Đốt đuốc, soi chân mình!

26/03/2018 05:00

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện những giọng điệu lạc lõng của một số người tự gắn mác là “người yêu nước”, “nhà dân chủ”, “trí thức”, “học giả” cho rằng, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Ấn Độ đầu tháng 3 vừa qua diễn ra cùng thời điểm tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng thực chất là củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia có tiềm lực quân sự để đối phó với nước thứ ba ở Biển Đông...

Mục đích của những giọng điệu trên không gì khác là nhằm xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc làm lỗi thời nhằm mưu đồ xấu dù khéo che đậy đến đâu cũng bị "lòi đuôi"...
Đây không phải là lần đầu tiên những giọng điệu xuyên tạc, suy diễn vô lối kiểu như vậy xuất hiện trên mạng xã hội. Trong lập luận của những người tự xưng là “người yêu nước”, “nhà dân chủ”, “trí thức”, “học giả”, chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Đà Nẵng nhằm mục đích “tạo dựng liên minh” để chống lại nước thứ ba(!). Họ cho rằng, việc tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đến Việt Nam, cũng như các chuyến thăm tiếp theo tới Malaysia và Philippines có mục đích khẳng định sự thống trị của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương. Trong ngôn từ của họ ẩn ý một thông điệp rằng “muốn bảo vệ chủ quyền của mình, Việt Nam nên liên kết với Mỹ”.
Đốt đuốc, soi chân mình!
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước. Ảnh minh họa: chinhphu.vn.
Thế nhưng, người dân Việt Nam đâu mấy quan tâm tới những giọng điệu xuyên tạc trên. Đơn giản là vì đây không phải là lần đầu tiên tàu sân bay của Mỹ đi qua Biển Đông. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên Hải quân Mỹ thực hiện những chuyến tuần tra trong khu vực này. Tàu sân bay Mỹ vẫn có mặt trên tất cả đại dương (trừ Bắc Băng Dương) và các vùng biển lớn trên thế giới, trong đó có Biển Đông, nên việc tàu sân bay Carl Winson ghé cảng Đà Nẵng không phải là điều gì đặc biệt.
Thế nên, chiêu trò cũ rích trên không khác gì “vở diễn tồi” trên sân khấu vắng khán giả. Lợi dụng sự tự do internet, tự do ngôn luận ở Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có hoạt động đối ngoại. Họ cho rằng hoạt động đối ngoại của Việt Nam bị lệ thuộc, chi phối bởi nước ngoài... Mục đích của chúng nhằm cổ xúy cho chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kích động bạo lực, kích động chiến tranh và hận thù dân tộc, từ đó hòng hạ thấp vị thế của Việt Nam, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên, chúng đã nhầm!   
Sau hai cuộc kháng chiến giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, Đảng và Nhà nước ta đã rút ra bài học về “độc lập, tự chủ”, coi đây là kim chỉ nam trong đường lối đối ngoại của đất nước. Kế thừa, bổ sung và phát triển những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại đã đề ra từ các kỳ đại hội trước, Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ mục tiêu: “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”(1). Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, trước yêu cầu mới của cách mạng, Đảng ta còn yêu cầu phải “nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu”.
Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ thương mại-đầu tư với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ. Chúng ta đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 16 nước, quan hệ Đối tác toàn diện với 11 nước, trong đó có 5 nước lớn Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện nhằm mở rộng và duy trì quan hệ quốc tế, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích quốc gia-dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Mới đây, trong chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, với việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Australia, “Việt Nam đã dần hoàn thiện khuôn khổ hợp tác với các đối tác quan trọng ở tất cả châu lục, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của ta ở khu vực và trên thế giới”.
Bên cạnh đó, Việt Nam chủ động, tích cực tham gia những công việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước. Việt Nam cũng tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các định chế đa phương quốc tế như IMF, WB, WTO, Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên, các diễn đàn đa phương như: Tổ chức các nước không liên kết, Nhóm các nước G77... để nâng cao vị thế quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
Song song với hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đối ngoại quốc phòng thời gian qua cũng diễn ra sôi động không kém. Không chỉ là hoạt động trao đổi đoàn các cấp, các hoạt động giao lưu giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước diễn ra với tần suất ngày một nhiều. Cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), cảng quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh là những nơi thường xuyên đón các tàu quân sự nước ngoài tới thăm, giao lưu, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước cũng như giúp các bạn nước ngoài hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam, về chủ trương hội nhập của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam…
Nhờ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; nhờ không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba nên Việt Nam không những không bị lệ thuộc, không bị cô lập mà còn có điều kiện để chủ động, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế; có điều kiện để giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đổi mới, phát triển và đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại quốc phòng “3 không” của Việt Nam (không liên minh, liên kết; không đi với nước này chống nước kia; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam) là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tế.
Nói như vậy để thấy, “vở diễn” mà các thế lực thù địch dựng lên có một kịch bản tồi như thế nào. Những lời “gan ruột”, nhận xét, góp ý “chân thành”, “tâm huyết” của chúng chỉ là cách nhìn phiến diện, lệch lạc, nhằm xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, những giọng điệu ấy dù có xảo quyệt, tinh vi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể xuyên tạc được sự thật lịch sử, không thể phủ nhận được thực tế sinh động đang diễn ra, không thể đánh lừa được dư luận.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”; “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”… Kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy, dựa vào nước khác không những không bảo vệ được chủ quyền, thậm chí còn mất luôn cả quyền độc lập về chính trị, quyền tự quyết của dân tộc. Sự phụ thuộc của một số quốc gia trên thế giới hiện nay càng khẳng định rõ thêm tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thế mới hay, dù diễn ra ở đâu, dưới hình thức nào và được che đậy đến đâu, mọi việc làm lỗi thời nhằm mưu đồ xấu cũng sớm bị "lòi đuôi". Tục ngữ Việt Nam có câu:
Chân mình thì lấm bề bề
Lại cầm bó đuốc đi rê chân người.
Vậy nên, những ai tự xưng là “người yêu nước”, “nhà dân chủ”, “trí thức”, “học giả” trên hãy tự đốt đuốc soi chân mình trước khi đưa ra những quan điểm lỗi thời chống lại chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
NGỌC MINH
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.34-35.

Tăng khả năng “miễn dịch” với “diễn biến hòa bình” ở vùng dân tộc thiểu số

21/03/2018 - 22:09
Biên phòng - Trong quá trình thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động ra sức đẩy mạnh thực hiện “chuyển hóa” trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, quốc phòng-an ninh. Ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, để tăng khả năng “miễn dịch” với các hoạt động “diễn biến hòa bình”, cần thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc một cách bền vững, thực hiện công bằng trong phát triển giữa các vùng miền...
ane7_6b
Thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc là giải pháp căn cơ phòng, chống “diễn biến hòa bình” hiệu quả. Ảnh: CTV
“Mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch lợi dụng
Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý đặc thù, nên các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội; đời sống dân trí và các hoạt động xã hội giữa nông thôn với thành thị, miền xuôi và miền núi còn có sự chênh lệch khá cao. Đặc biệt, các cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng núi cao, biên giới hẻo lánh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Đây là cơ hội, là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá, thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, một trong những thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động là lợi dụng những khó khăn về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, những yếu kém trong bộ máy chính quyền địa phương ở một số nơi, nhất ở vùng sâu, vùng xa, để kích động, chia rẽ, nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương...
Chúng thường lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc để tạo mâu thuẫn, xuyên tạc sự thật, mua chuộc, lôi kéo những phần tử xấu trong đồng bào dân tộc thiểu số; kích động, thúc đẩy những người nhẹ dạ, cả tin gây ra những hành động cực đoan, làm mất ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Chúng còn tận dụng tối đa mọi cơ hội để kích động đồng bào các dân tộc, làm nảy sinh các cuộc đòi “dân chủ”, đòi thứ “quyền viển vông” nhằm gây rối loạn tình hình an ninh xã hội...
Đặc biệt, chúng hết sức chú trọng yếu tố tâm lí và sự dồn nén khó khăn về đời sống tinh thần, vật chất để tạo dựng xu hướng bất bình với Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Ở mức độ khác, chúng còn ngấm ngầm truyền bá tư tưởng phản động, kích động ly khai dân tộc, đòi thành lập nhà nước tự trị; lôi kéo, kích động, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng. Mục tiêu sâu và xa của chúng là tổ chức, tập hợp lực lượng phản động, xây dựng cơ sở tạo sự chống đối trong nội bộ các dân tộc, gây nên các cuộc bạo loạn mang tính chất chính trị, hòng tạo cớ để các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp, gây mất ổn định chính trị đất nước.
Cần một giải pháp đồng bộ
Hiện nay, đất nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đất nước vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ở một số địa phương miền núi, biên giới chưa được cải thiện nhiều dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, di cư tự do, vượt biên, truyền đạo trái pháp luật... còn diễn biến phức tạp. Lợi dụng triệt để thực trạng này, các thế lực thù địch, phản động ra sức tìm cách chống phá.
Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” là một quá trình lâu dài, phức tạp, không chỉ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt, mà còn có tính chiến lược trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Ở các địa phương thuộc vùng miền núi, biên giới, để ngăn chặn hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, ban ngành cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cho đồng bào các dân tộc thấy được tính đúng đắn, ưu việt trong các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần có nhiều biện pháp phù hợp, trước hết là quan tâm tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở và cán bộ làm công tác tuyên truyền có khả năng nhận thức và các kỹ năng hoạt động thực tiễn, đủ sức giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác chính trị - tư tưởng và đủ sức đề kháng với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Cần thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền chống “diễn biến hòa bình”.
Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, đi vào những vấn đề cụ thể, thiết thực. Đối với đội ngũ già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, cần có chính sách đãi ngộ, khuyến khích để họ trực tiếp tham gia giải thích, vận động nhân dân, tham gia trực tiếp làm công tác tuyên truyền ở ngay trong từng thôn, bản. Cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc rà soát các vấn đề nổi cộm trong nhân dân, dân chủ trao đổi, bàn bạc với dân để giải quyết thấu tình, đạt lý, đúng pháp luật để xây dựng quy trình phòng ngừa và xử lý “điểm nóng” thích ứng với đặc điểm vùng, miền, tập quán của từng dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong việc làm tăng khả năng “miễn dịch” với các hoạt động “diễn biến hòa bình” ở vùng miền núi, biên giới vẫn là tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế cao với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở các vùng này. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc, rút ngắn khoảng cách phát triển về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền, sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ các phúc lợi xã hội của người dân giữa các dân tộc. Đây cần được xem là một giải pháp mang tính bền vững, lâu dài, bởi nó có thể góp phần tăng cường mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời tạo ra cơ sở để huy động mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào ở vùng miền núi, biên giới...
Nguyễn Đình Hùng

Những cái nhìn sai trái về nền giáo dục Việt Nam

19/03/2018 05:00

Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, những năm qua, giáo dục Việt Nam có những chuyển động tích cực và chuyển biến tiến bộ về nhiều mặt. Chính những thành tựu to lớn về giáo dục không chỉ là một trong những động lực thúc đẩy đất nước đi lên, mà góp phần làm cho diện mạo đời sống xã hội ngày càng khởi sắc.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục, một số người có cái nhìn chưa khách quan, toàn diện, thậm chí phủ nhận những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam.
Những liên tưởng sai trái và sự xuyên tạc trơ trẽn
Những ngày gần đây, xã hội nói chung, những người tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” nói riêng không khỏi băn khoăn, chạnh lòng khi nghe thông tin về trường hợp một nữ giáo viên bậc tiểu học ở tỉnh Long An bị phụ huynh tạo áp lực phải quỳ gối trước học sinh trong vòng 40 phút. Đây là một vụ việc hi hữu, rất đáng lên án vì nó làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm giá của các thầy, cô giáo. Sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ tính chất, mức độ, hậu quả vụ việc để có hướng xử lý phù hợp. Người gây áp lực bắt nữ giáo viên phải quỳ đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Trong khi nhiều cơ quan báo chí, nhiều luật sư, nhiều nhà giáo lên tiếng kịp thời, phân tích thấu đáo, bình luận có lý, có tình nhằm giúp công luận có một cái nhìn đúng đắn, khách quan về vụ việc, thì đáng tiếc vẫn có những ý kiến nhìn nhận vấn đề mang nặng tính áp đặt chủ quan, thiếu thiện chí, thiếu nhân văn, thậm chí đánh đồng hiện tượng với bản chất theo kiểu “vơ đũa cả nắm”, từ đó có những liên tưởng, suy diễn không đúng mực về nhà giáo, về ngành giáo dục Việt Nam. Cá biệt có trường hợp lợi dụng vài ba vụ việc đơn lẻ xảy ra trong hoạt động giáo dục để xuyên tạc mục tiêu, bản chất tốt đẹp của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Ví như họ coi ngành giáo dục là “ngành ăn mày xã hội”, viễn cảnh giáo dục Việt Nam như một bức màn “màu đen xám xịt”, đó là “nền giáo dục ngu dân do độc đảng cai trị” (!).
Viết về giáo dục mà bằng những lời lẽ vô văn hóa, phản giáo dục như vậy đã bộc lộ rõ “tim đen” của những người bình luận. Mặt khác, cách nhìn nhận, đánh giá về giáo dục Việt Nam kiểu đó chẳng khác nào cách liên tưởng bằng con mắt “mù màu”, bằng những lời xuyên tạc trơ trẽn. Vì thế, không những không được hầu hết người dân Việt Nam chấp thuận, mà cũng khó có thể làm lung lay nền tảng vững chắc của nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã được vun trồng, bồi đắp bền bỉ hơn 7 thập niên qua dưới chế độ giáo dục XHCN đầy tính nhân văn, ưu việt. 
Những gam màu tươi sáng của giáo dục Việt Nam
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, suốt 73 năm qua kể từ khi nước Việt Nam giành được độc lập, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, vì giáo dục liên quan đến sức mạnh, sự trường tồn, hưng thịnh của quốc gia. Đảng ta nhiều lần khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, trong từng thời kỳ cách mạng, giáo dục Việt Nam luôn có sự cải cách, đổi mới để theo kịp sự phát triển của thời đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc cải cách giáo dục. Năm 1950, trong hoàn cảnh nước nhà còn muôn vàn khó khăn, nhưng cuộc cải cách giáo dục lần đầu tiên đã nhằm mục tiêu xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân; đến năm 1956, cải cách giáo dục lần thứ hai hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân tốt, có đức có tài; đến lần thứ ba năm 1981, cuộc cải cách giáo dục toàn diện hơn, đồng bộ hơn nhằm tạo bước chuyển biến mới về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, chúng ta đang khẩn trương tiến hành một “cuộc cách mạng” về giáo dục với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI của Đảng, bảo đảm cho giáo dục Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo lộ trình, còn khoảng một năm rưỡi nữa, tức là bắt đầu từ năm học mới 2019-2020, chính thức triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc tiểu học.
Những cái nhìn sai trái về nền giáo dục Việt Nam
Ảnh minh họa/thuvien.qui.edu.vn.
Một trong những thành tựu lớn nhất trong hơn 30 năm đổi mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nền giáo dục Việt Nam có sự phát triển cả về lượng và chất. Chúng ta không chỉ hoàn thành mục tiêu đưa hầu hết trẻ em đúng độ tuổi được đến trường học tập và đến nay cơ bản hoàn thành phổ cập THCS ở khắp các địa phương trong cả nước, mà chất lượng giáo dục cũng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực ở tất cả đối tượng học sinh và các cấp học, bậc học. Điều này được bà Irina Bokova, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhìn nhận trong chuyến thăm Việt Nam vào dịp tháng 8-2017: “Trong lần thứ ba đến Việt Nam, tôi thấy Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục”.
Không ngẫu nhiên mà người đứng đầu UNESCO ghi nhận về thành tựu giáo dục Việt Nam như vậy. Vài dẫn chứng sau đây phần nào minh chứng điều đó. Đến nay, các trường đại học ở Việt Nam đã có hơn 500 chương trình đào tạo quốc tế với các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới; chưa kể hàng chục chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến theo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)… Những năm gần đây, Việt Nam cũng trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ giáo dục thế giới khi đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế, như: Olympic Vật lý châu Á 2004, Olympic Toán học quốc tế 2007, Olympic Vật lý quốc tế 2008, Olympic Hóa học quốc tế 2012, Olympic Sinh học quốc tế 2016. Đặc biệt, thành tích của các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế cũng rất nổi bật, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Năm 2017, đội tuyển Olympic quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hóa học của Việt Nam được đánh giá là giành thành tích cao nhất trong lịch sử tham dự Olympic bởi cả số lượng, chất lượng huy chương mang về cho Tổ quốc. 4/4 thí sinh dự thi Olympic Hóa học đều giành huy chương (gồm 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc). Đội tuyển Olympic Vật lý Việt Nam đoạt 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, đứng thứ 5/86 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Singapore. 6/6 thí sinh Việt Nam đều giành huy chương (4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng) cuộc thi Olympic Toán học quốc tế, xếp thứ 3/112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, chỉ sau Hàn Quốc và Trung Quốc. Đó là minh chứng sinh động thể hiện giáo dục Việt Nam đang chủ động hội nhập thế giới, không ngừng tiếp cận chuẩn mực giáo dục quốc tế để làm mới, làm giàu cho nền giáo dục của quốc gia mình. Đó cũng là gam màu tươi sáng thể hiện bức tranh giáo dục Việt Nam đang trên đà khởi sắc.
Đối với nhà giáo, từ lâu dân tộc Việt Nam đã có truyền thống tôn sư trọng đạo, mọi người, mọi nhà luôn trân trọng những người làm nghề dạy học. Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách hợp lý để bảo đảm cho đội ngũ nhà giáo yên tâm gắn bó với nghiệp “trồng người”, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển. Hầu hết các thầy, cô giáo đều yêu nghề, yêu người, không ngừng rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình, xứng đáng với lòng tin của toàn xã hội. Những thành tựu của giáo dục Việt Nam thời gian qua có một phần đóng góp quyết định của đội ngũ nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước.
Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa nền giáo dục Việt Nam chỉ toàn “màu hồng”, mà Việt Nam cũng đang gặp những khó khăn, thách thức phải vượt qua. Điều này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định sâu sắc tại Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI, từ đó đưa ra những giải pháp căn cơ, đồng bộ để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
THIỆN VĂN

Cần nhận thức đúng quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin

12/03/2018 08:30

Quyền con người (QCN) là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là giá trị cao quý chung của các dân tộc. Ngày nay, QCN được xem như là thước đo sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa.

Quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản, quan trọng của cá nhân được quy định trong nhiều công ước quốc tế về QCN. Ở Việt Nam, QCN được quy định trong các hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013.
Thế nhưng trong dịp đầu năm 2018, trên trang mạng Dân luận và nhiều hãng thông tấn, báo chí phương Tây đã tán phát “Bản lên tiếng về quyền được nói và nghe sự thật”. Văn bản này do những tổ chức xã hội mạng phi pháp và một số cá nhân tự xem mình là người “bất đồng chính kiến” ký. Điều đáng chú ý là có nhiều trang mạng và cá nhân ở nước ngoài, như Hoa Kỳ, Canada, Australia… đã hùa theo “Bản lên tiếng...” mà về bản chất là sự xuyên tạc, phủ nhận quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet ở Việt Nam. “Bản lên tiếng...” đưa ra một số vụ án, trong đó những bị can, bị cáo đã sử dụng mạng xã hội, nhất là Facebook làm minh chứng. Văn bản ảo này đòi hủy bỏ nhiều điều luật trong Chương XI-Về các tội phạm an ninh Quốc gia, như Điều 79 (Tội lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam) và Điều 258 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân) của Bộ luật Hình sự 1999, vẫn được giữ lại trong Bộ luật Hình sự 2015. Và họ còn đòi “trả lại toàn bộ sự thật liên quan đến biến cố Mậu Thân, 1968”.
Ảnh minh họa:govap.hochiminhcity.gov.vn
Pháp luật Việt Nam cũng như các quốc gia khác, quyền bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ. Hiến pháp và nhiều bộ luật Việt Nam đã quy định rõ ràng các quyền tự do ngôn luận, báo chí, kể cả sử dụng mạng xã hội và quyền tiếp cận thông tin… Cho đến nay, ở Việt Nam có hàng triệu người đã và đang sử dụng mạng xã hội để trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm chính trị, giá trị xã hội một cách công khai. Hơn nữa, mạng xã hội còn được Nhà nước Việt Nam đánh giá là một điều kiện cho sự phát triển của đất nước.
Theo tổ chức nghiên cứu về mạng xã hội quốc tế-Next Web, Việt Nam nằm trong “Top 10” quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới. Số người có tài khoản trên Facebook là 64 triệu người, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu. Người dân có thể đăng tải lên mạng và tải về các video/clip hoàn toàn không bị cấm đoán nếu không vi phạm pháp luật. Vậy vì sao trong số 64 triệu tài khoản Facebook của người Việt chỉ có một số rất ít người, như Hồ Văn Hải, Vũ Quang Thuận, Hoàng Đức Bình…bị ra tòa?
Đó là vì họ đã vi phạm pháp luật. Chẳng hạn Hồ Văn Hải với trang blog và tài khoản Facebook đã đăng nhiều bài viết bôi nhọ, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã đăng tải nhiều video/clip lên internet, phỉ báng chính quyền, phao tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật. Hoàng Đức Bình vi phạm tội “Chống người thi hành công vụ”; “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, quy định tại Điều 257 và 258 của Bộ luật Hình sự (1999) trong vụ “biểu tình bất bạo động” đòi đuổi Formosa, tụ tập đông người cố tình gây ách tắc Quốc lộ 1A đoạn qua Hà Tĩnh, Nghệ An vào tháng 5-2017.
“Bản lên tiếng...” đòi trả lại “Toàn bộ sự thật liên quan đến biến cố Mậu Thân, 1968” thì câu trả lời là: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 nằm trong chiến lược quân sự, chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Cuộc tổng tiến công này đã đập tan ý chí giành chiến thắng của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán, tạo thế và lực để quân dân ta giành toàn thắng vào năm 1975. Nếu ai đó thật sự thương cảm đồng bào bị “sát hại” (như “Bản lên tiếng...” viết) trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968… thì hãy nhớ thắp hương cho hàng triệu đồng bào, chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống xâm lược này… trong đó có những người đã ngã xuống trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tôn trọng và bảo đảm QCN thuộc bản chất và là một mục mục tiêu của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1975-1986 do nhận thức lý luận về CNXH-Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng xã hội XHCN kiểu cũ, sở hữu tư nhân, kinh tế thị trường bị xóa bỏ, một số QCN trên lĩnh vực kinh tế, xã hội đã bị hạn chế. Trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) với mô hình XHCN kiểu mới-xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các QCN ở Việt Nam được được tôn trọng và bảo đảm đầy đủ.
Lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương (Chương II ) quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ công dân”. Chương này, không chỉ quy định đầy đủ các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân mà còn quy định những nguyên tắc cơ bản về QCN. Những nguyên tắc đó bao gồm: 1) Nguyên tắc về mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân, trong đó Nhà nước có nghĩa vụ, người dân là chủ thể của quyền; 2) Nguyên tắc hạn chế quyền (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… (Điều 25) có thể bị hạn chế “vì lợi ích an ninh quốc gia, trật tự xã hội…”.
Những năm qua, QCN, quyền công dân của nhân dân Việt Nam không chỉ được quy định trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo đảm trong thực tế. Nhiều quyền dân sự, chính trị đã được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Qua nhiều hình thức cung cấp, ngoài hệ thống báo chí trong nước, người dân Việt Nam còn được tiếp xúc với 75 kênh truyền hình nước ngoài thuộc nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới. Hiện nay, 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Đặc biệt, internet được Nhà nước khuyến khích sử dụng. Hiện, có tới 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, hơn 1.170 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động. Giá dịch vụ internet ở Việt Nam rẻ nhất khu vực. Ngày nay, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times…Với những số liệu nêu trên, không thể nói quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet ở Việt Nam bị “bóp nghẹt” như nhiều người tự xưng là người “bất đồng chính kiến” nói.
Năm 2016, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin (TCTT). Đây là một văn kiện pháp luật cụ thể hóa về quyền tự do ngôn luận, báo chí của Hiến pháp năm 2013. Theo quy định của Luật TCTT thì quyền TCTT là một quyền có thể bị hạn chế hoặc là quyền có điều kiện. Những quyền bị hạn chế chẳng hạn: “Thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, ...”; những thông tin mà “nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng…” (Điều 6). Những thông tin được tiếp cận có điều kiện: “Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận nếu chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý”... "Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, nếu được người đó đồng ý” (Điều 7). Điều 11 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm: “Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin… Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức...”
Luật này cũng quy định quyền và nghĩa vụ của công dân (trong việc TCTT). Đó là những quyền sau: “Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin”. Đồng thời công dân có nghĩa vụ sau: “Tuân thủ quy định của pháp luật về TCTT; …Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp; Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền TCTT”.
Trước tình hình nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội, internet vi phạm quyền, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích cá nhân, Bộ luật Hình sự 2015 đã có những quy định bảo vệ các quyền này. Điều 288 quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông: “Phạt tiền” người nào thực hiện nhằm “thu lợi bất chính”; “gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân” số tiền phạt lên đến hàng tỷ đồng. “Phạt cải tạo không giam giữ” phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với những người: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông “những thông tin trái với quy định của pháp luật...”.
Thời gian qua, không ít người cho rằng, mọi người đều có quyền sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng xã hội-xem đó là một quyền tuyệt đối không có giới hạn. Nói cụ thể là người ta hiểu rằng có quyền đưa thông tin sai sự thật, thông tin bịa đặt... lên mạng mà không phải chịu trách nhiệm gì về những thông tin mình đưa lên. “Bản lên tiếng...” nói trên là một ví dụ. Trong nhiều “tuyên ngôn”, “tuyên bố”, “thư ngỏ” gửi cơ quan, tổ chức, các đồng chí lãnh đạo... thời gian qua thực chất là thủ đoạn chính trị xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc lịch sử cách mạng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo; phá hoại mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; kích động hận thù dân tộc; phá hoại quan hệ quốc tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bởi vậy hơn lúc nào hết, cán bộ, đảng viên và người dân cần hiểu rõ, nắm vững các quy định của pháp luật về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền TCTT; nâng cao tinh thần cảnh giác với những thủ đoạn tung tin ảo trên mạng xã hội, tránh tình trạng vô tình trở thành người vi phạm pháp luật, phá hoại chế độ.
BẮC HÀ

Cảnh giác với chiêu trò phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc

12/03/2018 - 16:02
Biên phòng - Lợi dụng các vấn đề về dân tộc, đặc biệt là “chia rẽ dân tộc” nhằm chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là âm mưu xuyên suốt trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động. Gần đây, mưu đồ này được chúng ráo riết thực hiện với dã tâm chia rẽ nội bộ và quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng.
5aa62971471e3c79db000299
Đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở các địa phương đang ngày càng khấm khá nhờ sản xuất phát triển. Ảnh: CTV
Sự thật không thể bóp méo
Những năm gần đây, xuất hiện nhiều thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch, phản động và đối tượng xấu sử dụng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là âm mưu vô cùng nham hiểm, bởi đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Tổ quốc.
Vậy, để chia rẽ dân tộc, công phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị đã và đang sử dụng những chiêu thức nào? Thực tế cho thấy, để đạt được mục tiêu đen tối của mình, chúng không từ một thủ đoạn gì, từ lợi dụng các vấn đề “dân chủ", “nhân quyền” và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo, cố tình nhào nặn ra cái gọi là “bất bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam”. Chúng ra sức lu loa rằng, cộng đồng các dân tộc thiểu số là những người ít được hưởng lợi nhất từ tăng trưởng kinh tế của quốc gia và tình trạng gia tăng bất bình đẳng dân tộc tại Việt Nam đang đe dọa thành tựu phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Không dừng lại ở đó, trên các trang mạng phản động, các phương tiện truyền thông của thế lực thù địch ở nước ngoài, bọn phản động, phần tử cơ hội chính trị thường xyên nhai đi nhai lại giọng điệu cũ rích, đại ý: Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam trong tương lai gần là vấn đề nghèo đói của người dân tộc thiểu số. Chúng còn kết luận theo kiểu “thầy bói xem voi” rằng, các cơ quan chức năng Việt Nam đang giấu giếm sự chênh lệch quá lớn về kinh tế, văn hóa và giáo dục giữa các dân tộc tại Việt Nam (!). Đặc biệt, chúng vu cáo Việt Nam thực hiện chính sách kỳ thị dân tộc, thực hiện chính sách “xua đuổi, cướp đất” của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, không cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo của mình; kỳ thị, phân biệt đối xử đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nhiều phương diện kinh tế, văn hóa,  giáo dục, y tế...
Từ những gì mà các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn và cơ hội chính trị thường rêu rao về “bất bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam” đã cho thấy, chúng cố tình lờ đi một sự thật không thể bóp méo là trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc ban hành và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, dự án nhằm bảo đảm thực hiện quyền lợi của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước quán triệt, thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, đây là nguyên tắc nhất quán. Mọi công dân, không phân biệt về giới tính nam - nữ, dân tộc, văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú... đều được hưởng giá trị như nhau và đóng góp như nhau cho sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, nguyên tắc này đã trở thành một trong những nhân tố rất quan trọng bảo đảm cho xã hội Việt Nam luôn ổn định và phát triển.
Ngược dòng lịch sử, cách đây 72 năm, ngày 3-5-1946, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dù còn rất non trẻ nhưng đã quyết định thành lập Nha Dân tộc thiểu số thuộc Bộ Nội vụ, cơ quan tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay. Sau khi Cơ quan công tác dân tộc được thành lập không lâu, Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng đã chỉ rõ, các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc. Tháng 8-1952, Bộ Chính trị có Nghị quyết về “Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng hiện nay”. Sau đó, ngày 22-6-1953, Chính phủ ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, trong đó khẳng định đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để kháng chiến, kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH bổ sung, phát triển năm 2011 khẳng định, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng cũng nêu rõ: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Tây duyên hải miền Trung”, đồng thời nhấn mạnh: Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
“Dù ai nói ngả nói nghiêng...”
Trên thực tế, các dân tộc ở Việt Nam có tỷ lệ số dân không đều nhau, song từ trước đến nay, các dân tộc luôn coi nhau như anh em ruột thịt trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hóa, thôn tính các dân tộc thiểu số, không có tình trạng các dân tộc thiểu số chống lại dân tộc đa số. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam đã được thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là từ khi công cuộc đổi mới được Đảng ta lãnh đạo thực hiện. Cho đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm thực hiện quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả là đa số đồng bào dân tộc thiểu số đã được bảo đảm những quyền lợi cơ bản, như thoát nghèo và được cải thiện đời sống; được tiếp cận khá thuận lợi với các nguồn lực sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, được tiếp cận với giáo dục, đào tạo và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại xã và một phần tại ngay thôn, bản, buôn, ấp; được trợ giúp pháp lý; được tham gia vào đời sống văn hóa...
Tuy nhiên, trước những thách thức mới của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,... tại những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong việc bảo đảm thực hiện chính sách cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Trước thực trạng này, Đảng, Nhà nước ta xác định cần phải nhanh chóng khắc phục những mặt bất cập, giải quyết tốt những vấn đề mới nảy sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc và các vùng miền.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, mỗi người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số cần vững vàng trước những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Trước thực tế các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ráo riết, tìm mọi cách chia rẽ nội bộ và quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng thì mỗi người dân Việt Nam chỉ có thể chiến thắng bằng chính niềm tin không có gì lay chuyển được.
Nguyễn Đình Hùng

Những trò hề chính trị rẻ tiền núp sau “mặt nạ tâm huyết”

09/03/2018 - 14:15
Biên phòng - Còn nhớ, thời gian trước, trong và sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa XII) diễn ra, rất nhiều đối tượng tự xưng là “cấp tiến”, “nhà đấu tranh”, “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà báo độc lập”... ra sức hô hào, cổ vũ cho “môi trường xã hội dân sự” ở Việt Nam, kêu gọi tự do sáng tác, tự do ngôn luận... Thậm chí, cái gọi là bản “Kiến nghị cải cách chính trị” của một phần tử cơ hội chính trị với nhiều nội dung sai trái đã được một số hãng thông tấn nước ngoài hà hơi tiếp sức kêu gọi Đảng ta tiến hành “một cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn”. Vậy thực chất những “lời tâm huyết” này là gì?
6a
Đồng bào DTTS tiếp cận với thông tin lành mạnh, bổ ích là một giải pháp thiết thực nhằm tránh xa luồng thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch. Ảnh CTV
Âm mưu thực hiện “cách mạng màu”
Như một sự “đồng thanh tương ứng” vẫn diễn ra từ trước đến nay, ngay sau khi bản “Kiến nghị cải cách chính trị” dày hơn 40 trang xuất hiện và phát tán trên In-tơ-nét, các trang phản động ra sức “bốc thơm” tác giả (vốn là cán bộ đã từng giữ một số cương vị trọng trách), xem việc ra đời của bản “kiến nghị” như là một “tâm huyết lớn” khi “thẳng thắn” kêu gọi Đảng “khép lại quá khứ”, “huy động toàn Đảng” và “dựa vào trí tuệ nhân dân cả nước” tiến hành “một cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn”. Đồng thời, kiến nghị Đảng tiến hành cuộc vận động lớn trong cả nước nhằm thực hiện “hòa giải và đoàn kết dân tộc”, tạo ra “đồng thuận” toàn dân tộc nhằm tiến hành thắng lợi “cuộc cải cách đổi đời đất nước”...
Thoạt lướt qua bản “kiến nghị” này, nhiều người sẽ lầm tưởng nó có tư tưởng, nội dung tích cực, chẳng hạn như thúc đẩy xây dựng môi trường xã hội dân sự ở Việt Nam. Nhưng kỳ thực đó chỉ là cái vỏ bề ngoài dưới chiêu bài vì tiến bộ xã hội, để che giấu những mưu đồ đen tối, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào các nội dung “kiến nghị” mang tính phản động triệt để mà “thay đổi Hiến pháp” - về bản chất là một cuộc đảo chính “mềm” - là một ví dụ điển hình. Một khi Hiến pháp hiện hành đã bị vô hiệu hóa thì không chỉ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng bị xóa bỏ, mà mọi thành tựu, các giá trị Việt Nam hình thành trong lịch sử cách mạng của dân tộc ta trong thế kỷ XX, bao gồm chế độ xã hội, Nhà nước, cơ chế, chính sách và nhân sự trong hệ thống chính trị hiện nay cũng không còn.
Như vậy, có thể thấy, mục đích chính của kiến nghị “thay đổi Hiến pháp” chính là nhằm phục vụ mưu đồ xấu xa của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị cũng như nhằm đáp ứng sự ảo tưởng của chính tác giả bản “kiến nghị” này. Cho dù được ẩn dưới các mỹ từ như “kiến nghị tâm huyết” nhằm tạo nên “cuộc đổi đời của đất nước”, “đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới”, nhưng ai cũng có thể nhận ra sự cố ý phát tán các quan điểm chính trị xấu, độc, xuyên tạc, bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chuyển hóa chế độ sang con đường “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập.
Chỉ có thể giải thích động cơ, mục đích của bản “kiến nghị” là hành động phủ nhận hoàn toàn vai trò lãnh đạo trong suốt hơn 80 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp thêm những tiếng nói lạc lõng vào cái gọi là “cải cách chính trị”, thực chất là âm mưu thực hiện cuộc “cách mạng màu” nhằm lật đổ chính quyền, với lộ trình giai đoạn đầu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Việt Nam, sau đó xây dựng Hiến pháp mới nhằm xóa bỏ hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước tư bản để tiến tới xây dựng hệ thống chính trị mới.
Phía sau “mặt nạ tâm huyết”
Như trên đã nói, thời gian kể từ khi diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa XII) đến nay, phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch tiếp tục điên cuồng thực hiện các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trên môi trường không gian mạng, chúng liên tục đăng tải các bài viết núp dưới các mỹ từ như “tâm thư”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”... với nội dung chỉ trích, “kiến nghị” đòi hỏi vô lý, phi thực tế. Có thể kể ra những yêu sách mà họ “công bố” như đòi Đảng và Nhà nước ta phải “chuyển đổi thể chế chính trị”, đòi Đảng Cộng sản Việt Nam “từ bỏ vị thế lãnh đạo”, “thay đổi Cương lĩnh xây dựng đất nước”...
Thủ đoạn mà họ triệt để áp dụng là thông qua mạng xã hội, blog, các trang web tổ chức, tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia, công khai đăng tải cái bài viết kêu gọi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo, kêu gọi tập hợp lực lượng thành lập đảng chính trị đối lập... Về nội dung, cách thể hiện có thể khác nhau, nhưng tựu chung, chủ đề của các bài viết đều công kích vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi phát triển xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam...
Trong những bài viết trước về “diễn biến hòa bình”, tác giả bài viết này đã đề cập đến hoạt động của các đối tượng tự xưng là “cấp tiến”, “nhà đấu tranh”, “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà báo độc lập” nhằm thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam”. Với chiêu trò lợi dụng không gian mạng để chuyển tải “thông điệp dân chủ” thông qua những cái gọi là “tâm thư”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”..., dã tâm của họ là nhen nhóm, kích động các hoạt động bất hợp pháp ở trong nước để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như ở một số nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông - Bắc Phi thời gian qua.
Điều nguy hiểm là những người vô tình trở thành “bạn đọc” của các trang mạng xã hội, blog, các trang web phản động  không phải ai cũng đủ nhận thức để hiểu rằng, từ sau các cuộc “cách mạng màu” ở một số quốc gia, tình trạng bạo lực, xung đột vũ trang, mất ổn định chính trị đã được ươm mầm, đột phát và kéo dài, cho đến nay vẫn không giải quyết được, trở thành thảm nạn cho cuộc sống người dân...
 Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn, phần tử cơ hội chính trị không từ thủ đoạn nào. Việc tung ra các bức “tâm thư”, “kiến nghị cải cách chính trị”, hô hào, cổ vũ cho “môi trường xã hội dân sự” ở Việt Nam, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, chuyển hóa chế độ sang con đường “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập thực chất là một “nấc thang” hoạt động mới của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội. Ðây là phương thức, thủ đoạn thâm độc, rất nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội, chúng ta phải cảnh giác lật “mặt nạ tâm huyết” của chúng...
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, với sự nỗ lực phấn đấu cao độ của toàn Đảng, toàn dân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội và đang đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển ở tầm cao hơn trước. Trong thời kỳ phát triển mới, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, đất nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực cao độ, nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục vững bước tiến lên.
Trong bối cảnh đó, những ai kiếm cớ “phản biện”, thực hiện mưu đồ tổ chức “cách mạng màu” nhằm lật đổ chính quyền, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, xây dựng Nhà nước tư bản để tiến tới xây dựng hệ thống chính trị mới là không thể chấp nhận được. Chắc chắn, mọi thủ đoạn đen tối của chúng sẽ bị thất bại thảm hại, bởi con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, kiên định để xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” luôn là niềm tin son sắt của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Nguyễn Đình Hùng

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm suy giảm vai trò của tổ chức chính trị-xã hội

06/03/2018 21:18

Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trong mỗi tổ chức chính trị-xã hội như: Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh... có những biểu hiện cụ thể khác nhau, nhưng đều gây nên những tác hại to lớn cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với các tổ chức và mỗi con người trong các tổ chức ấy.

Tác hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với các tổ chức chính trị-xã hội không chỉ làm suy giảm vai trò, tiến tới làm tan rã các tổ chức, mà còn gây tác hại to lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và đối với cả sự tồn vong của chế độ.
 “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các tổ chức chính trị-xã hội có biểu hiện ban đầu là suy giảm bản chất, tính chất của tổ chức trên các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về chính trị là dần rời xa mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, của giai cấp công nhân, không quán triệt và chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về tư tưởng là dần rời xa Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để trào lưu tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa ngày càng xâm nhập, thẩm thấu vào các tổ chức chính trị-xã hội. Về tổ chức là ngày càng rời xa những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mỗi tổ chức xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Tác hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn biểu hiện ở chỗ làm cho sức mạnh của các phong trào hoạt động cách mạng bị suy giảm, không còn khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, không cổ vũ, tập hợp được hội viên, đoàn viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chung của tổ chức mình. Thậm chí hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn làm cho tổ chức chính trị-xã hội không còn là chính mình, không còn là tổ chức chính trị-xã hội xã hội chủ nghĩa. Ở khía cạnh cá nhân: Các hội viên, đoàn viên khi bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lung lạc thì ban đầu là mất đi tính tích cực, trách nhiệm của thành viên đối với tổ chức; không còn thiết tha với các hoạt động của hội, đoàn, hoặc không thực hiện đúng các tôn chỉ, mục đích của hội, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng nói, viết ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, chống lại các chính sách, pháp luật của Nhà nước... Đó là dấu hiệu cho thấy sự biến chất về chính trị, tư tưởng, là dấu hiệu tan rã của các tổ chức chính trị-xã hội. Các tổ chức lúc này hoàn toàn mất vai trò tập hợp hội viên, đoàn viên, quần chúng nhân dân đi theo Đảng, thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Vì vậy có thể hiểu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là rất nguy hiểm và hiện nay, các thế lực thù địch đang tích cực chĩa mũi nhọn vào các tổ chức này, hòng xâm nhập dần vào tư tưởng của các hội viên, đoàn viên, để từ đó tác động, làm thay đổi dần nhận thức và hành động của họ. Việc ngăn chặn hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các tổ chức chính trị-xã hội là việc làm cấp thiết, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà trước hết là của mỗi hội viên, đoàn viên trong chính các tổ chức chính trị-xã hội ấy.
TRẦN THÔN