Ngăn chặn trẻ hóa bệnh suy thoái

Thứ năm, 23/03/2023 - 06:21

Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, với phương châm lấy xây để chống, phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngăn chặn sự lây lan, phát triển của căn bệnh suy thoái trong giới trẻ đang đặt ra những yêu cầu, thách thức mới...

Khi người trẻ mắc bệnh suy thoái

Thời gian gần đây, dư luận tích cực trên không gian mạng bày tỏ bức xúc trước việc nhiều đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài thường xuyên lên mạng xã hội tung tin xuyên tạc, nói xấu đất nước, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh chính trị. Điều đáng bàn ở đây là đại đa số những đối tượng phản động này đều còn trẻ. Trước khi quay lưng, phản bội Tổ quốc, họ từng là những trí thức trẻ, từng có thời gian là công chức, viên chức, công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị ở một số địa phương. Do bất mãn với tổ chức, non kém về tư tưởng chính trị, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, họ đã bị căn bệnh suy thoái tấn công. Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, họ đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, biến mình trở thành những con rối cho các thế lực thù địch ở hải ngoại giật dây. Sau khi ra nước ngoài sống lưu vong, chúng trở thành những kẻ phản bội, càng ngày càng điên cuồng thực hiện các hành vi phản quốc.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="/images/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tranh minh họa: Tạp chí Tuyên giáo. 

Dù chỉ là những thành phần cá biệt, nhưng thực trạng này cho thấy khi căn bệnh suy thoái trẻ hóa, mức độ nguy hiểm đối với môi trường chính trị và đời sống xã hội là vô cùng lớn. Hằng ngày, hằng giờ, chúng ra rả các luận điệu phản động trên không gian mạng làm cho một bộ phận giới trẻ trong nước bị tác động, ảnh hưởng bởi tư tưởng thù địch, dẫn đến dao động, bi quan, phai nhạt niềm tin.

Nhìn rộng ra, sâu hơn những vụ án tham nhũng lớn được đưa ra ánh sáng công lý thời gian qua, chúng ta thấy hành vi tham nhũng, suy thoái đều liên quan đến những cán bộ có chức quyền. Cán bộ có chức quyền càng to, ảnh hưởng của suy thoái càng lớn. Tuy nhiên, để đến lúc phải điều tra, xử lý thì đó là giải pháp “trị bệnh”. Làm sao để cán bộ, đảng viên không “nhúng chàm” thì phải coi trọng “phòng bệnh”, ngăn ngừa các mầm mống dẫn đến suy thoái ngay từ khi còn trẻ.

Biểu hiện phổ biến của tình trạng trẻ hóa bệnh suy thoái là sự thờ ơ, bàng quan với lợi ích dân tộc, chỉ tập trung lo kiếm tiền, không quan tâm đến các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước, không thiết tha vào Đảng. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trẻ thì đó là biểu hiện né tránh đấu tranh, dĩ hòa vi quý, mũ ni che tai, tư tưởng cầu an, lười học chính trị, lười nghiên cứu nghị quyết... Thực trạng này ở một bộ phận không nhỏ người trẻ đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, đó là “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”. Khi một người trẻ bị hổng kiến thức lý luận chính trị, không được bồi đắp tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đến nơi đến chốn thì đến lúc anh ta giàu lên, rất dễ trở thành những “trọc phú” thời đại mới. Khi những “trọc phú” ấy tìm cách “chui” vào hệ thống chính trị để thăng tiến thì nguy hại cho tổ chức đảng, cho vận mệnh chính trị của đất nước là rất khó lường. Thực tế đã chứng minh không ít người giàu có sau khi có chân trong hệ thống chính trị, hành vi kiểu “trọc phú” của họ đã gây ra những hệ lụy phức tạp cho tổ chức. Đối với những người trẻ “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, từ suy thoái đạo đức, lối sống đến suy thoái tư tưởng chính trị là khoảng cách rất mong manh. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã nêu rõ: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc...

Không thể cứ hô hào chung chung

Ở phường 14, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Thôn được coi là một trong những người rất có uy tín. Ông là Anh hùng LLVT nhân dân, từng hoạt động tình báo trong lòng địch. Sau khi thực hiện thành công phi vụ cài bom cho nổ tung kho vũ khí lớn của địch ở sân bay Biên Hòa năm 1972, ông bị chỉ điểm và bị địch bắt. Trong thời gian bị giam cầm tại khám Chí Hòa (Sài Gòn), ông Thôn nhiều lần chạm mặt những tướng cướp khét tiếng như Điền Khắc Kim, Lâm “chín ngón”...  Danh tiếng của những “đại ca” giang hồ này khiến bất cứ tù nhân nào cũng e sợ, nhưng với Nguyễn Văn Thôn thì ngược lại. Khi biết ông là tác giả của vụ nổ long trời lở đất ở sân bay Biên Hòa, ngay cả các “đại ca” giang hồ cũng bày tỏ sự thán phục, kính nể. “Tôi chẳng phải là người có võ nghệ cao cường gì, nhưng họ nể là vì mình có bản lĩnh. Người có bản lĩnh thì ở đâu, lúc nào cũng giữ được vị thế, giá trị của mình, kể cả khi đứng trước giang hồ cộm cán. Bản lĩnh ấy phải thông qua giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng mới có được. Thiếu và yếu bản lĩnh thì càng làm to càng dễ “chết”. Tiêu cực, suy thoái là từ trong suy nghĩ, tư duy mà ra. Đổ lỗi do cơ chế, khách quan chỉ là cách ngụy biện của người kém bản lĩnh. Ngụy biện cho cái sai cũng là một dạng suy thoái”, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Thôn “chốt” như vậy khi chúng tôi phỏng vấn. Những năm gần đây, ông Thôn luôn là nhân tố “truyền lửa” cho các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương. Cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, đoàn thể coi ông là vốn quý trong công tác giáo dục, bồi đắp lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Dẫn một câu chuyện cụ thể như vậy để thấy, giáo dục, tuyên truyền, xây dựng bản lĩnh chính trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thoái trong giới trẻ phải thực hiện ngay từ cơ sở, thông qua những việc làm, chương trình cụ thể. Nếu chỉ tuyên truyền kiểu hô hào chung chung, rất khó để đưa thông điệp, tư tưởng thấm vào tư duy người trẻ. Bởi, trong kỷ nguyên 4.0, sự tiếp nhận, sàng lọc, đào thải thông tin diễn ra rất gay gắt. Chỉ những thông tin thực sự hấp dẫn, có ích, có sức thuyết phục mới có sức mạnh cảm hóa. Tìm những nhân tố tích cực, điển hình, đặc biệt là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư để làm gương giáo dục là cách làm không mới, nhưng luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đổi mới cách làm, thực hiện bằng trách nhiệm, tâm huyết cao nhất mới mong có kết quả.

Vài dẫn chứng từ thực tiễn

Ngày 22-3, Ban Đại diện Báo Quân đội nhân dân tại TP Hồ Chí Minh nhận được thư mời của Quận ủy quận 7, TP Hồ Chí Minh mời tham dự cuộc tọa đàm giữa Thường trực Quận ủy với bí thư, cấp ủy chi bộ chung cư và đại biểu cán bộ, đảng viên trên địa bàn quận. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày mai (24-3). Nhận thấy đây là hoạt động rất hữu ích, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Võ Khắc Thái, Bí thư Quận ủy quận 7. Đồng chí Võ Khắc Thái cho biết: Cuộc tọa đàm nhằm tìm giải pháp kiện toàn, phát triển tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của chi bộ đảng, phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, đảng viên ở các khu chung cư trên địa bàn quận. Quận 7 là địa bàn có rất nhiều khu chung cư. Cộng đồng dân cư ở các khu chung cư đa số là người trẻ, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên. Nhận thức rõ vai trò của chi bộ đảng và cán bộ, đảng viên ở các chung cư, lãnh đạo quận chủ trương đẩy mạnh các hình thức, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chi bộ chung cư vững mạnh. Chi bộ sát cánh cùng Ban quản trị chung cư triển khai các hình thức, biện pháp quản lý, tuyên truyền pháp luật, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng đến với mọi cán bộ, đảng viên và người dân. Đây là một trong những hình thức sinh động, hiệu quả để đưa nghị quyết của Đảng thấm sâu vào đời sống xã hội. Thông qua các hình thức tọa đàm để lan tỏa tinh thần, thông điệp, ý nghĩa giáo dục đến với cộng đồng dân cư nhằm bồi đắp lý tưởng cách mạng, thiết thực phòng, chống suy thoái trong giới trẻ...

Đây là một dẫn chứng sinh động từ thực tiễn. Chung cư là một đặc trưng của đời sống xã hội ở các đô thị lớn. Công tác quản lý nhân khẩu, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội không thể tách rời công tác giáo dục, tuyên truyền chính sách, xây dựng môi trường văn hóa. Đặc trưng đó đã tạo môi trường thuận lợi để cấp ủy địa phương đẩy mạnh xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là chi bộ chung cư.

Các hoạt động tọa đàm đã được Quận ủy quận 7 chỉ đạo, triển khai nhiều lần trong hệ thống chính trị các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, trường học... trong thời gian qua. Những hình thức hoạt động tương tự như trên cũng đã được cấp ủy ở nhiều địa phương, đơn vị tổ chức. Trực tiếp tham dự và theo dõi các hoạt động này, chúng tôi nhận thấy đó là không gian, môi trường được nhiều người quan tâm. Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, các cuộc đối thoại, tọa đàm giúp cấp ủy, người lãnh đạo các cấp nắm chắc thực tế từ cơ sở, qua đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo. Trong môi trường học đường, doanh nghiệp, tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp, những hình thức như: Thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng tiếng Anh; thi Olympic Triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh; thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu lịch sử Đảng... rất được bạn trẻ yêu thích. Đó là những cách làm năng động, sáng tạo để dẫn dắt người trẻ trở thành chủ thể bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó cũng là cách “lấy xây để chống”, góp phần ngăn chặn tình trạng trẻ hóa bệnh suy thoái.

PHAN TÙNG SƠN

Bài 3: Giữ vững rường cột nước nhà (Tiếp theo và hết)

Thứ tư, 22/03/2023 - 06:03

Với vai trò lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước. Thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người.

Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Để thanh niên luôn là trụ cột vững vàng, đội dự bị tin cậy của Đảng, đòi hỏi vai trò tiên phong, dẫn dắt của tổ chức đoàn.

Lấy xây để chống

Thành quả trong công tác giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) gần một thế kỷ qua của Đoàn đã minh chứng, khi tuổi trẻ được trang bị đầy đủ lý luận chính trị, được tập hợp, thống nhất dưới ngọn cờ Đoàn, sẽ tạo nên sức đề kháng mạnh mẽ, là bức tường thành vững chắc của trận địa tư tưởng, ngăn chặn, đẩy lùi các khuynh hướng lệch lạc, giữ vững rường cột nước nhà. Đó cũng là cách lấy xây để chống, ngăn chặn sự xâm nhập của những thông tin độc hại, phản động mà các thế lực thù địch hướng vào thanh niên.

Để xây dựng nền tảng tư tưởng vững chắc, trước tiên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn cần đổi mới hơn nữa về nội dung, phương thức, qua đó nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của ĐVTN. Việc tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; học tập các bài lý luận chính trị, quan điểm, chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các văn bản cụ thể hóa nghị quyết; chính sách, pháp luật của Nhà nước cần được triển khai hiệu quả với nhiều hình thức sáng tạo, đa dạng, hiện đại, tránh sự xơ cứng, nhàm chán, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia.

Cùng với chủ động nắm bắt, định hướng tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong thanh niên, hoạt động cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ năng giúp người trẻ tự phòng ngừa, nâng cao bản lĩnh đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch phải được triển khai quyết liệt, thường xuyên hơn.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="/images/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Ảnh minh họa: doanthanhnien.vn

Với phương châm “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, những thông tin tích cực cần được tổ chức đoàn các cấp tăng cường lan tỏa, trong đó chú trọng tuyên truyền nhiều phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới” phải được triển khai đồng bộ, thực chất trong toàn Đoàn, với những tiêu chí cụ thể phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức, đặc điểm, điều kiện sống, học tập, lao động của thanh niên tại từng địa phương, đơn vị.

Cùng với đó, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tuyên dương điển hình tiên tiến; định hướng, giáo dục ĐVTN về lòng nhân ái, tính trung thực, trách nhiệm, tinh thần hiếu học, yêu lao động, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; chống các biểu hiện sai trái, tiêu cực, nhận thức lệch lạc, bài trừ các tệ nạn xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần được quan tâm đẩy mạnh với nội dung thiết thực, hình thức phong phú, qua đó góp phần hình thành thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong thanh niên.

Đặc biệt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tiếp tục phát huy hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số, tận dụng không gian mạng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Hiện tất cả tổ chức đoàn trong cả nước đều có fanpage, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức đoàn các cấp đẩy mạnh việc thực hiện kết nối hệ thống những trang cộng đồng trên mạng xã hội, tạo sự đồng bộ, lan tỏa trong công tác tuyên truyền, giáo dục từ Trung ương tới cơ sở, đồng thời xây dựng báo cáo phản ứng dư luận và tác động xã hội. Việc triển khai ứng dụng di động “Thanh niên Việt Nam” để kết nối, thông tin, tuyên truyền và định hướng, giáo dục thanh niên cần được duy trì bền vững, thực chất, tránh “đầu voi đuôi chuột”.

Việc duy trì hiệu quả hoạt động của hơn 2.000 câu lạc bộ lý luận trẻ các cấp được thành lập ở nhiệm kỳ qua cũng là bài toán đặt ra với tổ chức đoàn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thanh niên. Tính nhanh nhạy, kịp thời trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, định hướng nhận thức đúng đắn của thanh niên trước các thông tin xấu độc cần được các câu lạc bộ lý luận trẻ vận hành, thực hiện hiệu quả và có chiều sâu hơn nữa.

Một trong những giải pháp tập hợp, giáo dục thanh niên hiệu quả chính là tạo ra những phong trào đoàn thiết thực, có sức lan tỏa lớn. Thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức được nhiều phong trào hành động cách mạng, chương trình đồng hành thiết thực với thanh niên, được minh chứng bằng những con số cụ thể. Thành quả này cần được phát huy hơn nữa với việc tập trung vào nhu cầu thiết thân, chính đáng và lấy thanh niên là trung tâm, chủ thể của hoạt động.

Việc quan trọng là lựa chọn được những mô hình, cách làm hiệu quả để nhân rộng theo hướng có chiều sâu, bền vững trong toàn Đoàn; gia tăng hàm lượng tri thức, sáng tạo gắn với chuyên môn, thế mạnh của từng đối tượng thanh niên trong giải quyết các vấn đề mới, nội dung khó. Quan tâm chú trọng công tác tư vấn, định hướng, tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật hỗ trợ thanh niên trên các lĩnh vực.

Thước đo giá trị của Đoàn thông qua các hoạt động, phong trào chính là sự trưởng thành, niềm tin của thanh niên vào tổ chức và chế độ. Lấy xây để chống thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng nhận thức và hành động, hiệu triệu thanh niên bằng những phong trào phù hợp tâm lý và lợi ích chính đáng của người trẻ, vẫn được xem là giải pháp căn cơ để đoàn kết tập hợp, giúp thanh niên vững vàng trước mọi thủ đoạn mua chuộc, kích động của các thế lực thù địch.

Tăng khả năng tự đề kháng, tự miễn dịch

Đây là một trong những giải pháp có tính quyết định hiệu quả trong đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chống bệnh “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” trong thanh niên. Bởi suy đến cùng, mọi phương thức tác động của các chủ thể “chữa bệnh” chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi “người bệnh” chủ động tiếp nhận, biến quá trình điều trị thành quá trình tự điều trị.

Theo đó, cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thanh niên nâng cao năng lực tự nhận thức và chỉ ra những biểu hiện “lâm sàng” đối với bạn bè, đồng chí, đồng đội; có cơ chế để khuyến khích thanh niên tích cực, chủ động phòng ngừa “bệnh” ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh với tinh thần xung kích của tuổi trẻ.

Rõ ràng, hiện tượng một bộ phận thanh niên “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, ngả nghiêng dao động, bị các đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng, không thể quy kết trách nhiệm hoàn toàn cho tổ chức đoàn hay các yếu tố khách quan đem lại. Gia đình, xã hội, nhà trường, các tổ chức đoàn thể đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục, định hướng, yếu tố quyết định vẫn là ở bản thân mỗi người trẻ phải biết lấy tự học làm cốt.

Để làm chủ tương lai, ngay từ hiện tại, ĐVTN cần chuẩn bị nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, nhất là phẩm chất đạo đức cách mạng để có đủ năng lực, khả năng và niềm tin tuyệt đối vào đường lối đúng đắn, sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua những khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt trọng trách được giao.

Mỗi ĐVTN cần rèn luyện cho mình thói quen, kỹ năng nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng một cách toàn diện; sáng suốt, nhạy bén, cẩn trọng trong lựa chọn, tiếp nhận thông tin, đặc biệt là những thông tin của mạng xã hội, cần có sự xác minh vấn đề một cách chính xác trước khi chia sẻ, truyền tải đến người khác để không vô tình tiếp tay cho thông tin độc hại lan tràn.

Mặt khác, tự bản thân mỗi người trẻ cần mạnh dạn đấu tranh tự phê bình và phê bình, phản bác với cái xấu để hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng tổ chức, tập thể vững mạnh. Quan trọng nữa là không ngừng tự tu dưỡng, tự rèn luyện, học hỏi, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, trong đó có kiến thức và kỹ năng phản bác, đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển đất nước.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều tiềm năng, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, trong đó có việc đấu tranh với các thế lực thù địch để giữ vững ổn định chính trị-xã hội, phát triển đất nước bền vững. Tổ chức đoàn và ĐVTN có vai trò không thể phủ nhận trong công cuộc đấu tranh ấy. Vì vậy, việc xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, xây dựng và hình thành một thế hệ trẻ vững vàng, đủ bản lĩnh góp phần đấu tranh thắng lợi là nhiệm vụ của Đoàn và cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội.

Với tư cách là đội dự bị tin cậy của Ðảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam phải luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong nhiệm vụ đấu tranh chống các quan điểm, khuynh hướng chính trị sai trái, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Để mỗi ĐVTN thực sự là một chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh phức tạp, nhiều thách thức này, tổ chức đoàn các cấp phải khắc phục tình trạng hình thức, hời hợt, thiếu bền vững trong các phong trào, chương trình hành động, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục để ĐVTN có ý thức tự giác, tự chủ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", nhất là trên không gian mạng.

Phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý: “Vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng; có biểu hiện xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sa vào chủ nghĩa cá nhân. Dù chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng những biểu hiện đó rất cần được quan tâm để khắc phục, nếu không, nó sẽ là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" với rất nhiều hệ lụy cho thế hệ tương lai”.

Khắc phục tình trạng nêu trên, như đồng chí Tổng Bí thư đã căn dặn, không chỉ là lương tâm, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là tổ chức đoàn các cấp mà còn là sứ mệnh của mỗi cán bộ, ĐVTN Việt Nam hiện nay. Chỉ có như vậy thì thanh niên mới thực sự là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

TẤN TUÂN - HỒNG THẠNH

Bài 2: Nhận diện sự thật

Thứ ba, 21/03/2023 - 05:32

 Hiện nay, chúng ta không khỏi băn khoăn trước thực trạng một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng, sống thực dụng, thậm chí một số ít bị các thế lực xấu tác động, lôi kéo, kích động, làm những việc trái ngược với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc. Vin vào những hiện tượng hãn hữu này, các phần tử cơ hội trắng trợn vu khống “Đoàn chỉ là cái vỏ bọc hình thức”.

Trước thực tế đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã nhận diện thách thức, đánh giá đúng tình hình, đưa ra giải pháp khắc phục, cũng như đấu tranh phản bác kịp thời.

Chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”

Câu chuyện về thanh niên Ngô Bá Khá (hay còn gọi là “Khá Bảnh”) khi ra hầu tòa lại được một số người trẻ chào đón như thần tượng, là lời cảnh báo về nhận thức lệch lạc của một bộ phận thanh niên khi tin vào những lời tung hô mù quáng. Ngô Bá Khá bị tuyên phạt hơn 10 năm tù vì tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Rời tòa, “Khá Bảnh” thản nhiên vẫy tay chào “người hâm mộ”. Thật khó tin, một người vi phạm pháp luật lại được chào đón nhiệt tình. Một tội phạm phong cách không giống ai, có nhiều hành vi bạo lực, xăm trổ, tóc bờm ngựa cùng những điệu nhảy quái dị thể hiện trên các clip lại khiến một số bạn trẻ thần tượng. Không chỉ có Khá mà một số “giang hồ mạng” thời gian qua đã được các phần tử cơ hội tung hô và trở thành thần tượng của một số thanh thiếu niên. Sự lệch lạc về nhận thức đã dẫn đến một số người trẻ nhầm lẫn giữa việc nên làm và không nên làm, bị các phần tử xấu mua chuộc, kích động tham gia vào việc làm đi ngược với thuần phong mỹ tục, văn hóa của dân tộc.

Nói về một bộ phận người trẻ phai nhạt lý tưởng, bị kích động làm những việc sai trái, nhiều cán bộ, ĐVTN cho rằng, đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là một phần rất nhỏ trong hàng triệu ĐVTN Việt Nam ưu tú. Khi sự ham muốn bản năng trở thành mục đích duy nhất thì tất yếu dẫn đến sao nhãng quá trình học tập và rèn luyện; sự bồng bột, thiếu thực tế, dễ dao động, dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của lối sống đua đòi, dẫn đến một bộ phận giới trẻ coi trọng vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần. Họ bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng chẳng ủng hộ, bảo vệ cái đúng. Một số thanh niên chưa thực sự vững tin vào tương lai phát triển của đất nước, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó khăn, gian khổ, lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Do nhận thức có mặt còn hạn chế, lại bị các thế lực thù địch, phản động và đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, kích động nên một số ít thanh niên đã tham gia vào các hoạt động gây mất an ninh trật tự.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="/images/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Ảnh minh họa: TTXVN 

Về hiện thực nêu trên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không phải “cố tình không thấy, không biết, không thừa nhận” như luận điệu rêu rao của các thế lực phản động, mà đánh giá một cách khách quan, nhìn nhận thấu đáo để hoạch định những bước đi đúng hướng. Những năm gần đây, tổ chức đoàn các cấp vẫn trăn trở trước tình trạng một số bạn trẻ thiếu niềm tin vào nghị quyết, Điều lệ Đoàn cũng như chương trình hành động của tổ chức đoàn các cấp; chủ nghĩa bình quân, không muốn phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên; có lối sống thực dụng, đề cao vật chất, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân. Một bộ phận thanh niên không có chí hướng rõ ràng, ít quan tâm đến tình hình đất nước, lười lao động, ngại khó, ngại khổ; bản lĩnh non kém, bị lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội, hoạt động vi phạm pháp luật.

Nhận diện rõ thực trạng nêu trên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của ĐVTN, nhất là thông qua những phong trào hành động cách mạng cũng như chương trình đồng hành với tuổi trẻ trong lập thân, lập nghiệp và phát triển toàn diện. Thông tin tích cực được tăng cường, trong đó chú trọng tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”; tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch tác động trực tiếp đến thanh niên, nhất là trên không gian mạng.

Kết quả công tác đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ qua với hàng trăm nghìn công trình được thực hiện, hàng triệu lượt thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện, hàng trăm nghìn điển hình thanh niên tiên tiến trên các lĩnh vực... là minh chứng sinh động cho cái đẹp, cái tốt vẫn là nét chủ đạo trong lối sống của người trẻ. Đó cũng chính là lời phủ định đanh thép trước những luận điệu xuyên tạc về lối sống lệch lạc, tha hóa, chạy theo vật chất tầm thường đang bao trùm lên giới trẻ mà các phần tử xấu trắng trợn bôi đen.

Nhìn thẳng vào hạn chế, khuyết điểm

Khi phán xét về nguyên nhân của một bộ phận người trẻ phai nhạt lý tưởng cách mạng, một số tác giả bài viết, trang mạng cá nhân chụp mũ rằng tổ chức đoàn chỉ biết đánh trống khua chiêng bằng một vài phong trào bề nổi nhạt nhẽo và vô bổ, rồi thổi phồng thành tích, giấu giếm khuyết điểm, làm mất niềm tin trong ĐVTN. Thế nhưng, sự quy chụp ấy trở nên trơ trẽn, nực cười trước thực tiễn hiển hiện rằng, cùng với những thành quả đạt được bằng nhiều phần việc nhìn thấy, sờ được trong thực tiễn đời sống xã hội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn lắng nghe, nêu cao tự phê bình, nhìn thẳng vào hạn chế, tồn tại để tiếp thu và tìm giải pháp khắc phục. Điển hình là trong các kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc, dự thảo văn kiện được công khai bằng nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện truyền thông, trang fanpage của Đoàn để xin ý kiến đóng góp rộng rãi của thanh niên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở phần hạn chế, tồn tại.

Thời gian qua, ở nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Đoàn đã thẳng thắn nhìn nhận, công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng có lúc chưa sâu, một số hoạt động còn dàn trải, nặng về hình thức. Một số phong trào chỉ mới thu hút đoàn viên tích cực, thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững vì chưa chú ý đến những yếu tố đặc thù của đối tượng thanh niên trong doanh nghiệp, vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số. Một số tổ chức đoàn, nhất là ở cơ sở còn chậm nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, tiêu cực tác động đến thanh thiếu niên. Chất lượng một số tổ chức đoàn cơ sở trên địa bàn dân cư, nhất là khu vực nông thôn, khu công nghiệp còn yếu. Một bộ phận tổ chức đoàn chưa bắt nhịp kịp với những thay đổi nhanh chóng trong đời sống của thanh niên; thiếu quan tâm tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chưa đầu tư đúng mức cho việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển đảng viên mới trong thanh niên.

Thừa nhận một số nội dung, hình thức hoạt động của Đoàn còn xơ cứng, nhiều đồng chí cán bộ Đoàn cho rằng đó là một trong những nguyên nhân chưa phát huy được vai trò chủ thể của thanh niên, mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, nguyện vọng và trình độ nhận thức của người trẻ. Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, đạo đức lối sống cho thanh thiếu niên, giáo dục trách nhiệm công dân và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tình hình hiện nay chưa thường xuyên.

Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, thanh niên dễ dàng tiếp cận các luồng thông tin khác nhau, trong đó có cả những thông tin sai lệch, độc hại, tác động đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm. Đây là cơ hội thuận lợi để các thế lực thù địch, tội phạm, kẻ xấu tiến hành hoạt động công kích, lôi kéo người trẻ vào các việc làm phi pháp. Ở lĩnh vực này, hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong thanh niên của Đoàn vẫn chưa tiếp cận được nhiều với nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao.

Cùng với đó, công tác nắm, định hướng tư tưởng thanh niên, có lúc, có nơi chưa kịp thời cũng là nguyên nhân khiến một số người trẻ dần xa với tổ chức đoàn, mất phương hướng, mục tiêu phấn đấu, dễ ngả nghiêng, dao động trước thủ đoạn mồi chài, mua chuộc của những phần tử xấu. Việc giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bá lối sống ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc còn những bất cập, hạn chế.

Thực tế tại Liên Xô (trước đây), vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước, do những biến động về chính trị, Đảng Cộng sản đã dần đánh mất vai trò lãnh đạo đất nước, lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản, cùng sự chống phá của các thế lực ở trong và ngoài nước nên thời điểm trước khi Liên Xô sụp đổ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Côm-xô-môn đã không còn là tổ chức chính trị-đội hậu bị của Đảng Cộng sản Liên Xô; dần phát triển thành hiệp hội của các doanh nghiệp và sớm bị suy thoái, chuyển hóa về tư tưởng chính trị, tiếp đó chính thức biến mất khỏi vũ đài chính trị của đất nước. Đội thiếu niên và nhi đồng cũng cùng chung số phận; thanh thiếu niên bị mất phương hướng, “phi chính trị hóa” theo đúng kịch bản và âm mưu của các thế lực thù địch. Bài học đó vẫn còn nguyên giá trị, đòi hỏi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần nhận diện đúng thực trạng, xác định nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại để tìm giải pháp khắc phục, tránh để tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, dẫn đến dễ bị các thế lực phản động lôi kéo, lợi dụng.

Nhận diện rõ thách thức, hạn chế trong công tác giáo dục, rèn luyện, đoàn kết tập hợp thanh niên cũng như trách nhiệm trước thực trạng một bộ phận nhỏ “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, với tinh thần cầu thị, tổ chức đoàn các cấp đã và đang tích cực nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp khắc phục, tháo gỡ. Bởi khách quan nhìn nhận rằng, những biểu hiện “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” không đồng hành với thời gian của chủ thể mà xuất hiện theo từng thời điểm, giai đoạn, hoàn cảnh, theo mỗi tính chất nhiệm vụ cụ thể và thông qua các giai đoạn từ mầm mống, chuyển hóa trong nhận thức đến hành động cụ thể. Tuy nhiên, đó chỉ là hiện tượng, không phải bản chất, không kéo dài và sẽ mất đi khi dư luận xã hội phê phán, lên án, đấu tranh và triệt tiêu dần; khi tổ chức, đơn vị, đoàn thể phát hiện và tiến hành các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng kịp thời.

Với vai trò là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tập trung triển khai những giải pháp gì để thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục, nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của thanh niên trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá thâm hiểm của các thế lực thù địch. Nội dung này, chúng tôi sẽ trình bày ở bài viết tiếp theo.

(còn nữa)

TẤN TUÂN - HỒNG THẠNH

Quy chụp hiện tượng thành bản chất - chiêu trò nham hiểm nhằm hạ bệ vai trò của tuổi trẻ

Thứ hai, 20/03/2023 - 05:41

LTS: Không thể phủ nhận biểu hiện “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” là thực tế tồn tại ở một bộ phận đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiện nay.

Thế nhưng, vin vào biểu hiện đó, thời gian qua, các thế lực thù địch cố tình quy chụp, đánh đồng hiện tượng thành bản chất, hoặc bịa đặt những điều không có trong thực tế. 

Bài 1: Tỉnh táo trước mưu đồ “tẩy não” giới trẻ

Thực tế cho thấy, lực lượng phản động, thù địch thường xác định giới trẻ là một trong những đối tượng chủ yếu cần mua chuộc, lôi kéo, nhất là trên phương diện tư tưởng, tâm lý. Thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, chúng chủ ý bám vào các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và diễn biến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội theo dòng thời sự chủ lưu để tăng cường các hoạt động chống phá.

Sự quy chụp kệch cỡm

Những ngày gần đây, tổ chức đoàn các cấp trong cả nước đẩy mạnh hoạt động chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 / 26-3-2023), triển khai nhiều nội dung hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2023. Lợi dụng sự tập trung theo dõi của giới trẻ đối với các hoạt động truyền thông về Đoàn, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tạo cớ đào rộng, khoét sâu, ngụy tạo chứng cứ gây nhiễu thông tin, nội công ngoại kích, lèo lái dư luận theo ý đồ, kịch bản được vạch sẵn.

Một sự quy chụp kệch cỡm khi những kẻ cơ hội chính trị ngụy biện cho rằng, Đoàn chỉ là cái vỏ bọc hình thức, không còn phù hợp với tuổi trẻ thời hội nhập quốc tế. Từ luận điệu xuyên tạc ấy, trên cơ sở “dẫn chứng” và cổ xúy một vài thanh niên có lối sống lệch lạc, vi phạm pháp luật, chúng lồng ghép thông tin, bình luận, ngụy biện nhằm phủ nhận vai trò của Đoàn đối với thanh niên, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với Đoàn nói riêng và với đất nước nói chung. Bằng các hình thức tọa đàm, phỏng vấn, lấy ý kiến người trẻ, chúng sắp xếp sẵn những đối tượng thanh niên là người Việt Nam ở nước ngoài có tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước ta để gieo rắc, truyền tải tư tưởng phản động. Từ ý kiến cá nhân trên một số diễn đàn, chúng đòi xóa bỏ Huy hiệu Đoàn, kêu gọi tuổi trẻ tẩy chay tổ chức đoàn và các phong trào thanh niên.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="/images/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Ảnh minh họa / tuyengiao.vn 

Từ việc phủ định thành quả của Đoàn, chúng kêu gọi thanh niên, trí thức trẻ đi theo trào lưu “cấp tiến”, tư tưởng “tự do”, “dân chủ”, tung hô những người trẻ lầm đường lạc lối là những “anh hùng”. Nhiều trang thông tin hải ngoại phát tiếng Việt gọi những đối tượng này bằng những danh xưng ngoa ngôn như “nhà hoạt động dân chủ”, “nhà đấu tranh nhân quyền”, “nhà phản biện xã hội”... cổ xúy trào lưu lợi dụng tự do ngôn luận để “phản biện”, lôi kéo thanh niên rời Đoàn, bỏ Đảng. Đón trước những hoạt động, sự kiện chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thời gian qua, một số đối tượng núp bóng tổ chức phi chính phủ, lợi dụng các hoạt động từ thiện để tập hợp, lôi kéo thanh niên Việt Nam tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài nhằm “tẩy não”, gieo rắc tư tưởng cực đoan, chống đối Đảng, Nhà nước.

Rất dễ nhận thấy, lợi dụng chiêu thức té nước theo mưa, chiến dịch công kích, chống phá của các thế lực thù địch hiện nay đang chĩa mũi nhọn vào thanh niên, vào tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong những ngày tuổi trẻ cả nước hướng tới sinh nhật lần thứ 92 của Đoàn. Các thế lực thù địch lợi dụng những đặc điểm của tâm lý tuổi trẻ là dễ tiếp cận cái mới, thích tự do, khẳng định mình, nhưng nhận thức các vấn đề chính trị-xã hội còn chưa đủ độ chín nên tìm mọi cách tuyên truyền, kích động, mua chuộc, tha hóa nhằm băng hoại lực lượng dự bị hùng hậu này của cách mạng.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương thức giao tiếp của con người. Đây chính là thời cơ để các thế lực thù địch lợi dụng công nghệ truyền thông và mạng xã hội để tác động đến tâm lý hòng lôi kéo thế hệ trẻ. Chúng đăng tải nhiều tài liệu có nội dung phản động, thông tin lập lờ, suy diễn, không đúng bản chất, với mưu đồ thâm độc là phủ nhận những thành quả của đất nước, dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại cũng như vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra các diễn đàn trên mạng để nhiều người trẻ truy cập và định hướng bình luận theo hướng tiêu cực, nhằm gieo rắc sự hoài nghi, chán nản, dẫn tới mất phương hướng chính trị. Chúng tăng cường tán phát các ấn phẩm đồi trụy, bạo lực, cổ xúy lối sống thực dụng làm tha hóa con người, khơi dậy ham muốn bản năng, chạy theo hưởng lạc, không chịu học tập, làm việc và cống hiến.

Bên cạnh đó, các “nhà dân chủ cấp tiến” tự xưng còn tung ra những thông tin nhằm hạ thấp, bôi nhọ danh dự cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước ta; khoét sâu vào những vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong xã hội gần đây để đánh lái dư luận và kích động lớp trẻ tỏ thái độ bất mãn với cái mà chúng gọi là “thảm kịch của đất nước”. Thông qua những phần mềm gián điệp, tán phát các mã độc, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin nội bộ, các thế lực thù địch bịa đặt, tạo kịch bản, tán phát thông tin giả, tung hỏa mù nhằm bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử, nói xấu Đảng, Nhà nước và các cán bộ lãnh đạo của ta, tạo cho thanh niên tâm lý hoài nghi, bi quan, khủng hoảng niềm tin, phân vân trong xác định mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu. Rồi chúng định hướng lý tưởng sống cho thanh niên Việt Nam bằng những lập luận về “Hành trình tự diễn biến trong giới du học sinh Việt”, với quan điểm chụp mũ rằng, khi tiếp cận với cái văn minh, hiện đại, du học sinh sớm muộn cũng quay lưng với đất nước, một đi không trở lại.

Chiến lược, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm “tẩy não” giới trẻ Việt Nam đã và đang được điều chỉnh, thay đổi ngày càng tinh vi nhằm chuyển hóa tư tưởng, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" ở những chủ nhân tương lai của đất nước. Thực tế đó đòi hỏi tổ chức đoàn nói chung, mỗi ĐVTN nói riêng phải tỉnh táo để tránh rơi vào “bẫy suy thoái” được giăng sẵn bởi các phần tử cơ hội.

Hiện tượng không nói lên bản chất

Trên thực tế, một số bạn trẻ non kém bản lĩnh, nhẹ dạ cả tin, ăn phải thứ “bánh vẽ” ảo tưởng đã tha hóa về nhân cách, vô hình trung trở thành công cụ đắc lực cho các thế lực thù địch lợi dụng. Đó cũng chính là hệ quả của tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” trong một bộ phận thanh niên. Thế nhưng, cần phải khẳng định, đó chỉ là thiểu số, là hiện tượng chứ không phải bản chất. Lợi dụng những hiện tượng hãn hữu đó, các phần tử theo chủ nghĩa xét lại đã mượn cớ “lập luận logic” để phán rằng, thanh niên Việt Nam ở các giai đoạn của cách mạng đều có những người biết “thức tỉnh” để đi theo tiếng gọi của “dân chủ”, của “cấp tiến”.

Trước mưu đồ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng, định hướng thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là hơn 4.000 fanpage trên mạng xã hội Facebook từ Trung ương tới cơ sở và 2,2 triệu thuê bao kết nối ứng dụng di động “Thanh niên Việt Nam”, cùng nhiều phương thức tuyên truyền khác.

Để vạch trần âm mưu đen tối, phản bác luận điệu sai trái, chiến dịch truyền thông của Đoàn khẳng định, đưa ra những minh chứng cụ thể đã được lịch sử ghi nhận về vai trò quan trọng của tổ chức đoàn, thành tựu đạt được của thế hệ trẻ Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng.

Công tác tuyên truyền, định hướng dư luận trong thanh niên được tiến hành bài bản, đem lại cái nhìn tổng thể, toàn diện về cả quá trình xây dựng và trưởng thành của Đoàn cùng những cống hiến to lớn của tuổi trẻ. Rõ ràng, lịch sử không thể phủ nhận, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam luôn nêu cao lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhìn lại lịch sử gần một thế kỷ xây dựng và trưởng thành của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chúng ta nhớ đến những cái tên đã trở thành bất tử, thành tượng đài của các thế hệ thanh niên Việt Nam về tinh thần yêu nước, xả thân vì nghĩa lớn. “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác”-câu nói bất hủ của anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng, người đoàn viên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh-đã trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu, "kim chỉ nam" cho hành động của thanh niên Việt Nam trong mọi thời kỳ cách mạng.

Trong thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, trên mọi mặt trận đã có hàng vạn dũng sĩ và chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng, hàng triệu ĐVTN ưu tú tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, anh dũng hy sinh, cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cách mạng. Đến thời kỳ kiến thiết đất nước, thanh niên luôn là lực lượng quan trọng với tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức học tập, lao động, rèn luyện để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.  

Những năm gần đây, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp có nhiều đổi mới, đột phá về nội dung và phương thức hoạt động. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên ngày càng phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của ĐVTN. Điển hình như các phong trào: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc"; các chương trình: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”... Qua đây, nhiều tấm gương tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp thành công; nhiều thanh thiếu niên mang vinh quang về cho Tổ quốc trong các lĩnh vực khác nhau. Họ là điểm sáng hình thành một thế hệ thanh niên có nhận thức chính trị, lý tưởng rõ ràng, dám đương đầu với thử thách, khó khăn để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và hùng cường. Minh chứng sinh động là trong nhiệm kỳ 2017-2022, toàn Đoàn đăng tải và chia sẻ được gần 25 triệu tin tốt và câu chuyện đẹp trong thanh niên; Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trao tặng 210 Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” và hàng trăm nghìn phần thưởng vinh danh những điển hình tiêu biểu của tuổi trẻ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thực tiễn là lời khẳng định rõ ràng, một bộ phận thanh niên phai nhạt lý tưởng, có lối sống lệch lạc chỉ là vết chấm nhỏ trầm mặc trong bức tranh tổng thể rực sáng tinh thần tận hiến của tuổi trẻ. Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ trách nhiệm của Đoàn trong định hướng giáo dục thanh niên: Tránh “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”. Trong suốt nhiệm kỳ Đại hội XI, lời huấn thị đó của Tổng Bí thư được tổ chức đoàn các cấp quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động, phong trào cụ thể. Phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận: “Thanh niên thực sự đã và đang phát huy được thế mạnh của sức trẻ, tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của mình ở những nơi khó khăn, gian khổ, những việc mới, việc khó, góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Để vạch trần chiêu trò quy chụp, bôi nhọ nhằm mua chuộc, lôi kéo giới trẻ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình, nhận diện sự thật để đấu tranh kịp thời, hiệu quả. Nội dung này sẽ được chúng tôi làm rõ ở bài viết sau.

 (còn nữa)

TẤN TUÂN - HỒNG THẠNH

Lại những đánh giá sai lệch về Sách trắng Tôn giáo ở Việt Nam

Thứ Hai, 20/03/2023, 06:30

Nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phản động, các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đã câu kết với các phần tử cực đoan để chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, thường xuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo, tạo ra bức tranh méo mó về vấn đề tự do tôn giáo tại nước ta.

Mới đây, ngày 9/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; chính sách tôn giáo ở Việt Nam; thành tựu cũng như thách thức của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Qua đó khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Sau khi Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng, ngay lập tức một số trang báo điện tử như VOA, RFI, RFA… cùng nhiều trang mạng của các tổ chức, cá nhân chống đối đã có những bài viết, bình luận sai trái, đánh giá một cách tiêu cực về cuốn sách này. Họ đưa ra những bài viết cho rằng, việc cho ra đời cuốn sách này là “bức bình phong” nhằm che đậy các vi phạm kéo dài tại Việt Nam, nguyên nhân đã khiến Washington đưa Hà Nội vào danh sách theo dõi đặc biệt về tôn giáo! Những đánh giá này được dựa trên nhận định của số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo như Thích Vĩnh Phước, một thành viên thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; linh mục Đinh Hữu Thoại, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam; Lê Quang Hiển, thuộc tổ chức Phật giáo Hòa Hảo thuần túy… Các cá nhân trên đều là thành viên của tổ chức bất hợp pháp với danh xưng “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”.       

Đặc điểm chung của các trường hợp trên là đều thuộc các phần tử chống đối, có quá trình tu tập kém, ít chăm lo cho việc đạo nên uy tín, ảnh hưởng trong giáo hội xếp hạng thấp, năng lực yếu kém, không được trọng dụng. Từ đó, số này tỏ ra bất mãn và đã ly khai khỏi các tôn giáo, tổ chức tôn giáo, sau đó liên kết lại với nhau thành lập một tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo để phục vụ ý đồ, động cơ riêng. Cho nên, hầu hết việc làm của họ đều mang mưu đồ, lợi ích cá nhân chứ không đại diện cho bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào, không vì lợi ích chung của cộng đồng. Do đó, những phát ngôn, nhận định mà họ chia sẻ với phóng viên của các trang báo điện tử nêu trên cũng chỉ mang tính chủ quan, phiến diện một chiều, mang tính thù địch với Việt Nam của một nhóm nhỏ có chung lợi ích. Những nhận xét, đánh giá của số cá nhân chống đối nêu trên không thể coi là “đại diện cho tiếng nói tôn giáo”, càng không có giá trị tham khảo. Thế nhưng, bấy lâu nay, phóng viên của các trang báo điện tử VOA, RFI, RFA… lại viện dẫn những nhận định thiếu cơ sở, những đánh giá xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo của các đối tượng trên.

Trong khi đó, những nội dung trong Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” và gần đây là Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” cùng với hàng chục văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân. Nhờ đó mà số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân được đảm bảo tốt hơn, các cơ sở thờ tự ngày càng được khang trang, đẹp đẽ, quan hệ quốc tế của các tôn giáo ngày càng được mở rộng, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật...

Đặc biệt, các hoạt động tôn giáo lớn đã trở thành lễ hội của người dân Việt Nam như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, trong đó năm 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) với trên 1500 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng hàng vạn tăng, ni, phật tử về dự; các lễ hội của Tin Lành như ngày lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam được tổ chức trang nghiêm. Đặc biệt là ngày Lễ Giáng sinh của người Công giáo ở khắp mọi miền đất nước cũng đã trở thành một lễ hội thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam... Vừa qua, giáo tỉnh Hà Nội cũng đã tổ chức thành công Đại hội Giới trẻ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng với sự tham gia của Tổng Giám mục Marak zelewki – Đặc phái viên không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam cùng các vị lãnh đạo giáo hội và khoảng 15 nghìn giáo dân là thanh niên, học sinh, sinh viên người Công giáo... Đây chính là những minh chứng sống động, chân thực về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong các hội thảo quốc tế về vấn đề tự do tôn giáo được tổ chức tại Việt Nam hay trong các lần đón tiếp các đoàn lâm thời, các tổ chức nhân quyền tôn giáo quốc tế vào Việt Nam tìm hiểu chính sách, pháp luật tôn giáo của Việt Nam như: Viện Can dự Toàn cầu Mỹ (IGE), Tập đoàn truyền thông (WAZ) của Đức, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF)..., Việt Nam đều chủ động cung cấp các thông tin về tình hình tự do tôn giáo và chính sách, pháp luật của tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, thẳng thắn trao đổi các vấn đề mà dư luận quốc tế quan tâm. Từ đó, giúp các tổ chức này thấy rõ thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, phong phú cũng như cho thấy chính sách, pháp luật đã đảm bảo quyền tự don tôn giáo chính đáng của nhân dân.

Nếu như thực sự khách quan thì phóng viên của VOA, RFI, RFA, BBC… cần dẫn chứng thêm những nhận định, quan điểm của những vị lãnh đạo trong các tổ chức giáo hội đã được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân, họ mới chính là người đại diện cho giáo hội, cho lợi ích của đại đa số chức sắc, tín đồ trong các tôn giáo Việt Nam. Thế nhưng, bấy lâu nay, khi lấy thông tin đánh giá, các trang thông tin báo chí nói trên luôn phớt lờ và bỏ qua thực tế này và một mực trung thành với quan điểm của các đối tượng chống phá. Do đó, một lần nữa cần khẳng định, việc phê phán Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam là một chiêu trò nhằm chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hòng phủ nhận những thành quả từ những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Rõ ràng các đối tượng trong tổ chức “Hội đồng liên tôn Việt Nam” và các trang VOA, RFI, RFA… khi phê phán về cuốn Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam thực chất là một chiêu trò để biện hộ cho những luận điệu sai trái rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta, qua đó lấy cớ phủ nhận chính sách của Đảng, Nhà nước và thành quả trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho người dân.

Tại buổi họp báo công bố Sách trắng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng nêu rõ: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đồng thời là một nhân tố xã hội và văn hóa tích cực góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Các tôn giáo du nhập từ bên ngoài cũng có quá trình tiếp biến với văn hóa Việt, tạo ra nét riêng của tôn giáo Việt Nam. Việt Nam là đất nước ôn hòa trong quan hệ giữa các tôn giáo; có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hòa bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Ở Việt Nam, các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo luôn được Nhà nước quan tâm giải quyết. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Nhà nước bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% dân số.

Phạm Duy