Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!

Thứ tư, 28/02/2024 - 06:07

Sau khi thủ đoạn tung những video clip dàn dựng, cắt ghép, sưu tầm từ nhiều năm trước về cảnh “đi bộ đội bị lính cũ bắt nạt hoặc phải làm việc cực nhọc” bị bạn đọc bóc mẽ, vạch trần, một số trang mạng phản động, trong đó có Việt Tân tiếp tục dùng chiêu trò khác nhằm kêu gọi thanh niên trốn tránh nhập ngũ để thực hiện âm mưu chống phá đất nước ta.

Chúng tung tin rằng: Thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự là lãng phí mất 2 năm tuổi trẻ (!)

Nghe luận điệu tuyên truyền “bẩn” này, thấy ngay sự nham hiểm nhưng lại rất ngô nghê của những kẻ có mưu đồ đen tối. Bởi vì chúng cho rằng 2 năm nhập ngũ là lãng phí thời gian, nhưng tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đều hiểu rõ Quân đội như trường học lớn, là môi trường rất tốt để thanh niên học tập, rèn luyện, từ đó trưởng thành hơn.

Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh, tất cả thanh niên Việt Nam sau một thời gian nhập ngũ đều có sự tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt. Hầu như ai hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cũng có sức khỏe, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, bản lĩnh, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong... chững chạc hơn, tốt hơn so với trước khi nhập ngũ.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Minh họa: HẢI LÂM 

Thực tế là đại đa số các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đều ưu tiên tuyển chọn người đã được học tập, rèn luyện qua môi trường Quân đội, bởi họ thường có phẩm chất, năng lực, uy tín cao hơn.

Thực tế trong các đợt tuyển quân hằng năm thì luôn có hàng vạn thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Họ vừa tự giác thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, vừa muốn được học tập, rèn luyện trong môi trường Quân đội để trưởng thành, có đủ hành trang cần thiết lập thân, lập nghiệp một cách tự tin, bền vững. Như huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang năm nay có 100% thanh niên nhập ngũ viết đơn tình nguyện nhập ngũ; trong tổng số công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự đầu năm 2024 của tỉnh Hà Giang có gần 70% viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Có những gia đình cả hai, ba anh em ruột cùng xung phong nhập ngũ một đợt (như Nguyễn Khắc Tự Hiền Phúc, Nguyễn Khắc Tự Hiền Nhơn, Nguyễn Khắc Tự Hiền Nhân ở phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng).

Chắc chắn, chẳng có người hiểu biết nào lại dại dột tin vào luận điệu tuyên truyền “bẩn”, rằng “Thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự là lãng phí mất 2 năm tuổi trẻ” (!). Nghe theo lời xúi dại ấy, có khi tự đẩy mình vào ăn chơi sa ngã, vi phạm pháp luật, đánh mất tương lai.

BINH NHẤT

Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

Thứ hai, 26/02/2024 - 06:24

Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã trắng trợn xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta có liên quan về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Họ vu cáo rằng, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”, “lúc nào cũng chỉ muốn đối thoại, đàm phán hòa bình nên để nước ngoài lấn tới...”; "không đủ năng lực và không đủ quyết tâm để bảo vệ chủ quyền biển, đảo”...

Từ đây, các đối tượng ra sức xuyên tạc sự thật về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước có biển trong khu vực Biển Đông; tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tâm lý bài nước này, thân nước kia; kích động sự chống đối Đảng, Nhà nước; hạ thấp vị thế, vai trò, sức mạnh của Quân đội; phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ kêu gọi Đảng, Nhà nước ta phải từ bỏ chính sách đối ngoại quốc phòng “4 không”, đòi Đảng ta “thực hiện liên minh quân sự” để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển... 

Có thể thấy, những luận điệu trên hoàn toàn là sự xuyên tạc trắng trợn, kích động với dụng ý phá hoại. Sự thật là nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc luôn được Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đặc biệt coi trọng, đang được tiến hành một cách đồng bộ, bài bản, kiên quyết, kiên trì, kiên cường và khôn khéo.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Đoàn công tác Vùng 2 Hải quân ra thăm, động viên các chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ tại nhà giàn DK1/12 - cột mốc chủ quyền trên thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Thứ nhất, đường lối, chính sách, các chiến lược, kế hoạch... phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay đều khẳng định rất rõ ràng, biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; lợi ích quốc gia trên biển là vấn đề trọng yếu, thường xuyên và lâu dài của Việt Nam. Ngay từ thời điểm đang phải dồn toàn lực để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dù khó khăn trăm bề, Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã kịp thời đưa lực lượng, phương tiện đi giải phóng các đảo từ tay chế độ cũ, thể hiện tầm nhìn trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.

Trong suốt những năm qua, Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tất cả lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển Việt Nam đã được luật pháp quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định. Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã nhiều lần phát ngôn công khai, khẳng định rõ lập trường, quan điểm nêu trên.

Hệ thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Điều đó được thể hiện rõ qua các văn kiện của mỗi kỳ đại hội Đảng. Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện nay.

Thứ hai, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta luôn ưu tiên dành mọi nguồn lực tốt nhất cho nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển, đảo; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân yên tâm bám biển, làm giàu từ biển. Nhiều ngành kinh tế biển được chú trọng như khai thác dầu khí, vận tải biển, điện gió ngoài khơi, du lịch biển, đảo, phát triển kinh tế các đảo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học... Tất cả hoạt động kinh tế biển đó thể hiện tính chất của nền quốc phòng toàn dân, thực hiện sách lược gắn kinh tế với quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

 Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”.

Thứ ba, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

Đảng, Nhà nước ta thực hiện triết lý “Ngoại giao cây tre” mà bản chất là mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt. Mục tiêu lớn nhất là tránh được xung đột, không để xảy ra chiến tranh, giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng đồng thời bảo vệ được lợi ích quốc gia-dân tộc với quyết tâm cao nhất. Chúng ta biết nhu, biết cương, biết thời thế, biết thực lực, biết mình, biết người, biết tiến, biết lui đúng lúc, hợp thời. Đó cũng là thực hiện triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Lạt mềm buộc chặt” mà ông cha ta đã đúc rút từ các bài học đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của nước ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng ta không đi với nước này để chống lại nước kia; không thụ động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước nào, nhất là tránh việc trở thành con bài trong tay các nước lớn.

Thứ tư, Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển và lực lượng kiểm ngư vững mạnh, với trang bị, phương tiện ngày càng đồng bộ, hiện đại đủ sức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các lực lượng nêu trên luôn có tinh thần, quyết tâm cao, kiên quyết, kiên trì, kiên cường thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không có chuyện “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”... như kẻ xấu xuyên tạc, vu cáo.

Thứ năm, Đảng, Nhà nước quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Công tác tuyên truyền đã thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác để người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế hiểu cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và sự quản lý thực tế của Việt Nam trên các vùng biển, đảo ở Biển Đông; hiểu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đông; từ đó, xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm, tạo đồng thuận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Do đó, những luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo rõ ràng là xuất phát từ những mưu đồ đen tối, âm mưu kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới, cần phải được nhận diện, lên án, đấu tranh kịp thời.

HỒ QUANG PHƯƠNG

HRW phớt lờ sự thật, tiếp tục vu cáo tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ Hai, 26/02/2024, 07:37

Vừa qua, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) công bố báo cáo tổng kết toàn cầu về tình hình nhân quyền trên thế giới năm 2023, trong đó tiếp tục có đánh giá mang tính vu cáo, bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, làm méo mó, sai lệch thực tiễn, ảnh hưởng vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Luận điệu sai trái, cũ mòn

Báo cáo này cho rằng, năm 2023, Việt Nam mở rộng đàn áp các nhà hoạt động xã hội dân sự. Chính quyền Việt Nam tiếp tục nghiêm cấm việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập và tổ chức nhân quyền độc lập, đồng thời xóa bỏ các nhóm tôn giáo độc lập; giám sát, sách nhiễu và trấn áp các nhóm tôn giáo độc lập. Họ vu cáo, thành viên của các nhóm này bị “đấu tố” trước công chúng, bị buộc phải từ bỏ đức tin của mình, bị bắt giữ một cách tùy tiện, bị thẩm vấn, ngược đãi và bị bỏ tù sau những phiên tòa xét xử bất công... Từ đó, báo cáo này phán xét “nhân quyền của Việt Nam tồi tệ về hầu hết mọi mặt”, vu cáo “nhà cầm quyền hạn chế ngặt nghèo các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận và truyền thông, nhóm họp, lập hội”. Báo cáo còn cho rằng, các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền bị đe dọa, sách nhiễu, hạn chế đi lại, bắt giữ tùy tiện, biệt giam.                   

Hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm các tòa án, thiếu tính độc lập, áp đặt cho những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự những án tù dài hạn dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia...

Phủ nhận những cáo buộc sai trái này, ngày 25/1/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là tổ chức Theo dõi Nhân quyền với những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo”. Tuy nhiên, HRW không tiếp thu chỉnh lý mà vẫn thể hiện thái độ định kiến. Vừa qua, ông Robertson, Phó Giám đốc châu Á của HRW tiếp tục vu cáo: “Mọi quyền dân sự và chính trị, dù là quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp hay quyền tự do lập hội đều đang bị chính quyền Việt Nam vi phạm một cách có hệ thống. Chính phủ đã đi thụt lùi quá xa về nhân quyền, không theo bất kỳ công ước nhân quyền quốc tế nào mà họ đã phê chuẩn”!

Hằng năm, HRW đều đưa ra các báo cáo về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới. Vốn giữ quan điểm định kiến đối với thể chế chính trị ở Việt Nam, nhiều năm qua, tổ chức này luôn có báo cáo, đánh giá bịa đặt, vu cáo theo kiểu cũ mèm, nhai đi nhai lại những nội dung này. Trước đó, ngày 26/5/2023, tổ chức này đã gửi đến Liên hiệp châu Âu một “tờ trình” về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, yêu cầu EU gây sức ép để chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị. Hay ngày 8/6/2023 (trước cuộc đối thoại nhân quyền Liên hiệp châu Âu - Việt Nam tại Hà Nội), tổ chức HRW đã vu cáo, kêu gọi châu Âu gây áp lực để buộc Việt Nam chấm dứt các hành động “vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”. Tổ chức này cũng liên tục lên tiếng đòi hủy bỏ một số điều khoản trong Bộ luật Hình sự mà họ cho rằng, đó là công cụ “để đàn áp các quyền dân sự, chính trị, hạn chế quyền tự do đi lại đối với các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”.

HRW bị tẩy chay ngay tại Mỹ

Tổ chức HRW được thành lập năm 1988, là tổ chức phi chính phủ, bị chi phối bởi sự bảo trợ, nguồn kinh phí hoạt động của nhiều nước phương Tây. Tiêu chuẩn đánh giá về nhân quyền của tổ chức này phù hợp với các chính sách và lợi ích của những chính phủ đã chi tiền để HRW hoạt động nên thiếu tính độc lập và không thể thoát khỏi quan điểm chính trị và lập trường của nhiều nước phương Tây. Các báo cáo, phúc trình về nhân quyền của tổ chức này thường bị bộ ngoại giao của nhiều nước cho rằng sai sự thật, mang màu sắc chính trị và chủ quan áp đặt, gây ra phản ứng tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Liên bang Nga đã nhiều lần chỉ trích HRW về những động thái tuyên truyền xuyên tạc, kích động tạo cớ can thiệp vào những vấn đề nội bộ của nước này. Chính phủ Trung Quốc không ít lần áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với HRW. Thái Lan cấm cửa trang web của HRW hoạt động vì cho rằng thường xuyên đội lốt “theo dõi nhân quyền” để tuyên truyền xuyên tạc, tán phát những nội dung thông tin sai lệch, kích động, vi phạm các quy định về an ninh quốc gia. Singapore cũng bác bỏ chỉ trích của tổ chức phi chính phủ này về Luật tin tức giả vào năm 2019. HRW còn bị nhiều quốc gia như Cuba, Srilanka, Triều Tiên, Ethiopia, Syria... chỉ trích, phản đối những nội dung báo cáo của HRW đã can thiệp, làm phức tạp tình hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền ở các nước này. Đánh giá về HRW, ông Geoffrey Corn - Giáo sư luật tại Đại học Luật Nam Texas Houston, thành viên Trung tâm Quốc phòng & Chiến lược của Viện Do Thái về an ninh quốc gia Hoa Kỳ (JINSA), trụ sở tại Washangton, có bài viết “Báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền có nhiều sai sót” đăng trên trang Jinsa của viện nghiên cứu này. Bài viết đã vạch trần những báo cáo sai trái của HRW và khẳng định: “HRW đã không sở hữu những sự thật, mang nặng tính suy đoán và nhiều sai sót”. Cũng bẽ bàng thay, ngay tại nơi đóng trụ sở, HRW không chỉ bị lên án mà còn bị kêu gọi, yêu cầu đóng cửa từ lâu. Tháng 5/2014, một lá thư kêu gọi đóng cửa HRW bởi hơn 130 học giả, hầu hết từ Mỹ đã chỉ trích rằng: HRW thường đưa ra những báo cáo chứa đầy quan điểm thiên vị và bằng chứng sai lệch; phớt lờ các trường hợp cảnh sát đánh chết người Mỹ gốc Phi ở Mỹ hoặc hành vi ngược đãi khét tiếng đối với những người bị giam giữ tại trại tạm giam Vịnh Guantanamo... Bức thư này chỉ rõ, nhiều thành viên của HRW là cựu nhân viên CIA và cựu quan chức của chính phủ nhiều nước phương Tây.

Việt Nam quan tâm bảo vệ, thực thi quyền con người

Nhân quyền trước hết là quyền sống, quyền tồn tại, quyền phát triển và các quyền cơ bản khác của con người.  Năm 2023, Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.

Về phương diện chính trị, pháp lý, tính đến hết 2023, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập hầu hết công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người, gia nhập 25 công ước của ILO như: Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); Công ước quốc tế về các kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW)... So với nhiều nước, Việt Nam là thành viên trách nhiệm, tích cực, tiến bộ về quyền con người. Ngay cả Mỹ hiện nay vẫn là nước chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về trẻ em 1989, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966. Trong khi đó, Việt Nam cam kết, thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý. Đây là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện, bảo vệ, bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết. Hiến pháp 2013 quy định, Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 14, Hiến pháp năm 2013).

Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, hoạt động tư pháp trong nhiều năm qua và năm 2023 với mục tiêu bảo vệ công lý, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, công bằng, dân chủ, văn minh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, việc bắt, giam giữ, cải tạo được thực hiện nghiêm minh, dân chủ, minh bạch, hạn chế oan, sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa,bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng được thực hiện một cách tích cực trong triển khai các chương trình, mục tiêu, chính sách quốc gia; quyền về việc làm, thu nhập, quyền sở hữu, an sinh xã hội, quyền được chăm sóc y tế, sức khỏe, quyền được học tập, giáo dục, quyền được tham gia vào đời sống văn hóa được bảo đảm. Trên lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam tôn trọng, công nhận tự do tôn giáo, tín ngưỡng, cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, hơn 54.000 chức sắc, trên 135.000 chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự...

Với những thành tựu, thực tiễn tiến bộ như trên thì không thể vu cáo tiêu cực về quyền con người ở Việt Nam. Thành tựu, uy tín trong bảo vệ quyền con người của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chính vì vậy, với số phiếu cao, Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ thứ 2 (2023-2025) của Liên hợp quốc và những đóng góc trách nhiệm, tích cực của Việt Nam đã và đang được Liên Hợp quốc, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Vậy mà HRW cố tình như không biết, vẫn nhai lại điệp khúc sai trái, bịa đặt. 

Lê Thế Cương

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn kích động, xuyên tạc về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ

Thứ Năm, 22/02/2024, 07:25

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động gia tăng nhiều hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có nội dung xuyên tạc hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Trong đó, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động triệt để lợi dụng, tuyên truyền xuyên tạc cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 bằng luận điệu vu khống Đảng, Nhà nước ta né tránh, lãng quên, không quan tâm đến chính sách đối với thương binh, cựu binh, thân nhân liệt sĩ tham gia cuộc chiến đấu; xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước.

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực xấu

Có thể nói rằng, lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền vê biên giới, biển, đảo nhằm xuyên tạc sự thật, kích động dư luận và gây rối vốn là âm mưu quen thuộc của các thế lực thù địch. Như một chu kỳ, cứ mỗi khi đến dịp kỷ niệm các sự kiện như cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), trận hải chiến bảo vệ Trường Sa (1988)… các thế lực thù địch, các tổ chức phản động kêu gọi trên các diễn đàn mạng xã hội hoạt động tụ tập đông người tại những địa điểm công cộng như Bờ Hồ (Hà Nội); tượng đài Nguyễn Huệ (TP Hồ Chí Minh) và một số thành phố lớn khác nhằm thực hiện các hành vi biểu tình, gây rối trật tự công cộng. Thông qua các bài viết trên mạng xã hội, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, giảo hoạt, tung ra những thông tin và tư liệu lịch sử sai lệch để đánh lừa dư luận.

Từ những luận điệu xuyên tạc về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 cho thấy âm mưu của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động là vu cáo đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong đảm bảo chủ quyền, biên giới quốc gia như kết quả phân giới cắm mốc giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới; chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, từ đó tạo nên môi trường xã hội, chính trị bất ổn để dễ bề thực hiện mưu đồ chống phá. Các đối tượng viết bài xuyên tạc Việt Nam nhượng đất cho nước láng giềng, lấy cớ kích động tâm lý bất bình trong nhân dân; bịa đặt Việt Nam xâm chiếm đất của nước láng giềng nhằm phá hoại tiến trình phân giới cắm mốc của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Từ đó các đối tượng trên rêu rao rằng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước “nhu nhược, hèn yếu” nên không có những động thái kiên quyết để bảo vệ chủ quyền quốc gia; thậm chí chúng còn trắng trợn bịa đặt rằng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước im lặng vì đã thỏa hiệp với nước ngoài thao túng chủ quyền của nước ta…

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn kích động, xuyên tạc về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ -0
Lực lượng Công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh tư liệu

Bên cạnh đó, lợi dụng các vấn đề liên quan đến chủ quyền biên giới, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động ra sức xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, quan hệ giữa các dân tộc, bôi nhọ chủ trương phát triển kinh tế-xã hội. Chúng cho rằng việc phát triển các dự án kinh tế là nguyên nhân đẩy đồng bào các dân tộc lâm vào tình cảnh khốn khó, mất nguồn sinh kế, vì thế đời sống bà con luôn thiếu thốn, khó khăn. Chúng còn kích động mâu thuẫn giữa các dân tộc và xuyên tạc người Kinh đã lấy đất, phá rừng, gây khó khăn cho đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội, qua đó nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc, làm suy yếu sức mạnh của quân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để thực hiện âm mưu thâm độc trên, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động đã triệt để tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông xã hội, các diễn đàn, nhất là triệt để lợi dụng một số văn nghệ sĩ, trí thức bất mãn, có quan điểm chính trị lệch lạc để ngấm ngầm cài cắm, tán phát những quan điểm sai trái, phản động về chủ quyền lãnh thổ. Càng nguy hiểm hơn khi nhiều đối tượng lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biên giới đất liền, chủ quyền biển, đảo để kích động, kêu gọi người dân “xuống đường” thể hiện lòng yêu nước, từ đó gây mất an ninh, trật tự xã hội và kiếm cớ để tiếp tục chống phá. Một thực tế khác cần nhìn nhận, đó là trong khi đa số người dân nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, gần như “miễn nhiễm” với những luận điệu xuyên tạc, hồ đồ và cũ rích ấy thì vẫn còn không ít người "sập bẫy". Sự thiếu nhận thức hoặc nhận thức lệch lạc về chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước khiến số này chưa kịp chắt lọc thông tin đúng-sai trên mạng xã hội.

Lịch sử dựng nước, giữ nước đã chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Khi chủ quyền lãnh thổ quốc gia đứng trước những thách thức hoặc bị xâm phạm, người dân đặc biệt quan tâm, thường xuyên dõi theo những thông tin liên quan và có các ý kiến thể hiện quan điểm. Lợi dụng tâm lý này, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động đã đưa ra những thông tin sai sự thật hòng bẻ lái dư luận, kích động người dân nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Cùng với việc phê phán các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, các đối tượng xấu cũng tìm cách quy chụp lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta "phản ứng chậm" hoặc "né tránh, không dám đối đầu, để chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị đe dọa”. Bằng luận điệu xuyên tạc, đả kích, các thế lực xấu hòng làm lòng dân bất an, dần mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước.

Sự thật phản bác những luận điệu xuyên tạc

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ lãng quên cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 cũng như các sự kiện có liên quan đến chủ quyền biên giới, lãnh thổ. Cuộc chiến đấu chính nghĩa này là một trong những trang sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là chủ trương nhất quán đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta nhiều lần khẳng định.

Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan tâm đến chính sách đối với những người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội đặc biệt quan tâm đến các thương binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, trong đó có các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Sự thật, không có sự phân biệt về chế độ, chính sách dành cho các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc với cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ trong các cuộc chiến tranh khác để bảo vệ Tổ quốc. Các cựu chiến binh tham gia chiến dịch biên giới phía Bắc còn được hưởng các chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ TTg, ngày 9/11/2011 về chế độ, chính sách đối với người làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Hiện nay, chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh nói chung được thực hiện theo Pháp lệnh Cựu chiến binh và Nghị định hướng dẫn thi hành.

Trong nhiều năm qua, thông tin về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến đấu ba vệ biên giới phía Bắc, nhiều địa phương trong cả nước và ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể xây đài tưởng niệm, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ như xây dựng và nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc gia; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học... Nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, ngày 15/2/2019, tại Hà Nội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại". Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, viện nghiên cứu và trường đại học uy tín trong cả nước. Đặc biệt, có sự tham dự của các nhân chứng, cựu quân nhân đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Cùng với đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ và thăm hỏi, động viên cựu chiến binh, thương binh từng tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979. Ngày 26/1/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dâng hương tại Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Pò Hèn; thăm, chúc Tết, tặng quà công nhân lao động, lực lượng biên phòng, các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, đồng bào dân tộc, hộ nghèo tại vùng đất biên cương này của Tổ quốc. Ngày 8/5/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên. Trước đó, ngày 13/07/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các đại biểu Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh toàn quốc mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh toàn quốc mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên (14/7/2016 14/7/2022). Ngay những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ngày 17/2/2024, đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước đã đến dâng hoa, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên và Đền thờ các anh hùng liệt sĩ trên điểm cao 468, xã Thanh Thủy.

Như vậy, thực tế không có chuyện Đảng, Nhà nước, nhân dân ta né tránh, lãng quên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979; không có chuyện không quan tâm chế độ, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công trong cuộc chiến như luận điệu của các thế lực xấu. Đất nước Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh, mất mát, đau thương, nay đang trong quá trình xây dựng, phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hơn lúc nào hết, Đảng, Nhà nước ta luôn mong muốn nhân dân ta và người Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài cùng đoàn kết, nhất trí, chung sức, chung lòng, biến lòng yêu nước thành hành động thiết thực, cụ thể, đóng góp xây dựng và kiến thiết vì một Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển.

Liêm Chính - Bình Nguyên

Tái diễn luận điệu xuyên tạc công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thứ Hai, 19/02/2024, 07:46

Đảng và Nhà nước ta luôn kiên quyết, kiên trì, chủ động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng bất chấp những nỗ lực và kết quả đạt được, các thế lực thù địch, phản động lại thường xuyên đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, cố tình phủ nhận thành quả, lấy cớ kích động chống phá.

Tỉnh táo trước “ma trận” tin giả, tin xấu độc

Cần nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động chống phá công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên những nội dung sau:

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng, lãng phí và suy thoái thành công nếu không đa nguyên, đa đảng. Từ đó, họ kêu gọi Việt Nam phải đa nguyên, đa đảng đối lập mới chống tham nhũng thành công. Đây là chiêu bài được các thế lực thù địch, phản động diễn đi diễn lại mang tính sáo rỗng, cũ mòn.

Thứ hai, họ vu cáo rằng, chính quyền hạn chế quyền người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ đó quy kết xã hiệu thiếu dân chủ trong chống tham nhũng, tiêu cực, thậm chí còn rêu rao “càng chống tham nhũng, tiêu cực thì càng tham nhũng, tiêu cực”. Đan xen với đó, họ ca ngợi thuyết “tam quyền phân lập”, ra sức rêu rao tư tưởng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” giống như ở một số nước phương Tây mới có dân chủ trong chống tham nhũng.

Thứ ba, khi các vụ án liên quan đến tham nhũng, tiêu cực được khởi tố điều tra, xét xử thì các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại suy diễn là do “đấu đá nội bộ”, “phe phái thanh trừng”… Khi các bản án nghiêm minh được công bố, họ lại vu cáo đó là do “bị triệt hạ”; còn nếu bản án áp dụng các tình tiết giảm nhẹ thì họ mỉa mai “có tiêu chuẩn kép”, “tham nhũng chỉ tắm từ cổ”! Từ đó vu cáo công cuộc phòng, chống tham nhũng chỉ là hình thức, không có kết quả, đâu lại vào đó… Họ tung ra nhiều quan điểm, luận điệu xuyên tạc hết sức tinh vi, xảo trá nhằm làm giảm sút, xói mòn niềm tin của nhân dân trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta lãnh đạo. Từ đó, đòi phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, kích động tâm lý bất mãn trong một bộ quận quần chúng, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tái diễn luận điệu xuyên tạc công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực -0
Ảnh minh họa.

Trước hết cần thấy rằng, tham nhũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện, nó ra đời và gắn liền với sự tồn tại, phát triển của xã hội, là hiện tượng xã hội tiêu cực mà chế độ nào, quốc gia nào cũng có; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Do đó, cần phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, không để quyền lực bị tha hóa, lạm dụng. Bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm đến phòng, chống tham nhũng, tuỳ vào đặc điểm và các mức độ khác nhau.

Về quan điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam không chống tham nhũng, tiêu cực thành công nếu không đa nguyên, đa đảng”, đây rõ ràng là luận điệu sai trái, xuyên tạc. Bởi, khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của nhà nước đều là người của đảng đó; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, tiêu cực vẫn thường xảy ra, kể cả các nước phát triển có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế - xã hội cao. Thực tế nền chính trị các quốc gia trên thế giới và lịch sử chế độ chính trị Việt Nam hiện nay đã chứng tỏ chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tham nhũng, tiêu cực trong xã hội. Ngay như ở nước Mỹ (điển hình của dân chủ tư sản phương Tây) dù là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa cầm quyền thì nạn tham nhũng vẫn cứ xảy ra, dư luận thế giới cũng từng chấn động trước các vụ tham nhũng nghiêm trọng. Như trường hợp ông Rod Blagojevich, cựu Thống đốc bang Illinois bị tuyên 14 năm tù giam vì tội tham nhũng, trong đó có tội định bán chiếc ghế Thượng Nghị sỹ Illinois bỏ trống sau khi ông Barack Obama đắc cử Tổng thống tháng 11/2008. Hay gần đây báo chí của nước Mỹ đưa tin, bản cáo trạng đối với Thượng nghị sĩ Bob Menendez về tội tham nhũng trong việc giúp đỡ chính phủ Ai Cập, buộc ông Menendez tạm thời rời khỏi vị trí người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ từ 22/9/2023 sau khi bị tòa án khu vực phía Nam New York truy tố về một loạt tội danh tham nhũng, hối lộ…

Không thể phủ nhận thực tế

Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia như: chế độ tiếp dân, số điện thoại đường dây nóng để nhân dân trực tiếp phản ánh, tố cáo những hành vi quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt. Nhiều công dân kịp thời phản ánh, tố giác những hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, chính quyền... góp phần tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh này; nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực đã được xử lý kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước xét xử nghiêm minh. Vì vậy, luận điệu vì xã hội ta thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công là sai lệch.

Nhìn trên tổng thể, Đảng, Nhà nước ta rất quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo được niềm tin đối với nhân dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, toàn diện. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X; Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... Quốc hội, Chính phủ thể chế hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt đã ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2020. Đó chính là tiền đề, cơ sở chính trị, pháp lý góp phần đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực.

Việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng ta thực hiện rất quyết liệt, trên tinh thần thượng tôn pháp luật và không có vùng cấm, không có ngoại lệ; công tác điều tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả, tạo bước tiến mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Trong năm 2023, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo 68 vụ án, 45 vụ việc; đã khởi tố mới 12 vụ án/45 bị can, khởi tố bổ sung 238 bị can trong 23 vụ án; kết luận điều tra và kết luận điều tra bổ sung 20 vụ án/369 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 15 vụ án/252 bị can; xét xử sơ thẩm 13 vụ án/194 bị cáo; xét xử phúc thẩm 13 vụ án/82 bị cáo. Cũng trong thời gian này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 232.000 tỉ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác; các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được trên 9.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đến nay là 75.800 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 49,44%).

Kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã khẳng định những mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng cảnh báo, răn đe, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước.

Cộng đồng quốc tế ghi nhận,  đánh giá cao

Những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quốc tế đánh giá cao. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bày tỏ ấn tượng trước nỗ lực trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng ta và người đứng đầu Đảng – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tôi hoan nghênh nỗ lực chống tham nhũng và thúc đẩy quản trị tốt của ngài trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Giải quyết nạn tham nhũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới”. Hãng thông tấn Bloomberg (Mỹ) vào tháng 6/2022 đã từng đánh giá: “Tham nhũng có thể làm chệch hướng phát triển bền vững và không có ngoại lệ. Các quốc gia không đề phòng sẽ đi vào vòng xoáy của nó. Nhận thấy những nguy cơ phát sinh từ tệ nạn này, Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp chống tham nhũng một cách có hệ thống và bền vững để giải quyết vấn đề này. Kể từ khi áp dụng chính sách mở cửa vào giữa những năm 1980, Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, đất nước đã có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là người đứng đầu Đảng Cộng sản - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận thức rõ các vấn đề phát sinh từ tham nhũng. Những nỗ lực đó đã cải thiện đáng kể chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam kể từ khi đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2012. Số lượng người bị truy tố khá lớn cho thấy cả mức độ nghiêm trọng của vấn đề và các biện pháp hiệu quả được thực hiện để giải quyết vấn đề... Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đã nhận được sự chú ý của quốc tế”.

Tờ Le Monde (Pháp) ngày 21/6/2022 bình luận: “Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam đã tăng tốc mạnh mẽ và giờ đây không loại trừ ai, từ các đại gia ở khu vực kinh tế tư nhân cho tới các đảng viên là quan chức cấp cao”. Còn rất nhiều chính khách, hãng thông tấn các quốc gia, đại diện các tổ chức quốc tế bày tỏ sự khâm phục về công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta lãnh đạo thời gian qua. Từ thực tế quyết tâm, nỗ lực trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế là minh chứng bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Tham nhũng là kẻ thù bên trong rất nguy hiểm. Cuộc chiến này không phải làm trong một sớm, một chiều, cũng không phải làm một lần là xong. Chống tham nhũng là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đòi hỏi phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, bền bỉ với ý chí, quyết tâm chính trị cao nhất của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Trịnh Thúy - Chu Thắng

Bảo vệ tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam” - Bài 3: Kiên định nguyên tắc, vận dụng linh hoạt (Tiếp theo và hết)

Thứ tư, 21/02/2024 - 05:50

Thực hiện trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” không chỉ ở tầm vĩ mô mà cần được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả ở từng địa phương, đơn vị cơ sở, từng hoàn cảnh cụ thể.

Đối với các địa phương có đường biên giới với nước bạn; các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ có yếu tố nước ngoài, bản sắc “Cây tre Việt Nam” còn là văn hóa ứng xử trong quan hệ quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc...

Cụ thể hóa bằng những mô hình hiệu quả

Trả lời phỏng vấn Báo Quân đội nhân dân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7 khẳng định: Quân khu 7 là địa bàn trọng điểm chiến lược quốc gia, có đường biên giới trên bộ giáp với nước bạn Campuchia dài hơn 627km, đi qua 3 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và Long An. Các địa phương trên địa bàn Quân khu 7 nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó TP Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu. Sự cụ thể hóa trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” trong hoạt động đối ngoại quốc phòng đã được Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 7 quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện bằng những mô hình hiệu quả trên thực tế. 

Đến nay, Quân khu 7 và các đơn vị, địa phương thuộc Quân khu đã xây dựng mối quan hệ kết nghĩa với 87 đơn vị Quân đội Hoàng gia Campuchia. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, định kỳ tổ chức giao ban, giao lưu theo phân cấp, tuần tra chung; tổ chức đoàn qua lại thăm hỏi, chúc mừng nhân các ngày lễ, sự kiện. Quân khu 7 luôn quan tâm giúp bạn cả về vật chất và tinh thần, coi nhau như anh em, cùng đoàn kết, chung tay xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển. Các đơn vị bạn cũng rất nhiệt tình giúp đỡ chúng ta về nhiều mặt, nhất là công tác phối hợp duy trì sự ổn định đường biên giới; đấu tranh phòng, chống tội phạm; giúp đỡ các đội công tác làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất bạn vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Thực hiện chính sách đối ngoại quốc phòng theo định hướng của Đảng, những năm qua, Quân khu 7 luôn thể hiện vai trò nòng cốt giữ vững ổn định chính trị, ngày càng củng cố mối quan hệ thân thiết với các đơn vị, địa phương nước bạn, xây dựng nhiều mô hình điểm dân cư, cụm dân cư liền kề các chốt dân quân, đồn trạm biên phòng biên giới. Các mô hình hiệu quả ở Quân khu 7 đã được Bộ Quốc phòng chọn làm điểm, phổ biến kinh nghiệm, tổ chức cho các đơn vị, địa phương trong cả nước tham quan, áp dụng...

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Ảnh minh họa / VOV.vn 

Trong chuỗi chương trình “Xuân quê hương 2024” đón Tết Giáp Thìn diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, các đại biểu kiều bào khắp nơi trên thế giới đã cùng Đảng bộ, chính quyền, dân và quân Thành phố mang tên Bác và đông đảo du khách hòa chung bầu không khí đoàn kết, vui tươi, ấm áp. Tâm tình với kiều bào cùng đón xuân quê hương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Thành công của kiều bào là niềm tự hào của đất nước, quê hương! Chủ tịch nước mong kiều bào ta ngày càng phát triển, thành công, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhiều đại biểu kiều bào cũng chân thành chia sẻ, dù ở đâu, làm gì, bà con mình vẫn luôn giữ vững cốt cách, tâm hồn Việt Nam. Giữ cho “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” như bản sắc “Cây tre Việt Nam” chính là cách để người Việt Nam tạo dựng niềm tin, uy tín, tình cảm... đối với bạn bè quốc tế.

Những thành tựu từ thực tiễn và sự thẩm thấu, thấm nhuần đường lối đối ngoại, sách lược ngoại giao của Đảng, Nhà nước thông qua các mô hình, chương trình hoạt động cụ thể chính là bằng chứng sinh động góp phần đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch.

Đi sâu vào những góc nhìn cận cảnh trên thực tế như trên để thấy, ngoại giao “Cây tre Việt Nam” không chỉ là sứ mệnh “quốc gia đại sự”, mà nó cần được cụ thể hóa bằng những kết quả, mô hình giàu tính thuyết phục ngay từ cơ sở. Phương châm ấy cùng với cách vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả từ những mô hình ở cơ sở cần tiếp tục phát triển, nhân rộng, đi vào chiều sâu, góp phần tạo sức mạnh mềm của quốc gia trong hội nhập quốc tế. Phải nhấn mạnh vấn đề này, bởi trong đời sống xã hội, không ít người vẫn cho rằng, nói đến đối ngoại, ngoại giao là công việc của Trung ương, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Suy nghĩ phiến diện đó dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ, không chịu học tập, nghiên cứu, hiểu biết mơ hồ về đường lối, chủ trương của Đảng và bản chất ngoại giao “Cây tre Việt Nam”. Những khoảng trống, lỗ hổng trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và công dân chính là môi trường để các tư tưởng phản động, thù địch lợi dụng “ký sinh”, xâm nhập, làm nảy sinh các hành vi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, rất nguy hiểm.

Linh hoạt, sáng tạo “lấy xây để chống”

Cùng với kỷ niệm 80 năm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang triển khai mạnh mẽ các phong trào, chương trình, kế hoạch... hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, 50 năm đất nước thống nhất vào năm 2025. Những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn này cũng chính là đề tài xuyên tạc, mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch. Thời gian gần đây, không gian mạng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc về lịch sử vùng đất Nam Bộ, phá hoại mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia; cổ xúy các hành vi khủng bố, kích động mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo; kêu gọi người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt động của cái gọi là “phục quốc”, “quốc hận”... Thậm chí, họ coi các đối tượng khủng bố tấn công trụ sở công an xã ở Đắk Lắk (đã được đưa ra xét xử trước pháp luật và công luận) vừa qua là những “người hùng” và kêu gọi, kích động đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên “noi theo”...

Những thông tin xuyên tạc, sai trái này đều phục vụ cho ý đồ phá hoại chính sách hòa hợp dân tộc, kích động hận thù, bóp méo, bôi đen trang sử vẻ vang của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong một video clip được đăng tải trên tài khoản của một đối tượng người Việt ở hải ngoại vừa qua, bằng thủ đoạn cóp nhặt thông tin, “xào xáo” tư liệu, người này cùng với một số “học giả” lớn tiếng cho rằng, chính sách ngoại giao hiện thời của Việt Nam đang “thoái trào” và sẽ nhanh chóng “chết yểu”. Để đưa Việt Nam phát triển, họ lớn tiếng yêu cầu chúng ta phải thay đổi chính sách đối ngoại, ngoại giao, dựa hẳn vào Hoa Kỳ và phương Tây, tạo thế và lực chống lại sự can thiệp, ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sở dĩ phải nêu dẫn chứng này bởi những thứ mà các “nhà nghiên cứu” dạng này rêu rao, “dương Đông kích Tây” đều là những luận điệu phi lý, cũ rích, nhai đi nhai lại. Nhưng vì nhiều lý do, tài khoản trên mạng xã hội của họ vẫn có nhiều người tương tác; những luận điệu xuyên tạc này vẫn được không ít người tung hô, cổ xúy. Một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận người dân dễ dàng bị các đối tượng này “dắt mũi” là kiểu tư duy “hóng hớt”, hiểu biết vấn đề chưa đến nơi đến chốn, có tư tưởng dao động, ngả nghiêng...

Để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, cần kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, “lấy xây để chống”. Trường phái ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam” cần được thấm nhuần, thông suốt, thống nhất từ Trung ương đến các địa phương, đơn vị cơ sở. Mỗi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào môi trường quan hệ quốc tế phải đồng thời là những “sứ giả” hành động vì lợi ích, vị thế của quốc gia, dân tộc. Muốn vậy thì cần thể hiện rõ ý chí quyết tâm, nhất quán tinh thần: “Tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”...

LỮ NGÀN

Bảo vệ tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao "Cây tre Việt Nam" - Bài 2: Thấm nhuần bản sắc văn hóa và chính nghĩa Việt Nam

Thứ ba, 20/02/2024 - 06:16

Dưới góc nhìn văn hóa, trường phái ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam” là sự thể hiện sáng tạo, phát huy hiệu quả nguồn lực sức mạnh mềm của quốc gia-dân tộc trong giai đoạn mới. Để thực hiện thắng lợi trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta cần thấm nhuần tư tưởng, triết lý của tiên tổ, ông cha...

Nhìn từ chiều sâu bản sắc văn hóa dân tộc

Đề cập đến những bài học, thông điệp truyền đời từ truyền thống của tiên tổ, ông cha trong hoạt động đối ngoại, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Đó là những tư tưởng, triết lý vượt thời đại của cha ông ta, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Những truyền thống và bản sắc tốt đẹp ấy càng được bồi đắp, phát huy và tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh, đã phát triển lên thành nền ngoại giao Việt Nam hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc...”.

Vận dụng cách nói của dân gian để khái quát, đúc kết thành trường phái ngoại giao mang đậm triết lý, bản sắc dân tộc theo cách của người đứng đầu Đảng ta, chính là phương pháp hiệu quả để đường lối, chủ trương của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống. Cán bộ, đảng viên và công dân của đất nước, kiều bào ở nước ngoài, khi học tập, quán triệt đường lối đối ngoại, chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước đều dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thấm, thuận tiện trong vận dụng.

Đó cũng là cách nói khái quát để “định vị” ngoại giao Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Bạn bè khắp năm châu bốn biển khi quan hệ với Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ lập trường quan điểm, chính sách, phong cách, thái độ của Việt Nam và người Việt Nam trong các quan hệ quốc tế.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Ảnh minh họa: tuyengiao.vn

Bình luận về trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”, các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước đều đánh giá cao hình tượng cây tre trong đời sống người Việt. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cây tre đã trở thành biểu tượng văn hóa, văn minh, văn hiến của người Việt Nam. Nền văn hóa nông nghiệp và đặc điểm địa lý vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên khắc nghiệt đã giúp ông cha ta tích lũy, đúc kết những phương cách sinh tồn, thích ứng với thiên nhiên.

Từ đó, tìm ra những giải pháp huy động sức mạnh toàn dân tộc để đấu tranh với các thế lực ngoại bang, bảo vệ hòa bình, giữ yên bờ cõi. Trong hành trình ấy, cây tre Việt Nam là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn, bản lĩnh, khí phách, sức mạnh, khát vọng... con người Việt Nam. “Thân gầy guộc, lá mong manh/ Mà sao nên lũy nên thành tre ơi/ Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu...”.

Cây tre Việt Nam còn là biểu tượng của khả năng thích nghi với mọi điều kiện hoàn cảnh. Những bài học lịch sử được ông cha truyền lại cho chúng ta thông qua văn hóa dân gian, văn nghệ truyền khẩu. Câu chuyện Thánh Gióng là một dẫn chứng điển hình. Ngựa sắt, gậy sắt, áo giáp sắt, niêu cơm càng ăn càng đầy... (biểu hiện cho khát vọng làm chủ văn minh công nghiệp, thông điệp về phát triển kinh tế, hiện đại hóa lực lượng vũ trang) là những điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để quét sạch giặc Ân, Thánh Gióng phải có thêm cây tre. Cây tre tượng trưng cho nguồn sức mạnh nội sinh của văn hóa dân tộc.

Nói “văn hóa còn thì dân tộc còn” chính là sự khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp, kế thừa, phát triển sáng tạo truyền thống ông cha, bản sắc dân tộc trên mặt trận ngoại giao, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trên nguyên tắc cốt lõi “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã soi đường, chỉ lối cho chính sách ngoại giao của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Nhìn từ chiều sâu văn hóa dân tộc, chúng ta thấy rõ, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng hình tượng cây tre Việt Nam để thể hiện, khẳng định, nhấn mạnh, phát triển triết lý, phương châm, chiến lược, sách lược, giải pháp... ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn mới, chính là lối tư duy khoa học. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” thể hiện tính kế thừa, phát triển, sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và xu thế thời đại. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là thành tố, động lực tạo sức mạnh mềm của dân tộc trong hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xu thế thời đại và lựa chọn chính nghĩa

 Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh lợi ích giữa các cường quốc ngày càng gay gắt. Xung đột vũ trang, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, đảo chính, nội chiến... cùng nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống đang vượt khỏi tầm kiểm soát ở nhiều quốc gia, khu vực.

Tuy nhiên, những rung chấn, biến động thời cuộc không thể đảo ngược xu thế tất yếu của thời đại, đó là khát vọng hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” theo nguyên tắc “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, chủ động thích nghi với từng đối tác, từng hoàn cảnh; kiên trì chọn chính nghĩa, không chọn bên... là hướng đi hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại.

Nhấn mạnh và làm sâu sắc thêm những vấn đề trên đây chính là nhằm củng cố vững chắc cơ sở lý luận và hiện thực khách quan của xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. Đó cũng là căn cứ khoa học và thực tiễn để chúng ta đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, làm thất bại các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng văn hóa, ngoại giao.

Chúng ta cũng cần thấy rõ, bất cứ lĩnh vực nào đất nước đạt được thành tựu quan trọng thì ở chiều đối nghịch, các thế lực thù địch cũng ra sức sử dụng các phương thức, thủ đoạn thâm độc hòng phủ nhận thành quả, làm lung lay trận địa tư tưởng của Đảng và nhân dân ta. Việc các thế lực thù địch xuyên tạc bằng những luận điệu ngụy biện, phi thực tế, phản khoa học càng chứng tỏ một thực tế hiển nhiên không thể phủ nhận của những thành tựu đối ngoại, ngoại giao và tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.

Năm nay, đất nước ta kỷ niệm 80 năm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng trong trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm là dịp để mỗi người dân Việt Nam bồi đắp tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thêm tin yêu Bộ đội Cụ Hồ. Bám theo dòng chủ lưu này, các thế lực thù địch cũng gia tăng cường độ xuyên tạc, chống phá chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Chủ trương “4 không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) trong đối ngoại quốc phòng chính là sự cụ thể hóa trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.

Nắm rõ âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần nêu cao ý thức tự giác học tập, nghiên cứu, quán triệt, thấm nhuần quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong quan hệ quốc tế. Cán bộ, đảng viên và công dân yêu nước cần thẳng thắn bày tỏ quan điểm, đấu tranh kiên quyết với các hành vi xuyên tạc, chống phá của những đối tượng cực đoan, bất mãn trên các nền tảng mạng xã hội. Bảo vệ tính tất yếu và chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là cuộc đấu tranh kiên định, kiên trì, kiên quyết và lâu dài. Vì vậy, chúng ta cần vững về mục tiêu, lập trường; chắc về lý luận, sách lược; uyển chuyển về hình thức, giải pháp...

Trước những biến động rất phức tạp trên thế giới và những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta đã kiên định tính độc lập, tự chủ trên cơ sở bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc, nêu cao tinh thần hòa hiếu, đồng thời linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược để xử lý đúng đắn, hài hòa quan hệ với các đối tác, nhất là với các nước láng giềng, các nước lớn và các đối tác quan trọng, cũng như các tình huống phức tạp về biên giới trên bộ và trên biển, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa...

(Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, ngày 19-12-2023)

(còn nữa)

LỮ NGÀN