Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc

Thứ hai, 30/01/2023 - 06:48

Dù thời cuộc có nhiều biến động và thế giới có nhiều đổi thay, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành và làm hết sức mình để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; đồng thời không ngừng củng cố và nâng cao sức mạnh, vị thế, uy tín của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Vì thế, mọi sự xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc đều không có giá trị và bị thực tiễn bác bỏ.

Những luận điệu xuyên tạc ác ý, thâm độc

Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc xâm lược, Đảng ta xác định mục tiêu cao nhất là đấu tranh giành độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền, thống nhất đất nước là lợi ích tối cao của toàn dân tộc. Trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc được thể hiện bao trùm ở phương hướng-mục tiêu “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa” gắn liền với thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tuy vậy, thời gian qua, trên một số diễn đàn, trên mạng xã hội, trên trang điện tử tiếng Việt của một số cơ quan báo chí, truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã xuất hiện những luận điệu sai trái, xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân và dân tộc Việt Nam. Họ cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm thiểu số tinh hoa, chứ không đại diện cho lợi ích của quốc gia, lợi ích dân tộc”; “việc Đảng thừa nhận sự tha hóa, biến chất, tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chứng tỏ Đảng không đủ tư cách để đại diện cho toàn dân để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”. Có ý kiến còn bình luận “việc Đảng kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là siêu hình, trái quy luật và xu thế phát triển của thế giới”. Lại có ý kiến đưa ra lý lẽ lập lờ rằng, “nội hàm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc mà Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là mông lung, khó khả thi, vì bảo vệ Tổ quốc chỉ là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chứ không phải là bảo vệ một đảng phái, một chế độ chính trị nào”. Ác ý và thâm độc hơn, có ý kiến đổ tội cho “chế độ độc đảng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam khiến Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu” (?!).

Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc
 Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Những ý kiến nêu trên, nếu không cố tình ngụy tạo thông tin, đánh tráo khái niệm, đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất; thì cũng là cái nhìn thiếu khách quan, toàn diện theo kiểu “thầy bói xem voi”, chỉ nhìn cây mà không thấy rừng, thậm chí lồng ghép những lời đơm đặt, xuyên tạc nhằm chống phá, hạ bệ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 

Lợi ích của Đảng luôn thống nhất với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”, với tư cách là “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”, trước sau như một, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành và làm hết sức mình để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; đồng thời không ngừng củng cố và nâng cao sức mạnh, vị thế, uy tín của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc Đảng ta luôn trung thành và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc bởi trước hết, Đảng ta là con nòi của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hơn 90 năm qua đã khẳng định, ở Việt Nam, không lực lượng chính trị nào có đủ uy tín, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực lãnh đạo như Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi ở nước ta từng xuất hiện một số tổ chức đảng khác nhưng vì không đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc, thậm chí có tổ chức đảng còn phản bội, đi ngược lại lợi ích của dân tộc nên tự đào thải và bị lịch sử loại bỏ.

Nhờ lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau hơn 3 thập niên đổi mới mà Đảng ta đã chứng minh được vị thế, năng lực cầm quyền của mình, từ đó thuyết phục được nhân dân, lãnh đạo nhân dân thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lợi ích của Đảng thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc, của nhân dân, của quốc gia-đó là bằng chứng sinh động thể hiện “ý Đảng, lòng dân” hòa quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó cũng là lý do căn cốt, là điểm tựa niềm tin lớn nhất mà nhân dân trao quyền, ủy quyền lãnh đạo của mình cho Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nói về vai trò của Đảng trong bảo vệ, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc không thể không nhắc đến những thành quả to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước. Với mức tăng GDP hằng năm trung bình khoảng 7% trong hơn 35 năm qua, hiện nay Việt Nam đứng trong top 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới, top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Tính đến năm 2022, quy mô nền kinh tế ước đạt gần 400 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000USD; quy mô thương mại khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam là nơi hội tụ của hàng vạn nhà đầu tư đến từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ, với gần 35.000 dự án FDI đang hoạt động có tổng vốn đầu tư gần 430 tỷ USD. Không chỉ vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước đạt mức cao chỉ số phát triển con người (HDI). Năm 2020, tỷ lệ nghèo đa chiều theo chuẩn quốc tế giảm còn 4,8% (so với 9,9% năm 2016). Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG-2015 và đang nỗ lực thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững SDG-2030 của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia trên thế giới coi Việt Nam là một hình mẫu đáng tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội.

Vì là một đảng “tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” nên trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu để ngang tầm với sứ mệnh mà nhân dân giao phó. Sai đâu sửa đấy, dám nhìn thẳng vào khuyết điểm, thừa nhận khuyết điểm và kiên quyết khắc phục, sửa chữa khuyết điểm không chỉ là dũng khí, bản lĩnh của một đảng mác xít chân chính mà còn thể hiện tinh thần cầu thị của Đảng để không phụ lòng tin của nhân dân và dân tộc. Việc Đảng ta kịp thời sửa sai trong chủ trương thực hiện cải cách ruộng đất những năm 50 của thế kỷ trước; kiên quyết từ bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước và những năm gần đây thực hiện quyết liệt việc thanh lọc, xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên sai phạm để làm trong sạch Đảng cũng không ngoài mục đích bảo vệ những lợi ích chính đáng của đại đa số nhân dân, bảo vệ sự liêm chính của quốc gia, bảo vệ những thành quả cách mạng của toàn thể dân tộc Việt Nam đã chung tay góp sức giành được trong gần 80 năm qua.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế chân chính

Từ bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn đổi mới mạnh mẽ được Đảng ta khởi xướng từ năm 1986, với sự nỗ lực bền bỉ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đến nay, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay” như Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định. 

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp và diễn biến khó lường hiện nay, Đảng ta vẫn kiên định với phương châm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc ở Việt Nam không phải là lợi ích quốc gia, dân tộc hẹp hòi, cực đoan như có kẻ từng rêu rao, xuyên tạc. Bởi lẽ, những năm qua, Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối và Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, đặt trong mối quan hệ hợp tác cùng phát triển, tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Mặt khác, trong quan hệ đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, với phương châm “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Phương châm này thể hiện nhận thức nhất quán của Đảng là giải quyết hài hòa giữa lợi ích của dân tộc và lợi ích chung của nhân loại, giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế chân chính của giai cấp công nhân.

Những năm gần đây, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, tăng cường trên trường quốc tế khi được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng kinh tế-xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018. Năm 2020, Việt Nam đồng thời đảm nhiệm 3 trọng trách: Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA. Từ một nước gần như bị bế quan tỏa cảng, sau gần 4 thập niên, đến nay, Việt Nam đã có thiết lập quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia, trong đó thiết lập quan hệ ổn định lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện. Đặc biệt, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam đã tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO) đạt nhiều kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Như vậy, từ những cơ sở, thành quả nêu trên, có thể khẳng định rằng, dù thời cuộc có nhiều biến động, thế giới có nhiều đổi thay nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang là lực lượng chính trị duy nhất có đủ vị thế, trí tuệ, năng lực, uy tín để lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN, đồng thời đó cũng là bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì thế, mọi sự xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc đều không có giá trị và bị thực tiễn bác bỏ.

Đại tá, ThS NGUYỄN HỒNG SƠN (Trường Sĩ quan Chính trị)

Đừng để định kiến che mờ giá trị thực tại và tương lai

Thứ Hai, 30/01/2023, 08:28

Trong khi cả nước đón chào năm mới, hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng với thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực trong năm 2022 cũng như sự ghi nhận của các quốc gia, tổ chức quốc tế thì những tiếng nói trái hướng, lạc dòng vẫn cố tình bôi lem hiện thực.

Bôi lem hiện thực để chỉ trích “do độc đảng”!

Vẫn là các phát ngôn, bài viết đặt ra những câu hỏi nghi ngờ về tính xác thực trong chỉ số phát triển, từ đó phủ nhận thành tựu các lĩnh vực đời sống xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong năm qua. Họ cho rằng các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 “chỉ là ảo”, con số tăng trưởng cao là do “Đảng thích số đẹp”! Họ xuyên tạc rằng, người dân vẫn bần cùng, khổ cực rồi suy diễn và quy kết ở Việt Nam “không có hạnh phúc”.

Từ đó, số này tỏ vẻ “quan ngại lo lắng cho đất nước, nhân dân”, kêu gọi người dân muốn ấm no, muốn giàu có thì phải “dũng cảm đấu tranh”! Bằng việc đưa ra những hình ảnh có tính đơn lẻ hoặc cắt ghép, một số bài viết cố tình đánh tráo bản chất, cho rằng đời sống người dân đang ngày càng đi xuống, ngày càng bần cùng khổ cực, các chỉ số phát triển chỉ là “trò mị dân”! Đây thực chất là chiêu trò tạo dựng hình ảnh đối lập giữa sự giàu có và nghèo khổ nhằm kích động chống phá Đảng, Nhà nước, đòi xóa bỏ thể chế chính trị ở nước ta, hướng lái đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc như vậy là vấn đề không mới, những âm mưu, thủ đoạn được dùng đi dùng lại từ năm này qua năm khác, thuộc về bản chất của các thế lực thù địch, tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài. Những ngày đầu năm mới cũng là dịp cả nước kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó những bài viết sai trái, xuyên tạc sự thật, bôi lem tình hình đất nước, các thế lực chống phá tìm cách hướng lái để quy kết các tồn tại, đói nghèo, tình trạng tham nhũng, tiêu cực là “do chế độ đảng trị”, từ đó kích động tư tưởng chia rẽ, bài trừ ngay trong nội bộ. Những bài phỏng vấn hay trò chuyện, đối thoại với “nhà bất đồng chính kiến” cũng chỉ là trò đánh lạc hướng, mục đích nhằm phá hoại sự đoàn kết, chung tay của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cố tình truyền đi thông điệp sai lệch rằng, đói nghèo là do độc đảng, tham nhũng là do độc đảng, cổ xuý tư tưởng chống phá và làm giảm vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế…

Xây dựng xã hội hạnh phúc là mục tiêu tối thượng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc...” 1 và xuyên suốt tư tưởng, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng CNXH và khảo cứu thực tiễn xây dựng xã hội trên thế giới cũng như chính từ thực tiễn sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định xây dựng xã hội hạnh phúc là mục tiêu tối thượng của chế độ XHCN ở Việt Nam. Quan điểm về xây dựng CNXH vì hạnh phúc của nhân dân đã được Đảng ta xác định ngay khi ra đời, không ngừng được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Năm 1945, sau khi giành được độc lập, tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được ghi dưới Quốc hiệu Việt Nam cho đến nay không thay đổi nội dung và hình thức.

Trải qua những khó khăn, thăng trầm, biến cố của lịch sử, Đảng ta vẫn luôn kiên định, quyết tâm xây dựng CNXH vì hạnh phúc cho nhân dân. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã bổ sung, phát triển mô hình CNXH của Việt Nam với những đặc trưng cơ bản, trong đó có đặc trưng: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” 2.

Đến Đại hội XIII, quan điểm xây dựng xã hội hạnh phúc vì con người trở thành một điểm nhấn quan trọng, xuyên suốt trong các nội dung văn kiện. Đại hội khẳng định quan điểm nhất quán: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu” 3.

Phát biểu bế mạc Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đại hội chỉ là mở đầu. Còn làm được hay không, mai kia có biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không, có ra của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân hay không, đấy mới là thành công thực tế của đại hội”. Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu…”.

Như vậy, chế độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng khác bản chất so với bản chất của các chế độ xã hội trong lịch sử vì mục tiêu tối thượng là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hai năm đầu trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng đã cụ thể hóa thành các chủ trương, xây dựng nhiều chính sách trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề, cơ sở để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về kinh tế: Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhanh, bền vững gắn với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Tại Hội nghị lần thứ 6 khóa XIII của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tất cả các nghị quyết đều hướng đến mục tiêu phát triển đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Về chính trị: Tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII, Đảng ta đã chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Hội nghị BCH Trung ương 6, khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới nhằm hiện thực hóa, cụ thể hóa quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực sự dân chủ để phục vụ lợi ích, hạnh phúc của nhân dân.

Về văn hóa: Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa đặc biệt của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030.

Về xã hội: Đảng ta xác định: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân” 4.

Những chỉ số hạnh phúc

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân thời gian qua đã đạt được những thành tựu có tính lịch sử, mang lại sự cải thiện rất căn bản.

Về kinh tế: tạo dấu ấn đột phá, trong đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm chỉ tăng 3,15% so với năm 2021 (vượt mục tiêu đề ra); năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước... GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110USD, tăng 393USD so với năm 2021.

Về chính trị: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện với tinh thần kiên trì, kiên quyết “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Chính những thành quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chế độ.

Về văn hóa: Công tác chăm lo, bảo đảm đời sống nhân dân được chú trọng. Các hoạt động văn hóa, xã hội dần sôi động trở lại sau đại dịch; những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình tốt đẹp, gương người tốt, việc tốt tiếp tục được nhân rộng, phát huy. Các chính sách tôn giáo, tín ngưỡng được quan tâm; công tác chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới được chú trọng.

Về xã hội: hiện nay tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 73,7, đứng thứ 87 trên thế giới và cao hơn mức 73 của thế giới. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo. Đến ngày 30/11/2022, các địa phương đã hoàn thành việc tiếp nhận, giải quyết chi trả hỗ trợ cho hơn 5,2 triệu lượt người lao động và xấp xỉ 123.000 lượt người sử dụng lao động với kinh phí gần 3.741 tỷ đồng. Tính đến 31/7/2022, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 87,6% dân số, chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân của nước ta cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới với 92% dân số có bảo hiểm y tế.

Đến nay, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19. Nikkei Asia (tạp chí uy tín hàng đầu châu Á) đánh giá Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (đứng thứ 8 thế giới) về đà phục hồi sau đại dịch COVID-19. Hệ thống giáo dục quốc dân phát triển, được UNESCO đánh giá xếp thứ 64/127 nước trên thế giới, bảo đảm cho mọi công dân được thụ hưởng nền giáo dục công bằng và tiến bộ. Trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2022, Việt Nam tăng 2 bậc, lên vị trí 77 so với năm 2021.

Từ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đến thực tiễn hoạt động đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhân dân. Đương nhiên, những hạn chế, tồn tại, những khó khăn trong đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là tệ tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền… vẫn là những thách thức lớn ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, sự đánh giá cần nhìn về tổng thể và phải thấy được quyết tâm, nỗ lực trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Những con số về thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua là minh chứng rõ ràng, khách quan bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc. Do vậy, đừng để những định kiến che mờ giá trị thực tại và tương lai, hãy để người dân Việt Nam tự chấm điểm cho hạnh phúc của mình!

----------------------------------------------------------------

 1 - Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2011, tr.496.

2 - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.70.

3 - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 2021, t I, tr.27,28.

4 - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 2021, t I, tr.47,48

Chu Xuân Đại Thắng

Bác bỏ luận điệu “tham nhũng, tha hóa, biến chất là cái “phổ biến” và “tất yếu” của chế độ độc đảng”

QPTD -Thứ Hai, 30/01/2023, 15:04 (GMT+7) 

Nhằm mục tiêu làm suy giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch xuyên tạc rằng: “tham nhũng, tha hóa, biến chất là cái “phổ biến” và “tất yếu” của chế độ độc đảng”. Đây là luận điệu hoàn toàn méo mó về lý luận, lệch lạc về thực tiễn, không thể lừa dối được ai.

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam có nhiều thời kỳ phát triển rực rỡ nhưng hiếm thấy thời kỳ nào vị thế của dân tộc lại có được như bây giờ. Qua 36 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đem đến sức vóc mới, tiếp sức cho chúng ta tiến những bước vững chắc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thành công đó là minh chứng hùng hồn về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự tin tưởng tuyệt đối của toàn dân, toàn quân ta với Đảng để đồng lòng, chung sức xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, hùng cường.

Nhưng với mưu đồ chính trị, các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách chống phá Đảng và chế độ ta. Khi các chiêu bài đòi “đa nguyên, đa đảng” đã hoàn toàn thất bại, họ lại dùng những thủ đoạn khác để thực hiện âm mưu đó. Trong lúc Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta kiên quyết đẩy mạnh công tác đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tha hóa, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và từng bước đạt được những thành công, thì những thế lực chống đối lại đưa ra luận điệu: “tham nhũng, tha hóa, biến chất là cái “phổ biến” và “tất yếu” của chế độ độc đảng”. Đây vẫn là thủ đoạn xảo trá quen thuộc “lấy bé xé ra to”, lấy hiện tượng quy thành bản chất để phủ định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn. Song, chúng ta có đầy đủ lý lẽ và chứng cứ thực tiễn để bác bỏ luận điệu này.

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ sự nguy hại và đánh giá đúng thực trạng, tình hình tham nhũng, tha hóa, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tha hóa, biến chất là những hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tham nhũng là một trong những biểu hiện của suy thoái, tha hóa, biến chất và nó là hiện tượng nghiêm trọng nhất. Sinh thời, khi nói về sự nguy hại của tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi đó là “giặc nội xâm” và Người yêu cầu phải kiên quyết đấu tranh chống kẻ địch nguy hiểm này cùng với các căn bệnh khác như tha hóa, thoái hóa, biến chất. Còn Đảng ta xác định, tham nhũng cùng với tha hóa, biến chất là một trong những “nguy cơ lớn” đe dọa sự tồn vong của chế độ ta.

Nhận rõ sự nguy hại của tình trạng tham nhũng, tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tại các kỳ đại hội Đảng, nhất là những đại hội gần đây, Đảng ta đã luôn đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ phòng, chống các tệ nạn này. Văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng”1. Đại hội XI của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng”2. Đại hội XII của Đảng xác nhận: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp,... Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”3. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”4.

Những đánh giá của Đảng ta là rất nghiêm túc, khách quan, khoa học, đúng thực chất mức độ và tác hại của các hiện trạng tiêu cực vẫn đang diễn biến phức tạp. Có thể thấy rằng, việc xác định một bộ phận không nhỏ là sự đánh giá định tính nhưng rất chính xác (không nhỏ nghĩa là đã có con số đáng kể, có lớn nhưng chưa phải số đông, đáng kể nhưng vẫn là thiểu số, không phải đa số). Số liệu cụ thể cho thấy, năm 2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật đối với 38 tổ chức đảng, 166 đảng viên; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật 19 tổ chức đảng, 43 đảng viên. Từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay đã thi hành kỷ luật 67 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 07 Ủy viên Trung ương Đảng, 06 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng. Với số lượng 67 trường hợp bị xử lý trong hàng nghìn cán bộ do Trung ương quản lý cũng như 07 trường hợp kỷ luật trong hàng trăm Ủy viên Trung ương thì không thể coi đó là “phổ biến”.

Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái, tha hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức rõ tham nhũng, tha hóa, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ làm suy yếu Đảng, suy giảm quyền lực của Nhà nước và sói mòn lòng tin của Nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chung của đất nước, Đảng và Nhà nước có quyết tâm chính trị cao trong việc phòng, chống các biểu hiện tiêu cực này. Bởi vậy, việc phòng, chống tham nhũng, tha hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị.

Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), Đảng ta đã xác định nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng. Các nhiệm kỳ tiếp theo, Đảng ta ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, suy thoái, thoái hóa, biến chất. Đại hội XII của Đảng xác định nhiệm vụ trọng tâm: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”5. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”6.

Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống các tệ nạn này; các cơ quan chuyên trách được kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động và phát huy hiệu quả. Cùng với những giải pháp quyết liệt trong nước, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn bản pháp lý quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Với quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân, công tác phòng, chống tham nhũng, tha hóa, biến chất đã đạt được những kết quả tích cực. Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp đầu năm mới 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: năm 2022, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có nhiều điểm mới, đạt nhiều kết quả cụ thể, được cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ: trước một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, sẽ làm “chậm sự phát triển đất nước”, nhưng thực tế đã chứng minh, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chúng ta giữ vững ổn định chính trị xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế.

Thứ ba, tình trạng tham nhũng, tha hóa, biến chất về nhân cách là “quốc tế nạn” chứ không phải ở chế độ một đảng cầm quyền. Chúng ta biết, quy luật của tự nhiên và xã hội luôn có sự phát triển không đồng đều. Trong một khu rừng, cùng một loại cây hoặc muông thú đều có cá thể mạnh, yếu và khuyết tật; trong một cây rất tươi tốt cũng có cành mục, cành khô; trong đời sống xã hội bao giờ cũng có người tốt và kẻ xấu và tham nhũng, suy thoái, tha hóa nhân cách cũng vậy, ở chế độ nào cũng có, nhưng không thể là cái “phổ biến”, mà chỉ là hiện tượng mang tính xã hội, tồn tại ở tất cả các quốc gia khi quyền lực nhà nước bị thao túng, lợi dụng để trục lợi và được coi là “quốc tế nạn” ở mọi thể chế chính trị, là căn bệnh nan y đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Như vậy, chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng, suy thoái, tha hóa, biến chất. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là tệ nạn rất nhức nhối, xuất hiện ở nhiều quốc gia, trong đó nhiều nhất lại là ở các quốc gia có chế độ đa đảng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Nhiều quốc gia không phải đảng cộng sản cầm quyền, như: Hàn Quốc, Malaysia, Colombia, Brazil, Ukraine,… tham nhũng xảy ra rất nghiêm trọng. Ngay cả Nghị viện châu Âu (EP) cũng vừa vướng vào bê bối tham nhũng, cụ thể: giới chức Bỉ ngày 11/12/2022 đã bắt 04 cá nhân với cáo buộc nhận tiền và quà từ một quốc gia vùng Vịnh. Trong số 04 người này có nghị sĩ Hy Lạp Evakaili là một trong 14 phó chủ tịch EP và Francisco Giogi, cố vấn của EP. Vừa qua, cựu nghị sĩ Ukraine Kostiantyn Zhevago bị bắt ở Pháp vì bị cáo buộc tham ô gần 200 triệu USD ở quê nhà; tháng 7/2022, Thủ tướng Anh Boris Johnson buộc phải từ chức vì bê bối về nhân cách, v.v.

Những luận chứng, luận cứ trên đã khẳng định: “tham nhũng, tha hóa, biến chất” là một hiện tượng mang tính xã hội, ở chế độ xã hội nào cũng có, không thể quy thành bản chất của chế độ độc đảng. Vì thế, luận điệu: tham nhũng, tha hóa, biến chất là cái “phổ biến” và “tất yếu” của chế độ độc đảng - một cách nhìn méo mó về lý luận, lệch lạc về thực tiễn, cần kiên quyết bác bỏ. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quyết liệt trong điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của nhân dân, chúng ta hoàn toàn tin tưởng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tha hóa, biến chất nhất định sẽ đạt nhiều thắng lợi, sự nghiệp cách mạng của chúng ta nhất định thành công.

GS, TS. VŨ VĂN HIỀN
­­­­­­­­­­_____________

1 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 48.

2 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 29.

3 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016, tr. 185.

4 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 95.

5 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016, tr. 217.

6 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 193 - 194.

Đấu tranh với các hành vi xuyên tạc việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự của công dân

QPTD -Thứ Hai, 30/01/2023, 09:26 (GMT+7)

Tham gia quân ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của công dân, đã được hiến định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn dùng mọi thủ đoạn xuyên tạc, kích động công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Các hành vi đó cần phải được nhận diện, đấu tranh bác bỏ.

Thực hiện Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, hằng năm có hàng vạn thanh niên trên cả nước hăng hái xung phong lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự trong không khí vui tươi, phấn khởi, tự hào. Tuy nhiên, cũng vào dịp này, trên không gian mạng xuất hiện nhiều luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động và những kẻ cơ hội chính trị xuyên tạc về ngày Hội tòng quân và trách nhiệm của thanh niên. Chúng đăng tải các cảnh bạo lực trong quân đội nước ngoài với lời bình xuyên tạc là ở Việt Nam; nguy hiểm hơn, có những hình ảnh, video được cắt ghép, dàn dựng để bóp méo sự thật, xuyên tạc về đạo đức, tác phong và hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội,... nhằm kích động một số người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết chia sẻ, lan tỏa trên mạng xã hội, làm nóng vấn đề. Mục đích của họ là bôi nhọ hình ảnh tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Quân đội. Từ đó, khiến cho thanh niên nhập ngũ “tự diễn biến”, buông lỏng về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân với Tổ quốc; làm cho nhân dân hoang mang, thiếu niềm tin, không muốn cho con em mình thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sâu xa hơn, đó còn là mưu đồ hòng gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khi các đối tượng phản động kích động người dân biểu tình, chống phá, kích động các quân nhân đào ngũ, bỏ ngũ. Song, dù các thế lực cố tình bôi đen thế nào cũng không thể phủ nhận bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam; cũng như ý thức, trách nhiệm cao của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi thực hiện nghĩa vụ quân sự là thiêng liêng; Quân đội vẫn mãi là trường học lớn, môi trường tốt để thanh niên học tập, rèn luyện.



Thanh niên huyện Thanh Trì (Hà Nội) hăng hái lên đường nhập ngũ. Ảnh: TTXVN

Trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là quyền lợi, đồng thời cũng là trách nhiệm cao cả của mỗi công dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc và bảo vệ sự bình yên cho chính quê hương, gia đình, người thân của mình. Và trên hết, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được hiến định trong Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, vì vậy, không thể đưa ra để bàn luận, để tính toán “đi hay không đi”, “dám hay không dám”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân” (Điều 45, Chương II) và “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân…. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh” (Điều 64, Chương IV). Thể chế hóa Hiến pháp, Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 và Khoản 1, Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự (năm 2015) quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân; công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được luật hóa, buộc phải thực hiện.

Tuy nhiên, thực hiện nghĩa vụ quân sự không chỉ đơn thuần là chấp hành pháp luật của Nhà nước, đó còn là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của công dân đối với dân tộc, với Tổ quốc. Lịch sử minh chứng, dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật trường tồn của dân tộc ta. Biết bao thế hệ ông cha đã ngã xuống cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã xung phong lên đường chiến đấu, trở thành những chiến sĩ kiên trung, bất khuất. Những anh hùng liệt sĩ, như: Cù Chính Lan, Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm,… là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào của các thế hệ thanh niên Việt Nam. Nếu không có tinh thần đó, không có những sự hy sinh cao cả, thiêng liêng đó thì chúng ta không có được đất nước nở hoa độc lập, phồn vinh, hạnh phúc như ngày hôm nay. Vì vậy, tham gia nghĩa vụ quân sự, trở thành quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, được đóng góp công sức, trí tuệ để góp phần bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng là niềm vinh dự, tự hào, nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi thanh niên hiện nay. Nếu đang được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no,... mà ai đó chỉ biết đến vun vén, hưởng thụ cho bản thân; còn đắn đo, tính toán, trốn tránh nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm công dân thì không những vi phạm pháp luật mà còn “có tội” với Tổ quốc và dân tộc.

Trường học lớn

Với mục đích tác động tâm lý để thanh niên và gia đình, người thân “e ngại” khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn để “bôi xấu” môi trường Quân đội. Song, thực tiễn đã khẳng định, đó chỉ là những luận điệu xuyên tạc, mơ hồ, phiến diện, thiếu căn cứ.

Trải qua 78 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển, Quân đội đã cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách. Đó cũng là “trường học lớn” để hàng triệu thanh niên Việt Nam - “Bộ đội Cụ Hồ” không ngừng trưởng thành về mọi mặt, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Ngày nay, với kỷ luật tự giác và nghiêm minh, môi trường quân ngũ là cơ hội để thanh niên học tập, rèn luyện, trưởng thành và cống hiến. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách đối với quân nhân ngày càng được quan tâm, bảo đảm tốt. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thanh niên được học tập, tiếp thu những kiến thức về chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ hữu ích cho bản thân. Trong môi trường quân ngũ, họ được học tập, quán triệt đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là về quốc phòng, an ninh, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được giáo dục chính trị, truyền thống, giáo dục pháp luật,... từ đó có sự trưởng thành về nhận thức chính trị, hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nhận diện rõ, đúng những vấn đề thời sự, chính trị diễn ra trong nước và thế giới. Đồng thời, nâng cao tinh thần yêu nước, nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, có lập trường chính trị vững vàng, có khả năng “miễn dịch” trước những luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch. Môi trường Quân đội cũng sẽ giúp thanh niên được rèn luyện sức khỏe, thể lực dẻo dai; tác phong chững chạc, có trách nhiệm cao với công việc, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm; giao tiếp, ứng xử đúng mực, có văn hóa. Đặc biệt, môi trường quân ngũ là nơi rèn dũa, tôi luyện để thanh niên phát huy hết nội lực, khả năng của bản thân, sẵn sàng đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách lớn trong công việc và cuộc sống. Quân đội cũng chính là môi trường giáo dục tốt nhất về tình đồng chí, đồng đội; tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; cán bộ, chiến sĩ đồng sức, đồng lòng cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Đó cũng là nơi mà thanh niên thấm nhuần sâu sắc tình đoàn kết, gắn bó máu thịt quân - dân trong quá khứ, hiện tại và tương lai, v.v. Những phẩm chất cơ bản mà mỗi quân nhân có được sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng, vững chắc để thanh niên lập thân, lập nghiệp. Bên cạnh đó, những quân nhân có đủ điều kiện, sau khi huấn luyện xong sẽ được tuyển chọn, bố trí công việc phù hợp với khả năng hoặc cử đi đào tạo để trở thành sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nếu có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội. Những quân nhân khi xuất ngũ sẽ được hưởng chế độ chính sách và hỗ trợ học nghề; được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm tạo công ăn, việc làm ổn định; tạo nguồn cán bộ cho địa phương nếu đủ điều kiện, v.v. Điều đó cho thấy, môi trường Quân đội không những không “xấu” như sự bịa đặt, xuyên tạc mà còn là nơi lý tưởng để thanh niên rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành về mọi mặt

Đẩy lùi các luận điệu xuyên tạc, kích động

Mặc dù các cấp, ngành,... địa phương luôn đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nhưng trước sự chống phá, xuyên tạc, kích động và tác động từ nhiều mặt, trên thực tế, vẫn có một số thanh niên nhận thức chưa đúng, chưa hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình; có biểu hiện trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp cần tăng cường tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ,... nhằm khơi dậy niềm tự hào, tiếp thêm ý chí, động lực để công dân trong độ tuổi nhập ngũ hăng hái tham gia nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phối hợp, cùng chung sức, đồng lòng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về thực hiện nghĩa vụ của công dân. Đối với mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội, cần phải chấp hành nghiêm Luật An ninh mạng, tỉnh táo khi tiếp nhận, chia sẻ thông tin để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể mắc phải; không mắc mưu các thế lực thù địch. Thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết tích cực, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, đẩy lùi thông tin tiêu cực, dập tắt các luận điệu xuyên tạc, chống phá. Đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo, cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh; tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng cho thế hệ trẻ có động cơ, thái độ và tinh thần trách nhiệm với xã hội, với đất nước, tạo “sức đề kháng” tốt khi tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội. Cùng với đó, các cơ quan chức năng thường xuyên quản lý và phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ tiến hành các giải pháp kỹ thuật, kịp thời ngăn chặn không để những quan điểm sai trái, thù địch phát tán trên không gian mạng tác động vào các tầng lớp nhân dân. Đối với gia đình, người thân, cần nhận thức đúng đắn, không nghe theo, làm theo sự kích động lan truyền trên mạng xã hội, tích cực làm tốt công tác tư tưởng, động viên thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp trực tiếp nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng để thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thiếu tướng HÀN MẠNH THẮNG, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng

Nghiêm trị những chiêu trò xuyên tạc, phá hoại

Thứ hai, 16/01/2023 - 07:19

Cứ mỗi dịp chuẩn bị đến ngày hội tòng quân trên cả nước, không gian mạng lại xuất hiện những thông tin, hình ảnh cắt ghép, xuyên tạc, có nội dung nói xấu, bôi nhọ, đả kích môi trường quân ngũ. Đây là thủ đoạn nguy hiểm của các đối tượng xấu, có tư tưởng cực đoan, bất mãn. Những sản phẩm xấu độc này đã tiếp tay cho các thế lực thù địch thực hiện chiến dịch tuyên truyền nhằm hạ thấp uy tín Quân đội, gieo rắc tâm lý hoài nghi trong đời sống xã hội...

Hậu quả của những chiêu trò xuyên tạc

Vụ việc tán phát clip, thông tin thất thiệt về cái gọi là “Nữ sinh HUFLIT bị hiếp dâm, nhảy lầu tự tử tại Trường Quân sự Quân khu 7” đã được các cơ quan chức năng phối hợp làm sáng tỏ. Ngày 14-1, Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 7 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Đưa tin trái phép thông tin mạng máy tính”, căn cứ theo khoản 1, Điều 288, Bộ luật Hình sự và Điều 36; Điều 143; khoản 1, Điều 153; Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự. Bước đầu, cơ quan điều tra đã xác định được một số đối tượng thực hiện hành vi cắt ghép, dàn dựng, tán phát clip, thông tin thất thiệt và đang khẩn trương củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật. Những đối tượng vi phạm pháp luật về hành vi nêu trên sẽ bị nghiêm trị trước pháp luật.

Thực ra, ngay từ khi clip bị cắt ghép, xuyên tạc về nội dung nêu trên được các đối tượng xấu tung lên mạng xã hội, nhiều người đã nhận ra ngay đó là tin giả. Vậy nhưng, vì hội chứng đám đông và chiến dịch truyền thông “bẩn” do các thế lực xấu thực hiện, thông tin thất thiệt vẫn lan truyền với tốc độ chóng mặt. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao từ một chuyện nhỏ trong quan hệ ứng xử giữa sinh viên với nhau, các đối tượng xấu lại tạo cớ xuyên tạc, đẩy vấn đề lên thành một “sự kiện” gây xôn xao dư luận? Chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề dưới hai góc độ. Thứ nhất: Những thông tin liên quan đến Quân đội thường nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 vừa qua là một ví dụ. Có rất nhiều người từ các vùng quê xa xôi đã lặn lội ra Hà Nội để xem triển lãm. Chứng kiến sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, bà con bày tỏ niềm tin tưởng, tự hào sâu sắc. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, khi đất nước, nhân dân gặp biến cố lớn về thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường... Bộ đội Cụ Hồ bao giờ và ở đâu cũng là lực lượng đầu tiên, chủ lực xả thân, hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. Chính vì hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ đã in dấu sâu đậm trong lòng dân, trở thành giá trị văn hóa truyền thống bền vững nên ở chiều ngược lại, các thế lực thù địch cũng luôn tìm mọi cách, áp dụng mọi phương thức, thủ đoạn để bôi nhọ, xuyên tạc, hạ bệ uy tín của Quân đội. Bằng các chiến dịch tuyên truyền kiểu “nội công ngoại kích”, họ bóp méo hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, bôi đen môi trường quân ngũ nhằm phá vỡ kết cấu bền vững của mối quan hệ đoàn kết quân dân.

Thứ hai, việc tung tin giả liên quan đến môi trường quân ngũ trong bối cảnh hiện nay là hành động đầy thâm ý. Hiện nay, các địa phương đang chuẩn bị cho ngày hội tòng quân đầu xuân mới. Hàng vạn thanh niên trên cả nước sẽ lên đường nhập ngũ. Tung đòn tâm lý đánh vào tư tưởng thanh niên, tình cảm phụ huynh bằng những sản phẩm truyền thông “bẩn” là chiêu bài rất nguy hiểm. Xuyên tạc những sự việc, câu chuyện, vấn đề liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ, kỷ luật Quân đội... là chiêu bài thâm độc, hèn hạ của các đối tượng cực đoan, bất mãn.

Nghiêm trị những chiêu trò xuyên tạc, phá hoại
Ảnh minh họa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) 

 

Sau khi sự thật đã sáng tỏ, những ồn ào dư luận từ tin giả đã lắng xuống, thì không ít tài khoản của các đối tượng cực đoan trên các nền tảng mạng xã hội lại có những cú “bẻ lái” thông tin đầy thâm ý. Họ tiếp tục xuyên tạc rằng, câu chuyện “nữ sinh bị hiếp dâm, nhảy lầu tự tử” đang được các cơ quan chức năng lái sang hướng khác để che đậy sự thật?! Họ đánh tráo khái niệm, lèo lái dư luận theo định kiến chủ quan, thể hiện rõ mưu đồ phá hoại để tiếp tục đẩy sự việc đi xa hơn theo ý đồ xấu. Họ ăn theo truyền thông “bẩn” để “đẩy thuyền”, bôi nhọ Quân đội, gieo rắc định kiến, tâm lý hoài nghi trong đời sống xã hội về môi trường quân ngũ, phá hoại ngày hội tòng quân 2023, làm hoen ố bản chất Bộ đội Cụ Hồ... Đó chính là những chiêu bài được các thế lực thù địch áp dụng nhằm hiện thực hóa âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam và LLVT nhân dân...

Thông tin “bẻ lái” là loại thông tin ăn theo tin giả. Nó diễn ra thường xuyên và diễn biến phức tạp. Người dùng mạng xã hội, nhất là giới trẻ, cần trau dồi kỹ năng phân biệt, sàng lọc, tiếp nhận... để không rơi vào bẫy truyền thông “bẩn” do các đối tượng xấu giăng sẵn.

Nghiêm trị để cảnh tỉnh, răn đe

Vụ việc tung tin thất thiệt tại Trường Quân sự Quân khu 7 là bài học nhãn tiền cho người dùng mạng xã hội, nhất là các bạn trẻ trong môi trường học đường, khởi nghiệp. Phải nhấn mạnh vấn đề này, bởi nếu bạn nữ sinh HUFLIT đang học chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trường Quân sự Quân khu 7 không quay clip, không chia sẻ thông tin thất thiệt để “làm mồi” cho các đối tượng xấu cắt ghép, xuyên tạc, tung tin giả thì đã không xảy ra vụ việc đáng tiếc như vừa qua. Từ vụ việc này, Thạc sĩ, nhà báo Phan Văn Tú, Trưởng bộ môn Báo chí, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã lên tiếng cảnh báo sinh viên: Trong thời đại 4.0 này, người sử dụng tin tức rất dễ dính bẫy tin giả, kể cả nhiều người uy tín; vì việc tiếp cận thông tin phụ thuộc vào nhiều nguồn, từ bối cảnh, môi trường, bạn bè... Cần phải tỉnh táo và cố gắng tránh chạy theo tâm lý “bầy đàn”, dễ bị cuốn vào cơn “lên đồng” tập thể...

Những yếu tố chủ quan từ nguồn tin dẫn đến tin tức chưa được kiểm chứng bị kẻ xấu lợi dụng tung tin giả, thực hiện chiến dịch truyền thông với mưu đồ xuyên tạc, phá hoại... như thế nào, sẽ được cơ quan điều tra làm rõ, xử lý hợp tình hợp lý. Nhưng đây là bài học đắt giá cho các bạn trẻ. Đừng vì một phút bốc đồng, nông nổi mà gián tiếp gây hậu quả xấu cho đời sống xã hội. Còn những đối tượng cố tình cắt ghép, dàn dựng, tán phát, lan truyền thông tin thất thiệt, thể hiện rõ ý đồ, mưu đồ xuyên tạc, phá hoại... thì phải sớm được điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Khi những hành vi này bị lôi ra trước ánh sáng công lý thì các đối tượng có tư tưởng thù địch chuyên “bẻ lái” thông tin trên không gian mạng để lèo lái dư luận mới hết cớ xuyên tạc.

Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nhưng mọi công dân đều phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Không thể tự nhiên chủ nghĩa lợi dụng không gian mạng để tung tin thất thiệt xúc phạm, hạ bệ danh dự, uy tín tập thể, cá nhân. Phải nghiêm trị các hành vi vi phạm pháp luật để răn đe và cảnh tỉnh, không để những vụ việc tương tự tái diễn.

PHAN TÙNG SƠN

Đừng biến mình và người khác thành nạn nhân tin giả trên không gian mạng

Thứ Hai, 16/01/2023, 07:28

Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây nhiễu dư luận, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin. Trong điều kiện công nghệ mới, phương thức truyền tin, nhất là mạng xã hội phát triển sâu rộng thì tin giả càng thêm đất sống. Các thế lực xấu lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Từ clip bị làm giả gây “bão mạng”

Vụ việc mới nhất về tin giả, tin bị bóp méo, xuyên tạc gây dư luận xấu là thông tin lan truyền trên mạng xã hội, cho rằng có “vụ việc kinh hoàng” tại Trường Quân sự Quân khu 7. Liên quan vụ việc này, ngày 14/1, Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 7 đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ án đưa thông tin sai sự thật, phát tán clip cho rằng sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT) đang học giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQPAN) tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại. Theo đó, sau khi xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 7 quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Đưa tin trái phép thông tin mạng máy tính” xảy ra tại Trung tâm GDQPAN, Trường Quân sự Quân khu 7.

Trước đó, ngày 11/1, trên một số trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok… lan truyền một đoạn clip dài 15 giây có tiếng la hét và hình ảnh nhóm người đang khiêng một phụ nữ đi vào bên trong khu nhà. Clip chia sẻ này kèm theo thông tin có nữ sinh HUFLIT bị hiếp dâm tập thể và nhảy lầu tự tử tại Trường Quân sự Quân khu 7. Sau khi thông tin này gây ồn ào mạng xã hội, Quân khu 7 đã phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh và các bên liên quan để xác minh.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, 21h30 tối 10/1/2023, tại phòng của lớp 23 thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 3 có hai nữ sinh là N.C.H.H và T.P.U (cùng 20 tuổi) có xảy ra tranh cãi do U nghi ngờ H lấy trộm số tiền 1,4 triệu đồng của mình. Bị bạn bè nghi ngờ, nữ sinh H khóc, la hét, bỏ chạy ra ngoài hành lang. Khi phát hiện vụ việc, cán bộ phụ trách và các bạn cùng phòng đưa H về nhà trực ban của Tiểu đoàn để trấn an tinh thần.

Đừng biến mình và người khác thành nạn nhân tin giả trên không gian mạng -0
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khi vụ việc xảy ra, nữ sinh viên T.T.T.T (20 tuổi) ở lớp 24, Đại đội 6 đã dùng điện thoại quay clip. Sau đó, T có gửi clip cho ba người bạn. Đến chiều 11/1 thì đoạn clip nói trên lan truyền trên mạng xã hội với những thông tin bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn. Trước tình hình trên, phía Trường Quân sự Quân khu 7, các đơn vị liên quan của Quân khu 7 phối hợp cùng Trường HUFLIT đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng và gặp gỡ, trao đổi với báo chí để ngăn chặn thông tin sai sự thật. Trong nhiều ngày liền, các đơn vị Quân khu 7 cùng những đơn vị liên quan đã tập trung xác minh vụ việc, có căn cứ xác định rõ: Thông tin nữ sinh bị hiếp dâm và nhảy lầu tự tử là hoàn toàn sai sự thật. Vụ việc có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tập thể, cá nhân liên quan.

Đáng chú ý, cơ quan chức năng xác định đoạn clip tán phát trên mạng bị lồng ghép âm thanh, hình ảnh xuyên tạc sự thật, kèm đó là các thông tin phụ hoạ, cho rằng có việc nạn nhân nhảy lầu tự tử sau khi bị “cả tiểu đội hiếp dâm”! Dù phía Trường HUFLIT và Trường Quân sự Quân khu 7 đã có thông tin với báo chí song một số cá nhân vẫn lên mạng xã hội cố tình viết bài hướng lái xuyên tạc sự thật, cho rằng vụ việc đã bị bưng bít, cổ suý dư luận “không nên tin báo cáo của nhà trường”.

Một số bài viết dẫn ra các lý do để bôi nhọ nhà trường, cố tình lập luận sai lệch để khiến người đọc tin rằng, có “vụ việc kinh hoàng, đang bị nhà trường bưng bít”! Té nước theo mưa, nhiều trang mạng hải ngoại đẩy vụ việc lên cao trào, cổ suý tư tưởng chống Đảng, chống chế độ, cho rằng dưới “chế độ đảng trị” thì “thông tin bị lấp liếm”, đồng thời rao giảng đạo đức giả, lập những hội nhóm dưới danh nghĩa “đấu tranh bảo vệ nhân phẩm cho hai nữ sinh bị xâm hại”…

Cảnh giác với tin giả trên không gian mạng

Tin giả, trong từ điển tiếng Anh và truyền thông quốc tế gọi là fake news, có nghĩa là tin rác, tin giả mạo được tuyên truyền nhằm cố ý lừa bịp người khác. Ở Việt Nam, trong đời sống dân gian, loại tin đó được gọi nôm là “tin vịt”. Tin giả giờ đây không chỉ được lan truyền miệng từ người này sang người kia mà thông qua các hiệu ứng truyền thông, mạng xã hội, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Vì là tin bịa đặt nên được cường điệu, hàm chứa sự ly kỳ, dễ đánh vào xúc cảm, tâm lý của những người có độ “hóng” cao.

Tin giả được tạo dựng, tán phát liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... gây những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ, hành động của người dân. Một trong những hệ quả mà các tin tức giả gây ra là làm suy giảm niềm tin của công chúng vào các cơ quan báo chí, truyền thông, khiến cho công chúng không xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận. Trong điều kiện các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đang triệt để lợi dụng internet để tiến hành chống phá, các tin tức, hình ảnh giả mạo được tung ra muôn hình vạn trạng. Các bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy, sai lệch niềm tin do tiếp nhận tin giả giống như dịch bệnh lây lan. Khi cá nhân chia sẻ tin giả cũng đồng nghĩa với lây truyền niềm tin độc hại.

Thời gian qua, tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet rất phức tạp. Các đối tượng triệt để lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, kích động chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối loạn về thông tin.

Thủ đoạn phổ biến là tạo lập các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu chính quyền các cấp, mạo danh người nổi tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện nóng, các vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận.

Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng một số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi đã tạo dựng tin giả, tin sai sự thật, tán phát trên mạng xã hội để thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất... gây hoang mang dư luận. Họ tung ra tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền. Một số đối tượng tìm mọi cách để gây ảnh hưởng, nổi tiếng trên mạng xã hội, sản xuất video có nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu Đảng, chính quyền…

Trên thực tế, tin giả không chỉ gây tâm lý hiếu kỳ, tò mò của độc giả mà nó còn làm suy yếu các phương tiện truyền thông. Tin giả không chỉ hướng lái sai lệch người đọc, người xem mà nhiều khi còn đánh lừa cả một số phóng viên khiến báo chí cũng trở thành nạn nhân. Tin chưa được kiểm chứng từ cá nhân trên Facebook, Zalo... nhưng có những phóng viên khi sử dụng đã thiếu kiểm chứng, biến thành sản phẩm báo chí, vô tình tiếp tay cho kẻ xấu. Do vậy, để bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả trong nhận diện, phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với nạn tin giả, giảm thiểu tác động xã hội của nó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, liên thông của các cơ quan chức năng. Cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ nhưng linh hoạt, vận dụng nghiêm khắc chế tài, luật pháp để xử lý nghiêm mọi cá nhân, tổ chức tung tin giả.

Cách nhận biết thông tin sai sự thật

Một là, kiểm tra, xem xét nguồn tin

Hiện nay, người dân có nhiều kênh để tiếp nhận thông tin, từ truyền hình, radio, các trang báo giấy, báo mạng, trang thông tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước… Nguồn tin còn đến từ mạng xã hội, các hội nhóm, các thông tin truyền miệng. Tất nhiên, trong hàng trăm, hàng ngàn tin tiếp nhận mỗi ngày, có tin chính xác, có tin không chính xác. Để nhận được những thông tin chính xác, chúng ta cần theo dõi tin tức từ báo chí, nhất là những tờ báo uy tín, cổng điện tử của cơ quan chức năng.

Hai là, kiểm chứng nguồn tin

Với mỗi thông tin đăng tải trên báo chí hay trên mạng xã hội, chúng ta vẫn cần kiểm chứng xem thông tin chính xác không bằng cách đọc và tìm hiểu nguồn tin đó có được cung cấp bởi người có thẩm quyền, đúng chức năng, được phép phát ngôn cung cấp thông tin hay không. Những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên người, địa phương, thời gian… không. Với những tin chung chung, không rõ tên nhân vật, địa danh cụ thể, chúng ta cần kiểm chứng lại. Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất. Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được tạo ra được dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở những nội dung quan trọng nhất. Ngoài ra, cần đọc kỹ nội dung xem thông tin đó là tin tức thật hay trò đùa của người đăng.

Ba là, kiểm tra lại thông tin, hình ảnh minh họa

Tin giả không chỉ về chữ viết mà còn là các hình ảnh. Người dùng mạng xã hội luôn nghĩ, hình ảnh, nhất là video là minh chứng rõ ràng nhất và tin ngay những thông tin trong hình ảnh đó. Nhưng thực sự, những hình ảnh có thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa theo từng dụng ý khác nhau của người đăng tải thông tin. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính năng “Search Google for image”.

Trước mỗi thông tin, hình ảnh có nội dung xấu lan truyền, cần tỉnh táo, suy nghĩ xem những tin tức, hình ảnh đó khởi nguồn thế nào, ai phát ra, liệu có đủ khả năng tin cậy? Nếu những tin tức đó mang đến suy nghĩ tiêu cực, cần phải suy xét thận trọng, tránh việc ấn like hay chia sẻ, bình luận tạo hiệu ứng lan truyền tin giả, độc hại. Phải cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực. Đặc biệt, không chia sẻ nguồn tin phát ra từ trang mạng của những cá nhân, tổ chức thường xuyên đưa tin có nội dung tiêu cực, sai trái, phỉ báng nhà nước, cộng đồng.

Bình Nguyên – Hạnh Nguyễn

Phát huy vai trò của báo chí, xuất bản trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

Thứ Hai, 16/01/2023, 10:36 (GMT+7)

Trong bối cảnh hiện nay, báo chí, xuất bản đã và đang là lực lượng chủ lực, tiên phong đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò này của báo chí, xuất bản, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Báo chí, xuất bản là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, là vũ khí tư tưởng sắc bén, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân. Nhận thức rõ điều đó, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng định hướng phát triển hoạt động báo chí, xuất bản, trong đó có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông,... góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch. Đây là tư duy mới, định hướng quan trọng để các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông quán triệt và phát huy vai trò của mình trong triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

1. Vai trò của báo chí, xuất bản trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Trước hết, báo chí, xuất bản đã tích cực thông tin, tuyên truyền, có nhiều xuất bản phẩm có chất lượng về mảng nội dung nghiên cứu lý luận, chính trị; khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng; tăng cường, củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; làm cho hệ tư tưởng của Đảng giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Các cơ quan báo chí, trước hết là các báo chủ lực1; một số nhà xuất bản chuyên về sách lý luận, chính trị, pháp luật2,... đã đầu tư về nhân lực, điều kiện vật chất - kỹ thuật, xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chủ đề xây dựng Đảng, góp phần đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đặc biệt, một số ấn phẩm tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được xuất bản, nhất là việc xuất bản cuốn sách: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (tháng 02/2022) đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá cao của độc giả, học giả trong nước và bạn bè quốc tế; góp phần nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, các cơ quan báo chí, xuất bản đã tập trung thông tin, tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, kế hoạch phát triển đất nước của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành; phân tích, làm rõ tính đúng đắn của đường lối, chính sách để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, nắm vững và triển khai có hiệu quả. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát, phản biện, làm rõ những vấn đề còn băn khoăn liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; kịp thời biểu dương, cổ vũ những mô hình, điển hình, kinh nghiệm, cách làm tốt trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo sức lan tỏa, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước.

Báo chí, xuất bản cũng tích cực phản ánh, tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn tuyên truyền nội dung này với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Qua đó, không chỉ cung cấp thông tin đến người dân, mà còn phản bác các thông tin xuyên tạc về quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước; tăng cường niềm tin của người dân vào công lý, vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Thứ ba, các cơ quan báo chí, xuất bản có nhiều chương trình, bài viết, xuất bản phẩm phân tích, làm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Thứ tư, báo chí, xuất bản thông tin, tuyên truyền góp phần quan trọng xây dựng và phát triển, truyền bá hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam, nhất là sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, hội nghị của Đảng về văn hóa. Trong đó, khẳng định vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đạt nhiều thành quả quan trọng, phát triển toàn diện, hướng đến giá trị Chân - Thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đóng góp vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Thứ năm, các cơ quan báo chí, xuất bản dành nhiều tác phẩm đấu tranh trực diện với luận điệu sai trái, xuyên tạc về vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” tại Việt Nam; tập trung phân tích, khẳng định, chứng minh cơ sở pháp luật đúng đắn của Việt Nam - quốc gia có chủ quyền, có các quy định, chính sách cụ thể, rõ ràng đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Một số cơ quan báo chí chủ lực mở và duy trì chuyên mục; liên tục tăng cường, nâng cao chất lượng thông tin về nội dung này, không chỉ thực hiện bằng tiếng Việt, mà còn bằng các tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ để giúp thông tin lan tỏa tới đồng bào dân tộc và cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo chí, xuất bản nước ta còn bộc lộ một số hạn chế về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chấp hành định hướng tuyên truyền của cơ quan chức năng. Sức thuyết phục, tính lý luận, “bút chiến” trong nội dung thông tin, tuyên truyền, đấu tranh phản bác chưa cao. Phương thức thông tin, tuyên truyền, đấu tranh phản bác có lúc, có cơ quan báo chí, xuất bản còn khô cứng, thiếu hấp dẫn, chưa phù hợp với đối tượng bạn đọc và xu thế phát triển thông tin của truyền thông mạng xã hội, v.v.

2. Tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, xuất bản trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Những năm tới, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tăng cường hoạt động; lợi dụng triệt để các thành tựu khoa học - kỹ thuật của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là internet, mạng xã hội để chống phá; cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng sẽ ngày càng cam go, quyết liệt. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò các cơ quan báo chí, xuất bản cùng với các cơ quan của Đảng, Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, cần thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp; trong đó, tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí, xuất bản. Trước hết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cần kịp thời, nhạy bén, bảo đảm tính khoa học, thuyết phục, có lý, có tình, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Tập trung chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan báo chí, xuất bản từ Trung ương đến địa phương quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ và báo chí, xuất bản; nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò của công tác báo chí, xuất bản đối với việc nâng cao đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cần xây dựng cơ chế cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, xuất bản để tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là về những vấn đề, vụ việc phức tạp, nhạy cảm được dư luận quan tâm; nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, không tạo ra “khoảng trống thông tin” để các thế lực thù địch lợi dụng, tán phát thông tin sai sự thật.

Hai là, nâng cao nhận thức, xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của báo chí, xuất bản trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan báo chí, xuất bản cần thấu triệt tầm quan trọng đặc biệt, yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, tập trung nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nhất là trình độ lý luận và phương pháp đấu tranh tư tưởng, lý luận; ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên. Trước mắt, cần quán triệt, tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 154-KH/BTGTW, ngày 10/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” và Kế hoạch số 156-KH/BTGTW, ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng cơ chế để khen thưởng kịp thời, nhằm động viên, cổ vũ, tôn vinh các nhà báo, người làm xuất bản có thành tích trong thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo động lực thôi thúc họ đi sâu tìm tòi, nghiên cứu, có những bài viết, xuất bản phẩm sâu sắc, chất lượng, đạt hiệu quả cao.

Ba là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, ban biên tập các cơ quan báo chí, xuất bản. Để thực hiện tốt giải pháp này, người đứng đầu cơ quan báo chí, xuất bản cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, nhất là trách nhiệm trong việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tính Đảng, tính chiến đấu của báo chí cách mạng. Thực hiện “nói đi đôi với làm”, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tận tụy, tâm huyết với công việc. Có hiểu biết sâu sắc về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; nhận diện rõ đối tượng đấu tranh, đối tượng tác động, âm mưu, nội dung chống phá, chiêu thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong từng giai đoạn, thời điểm, để lãnh đạo, chỉ đạo, có phương thức đấu tranh, chặt chẽ, hiệu quả, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.

Bốn là, coi trọng hơn nữa công tác xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục. Các cơ quan báo chí, xuất bản cần đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, mở các chuyên trang, chuyên mục về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, để tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng, có tính chất sống còn này. Đồng thời, tập trung xây dựng lực lượng, đơn vị chuyên trách để xác định rõ trách nhiệm, chỉ tiêu cũng như tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Những phóng viên, biên tập viên chuyên trách phải là những người “vừa hồng, vừa chuyên”, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có nhiệt tình, quyết tâm và trách nhiệm cao trong công việc; có hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung của công tác này; có trình độ lý luận chính trị cao; nghiệp vụ công tác báo chí giỏi, có phương pháp đấu tranh khoa học. Chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên là các chuyên gia, nhà lý luận, nhà khoa học có uy tín; có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, linh hoạt theo hướng lâu dài, hiệu quả.

Tăng cường thời lượng, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục (từ bình luận, chuyên luận tới phỏng vấn, ghi nhanh, phiếm chỉ,...); tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học để thu hút các nhà khoa học, nhà lý luận có uy tín đưa ra các luận cứ có sức thuyết phục để nâng cao hiệu quả công tác này. Qua đó, quyết liệt đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, làm cho báo chí cách mạng thực sự là “vũ khí sắc bén” trong sự nghiệp “phò chính, trừ tà”, bảo vệ chính nghĩa, đồng hành với lẽ phải, lên án cái xấu, cái ác, chống lại những nhận thức, hành động sai trái, phi nghĩa; một lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Năm là, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí, xuất bản phải quán triệt nguyên tắc gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền thông tin tích cực, chính thống theo tinh thần “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, tạo hiệu ứng truyền thông nâng cao nhận thức về những giá trị tốt đẹp của con người, cộng đồng, chế độ xã hội ở nước ta, bảo đảm mỗi tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm thực sự là một công cụ tăng cường nhận thức, củng cố niềm tin của nhân dân đối với đất nước và có giá trị định hướng về nhận thức, tư tưởng đối với bạn đọc.

Đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền; huy động sự tham gia thống nhất, hiệp đồng tác chiến của các loại hình báo chí, xuất bản; các “binh chủng” khác, tạo sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Coi trọng xây dựng báo chí truyền thông - xuất bản hiện đại, đa phương tiện, bắt kịp xu hướng trong thời đại công nghệ số. Đây vừa là một thách thức, vừa là một yêu cầu, nhiệm vụ rất cao đối với ngành, từng cơ quan và đội ngũ người làm báo chí, xuất bản nước ta hiện nay.

Tranh thủ các kênh để đưa báo chí, xuất bản phục vụ kiều bào ta ở nước ngoài và người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam, nhất là đối với kênh thông tin đối ngoại lý luận nhằm đưa hệ tư tưởng tiến bộ, khoa học, cách mạng và lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới, góp phần thu hẹp sự khác biệt, thiếu thiện chí; gia tăng sự hiểu biết, đồng thuận, tạo dựng sự ủng hộ đối với Đảng, đất nước ta. Đây là một phương cách đấu tranh chủ động với các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, từ sớm, từ xa, nhằm tạo nên một mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận rộng khắp, khoa học và cách mạng, đẩy lùi những luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

TRẦN THANH LÂM, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
___________________

- Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử Chính phủ, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quốc phòng toàn dân; hệ thống báo Đảng, đài phát thanh truyền hình các tỉnh, thành phố, v.v.

2 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản Lao động, v.v.