái gọi là “Học bổng xã hội dân sự VOICE”

09:30 10/06/2019
Những ngày gần đây, trên một số trang truyền thông của các tổ chức phản động, chống đối đang tích cực lan truyền cái gọi là “Học bổng xã hội dân sự VOICE” lần thứ 10.
Theo đó, các đối tượng mời gọi thanh niên tham gia và cam kết “giúp các học viên trở thành những công dân tích cực, giàu tinh thần cộng đồng, và được trang bị các kiến thức nền tảng để có thể tham gia vào các hoạt động xã hội”. 
Bản chất cái gọi là “Học bổng xã hội dân sự VOICE”
Trước hết, bàn về tổ chức VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment), hay còn gọi là “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại”, có thể khẳng định đây chính là tổ chức ngoại vi của Việt Tân. 
Tổ chức này manh nha hoạt động từ năm 1997, do Trịnh Hội – một kẻ có nhiều hành vi chống phá Việt Nam - đứng đầu. Đến năm 2007, VOICE chính thức được thành lập như một tổ chức phi chính phủ (NGO).
Theo tuyên bố, mục tiêu hoạt động của VOICE là “thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam phát triển, vận động các chính sách và nhân quyền, và giúp tái định cư những người Việt tị nạn”. Tuy nhiên, bản chất chính của tổ chức này là chống phá chính quyền Việt Nam, truyền bá tư tưởng về xã hội dân sự, kích động người dân chống đối chính quyền.
Một trong những hoạt động được tổ chức VOICE thực hiện thường xuyên là cung cấp các học bổng về xã hội dân sự. Thực chất, đây là lớp huấn luyện, đào tạo, trang bị các kiến thức đấu tranh chống đối và tập trung lực lượng.
Về cái gọi là “học bổng xã hội dân sự VOICE”, các đối tượng rêu rao “Sứ mệnh của Khóa đào tạo này là giúp các học viên trở thành những công dân tích cực, giàu tinh thần cộng đồng, và được trang bị các kiến thức nền tảng để có thể trở thành nhà hoạt động xã hội dân sự chuyên nghiệp”.
Đi liền với đó là những hứa hẹn như “Những học viên tốt nghiệp xuất sắc khóa đào tạo sẽ được VOICE gửi sang các tổ chức quốc tế ở các quốc gia Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu, Úc, và Mỹ để thực tập trong vòng 3-6 tháng sau đó”.
Vậy nhưng đằng sau những lời tuyên bố đầy tốt đẹp lại là những hoạt động chống đối nguy hiểm. Trong khoá đào tạo của mình, trước hết VOICE truyền bá những cách nhìn nhận sai lệch về tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam, hình thành tư tưởng chống đối chính quyền cho học viên. 
Sau đó, VOICE tiến hành tập huấn, trang bị, huấn luyện cho học viên các nội dung về đấu tranh bất bạo động đối với chính quyền, đặc biệt là việc sử dụng chiêu bài tự do, nhân quyền để tiến hành chống phá.
Ngoài ra, VOICE còn tổ chức cho học viên tiếp xúc với các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị để học hỏi phương thức hoạt động, thậm chí là cả cách ứng phó với cơ quan chức năng. Các “sản phẩm” sau đào tạo được tung về nước, trở thành hạt nhân tập trung lực lượng tiến hành chống phá chính quyền.
Cẩn trọng dưới chiêu trò “xã hội dân sự”
Thời gian vừa qua, “xã hội dân sự” được sử dụng như một chiêu bài để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”.
Một cách đơn giản, xã hội dân sự được định nghĩa là xã hội tự lập, phi nhà nước, được hình thành và vận hành trong không gian công cộng và tư nhân, nằm ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước. Đó có thể là các tổ chức, hội, nhóm, cộng đồng v.v… được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự chủ và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Xét về bản chất, xã hội dân sự không hề xấu. Nếu các tổ chức xã hội dân sự hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích đã đăng ký với cơ quan chức năng, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật quốc gia thì nó sẽ thúc đẩy tính dân chủ, trở thành cầu nối giữa Nhà nước và người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, từ thực tiễn trong nước và quốc tế thời gian qua, có thể thấy xã hội dân sự đang bị một số đối tượng lợi dụng để chống phá chính quyền. Với Việt Nam, các đối tượng triệt để sử dụng chiêu bài “xã hội dân sự” để thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hoá”, tác động thay đổi tình hình chính trị của nước ta.
Thứ nhất, các đối tượng núp bóng xã hội dân sự để thành lập các tổ chức chính trị đối lập, tiến tới đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Hoạt động đầu tiên được các đối tượng sử dụng là tuyệt đối hoá sự độc lập của xã hội dân sự. Bằng các lập luận của mình, các đối tượng truyền bá luận điệu giữa xã hội dân sự và chính quyền có sự tách bạch riêng rẽ với nhau. Xã hội dân sự được ca ngợi là tiến bộ, dân chủ, coi trọng quyền con người; ngược lại, các đối tượng rêu rao chính quyền là bó buộc, bảo thủ, không phù hợp với thực tiễn.
Thậm chí, các đối tượng còn truyền bá thông tin xã hội dân sự là đối trọng với chính quyền, chỉ khi nào xã hội dân sự “độc lập” một cách tuyệt đối thì nó mới có thể phát huy quyền lực của mình, bảo đảm tính tự do, dân chủ của đất nước. Từ đây, các đối tượng hình thành ở người dân tư tưởng chống đối với chính quyền.
Dưới vỏ bọc xã hội dân sự, các đối tượng tiến hành tập hợp lực lượng, truyền bá, rao giảng các thông tin sai lệch, từ đó hình thành nên các tổ chức chính trị đối lập với chính quyền. Với Việt Nam, cái đích cuối cùng được hướng đến là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hình thành xã hội đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hướng lái, chuyển hoá chế độ.
Thứ hai, qua hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, các đối tượng tạo sức ép cho chính quyền, can thiệp vào công việc nội bộ đất nước. Không khó để nhận thấy thời gian vừa qua, với chiêu bài xã hội dân sự, các đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước đã câu móc với nhau, xây dựng các hội, nhóm chống đối. Lợi dụng các sự kiện nóng, đặc biệt là các sự kiện liên quan đến vấn đề khiếu kiện đất đai, ô nhiễm môi trường, dân tộc, tôn giáo v.v…, các đối tượng tụ tập, hình thành nên các tổ chức mang tính tự phát.
Những cái tên như “Hội dân oan”, “Hội phản đối BOT”, “Hội tù nhân lương tâm” v.v… được các đối tượng sử dụng để tiến hành tập trung lực lượng. Thông qua hoạt động của các hội nhóm này, các đối tượng đòi hỏi nhà nước phải bảo đảm cho chúng một thứ tự do vô giới hạn. 
Cùng với đó, các hội nhóm trong nước tiến hành móc nối với các tổ chức phản động, chống đối bên ngoài và các thế lực thù địch với Việt Nam để tiến hành hoạt động gây sức ép nhằm cam thiệp vào công việc nội bộ đất nước ta.
Từ học bổng “xã hội dân sự VOICE” đến những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia
Như đã phân tích ở trên, cái gọi là “học bổng xã hội dân sự VOICE” thực chất chính là một khoá đào tạo chống phá chính quyền Việt Nam. Núp dưới danh nghĩa học bổng, núp dưới vỏ bọc xã hội dân sự, các đối tượng tiến hành tập trung các phần tử có tư tưởng lệch lạc, biến chất người Việt để từ đó huấn luyện, đào tạo thành các hạt nhân chống đối.
Sau khoá đào tạo, các đối tượng tiến hành tung “học viên” về nước để hoạt động. Đây là một nguy cơ lớn đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Qua quá trình đào tạo, phương thức, thủ đoạn chống phá Đảng, nhà nước của các đối tượng trở nên tinh vi hơn, khó phát hiện hơn. 
Cùng với đó, do có sự móc nối giữa đối tượng trong nước và ngoài nước, do các hoạt động chống phá được lên kế hoạch bài bản nên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi chống phá sẽ tăng lên gấp bội.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải đẩy mạnh công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chống đối, từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt, hoạt động đào tạo lực lượng núp dưới học bổng xã hội dân sự của Tổ chức VOICE cần được cơ quan chức năng giám sát một cách chặt chẽ để chủ động ứng phó.    
Trần Anh Tú

Từ “cách mạng cây”, “cách mạng cá” đến “cách mạng màu”

03/06/2019 05:00

Hãy bảo vệ màu xanh đất Việt, hãy chung tay bảo vệ môi trường (BVMT), hãy bảo vệ động vật hoang dã, đấu tranh vì thành phố văn minh, hãy loại bỏ các dự án “ăn cả vào tương lai”…

Những năm gần đây, có rất nhiều phong trào kêu gọi người dân bằng những mỹ từ đẹp đẽ. Từ đó, nhiều người dân bị cuốn theo, tham gia tụ tập, ghi chữ ký, tâm thư, tuần hành những tưởng đòi quyền lợi cho mình. Nhiều sự việc phải qua một thời gian dài mới lộ ra, đó chỉ là những chiêu trò mà các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam thông qua các tổ chức xã hội dân sự một cách rất tinh vi.
Từ “cách mạng cây”, “cách mạng voọc”
Chuyến thăm, làm việc tại Na Uy của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gần đây mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, trong đó có việc ký kết hợp tác kinh tế. Trong bối cảnh giá điện tăng khiến người dân lo lắng thì thông tin sắp tới Tập đoàn Scatec Solar của Na Uy sẽ đầu tư 500 triệu USD vào điện mặt trời tại Việt Nam; đồng thời xây dựng phòng thí nghiệm giúp Việt Nam nghiên cứu, chuyển giao và tiến đến xuất khẩu công nghệ năng lượng tái tạo được dư luận rất hoan nghênh.
Từ “cách mạng cây”, “cách mạng cá” đến “cách mạng màu”
Internet là một trong những phương tiện các thế lực phản động sử dụng để truyền bá quan điểm sai trái, thù địch. Tranh minh họa: tuyengiao.vn
Vậy mà một số trang mạng vẫn cố tình bóp méo, xuyên tạc rằng, các dự án điện mặt trời sẽ tàn phá cảnh quan, môi trường ven biển như ở Bình Định, một dự án điện mặt trời lớn đã phải hủy bỏ vì lý do gây ô nhiễm môi trường. Song theo các chuyên gia, điện mặt trời hoàn toàn không gây ô nhiễm. Cơ quan chức năng ở Bình Định cho biết, từng có âm mưu thủ đoạn bịa đặt thông tin để kích động người dân phản đối, tạo điểm nóng ở địa phương.
Vài năm gần đây, trên không gian mạng liên tục xuất hiện nhiều trang web, trang mạng xã hội với danh nghĩa BVMT, bảo vệ động vật hoang dã, vì hệ sinh thái và phát triển bền vững… nhưng luôn gắn với việc phản đối một vài dự án kinh tế-xã hội (KT-XH) nào đó ở các địa phương. Cứ ở đâu có các dự án du lịch, du lịch sinh thái gắn với danh lam thắng cảnh thì ở đó lại xuất hiện một số trang mạng “chuyên đề” phản đối. Từ chuyện làm cáp treo ở chùa Hương, ở Fansipan đến chuyện bảo vệ Sơn Trà, Tam Đảo hay hang Sơn Đoòng… Họ đưa ra những lời "có cánh" kêu gọi người dân chung tay, tham gia ký các văn bản được gọi là "kiến nghị" gửi lên Chính phủ, thậm chí gửi ra các tổ chức quốc tế. Không ít người nhẹ dạ cả tin làm theo mà không biết rằng, đứng sau các hoạt động ấy núp dưới danh nghĩa "tổ chức xã hội dân sự", các "nhà dân chủ" trở thành những chuyên gia kích động chống phá đất nước.
Như ở Đà Nẵng, Vĩnh Phúc gần đây xuất hiện các trang facebook và blog kêu gọi người dân BVMT sinh thái, phản đối một số dự án KT-XH. Các trang này hoạt động như những tờ báo điện tử với nhiều bài viết của một số cây bút chuyên nghiệp, những hot facebooker nhưng nhiều hơn cả vẫn là các “nhà dân chủ”, những người tự xưng là nhân sĩ, trí thức có tiếng nói đối lập với chính quyền. Đặc biệt, các trang này xuất hiện công khai tư cách của nhóm Green Trees-một nhóm tự xưng là tổ chức xã hội dân sự có hơn 10.000 thành viên, do các đối tượng chuyên chống phá Đảng, Nhà nước, như: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long giật dây. Những đối tượng này từng đứng sau kích động tụ tập, biểu tình phản đối dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội, sau đó kích động biểu tình nhân sự cố môi trường biển miền Trung. Đối tượng Phạm Đoan Trang đã công khai gọi là “cách mạng cá”. Gần đây, từ khi đối tượng Nguyễn Anh Tuấn được đào tạo ở nước ngoài về nước định cư tại Đà Nẵng, chúng áp dụng nhiều chiêu trò kích động, lợi dụng vấn đề môi trường sinh thái để lôi kéo người dân giống như đã làm ở Hà Nội. Chúng không giấu giếm ý đồ sau “cách mạng cây”, “cách mạng cá” sẽ có thể là “cách mạng voọc” ở Đà Nẵng khi thổi phồng vấn đề môi trường sinh thái. Ở địa phương này, dưới sự kích động của chúng, từng xảy ra các phong trào ký đơn tập thể, tụ tập vì môi trường...
Đến lợi dụng vấn đề dân sinh, đất đai
Cách đây ít lâu, việc chính quyền TP Hồ Chí Minh giải phóng mặt bằng khu đất thuộc vườn rau Lộc Hưng (quận Tân Bình) để xây dựng trường học, công trình phúc lợi, đã xuất hiện tình trạng các cá nhân vi phạm cản trở, chống đối người thi hành công vụ, căng băng rôn, biểu ngữ gây mất trật tự. Ngay lập tức, các thế lực thù địch, phản động đã lợi dụng sự việc hòng biến vụ giải phóng mặt bằng này thành điểm nóng về “tranh chấp đất đai”, khoét sâu mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền, biến Lộc Hưng thành điểm nóng kiểu Đồng Tâm, Tiên Lãng. Các báo đài hải ngoại, như: RFA, VOA… tung nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc “chính quyền cướp đất của dân”, “công an đánh dân”, “dân oan ca thán, chính quyền bất chấp”… Các tài khoản facebook có tên Lê Công Định, Lê Nguyễn Hương Trà, Trịnh Sơn, Nguyễn Tín, Bạch Cúc… đăng tải nhiều bài viết quy chụp chính quyền địa phương “đàn áp giáo hội”, “đập phá nhà dân”... Chúng rêu rao, sắp có “ngòi nổ Tiên Lãng giữa Sài Gòn”, kêu gọi người dân xuống đường hướng dẫn dùng hung khí chống đối… Nhưng nhờ sự cảnh giác của người dân và sự vào cuộc kiên quyết của chính quyền, âm mưu đó đã bị thất bại.
Ở Hà Nội, gần đây, nhân sự việc các hộ dân thôn Bắc Lãm (phường Phú Lương, quận Hà Đông) tự ý thi công, san đường trên đất giao thông nội đồng nằm trong quy hoạch dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và gây sức ép với chính quyền một cách phi lý, nhiều đối tượng xấu đã kích động, lái vấn đề để khoét sâu mâu thuẫn, làm nóng tình hình. Chúng gây sức ép, kêu gọi và không cho các gia đình cho trẻ đến trường, ép buộc các em tham gia những hoạt động gây rối, mất an ninh trật tự tại địa phương, cản trở việc dạy và học của học sinh và giáo viên.
Lừa phỉnh, lôi kéo giới trẻ
Voice-một tổ chức được cho là ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân ở nước ngoài nhiều năm qua đã tìm mọi cách kích động, lôi kéo, mở các lớp đào tạo hàng trăm thanh niên thành những “nhà hoạt động dân chủ” rồi đưa về Việt Nam hoạt động chống phá bằng hình thức kích động, biến các sự việc KT-XH thành những vấn đề chính trị gây bức xúc dư luận. Trong đó, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hiện nay là các địa phương xuất hiện nhiều hiện tượng phức tạp từ một số đối tượng do Voice đào tạo trở về hoạt động.
Những “học viên” do chúng đào tạo sau khi trở về đều không còn là những công dân lương thiện đóng góp công sức, trí tuệ để dựng xây đất nước mà bị huyễn hoặc trở thành những “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động xã hội”, biết “tổ chức các chiến dịch xã hội”, “gây quỹ”, “viết dự án”, mà bản chất là hướng tới mạo danh vì dân chủ, nhân quyền, vì môi trường sống… để chống phá đất nước. Mấy năm gần đây, Nguyễn Anh Tuấn-đối tượng được chúng đưa đi đào tạo ở nước ngoài trở về Việt Nam, được coi là hạt giống cho nhiều hoạt động chống phá. Sinh sống tại Đà Nẵng nhưng đối tượng này thường xuyên có mặt hoặc tán phát thông tin kích động các sự việc ở Hà Tĩnh, Bình Thuận, Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh... Với thủ đoạn là bám sát vào phản ứng hay bức xúc từ xã hội để chúng “thổi” lên thành một phong trào chính trị chống lại chính quyền nhằm nuôi dưỡng “ý thức phản kháng” của người dân, tuyển lựa và mở rộng lực lượng xã hội tham gia. Từ các chiêu trò này, sâu xa hơn chúng âm mưu tập dượt, đi tới đấu tranh bất bạo động rồi xa hơn là bạo loạn, lật đổ theo mô hình "cách mạng màu", "mùa xuân Ả-rập"…
Cảnh giác với âm mưu “cách mạng màu”
Đối tượng Phạm Đoan Trang trong một tài liệu phản động để tập huấn cho các “nhà lãnh đạo trẻ” của chúng mà cơ quan chức năng thu được đã công khai nêu những cách thức hoạt động trên dựa theo mô hình cách mạng sắc màu để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Cái gọi là tổ chức Green Trees do đối tượng này từng cầm đầu đã áp dụng những “chiến lược đấu tranh bất bạo động” trong cuốn “Từ độc tài đến dân chủ” của Gene Sharp. Theo đó, chúng mượn những hoạt động dân sự ôn hòa và hợp pháp, như: BVMT, thiện nguyện hay biểu diễn nhạc... để lôi kéo đám đông. Mỗi lần chính quyền xử lý các hoạt động như vậy, chúng sẽ khiến dân chúng và quốc tế có thiện cảm với phong trào đối lập, vì nghĩ rằng các nhà đối lập vô tội và bị xử oan. Còn nếu chính quyền không xử lý thì các nhóm đối lập sẽ có đủ thời gian để xây dựng lực lượng và uy tín thông qua những hoạt động dân sự tưởng chừng vô hại đó. Khi đã có lực lượng, mối quan hệ và lôi kéo được cảm tình của đám đông, các nhóm đối lập sẽ phát động cách mạng đường phố để lật đổ chính quyền. Chiến lược này đã được sử dụng lặp đi lặp lại trong cuộc "cách mạng màu", "mùa xuân Ả-rập" như đã diễn ra ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chúng luôn núp dưới cái bóng vì tương lai, vì sự phát triển của dân tộc nhưng thực tế những hoạt động đó chỉ nhằm mục tiêu phá hoại, chọc gậy, ném đất đá vào bánh xe phát triển của đất nước. Đôi khi, một hạt cát có thể làm hỏng một cỗ máy, một trào lưu núp bóng dân sinh có thể tạo ra những đám cháy nguy hiểm, đe dọa an ninh chính trị của đất nước.
Vì thế, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, xử lý nghiêm minh, ngăn chặn không để hình thành cái gọi là “cách mạng cây”, “cách mạng cá”, “cách mạng voọc”. Phải sớm xử lý các trang mạng xã hội chuyên kích động, tập hợp lực lượng và tổ chức các cuộc tụ tập, biểu tình như đã xảy ra ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Bình Thuận… Bài học từ các vụ tụ tập, biểu tình phản đối thay thế cây xanh ở Hà Nội cho thấy, có nguyên cớ ban đầu từ một số trang facebook kêu gọi, kích động người dân. Vì thế, cần sớm tìm ra những đối tượng cầm đầu, điều hành những fanpage, phối hợp với các cơ quan quản lý mạng xã hội để xử lý. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm tốt công tác quản lý, phối hợp với Facebook bóc gỡ nhiều trang mạng có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.
Đối với chính quyền các địa phương, phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo, quản lý; khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập, khuyết điểm trong quản lý KT-XH, giải quyết thỏa đáng những vướng mắc, mâu thuẫn ở cơ sở, không để kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng, bóp méo, chống phá.
Đối với người dân, cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước những lời kêu gọi đấu tranh vì môi trường, vì dân sinh, dân chủ. Đấu tranh vì quyền lợi chính đáng là cần thiết nhưng trước hết phải đúng pháp luật và phải dựa vào pháp luật, dựa vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, không nên chủ quan, thiếu suy nghĩ để vô hình trung tiếp tay cho các thế lực phản động phá hoại môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
THÁI HƯNG