Vì sao Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam

08:54 29/06/2017

Vì sao, Phạm Minh Hoàng, một người đeo biển tự nhận “tôi là người Việt Nam” lại bị tước quốc tịch của Việt Nam. Phạm Minh Hoàng là ai?
“Dù cho núi lở non mòn/Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”... Trong buổi gặp mặt hơn 500 kiều bào từ năm châu, bốn bể trở về tham dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài khai mạc tại TP Hồ Chí Minh diễn ra vào cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần dùng ca dao để bày tỏ tình cảm giữa những người chung dòng máu Việt. “Đất nước luôn chào đón những người con của dân tộc trở về”, đó là quan điểm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam với người Việt ở mọi nơi trên thế giới. Vậy vì sao, Phạm Minh Hoàng, một người đeo biển tự nhận “tôi là người Việt Nam” lại bị tước quốc tịch của Việt Nam. Phạm Minh Hoàng là ai?


Bản chất của kẻ tuyên bố là thành viên Việt Tân
Phạm Minh Hoàng (62 tuổi, tại Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện trú tại số 423 đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP Hồ Chí Minh. Phạm Minh Hoàng đồng thời có địa chỉ cư trú tại Pháp, 4 Jardin Des Legs, 94940 Les Ulis Paris.
Trước khi bị tước quốc tịch Việt Nam, ông ta đồng thời có hai quốc tịch Pháp và Việt Nam. Phạm Minh Hoàng sống, đi học tại Sài Gòn từ năm 1955- 1973. Sau đó, sang du học tại Pháp rồi làm lập trình viên tại Công ty IBM – France; học Thạc sỹ tại Trường Đại học Paris Pcene Marie Cuire; Kỹ sư tin học tại Open Data- MonoPrix, Pháp và xin nhập quốc tịch Pháp.
Phạm Minh Hoàng bắt đầu tham gia tổ chức phản động Việt Tân tại Pháp vào năm 1998. Năm 2000, thực hiện chỉ đạo của Việt Tân, Hoàng về nước hoạt động dưới vỏ bọc là giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Phạm Minh Hoàng xin hồi hương vào năm 2007. Phạm Minh Hoàng đã được cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú tại địa chỉ 423 đường Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
Những tưởng khi trở về nước, Phạm Minh Hoàng cũng như người con đất Việt trên khắp thế giới sẽ đồng tâm, đem tri thức vào sức lực đóng góp sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhưng không, với ảo vọng mơ hồ và dưới cái mác đấu tranh cho dân chủ, Phạm Minh Hoàng, một kẻ lầm lạc, quay lưng lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc lại lợi dụng điều đó để thực hiện hành vi chống phá Nhà nước.
Ngay sau khi về nước, Phạm Minh Hoàng đã có những hành động chống phá quyết liệt. Sử dụng bút danh Phan Kiến Quốc, Hoàng đã viết 33 bài nội dung kích động hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hoàng đã lôi kéo vợ là Lê Thị Kiều Oanh cùng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Năm 2009, ông ta cùng Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia tập huấn về “phương pháp đấu tranh bất bạo động” do Việt Tân tổ chức, sau đó về nước phát triển lực lượng hoạt động nhằm chống phá, lật đổ Nhà nước Việt Nam.
Tháng 7-2010, Phạm Minh Hoàng thành lập và là Bí thư chi bộ “Việt Tân tại Sài Gòn” gồm 4 thành viên là Phạm Minh Hoàng, Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Hùng và Đoàn Đắc Tuấn. Từ tháng 2 đến tháng 5-2010, cùng các thành viên Việt Tân ở Pháp, Mỹ, Australia như Phạm Duy Khánh (em ruột Hoàng), Huỳnh Jolie Trang và Hùynh Châu tổ chức 5 khóa huấn luyện “kỹ năng mềm” cho một số thanh niên, sinh viên tại TP Hồ Chí Minh nhằm tạo dựng lực lượng nòng cốt cho tổ chức Việt Tân ở trong nước.
Tháng 8-2010, Hoàng bị cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt, khởi tố, tạm giam để điều tra hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79, BLHS. Ngày 29-11-2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 17 tháng tù và 3 năm quản chế đối với Phạm Minh Hoàng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79, BLHS).
Ngày 13-1-2012, Phạm Minh Hoàng chấp hành xong hình phạt tù. Những tưởng thời gian cải tạo sẽ giúp ông ta hiểu ra sai lầm của bản thân nhưng với bản chất của kẻ ngông cuồng, Hoàng càng chống đối quyết liệt hơn.
Ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù, Hoàng công khai tuyên bố là thành viên tổ chức phản động lưu vong Việt Tân hoạt động chống đối ngày càng công khai, thách thức, các hành vi của đối tượng xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia Việt Nam.
Cụ thể Phạm Minh Hoàng là đối tượng cầm đầu, đầu mối nhận tiền để thực hiện sự chỉ đạo của Việt Tân, triển khai các hoạt động chống phá trong nội địa. Hoàng thường xuyên tổ chức hội thảo, gặp gỡ số đối tượng chống đối, số thương phế binh “Việt Nam cộng hòa” tại “Dòng Chúa Cứu Thế”, 38 Kỳ Đồng.
Tham gia các hoạt động đào tạo, huấn luyện cho thanh niên, sinh viên, chống đối... tại TP Hồ Chí Minh, như khóa huấn luyện “Lộ trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam”, “Vai trò của xã hội dân sự”, “Kỹ năng hoạt động nhóm, truyền thông”...
Thành lập hội nhóm trá hình, liên kết với các hội nhóm chống đối trong nước tiến hành các hoạt động chống phá.
Từ tháng 1-2016 đến nay, Phạm Minh Hoàng đã lôi kéo một số giáo viên có tư tưởng bất mãn thành lập “Hội giáo chức Chu Văn An”; trả lời phỏng vấn các báo, đài phản động, công khai khẳng định là đảng viên Việt Tân, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, quá trình xử lý sự cố môi trường biển miền Trung; viết, phát tán nhiều bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước lên mạng Internet...
Ông ta được các đối tượng Việt Tân xác định là một trong những “con bài” để công khai hóa sự hiện diện của Việt Tân trong nước.
Tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng theo luật pháp Việt Nam
Thông báo của Bộ Công an nêu rõ: Việt Tân là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của Việt Tân; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vì thế, với việc Phạm Minh Hoàng công khai tuyên bố ông ta là thành viên của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân, tiến hành hàng loạt hoạt động vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam...
Với các hành vi trên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ra Quyết định số 832/QĐ-CTN ký ngày 17-5-2017 về việc tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng. Quyết định này căn cứ vào Khoản 4, Điều 88, Hiến pháp quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước: “Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam”.
Tại buổi họp báo ngày 15-6, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khi nhận được câu hỏi của phóng viên quốc tế về trường hợp ông Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam, đã khẳng định: Quyết định tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng hoàn toàn theo đúng pháp luật Việt Nam. 
 Sau khi bị tước quốc tịch Việt Nam, Phạm Minh Hoàng đã lên Facebook chụp ảnh, cầm biển "tôi là người Việt Nam". Bên cạnh đó, những kẻ tự nhận mình là những người đấu tranh cho dân chủ với cái tên là "Hội cựu tù nhân lương tâm" đã có những bài viết yêu cầu thu hồi quyết định trên...; đồng thời có những lời phát ngôn cho rằng công dân Phạm Minh Hoàng không thể bị tước quốc tịch bất kể “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”...
Theo khoản 1, Điều 12, Luật Quốc tịch: "Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều lệ quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì sẽ giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế”. Như vậy, việc tước quốc tịch của Phạm Minh Hoàng được xử lý theo “thông lệ quốc tế” dựa trên thỏa thuận giữa 2 nước Việt Nam và Pháp.
Việc Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam là đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo khoản 1, Điều 31, Luật Quốc tịch quy định: “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Khoản 2 của điều này cũng ghi rõ, người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của điều này.
Người xưa dạy “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy” điều đó có nghĩa rằng nước có phép nước, nhà cũng có nội quy... Phạm Minh Hoàng khi đang là công dân Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối chiếu với các quy định trên thì các hành vi, hoạt động chống phá của Phạm Minh Hoàng như đã nêu ở trên đã gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Liên quan đến sự việc trên, Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Phạm Minh Hoàng là một công dân Pháp nên cơ quan ngoại giao Pháp buộc phải thực hiện chức năng lãnh sự nhưng đồng thời Hoàng cũng là công dân Việt Nam, do đó phải chấp hành theo pháp luật Việt Nam.
Nếu các hoạt động của Phạm Minh Hoàng vi phạm các quy định của pháp luật, Việt Nam có thể tước quốc tịch Việt Nam của Hoàng để trục xuất về Pháp. Quan điểm của phía Pháp một lần nữa khẳng định quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng là đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều đó cũng cho thấy quyết định cứng rắn của Nhà nước đối với những kẻ đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, của dân tộc, để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.
Việc Phạm Minh Hoàng và những kẻ theo đóm ăn tàn trong nhóm của ông ta dùng chiêu bài cùn, đó là mạng xã hội để có những lời nói lộng ngôn, chỉ là hành động của một kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng. 
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nêu rõ: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước... Nội dung nghị quyết cũng nhấn mạnh: Đối với những đối tượng thuộc tổ chức phản động thì không có lý do nào được ở lại để làm phương hại đến an ninh quốc gia.
Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống đó đã được khẳng định qua hơn 4.000 năm lịch sử; trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ... Dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, người dân Việt Nam và người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều hướng về quê cha đất tổ, mong muốn xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trong tâm khảm của mỗi người Việt “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi”, nhưng những kẻ phản bội Tổ quốc như Phạm Minh Hoàng lại không hiểu một chân lý tưởng chừng rất đơn giản đó.
Mai Anh 

Cần hiểu đúng về quyền tự do ngôn luận - báo chí ở Việt Nam hiện nay

08:17 26/06/2017

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc. Và những ai lợi dụng tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, tổ chức, công dân cần phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Trong dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam vừa qua, trên một số trang mạng nước ngoài lại gia tăng các bài viết phê phán Việt Nam không có tự do báo chí, tự do ngôn luận, tiếp tục công kích vào những vụ việc mà cơ quan bảo vệ pháp luật đã, đang điều tra, xử lý liên quan một số đối tượng lợi dụng mạng Internet để viết bài chống phá Nhà nước, nhân dân.
Thực tế, trong chiến lược chống phá chế độ xã hội, Nhà nước ta, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Vậy thực chất quyền tự do ngôn luận báo chí ở nước ta như thế nào?
Trước hết, quyền tư do ngôn luận, báo chí trong các công ước quốc tế và trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam như thế nào?
Trong các văn kiện quan trọng nhất về QCN, trong đó có “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” năm 1966, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đều được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, những quyền này không phải là quyền tuyệt đối mà là một quyền bị hạn chế. Khoản 3, Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ghi: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc hưởng thụ quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định (những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật) để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội. Trong Hiến pháp Việt Nam 2013, quyền tự do ngôn luận, báo chí đã được quy định tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).
Đồng thời, những quy định trong Luật Báo chí về quyền tự do ngôn luận của công dân; về nghĩa vụ của cơ quan báo chí hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về QCN.
Thứ hai, thực tế sự phát triến báo chí Việt Nam như thế nào?
Sự phát triển của báo chí Việt Nam ngày nay cho thấy những quyền nói trên đã được bảo đảm không chỉ trong luật mà còn trong thực tế.
Đến nay, Việt Nam đã có có 859 cơ quan báo chí in; 135 cơ quan báo điện tử; 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình.
Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg...
Có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua Internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times...
Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook. Theo cơ quan thống kê của Facebook, hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook. Trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Được biết nhiều cơ quan, tổ chức và công chức Việt Nam đã sử dụng mạng Facebook để trực tiếp liên hệ với người dân… Một cơ quan quốc tế về Internet đánh giá Việt Nam hiện là quốc gia có lượng người dùng Internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.
Báo chí ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.
Thứ ba, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với báo chí như thế nào?
Thực tế không có chuyện “Hà Nội nghiêm cấm báo chí viết về tham nhũng, lợi ích nhóm” như một số tin nêu trên mạng. Trong một lần tiếp xúc với cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng, sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, rất  nguy hiểm và hậu quả khôn lường.  Về giải pháp, Tổng Bí thư nêu rõ “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”. 
Thực tế cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn khuyến khích báo giới tham gia trận chiến chống tham nhũng và hơn nữa còn xem đây là một lực lượng chống tham nhũng có hiệu quả cao. Nhiều vụ việc tham nhũng, do giới báo chí phát hiện và Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu điều tra, xử lý.

Chẳng hạn vụ Trịnh Xuân Thanh mở đầu từ thông tin báo chí mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu cấp ủy và cơ quan chức năng của Nhà nước vào cuộc. Sau đó, báo chí cũng nêu vấn đề tài sản “khủng” không rõ ràng về “nguồn gốc” của bà Thứ trưởng Bộ Công Thương đã dẫn đến các cơ quan chức năng và Bộ Công Thương xác minh...
Không có bất cứ chế độ xã hội hiện đại nào ngày nay lại không bảo vệ quyền tự do ngôn luận báo chí. Vì đây là một điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Đối với Đảng và Nhà nước ta thì quyền tự do ngôn luận, báo chí không chỉ là quyền cần phải bảo đảm hơn nữa còn được xem là một động lực cho sự phát triển của xã hội.
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng đề ra những quy định pháp luật để hạn chế và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, tiêu biểu như: Điều 79, 88, 258 BLHS; Điều 6, 10, 28 Luật Báo chí; Điều 9, Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ “về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet”… Việc trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng có những hình thức xử lý đối với các cá nhân như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Hữu Quốc Duy, Mai Phan Lợi, Đỗ Hùng… về hành vi lợi dụng quyền tự do cá nhân nhằm xâm hại đến lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân, cơ quan, nhà nước đã cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật.
Rõ ràng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc. Và những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
TS. Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người

Một nền báo chí tự do của nhân dân, vì nhân dân

27/06/2017 05:00

Với sứ mệnh là diễn đàn tin cậy để nhân dân thực hiện quyền tự do báo chí, trong bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng khốc liệt, báo chí Việt Nam mang trong mình trách nhiệm vẻ vang là “vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”. Trong thế giới phẳng hiện nay, việc thực hiện trách nhiệm ấy không hề dễ dàng...


Chân trời rộng mở...
Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, các thế lực phản động, thù địch với Việt Nam luôn chọn báo chí làm “mũi đột phá”, là “mục tiêu trọng yếu” cần chiếm lĩnh nhằm đi tới mục tiêu sâu xa là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hàng trăm tờ báo, kênh phát thanh-truyền hình; hàng nghìn báo điện tử và blog phản động tiếng Việt được các thế lực phản động bợ đỡ chỉ nhằm một nhiệm vụ là xuyên tạc, vu cáo, bôi đen Đảng Cộng sản Việt Nam; hạ bệ và giải thiêng các lãnh tụ cộng sản; kích động hận thù và bạo loạn lật đổ; kích động gây mất an ninh-chính trị trong nước. Nhiều ấn phẩm báo chí phản động nhân danh “tự do xuất bản”, “tự do ngôn luận”, “nhận thức lại”… cũng nhằm mục đích ấy. Đặc biệt gần đây các thế lực thù địch, phản động tăng cường tìm cách tác động, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” các cơ quan báo chí trong nước; tăng cường lợi dụng một số nhà báo thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị để móc nối, xâm nhập, thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình”... Những hành động ấy đã vi phạm trắng trợn tự do báo chí của nhân dân Việt Nam nói chung và của các nhà báo nói riêng.
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn tôn trọng tự do báo chí, nhưng chúng ta không bao giờ chấp nhận những kiểu "tự do vô hạn độ" như: Tự do xuyên tạc sự thật; tự do bôi nhọ lịch sử; tự do kích động gây rối an ninh trật tự; tự do chia rẽ, gây hận thù, truyền bá chủ nghĩa ly khai; tự do can thiệp vào công việc nội bộ nước khác; tự do tung ra những thông tin, hình ảnh khiêu dâm, kích dục độc hại không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc v.v.. Trước sự phát triển của công nghệ thông tin ở Việt Nam, nhà thơ-nhà báo Trần Đăng Khoa đã nhận xét: “Chỉ một bước, tác giả (nhà báo-người viết báo, nhà văn-người viết văn) đã đến thẳng với bạn đọc thế giới… Bây giờ thì ở đâu cũng là “chân trời” cả. Chân trời ngay dưới chân mình. Chỉ có điều, mình có đủ sức để mà bay hay không?”.
Ảnh minh họa: Internet. 
Sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là sự phát triển của mạng xã hội đã đặt các nhà báo vào thế cạnh tranh thông tin theo tốc độ bão lốc. Thậm chí, đã có quan niệm mỗi người có tài khoản mạng xã hội hiện nay là một “nhà báo công dân”. Hơn nữa, cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các “nhóm lợi ích” luôn luôn là thử thách sống còn cho các nhà báo. Mạng xã hội trở thành một nơi cung cấp nguồn tin ban đầu và không ít nhà báo đã “chết chìm” trong “biển thông tin” đó. Cũng chưa bao giờ, khái niệm “quyền lực thứ tư” của báo chí được nhắc đến nhiều như lúc này. Tất cả biến thành một mê cung khiến những nhà báo ngộ nhận, thiếu bản lĩnh lạc bước trong hành trình tác nghiệp. Và vì vậy, đây là thời điểm đòi hỏi mỗi nhà báo, người tác nghiệp báo chí ở Việt Nam phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Báo chí cũng là lĩnh vực, ngành nghề; nhà báo cũng là người lao động, do đó phải chấp hành Luật Báo chí cùng những quy định khác của pháp luật khi hành nghề. Thượng tôn pháp luật là cách tốt nhất để các nhà báo thực hiện quyền tự do sáng tạo của mình. Ở nước ta không còn “vùng cấm” trong báo chí nhưng nhà báo không được phép sống “hai mặt”, nghĩa là những gì nhà báo viết trên trang báo phải thống nhất với nhận thức, suy nghĩ, tình cảm mà nhà báo bộc lộ trên mạng xã hội hay các kênh truyền thông đại chúng khác.
Sau 30 năm Đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, đến nay đội ngũ nhà báo đã có bước trưởng thành, phát triển nhanh chóng cả về số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng. Đại bộ phận nhà báo vẫn giữ vững bản lĩnh chính trị, kế thừa và phát huy tốt truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc và nhân dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngày càng có nhiều nhà báo trẻ được đào tạo cơ bản, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và trong sáng về đạo đức nghề nghiệp. Các nhà báo đã thực hiện đúng Luật Báo chí và các quy định đạo đức nghề nghiệp, nội quy, quy chế cơ quan. Từng nhà báo không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Nhìn vào 95 tác phẩm đoạt Giải Báo chí Quốc gia 2016 vừa qua, bên cạnh những tác phẩm phát hiện, tôn vinh điển hình tiên tiến thì một số lượng rất lớn tác phẩm đều thuộc đề tài nêu vấn đề hay phát hiện, đấu tranh với yếu kém, tiêu cực, tham nhũng. Có thể nói, đường lối Đổi mới của Đảng hiện nay chính là chân trời rộng mở để báo chí cách mạng “cất cánh”.
Không được mơ hồ, ảo tưởng về “quyền lực thứ tư”
Để có một nền báo chí tự do, dân chủ, “của dân, do dân, vì dân” đòi hỏi những người làm công tác báo chí với tư cách là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa phải không ngừng tu dưỡng, học tập đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, rèn luyện bản lĩnh vững vàng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ðể làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng". Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo trước hết thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Cuộc chiến đấu bảo vệ tự do báo chí của nhân dân, chống quan điểm sai trái, thù địch trên mặt trận báo chí là cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, phức tạp. Bởi báo chí không chỉ đấu tranh với các thế lực thù địch bên ngoài, mà còn phải đấu tranh ngay trong nội bộ, mà rõ nhất là với các khuynh hướng tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống từ bên trong rất dễ dẫn đến quá trình “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”. Do đó, mỗi nhà báo cần xây dựng lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng. Đây là nhân tố có tính quyết định khuynh hướng hoạt động của nhà báo; tác động trực tiếp nhất đến mọi khâu, mọi bước, mọi hoạt động trong quy trình sáng tạo báo chí của nhà báo. Mặt khác, trong cơ chế thị trường hiện nay, người làm báo từng phút, từng giờ phải đấu tranh với những sức ép, những cám dỗ vật chất... Ðể vượt qua những thử thách ấy, đòi hỏi người làm báo sự rèn luyện không ngừng nghỉ để có đủ tâm, đủ tầm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương đã chia sẻ: "Thời nay, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo thể hiện ở ngay chính trình độ năng lực, sự tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp. Sẽ không thể có những tác phẩm hay, có chiều sâu, để lại ấn tượng trong lòng công chúng nếu người viết giản đơn và dễ dãi với chính mình". Trong thời kỳ hội nhập, ngoài năng lực chuyên môn, các nhà báo còn phải thường xuyên rèn luyện cho mình phương pháp tác nghiệp khoa học, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin thành thạo, giỏi ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Các nhà báo phải là những người đi tiên phong, xứng đáng là những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, bền bỉ trên mặt trận đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch nói chung, đấu tranh chống quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với báo chí nói riêng... góp phần củng cố trận địa chính trị, tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Tự do báo chí là tự do phục tùng chân lý
Như ở bài trước chúng tôi đã trình bày, là một chính đảng ra đời từ khát khao độc lập, tự do cho nhân dân, hơn ai hết, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí. Tất nhiên, Đảng ta cũng luôn nhận rõ nguy cơ của một đảng cầm quyền, nhất là nguy cơ suy thoái thành độc đoán, chuyên quyền, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Ngay từ những ngày đầu Đảng ta cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy nguy cơ này và Người cho rằng, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để khắc phục những nguy cơ của Đảng cầm quyền. Để thực hành dân chủ phải có tự do trong nhận thức quy luật, hành động đúng với quy luật, thuận theo chân lý và đạo lý, đưa quá trình vận hành cơ chế cầm quyền trở thành cơ chế thực thi dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý... Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tức là phục tùng chân lý”.
“Quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”, nhận thức sâu sắc về điều này, chúng ta sẽ thấy trách nhiệm cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí phải là cơ quan ngôn luận của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; là diễn đàn để nhân dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Chúng ta không chấp nhận báo chí tự do “ngoài vòng pháp luật”; không chấp nhận những người lợi dụng tự do báo chí để tạo ra những lực lượng đối lập, đối kháng với con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Thực tế Việt Nam hiện nay, tự do báo chí của nhân dân có nơi, có lúc còn ở trình độ thấp, sự vi phạm tự do ngôn luận hay dân chủ hình thức còn diễn ra ở nơi này, nơi kia. Nhưng tình trạng đó không thuộc về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam mà do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Cho nên, báo chí tích cực tham gia công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và khóa XII) cũng chính là hoạt động bảo đảm và thực thi quyền tự do báo chí của nhân dân.
Để phòng, chống nguy cơ suy thoái của một Đảng cầm quyền, chủ trương chiến lược của Đảng ta là cùng với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì coi trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bao gồm đại diện các giai cấp, tầng lớp, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, các thành phần xã hội cùng các cá nhân tiêu biểu. Đặc biệt, Cương lĩnh 2011 của Đảng nhấn mạnh vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp. Trong thực thi vai trò này, hầu hết các tổ chức trực thuộc MTTQ Việt Nam đều thông qua báo chí, lấy báo chí làm kênh giám sát, phản biện xã hội chủ lực. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chính thức yêu cầu báo chí “phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức phản biện xã hội”. Vai trò của báo chí, vì vậy mà ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Gần đây nhất, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát động Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí". Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong lời phát biểu tại lễ tổng kết và trao Giải Báo chí quốc gia ngày 21-6-2017 cũng kêu gọi báo chí đi đầu trên trận tuyến chống tiêu cực, tham nhũng. Có thể nói, từ ngày đầu thành lập cho đến nay, lúc chưa giành được chính quyền hay khi đã trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đấu tranh vì tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí. Báo chí cách mạng Việt Nam kể từ năm 1925 cho đến nay, luôn hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đó cũng là cốt lõi của tự do báo chí ở nước ta.
Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tự do báo chí ở nước ta là trách nhiệm và quyền lợi của mọi công dân, trước hết là những người đang trực tiếp tham gia hoạt động báo chí. Hiểu rõ sứ mệnh, vai trò cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam sẽ là nguồn động lực lớn lao để mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí nhận thức rõ hơn con đường đi tới của báo chí nước nhà, có đủ bản lĩnh, tự tin, tự hào vượt qua những thử thách, chông gai, cạm bẫy trong “ma trận thông tin” hiện nay.
KIM LÂN và HỒNG HẢI  
(tiếp theo và hết)    

Một nền báo chí tự do của nhân dân, vì nhân dân

26/06/2017 05:00

LTS: Thời gian qua, một số phần tử lập ra cái gọi là "Ban vận động” thành lập “Hội nhà báo Việt Nam độc lập”. Họ tung ra những bài viết phủ nhận mọi thành tựu văn hóa của đất nước, cho rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng thì “các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm nghiêm trọng” nên “đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng”...


Thực tiễn lịch sử chứng minh: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp báo chí là tất yếu khách quan, mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng là nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí và quyền tự do sáng tạo tác phẩm báo chí. Để phản bác những thông tin sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam, trong bài báo này, Báo Quân đội nhân dân điểm lại những nét cơ bản thực tiễn sinh động tự do báo chí và một số vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của báo chí Việt Nam trong giai đoạn mới.
“Thông tin độc lập cũng như thông tin tự do là những cái không thể có trong một xã hội nằm dưới sự kiểm soát của một đảng cộng sản như Việt Nam”-một tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại Mỹ vừa “báo cáo phúc trình” về tình hình Việt Nam như vậy. Một số phần tử cơ hội chính trị trong nước cũng nhân đó tán phát các bài viết “tiếp âm, khuếch đại” cho rằng “tình hình ngày càng tồi tệ, những nhà báo dám nói, dám viết trong nước đang không chốn dung thân”. Đây là những luận điệu không có gì mới, nhưng để rộng đường dư luận, chúng tôi muốn cùng bạn đọc nhìn nhận một cách toàn diện, đầy đủ về tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay...                                                                                       
Diễn đàn tin cậy, rộng khắp của nhân dân
Cách đây gần 100 năm, năm 1919, nhà yêu nước Việt Nam Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai bản “Yêu sách 8 điểm” của nhân dân Việt Nam đã đề cập một khát vọng cháy bỏng của người Việt lúc đó là tự do báo chí. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam hoàn toàn không có tự do báo chí. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã vùng dậy làm nên Cách mạng Tháng Tám, dựng lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”. Nhưng để có độc lập, tự do, thống nhất đất nước thực sự, nhân dân Việt Nam đã phải kiên cường kháng chiến suốt 30 năm chống lại hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiến pháp của nước Việt Nam mới kể từ bản đầu tiên năm 1946 đến bản tiếp theo năm 1959, 1980, 1992 và gần đây nhất năm 2013 đều khẳng định công dân có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí.
Luật Báo chí năm 2016, có hiệu lực từ ngày 1-1-2017 đã khẳng định quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí với những điều luật cụ thể; xác lập các nội dung luật pháp tương ứng nhằm tạo điều kiện và bảo đảm để quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí được tổ chức, quản lý một cách dân chủ, công bằng, văn minh, phù hợp với yêu cầu của tiến trình xây dựng, phát triển đất nước. Có thể nói, là một chính đảng ra đời từ khát khao độc lập, tự do của nhân dân, hơn ai hết, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng quyền tự do báo chí, coi đó là mục tiêu lãnh đạo, mục tiêu cầm quyền của mình.
Ảnh minh họa: TTXVN. 
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến năm 2016, cả nước có 858 cơ quan báo chí in, 105 cơ quan báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình; một hãng thông tấn quốc gia, với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đều vượt 98% diện tích cả nước. Tỷ lệ người sử dụng internet chiếm hơn 52% dân số. Số lượng báo in và thời lượng phát sóng phát thanh, truyền hình cơ bản đã thỏa mãn nhu cầu chính đáng về thông tin, nghe nhìn của người dân. Báo chí Việt Nam không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng. Mới đây nhất, một đối tượng sử dụng ô tô chèn hỏng máy quay của phóng viên VTV đang tác nghiệp tại Sóc Sơn, Hà Nội đã lập tức bị khởi tố. Hoạt động quản lý nhà nước bảo đảm để không một cá nhân, tổ chức nào hạn chế, cản trở báo chí hoạt động. Ngày 21-6-2017, tổng kết Giải Báo chí Quốc gia năm 2016, đồng chí Thuận Hữu trên cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Báo chí cả nước đã thông tin trung thực, nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện các diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội ở trong nước và quốc tế, đồng thời làm tốt vai trò diễn đàn xã hội rộng lớn và tin cậy của nhân dân. Đặc biệt, rất nhiều tác phẩm được giải thưởng năm nay đã phát hiện, phê bình, đấu tranh với những mảng tối của đời sống xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí cùng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Tại lễ tổng kết, những người làm báo Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn lại những hạn chế, yếu kém của báo chí cách mạng, mà nổi cộm là vụ việc 50 cơ quan báo chí thông tin sai lệch về việc nước mắm truyền thống nhiễm độc. Rất nhiều ý kiến khách quan của bạn bè quốc tế, khi chứng kiến không khí cởi mở của báo chí nước ta đã thừa nhận Việt Nam thực sự là đất nước của nền báo chí dân chủ và tự do.
Nhưng, vẫn còn nhiều ý kiến thiếu khách quan từ bên ngoài cho rằng, với việc Hiến pháp năm 2013 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội; qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí thì báo chí trở thành công cụ tuyên truyền của Đảng, báo chí dù “100 hay 1000 tờ” thì cũng vẫn như nhau, chỉ “tô hồng nghị quyết của Đảng”. Họ không dám nhìn thẳng vào hiện thực đảng chính trị lãnh đạo nhà nước và xã hội là vấn đề khách quan trên toàn thế giới đương đại. Hiện nay, bất kể quốc gia nào cũng có vai trò lãnh đạo của đảng chính trị. Đảng nào trở thành đảng cầm quyền đều có đường lối, mục tiêu của họ với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Báo chí đương nhiên không thể tách rời sự lãnh đạo đó. Ở các quốc gia có nhiều đảng phái chính trị, quyền lãnh đạo đối với báo chí của đảng cầm quyền chủ yếu thông qua hoạt động quản lý và chi phối của chính quyền. Trong khi nhiều đảng cầm quyền trên thế giới né tránh nói về hoạt động lãnh đạo của họ đối với báo chí, thì Đảng Cộng sản Việt Nam (với sự đồng ý của tuyệt đại đa số nhân dân, được hiến định trong Hiến pháp năm 2013) lại công khai và nhận trách nhiệm lãnh đạo về mình, coi đó là điều kiện quyết định bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí tại Việt Nam.
Thực chất của “tự do báo chí vô hạn”
Ở các nước đa đảng, báo chí luôn được xem là “chiến trường” tranh giành ảnh hưởng của các đảng chính trị. Nhiều người lầm tưởng ở một số nước đó có một nền “tự do báo chí vô hạn”. Vừa qua, trong các cuộc bầu cử tổng thống hay quốc hội của một số nước, chúng ta được chứng kiến truyền thông ở đó đăng tải những thông tin mà các ứng viên xâm phạm đời tư của nhau, thoải mái miệt thị, phỉ báng nhau trên truyền hình. Nhiều “chiến sĩ dân chủ” trong nước lập tức đăng đàn ca ngợi, cho rằng như vậy là “tự do không giới hạn” và điều này “chỉ có ở những chế độ tự do, nơi không có đảng cộng sản lãnh đạo”. Sự thực thì ai cũng biết, truyền thông quốc tế gọi đó là những cuộc bầu cử “tồi tệ chưa từng thấy”. Rõ ràng, trong những cuộc cãi vã đó, quyền lợi của cử tri hầu như bị lãng quên; đường hướng phát triển đất nước trở thành thứ yếu. Bản thân các cuộc tranh luận trên truyền hình-lẽ ra là diễn đàn quan trọng cung cấp thông tin cho người dân để họ đánh giá chính xác về các ứng viên, lại biến thành trò giải trí “rẻ tiền", "câu khách” của các hãng truyền thông.
Theo số liệu công bố trong sách “Species of Political Parties: A New Typology”, xuất bản tại Anh, một cuộc khảo sát tại 151 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy, hiện có hơn 1.600 đảng phái chính trị đang hoạt động. Một số nước có nhiều đảng chính trị như Hoa Kỳ có 112 đảng, Anh có 97 đảng… Nhiều nước, cả phương Tây và phương Đông, chỉ có một đảng chính trị. Việc mỗi quốc gia có một hay nhiều đảng chính trị tùy thuộc vào quá trình phát triển tự nhiên của nước đó và số lượng nhiều hay ít không nói lên mức độ dân chủ, tự do ở từng nước. Nước Mỹ có 112 đảng chính trị nhưng từ khi lập quốc đến nay chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền là Dân chủ và Cộng hòa, các đảng khác chỉ có “tính chất minh họa” cho “nền dân chủ”. Ở Xin-ga-po, có rất nhiều đảng chính trị nhưng chỉ có Đảng Nhân dân hành động cầm quyền... Ở Anh, sau bê bối nghe lén và vi phạm đạo đức báo chí của tờ News of the World bị phanh phui (năm 2011), Chính phủ Anh đã thành lập một tổ chức giám sát báo chí với những quyền can thiệp mạnh mẽ khiến tờ Daily Mail (Anh) thừa nhận, chưa bao giờ, báo chí Anh lại bị chính trị can thiệp sâu rộng đến như vậy.
Như vậy, trong tình hình thế giới hiện nay, sự can thiệp của các đảng chính trị vào báo chí là một thực tế khách quan. Ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam chắc chắn không bao giờ chấp nhận để những tổ chức chính trị ngoài vòng pháp luật tham gia “lãnh đạo” báo chí. Một số vụ việc tiêu cực ở cơ sở vừa qua, người dân đi khiếu kiện nhưng kiên quyết từ chối chia sẻ thông tin với một số tờ báo nước ngoài hoặc từ chối gặp mặt một số người tự xưng là đại diện “xã hội dân sự”. Đó là những thứ “tự do", "dân chủ” mà nhân dân ta không chấp nhận, đòi hỏi Đảng ta phải đấu tranh, loại bỏ. Bạn đọc, nhân dân cũng đòi hỏi báo chí trong nước phải đấu tranh, lên án cách làm “báo cáo phúc trình” dựa trên những chứng cớ là nguồn tin từ mạng xã hội chưa được kiểm chứng, thậm chí đã được chứng minh là ngụy tạo như một vài tổ chức nhân quyền đang làm để “đánh giá” mức độ dân chủ, tự do ở Việt Nam. Dù tình hình còn nhiều phức tạp, nhưng nhân dân ta luôn thấy rõ và thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với báo chí nước nhà, coi đó là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tự do báo chí.
“Lợi ích nhóm” và tự do báo chí
Sự tồn tại “lợi ích nhóm” đã và đang tác động không nhỏ đến tự do báo chí của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Mỹ, có một thực tế là chỉ có 1% số dân siêu giàu của nước Mỹ nắm 90% của cải của đất nước. Phần lớn các tờ báo, các tập đoàn truyền thông lớn đều nằm trong tay những tỷ phú siêu giàu này. Vì vậy, Giáo sư người Mỹ Uy-li-am F.Vu (Đại học Tổng hợp Stanford) đã nhận xét: “Một nền báo chí mà đã trở thành con tin của các tỷ phú, thì không còn là một nền báo chí tự do, cũng như khi nó là con tin trong tay chính phủ”. Còn nhà báo Ben Ba-di-ki-an viết trong cuốn sách “Độc quyền thông tin đại chúng” rằng: “Phần lớn những gì mà người Mỹ đọc trong các tờ báo của họ và nhìn màn hình đều là sản phẩm của một nhóm những công ty khổng lồ”. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Đô-nan Trăm, từ trước bầu cử cho đến nay vẫn liên tục tố cáo báo chí Mỹ đưa nhiều tin tức giả mạo và thiên vị...
Thực tế đời sống báo chí của nước Mỹ cho thấy, tự do báo chí không bị quyết định bởi thể chế đa đảng hay một đảng. Không phải cứ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” thì có tự do báo chí. Dân chủ thực chất là quyền làm chủ của nhân dân. Tự do báo chí thực chất là một quyền của nhân dân. Vì vậy, ở đâu đảng cầm quyền thực sự là đại diện của dân, do dân, vì dân thì ở đó có tự do báo chí. Ở đâu “lợi ích nhóm” hoành hành, đảng cầm quyền chỉ đại diện cho số ít thì đời sống báo chí ở đó sẽ phát triển méo mó, lệch lạc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Điều đó chẳng những đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013, được nhân dân thừa nhận trong thực tế mà còn được toàn thế giới công nhận. Hiện nay, Đảng ta có quan hệ đối ngoại với hơn 200 đảng chính trị thuộc 114 nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều đảng cầm quyền. Tháng 7-2015, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã có cuộc đón tiếp lịch sử và hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục, Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ khẳng định hai nước tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Chưa bao giờ vị thế chính trị trên trường thế giới của Đảng Cộng sản Việt Nam lại được tôn trọng và công nhận rộng rãi như hiện nay. Đó là điều kiện thuận lợi để Đảng ta lãnh đạo phát triển một nền báo chí cách mạng và tiến bộ. Chúng ta kiên trì nguyên tắc không chấp nhận báo chí tư nhân, chính là để báo chí không bị rơi vào vòng tay thâu tóm của bất kỳ “nhóm lợi ích” nào.
(Còn nữa)
KIM LÂN và HỒNG HẢI

Nhận diện một số "nhà dân chủ" dính bẫy tiền, làm con rối cho Việt Tân

09:31 25/06/2017          
Thông qua các hoạt động về tư tưởng, văn hóa, chính trị, kinh tế, tôn giáo, dân tộc… nhằm tạo ra tiền đề và những điều kiện để phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thông qua không gian mạng, chúng công khai, ráo riết tuyên truyền xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phê phán, đả kích, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, lãnh đạo chính quyền các cấp, kêu gọi “tự do, dân chủ, nhân quyền”, đòi phi chính trị hóa lực lượng Công an, Quân đội. Chúng thành lập các trang (fanpage), các nhóm (group), các tài khoản có lượng người theo dõi lớn để phát tán thông tin phản động.
Có thể liệt kê một số fanpage như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Ngụy biện, Dân luận, Thanh niên Việt Nam (tự xưng là Đoàn Thanh niên tiền phong Hồ Chí Minh), nhóm “Cứu lấy biển” do Hội Anh em dân chủ lập, Văn đoàn độc lập…
Các đối tượng còn sử dụng các mạng xã hội khác như Zalo, Viber, Skype… để móc nối, lôi kéo, tập hợp, huấn luyện các đối tượng trong nước phục vụ cho mục đích chống phá ta.
Ngoài ra, chúng sử dụng các tài khoản ảo tham gia diễn đàn có số lượng lớn người theo dõi, kích động người dân phản biện tiêu cực. Qua đó, nhằm “chuyển hóa” hoặc tuyển lựa nhiều thành viên trở thành công cụ tuyên truyền đắc lực cho chúng. Nhất là tại các địa bàn xảy ra điểm “nóng” được chúng xem là “thời cơ vàng” để thực hiện âm mưu chống phá.
Thời gian gần đây, Công an Hà Tĩnh, Công an Nghệ An bắt và khởi tố một số đối tượng về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258, Bộ luật Hình sự, trong đó có Nguyễn Văn Hóa (sinh ngày 15-4-1995, trú tại thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), Hoàng Đức Bình (sinh ngày 10-2-1983, tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Hóa đã đọc, xem các bài viết có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước. Từ đó, Hóa đã sử dụng mạng xã hội để biên tập, chỉnh sửa và tán phát các bài viết có nội dung chống đối Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Đồng thời, trực tiếp quay phim, chụp ảnh các sự kiện người dân tụ tập, biểu tình, khiếu kiện nhằm kích động người dân gây rối, chống lại chính quyền nhân dân vào các thời điểm “nhạy cảm” như sự cố môi trường biển, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung.
Hóa đã sử dụng tài khoản Facebook Nguyễn Văn Hóa để trao đổi với các cá nhân cực đoan, đối tượng thuộc các tổ chức phản động như tổ chức Voice, phong trào Con đường Việt Nam; đồng thời biên tập tán phát các nội dung tiêu cực, kích động do Hóa trực tiếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn người dân.
Được sự “hậu thuẫn” của các đối tượng, phần tử trong và ngoài nước, Hóa đã ký hợp đồng với đài SBTN,  Đài Châu Á tự do – RFA (với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự/ tháng) để chuyển tải thông tin trên địa bàn Hà Tĩnh, Nghệ An theo “định hướng” của chúng, nhằm kích động nhân dân, chống chính quyền.
Trong thời gian sinh sống, làm việc tại TP Hồ Chí Minh, Hoàng Đức Bình đã tham gia một số tổ chức, hội, nhóm chống đối như “NoU Sài Gòn”, “Phong trào Lao động Việt”. Sau khi trở về Nghệ An, Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng.
Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó Chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức; tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự. Ngoài ra, Hoàng Đức Bình còn bị khởi tố về tội danh “Chống người thi hành công vụ”.
Cũng với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt, tạm giam 3 tháng đối với đối tượng Nguyễn Danh Dũng  (29 tuổi, trú tại phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa).
Từ tháng 10-2015, Dũng đã trực tiếp tạo lập và quản trị các tài khoản Youtube ThienAn TV; Facebook “ThienAn”, “quachthienan” và blog “tinhhinhdatnuocvietnam.blogspot.com” để đăng tải các video clip xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Rõ ràng, không gian mạng là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch “truyền bá” những quan điểm, tư tưởng sai trái. Ngoài việc vận hành, quản trị mạng công khai tuyên truyền chống phá, chúng triệt để móc nối, sử dụng những đối tượng chống đối trong nước để “tiếp sức” chống phá.
Việc điều tra, làm sáng tỏ của các Cục nghiệp vụ Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố đối với các đối tượng đã vạch trần mưu đồ của các thế lực thù địch thông qua những phần tử chống đối trong nước như Bùi Hiếu Võ (55 tuổi, trú tại phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh), Phan Kim Khánh (24 tuổi, thường trú tại xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ).
Bùi Hiếu Võ lập tài khoản Facebook “Hieu Bui” đăng tải nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phỉ báng nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kích động các hoạt động phá rối an ninh, trật tự và bạo động. Bùi Hiếu Võ đã kích động sử dụng bom xăng và axit. Trong quá trình hoạt động, Bùi Hiếu Võ đã móc nối với thành viên tổ chức khủng bố “Việt Tân” tại Australia để bàn bạc, trao đổi và cùng quản trị Facebook “Hieu Bui”.
 Phan Kim Khánh lập và quản trị 2 blog “Báo Tham nhũng” và “Tuần Việt Nam”, 3 trang trên mạng xã hội Facebook lấy tên là “Báo Tham Nhũng”, “Tuần Báo Việt Nam” và “Dân chủ TV”, 2 kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là “Việt Báo TV” và “Việt Nam online” liên tục đăng nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước.
Bên cạnh đó, Phan Kim Khánh còn móc nối, tham gia quản trị một số trang mạng của tổ chức khủng bố “Việt Tân” và một số tổ chức phản động bên ngoài.
Rõ ràng, việc xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, thành quả của cách mạng Việt Nam và chế độ XHCN cũng đồng nghĩa là chà đạp lên khát vọng của dân tộc, chà đạp lên xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc. Những luận điệu lạc lõng đang bơi ngược dòng sự thật ấy chắc chắn sẽ bị người dân tẩy chay và bị xử lý theo luật pháp.
Nhận diện rõ âm mưu phá hoại tư tưởng trên không gian mạng nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của thế lực thù địch để mỗi người nêu cao tinh thần cảnh giác, không nghe theo luận điệu sai trái, việc làm sai trái, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hoàng Xuân

Cảnh giác với những lời sáo rỗng, mị dân, xuyên tạc sự thật

19/06/2017 05:00

​Là người miền Trung, ai chẳng xót xa khi một năm về trước, sự cố do Công ty Formosa gây ra làm ô nhiễm môi trường biển, khiến nhiều gia đình lao đao, khổ sở vì mất kế sinh nhai.


Trước thực tế ấy, Đảng, Nhà nước ta đã tích cực, chủ động tìm nhiều giải pháp tháo gỡ, khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống của người dân. Công ty Formosa cũng cam kết khắc phục hậu quả và tiến hành đền bù cho người dân. Hơn một năm trôi qua, môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã trong lành trở lại. Người dân nơi đây đã được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, họ yên tâm ra khơi bám biển, đánh bắt cá, tôm. Nhịp sống ở các cảng cá thuộc 4 tỉnh miền Trung đã sôi động trở lại.
Vậy mà những kẻ có dã tâm xấu xa đưa ra những lời sáo rỗng, mị dân, xuyên tạc sự thật, kích động một bộ phận giáo dân biểu tình vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đây là hành động sai trái cần phải lên án mạnh mẽ và những kẻ vi phạm pháp luật phải bị trừng trị thích đáng nhằm ổn định tình hình, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ảnh minh họa/TTXVN  

Để vạch rõ bộ mặt thật của những kẻ cơ hội, hãy cùng nhau tìm câu trả lời cho các vấn đề sau: Môi trường biển Bắc miền Trung hiện nay ra sao? Người dân Bắc miền Trung lao động sản xuất như thế nào để phát triển sản xuất trong mùa hè năm 2017?
Điều thứ nhất có thể khẳng định, môi trường biển miền Trung đang trong sạch trở lại. Cá, tôm và các loài sinh vật biển đang sinh sôi phát triển bình thường. Biển Bắc miền Trung đẹp và thơ mộng, những dải cát dài trắng mịn với làn nước trong xanh, mát mẻ hiếm nơi nào có được. Mọi người đều có thể nhìn thấy cá, tôm và các sinh vật biển đang bơi lượn, sinh sống, khi ngụp lặn trên biển Bắc miền Trung trong những ngày hè sôi động này.
Ai về Bắc miền Trung mùa hè này đều thấy, trên bãi biển Lăng Cô của Thừa Thiên-Huế; Cửa Tùng của tỉnh Quảng Trị; Nhật Lệ của tỉnh Quảng Bình; cảng Vũng Áng, khu nghỉ dưỡng Thiên Cầm, Lộc Hà hay trên bãi biển Xuân Thành của tỉnh Hà Tĩnh, vào dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 nhộn nhịp những dòng người và phương tiện. Những người đã, đang sống bình dị trên quê hương Hà Tĩnh nói riêng, Bắc miền Trung nói chung, mới thấy quê hương mình thật đậm đà, sâu lắng nghĩa tình. Vậy mà đi ngược lại cuộc sống yên bình đang phục hồi và phát triển sau sự cố Formosa, các thế lực thù địch vừa công khai, vừa ngấm ngầm tung ra nhiều lời xuyên tạc. Chẳng hạn linh mục Nguyễn Thái Hợp đã trơ trẽn trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Hành động tắm biển và thưởng thức thủy, hải sản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trên bãi biển Nhật Lệ là hành động đóng kịch, giả tạo”. Họ còn tuyên truyền là “cá đang chết nhiều trên biển”... nhằm hạn chế sự trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm từ biển, gây khó khăn cho ngư dân. Đây là chiêu bài nguy hiểm, dụng ý tuyên truyền xuyên tạc, xấu xa của những kẻ mang danh "đạo đức". Vì vậy, hãy tỉnh táo khi nghe những lời nói tưởng như vì người dân, nhưng thực chất đó chỉ là những kẻ "lòng lang dạ sói", đang thực hiện âm mưu thâm độc nhằm chống phá cuộc sống bình yên của người dân.
Điều thứ hai cần nhận thức rõ, người dân Bắc miền Trung vốn lam lũ, cần cù, chịu thương chịu khó, giàu lòng vị tha, luôn có khát vọng vươn lên, nhưng rất tỉnh táo trước mọi âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch. Trong suốt các cuộc trường chinh đánh đuổi ngoại xâm dành lại độc lập cho dân tộc, người dân miền Trung không tiếc xương máu chống lại sự đàn áp tàn bạo của bọn thực dân, đế quốc. Nhân dân miền Trung nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, có truyền thống yêu nước nồng nàn, đang ra sức lao động sản xuất làm giàu cho quê hương. Riêng Hà Tĩnh có khoảng 263.000 lao động nghề biển, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Sau sự cố Formosa, người dân nơi đây đã được Chính phủ, các cấp chính quyền quan tâm thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, tiến hành đền bù, khắc phục khó khăn, cuộc sống đang dần trở lại sản xuất bình thường. Nhiều tàu, thuyền của ngư dân ở các huyện Lộc Hà, Thạch Hà... đã đánh bắt được hàng tấn cá, thu về từ 200 đến 400 triệu đồng chỉ sau một chuyến đi biển. Bên cạnh nghề biển, người dân nơi đây đang đẩy mạnh áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển sản xuất toàn diện, đời sống của từng gia đình đang không ngừng được cải thiện.
Lợi dụng sự cố Formosa, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ các cấp chính quyền, kích động một số giáo dân biểu tình, tấn công người thi hành công vụ, đập phá trụ sở chính quyền, ngăn chặn gây ách tắc giao thông vì cho rằng “các cấp chính quyền không quan tâm đến dân, không đền bù thỏa đáng cho người dân, mặc dù đã được Công ty Formosa đền bù 500 triệu USD”. Thực tế, hàng nghìn tỷ đồng tiền hỗ trợ đã được các cấp chính quyền chuyển đến tay người dân Bắc miền Trung, giúp họ đầu tư mua sắm thêm trang, thiết bị để họ phấn khởi, hăng hái tiếp tục ra khơi bám biển. Chỉ riêng số tiền đền bù đợt 2 là 1.680 tỷ đồng, trong đó Hà Tĩnh nhận 560 tỷ đồng, Quảng Bình nhận 760 tỷ đồng, Quảng Trị nhận 160 tỷ đồng và Thừa Thiên-Huế nhận 200 tỷ đồng. Thực tế hiển nhiên và không thể phủ nhận được rằng: Tuyệt đại bộ phận người dân Bắc miền Trung đang hăng say bám biển đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản và nỗ lực tích cực tham gia lao động sản xuất. Trước những hành vi vi phạm pháp luật của một số người, nhân dân cả nước nói chung, người dân Bắc miền Trung nói riêng, mong muốn các cấp chính quyền phải nghiêm khắc trừng trị theo đúng quy định của pháp luật.
HOÀI MINH

Không thể xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam

12/06/2017 05:00

Hàng loạt hoạt động đối ngoại được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta tiến hành trong thời gian gần đây nhằm tăng cường hợp tác và đối thoại chiến lược với nhiều đối tác, nâng cấp quan hệ song phương với một số quốc gia, tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển... do Đại hội lần thứ XII đề ra.

Sự chủ động, tích cực đó của Việt Nam được dư luận thế giới đồng tình và đánh giá cao. Ấy vậy mà đây đó vẫn xuất hiện những giọng điệu lạc lõng cho rằng, tư duy ngoại giao của Việt Nam đã lỗi thời và khuyến cáo rằng, đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi chính sách đối ngoại nếu không muốn bị cô lập... Thực chất của chiêu trò này không gì khác vẫn là xuyên tạc sự thật hòng làm cho thế giới nghi kỵ với Việt Nam, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ta.
Những giọng điệu ấy dù có xảo quyệt, tinh vi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể xuyên tạc được sự thật lịch sử, không thể đánh lừa được dư luận. Thực tiễn lịch sử từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời (2-9-1945) cho đến nay, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ảnh minh họa/ TTXVN 

Trong bản Tuyên ngôn độc lập công bố trước quốc dân đồng bào tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Có thể nói đó là những thông điệp ngoại giao đầu tiên mà Việt Nam muốn gửi tới thế giới. Trong hoàn cảnh đất nước vừa giành được độc lập, với một chính quyền non trẻ đứng trước vô vàn gian nan, thử thách, có những lúc ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Việt Nam đã thể hiện rõ ý chí và thiện chí của mình đó là lấy độc lập, tự chủ, bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Trên thực tế ngoại giao đã được Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ và xây dựng chính quyền non trẻ, huy động nhân tài, vật lực để kiến thiết đất nước. Những thành công khởi đầu ấy đã đặt móng, xây nền cho công tác ngoại giao, tiếp thêm động lực và để lại những kinh nghiệm quý để Việt Nam tổ chức mặt trận ngoại giao trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc sau này.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thực hiện những đường lối, quyết sách đúng đắn, đặc biệt là các hoạt động ngoại giao khôn khéo, linh hoạt theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Đảng ta, đấu tranh ngoại giao đã góp phần quan trọng nâng cao địa vị của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế; phân hóa, cô lập kẻ thù. Và cuối cùng, bằng những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao kết hợp với những thắng lợi về quân sự trên chiến trường, chúng ta đã buộc thực dân Pháp phải cam kết công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và các nước Đông Dương. Thực hiện đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác ngoại giao Việt Nam luôn là một mặt trận hỗ trợ và phối hợp với mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự. Bằng nhiều hoạt động và biện pháp linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, đấu tranh ngoại giao đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt là qua 30 năm đổi mới, công tác đối ngoại luôn bám sát tình hình thế giới, tiếp tục đạt được những thành quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước. Sẽ là phiến diện nếu bàn đến thành tựu của công tác ngoại giao mà không nhấn mạnh nhân tố quyết định đó là sự phát triển trong tư duy ngoại giao và vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Có thể khẳng định tư duy ngoại giao của Đảng ta luôn đổi mới và phát triển không ngừng. Chính sự đổi mới, phát triển ấy đã giúp cho chính sách ngoại giao của Việt Nam luôn phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với tình hình thế giới và trong nước, đạt được những thành tựu kỳ diệu, không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sự phát triển tư duy ngoại giao của Đảng ta được thể hiện rõ nét trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra. Trong đó về lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta đã thể hiện rõ quan điểm, cái nhìn mới mẻ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; về những tác động, ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế giới với Việt Nam; về xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước... Từ những nhận định chiến lược, Đảng ta chủ trương: Mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, ngày 20-5-1988, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 13/NQ-TW "Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới", trong đó khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Việt Nam là "Củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế". Nghị quyết cũng thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo công tác đối ngoại của Đảng ta đó là "thêm bạn, bớt thù"... Trong đổi mới về tư duy đối ngoại, Bộ Chính trị xác định: Đổi mới tư duy cho kịp với sự phát triển nhanh chóng của tình hình thế giới, kết hợp sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới của tình hình thế giới. Như vậy có thể nói, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị đã đánh dấu sự đổi mới tư duy về công tác đối ngoại. Đây là cơ sở hình thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới vào những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niêm 90 của thế kỷ trước, tại Đại hội lần thứ VII (tháng 6-1991), Đảng ta tiếp tục chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, với trọng tâm là “Hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Nhiệm vụ bao trùm của công tác đối ngoại là: "Giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ".
Từ Đại hội VII đến Đại hội XI, Đảng ta chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại theo phương châm: Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã kế thừa những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại được thông qua tại các kỳ đại hội trước, đặc biệt là Đại hội XI và có những bổ sung, phát triển mới. Đại hội XII chủ trương tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu.
Như vậy có thể thấy rõ đường lối đối ngoại rộng mở đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã được Đảng ta bổ sung, phát triển thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Tính đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả của đường lối đó đã được minh chứng bằng thành tựu rực rỡ của công tác đối ngoại qua các nhiệm kỳ đại hội. Đường lối đó đã góp phần quan trọng tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, điều kiện thuận lợi và tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển KT, XH, tăng cường QP, AN, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thực hiện đường lối đúng đắn đó, Việt Nam đã tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đồng thời hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các thể chế kinh tế toàn cầu. Đường lối đó đã khẳng định vị thế và vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Sự thật rất rõ ràng vậy mà người ta vẫn cố tình xuyên tạc. Hành động xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam mà những kẻ phản động đang tiến hành là hết sức nguy hiểm. Đặc biệt giữa lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì những hành động ấy dễ làm nhiễu thông tin, gây phân tâm, gây hiểu lầm trong quan hệ của các nước với Việt Nam, tác động tiêu cực tới niềm tin của nhân dân vào đường lối đối ngoại của Đảng.
Sự phát triển trong tư duy ngoại giao, tính đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả trong đường lối đối ngoại của Đảng ta là lời tuyên bố bác bỏ mọi giọng điệu xuyên tạc sự thật của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, những phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Vấn đề đặt ra với mỗi người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước là cùng với quán triệt, nâng cao nhận thức về đường lối đối ngoại của Đảng, phải chủ động phát hiện và đấu tranh mạnh mẽ phản bác mọi thông tin sai sự thật, những luận điệu xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch, nhằm bảo vệ đường lối của Đảng, góp phần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KT, XH, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
SONG HÙNG
                   

Việt Nam không bao giờ liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba

05/06/2017 05:00

Quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam là rất rõ ràng. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn kiên trì phương châm là bạn với tất cả các nước, đa phương hóa, đa dạng hóa trên cơ sở độc lập tự chủ và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Mục đích của Việt Nam là tạo được lợi ích chung với các nước-đó là duy trì hòa bình, ổn định. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ. Việt Nam không bao giờ liên minh, liên kết với một nước khác để chống lại nước thứ ba, không đi với nước này để chống nước kia...


Từ đầu năm 2017 đến nay, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đã có hàng loạt hoạt động ngoại giao với các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn, các nước láng giềng. Đây là những hoạt động bình thường nhằm tiếp tục triển khai toàn diện, đồng bộ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp tục duy trì và nâng cao các quan hệ đã có, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích quốc gia-dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Thế nhưng bên cạnh những cái nhìn thiện cảm, những nhận định, đánh giá khách quan về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và thành công từ những chuyến thăm và các hoạt động ngoại giao nổi bật ấy, đây đó vẫn còn những cái nhìn thiển cận, những ý kiến phiến diện, suy diễn chủ quan của một số nhân vật thiếu thiện chí, phần tử bất mãn, phản động chuyên tìm cách chống phá Việt Nam. Cả trước, trong và sau mỗi chuyến thăm, thông qua một vài trang mạng ở nước ngoài, những nhân vật ấy lại cố tình xuyên tạc về mục đích, ý nghĩa và kết quả các chuyến thăm. Đáng lưu ý có người hồ đồ nói rằng, Việt Nam đang có sự điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại nhằm tìm kiếm đối tác chiến lược, thiết lập liên minh mới để đối phó với những quốc gia đang gây áp lực với mình... Lại có kẻ còn trắng trợn nói rằng, Việt Nam đang ngấm ngầm “theo chân” nước này để chống nước kia... 
Ảnh minh họa / qdnd.vn 

Một điều chúng ta chẳng lạ là trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam, đối ngoại là lĩnh vực trọng điểm mà các thế lực thù địch, phản động nhằm vào để chống phá. Bằng nhiều chiêu trò, chúng mưu toan đẩy mạnh tuyên truyền, tán phát những thông tin sai lệch, bịa đặt, phủ nhận những thành tựu của công tác đối ngoại, xuyên tạc quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và quan hệ của Việt Nam với các nước đối tác; xuyên tạc đường lối, phương châm đối ngoại, hòng gây nghi kỵ quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế...
Những động thái nói trên không có gì mới và không nhằm mục đích nào khác là tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đi ngược lại lợi ích quốc gia-dân tộc, chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước đối tác, nhất là các nước lớn, các nước láng giềng, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam.
Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng những năm qua, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trong công tác đối ngoại. Quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được mở rộng và tăng cường với các chính đảng ở các nước khác nhau trên thế giới theo hướng đa phương và đa dạng hóa các quan hệ. Công tác đối ngoại của Đảng cùng ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được kết hợp hài hòa đã tạo nên những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, góp phần tạo nên môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước... Dù có giở chiêu trò gì đi chăng nữa, các thế lực thù địch, phản động cũng không thể phủ nhận được những thành tựu trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam là rất rõ ràng. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn kiên trì phương châm là bạn với tất cả các nước, đa phương hóa, đa dạng hóa trên cơ sở độc lập tự chủ và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Mục đích của Việt Nam là tạo được lợi ích chung với các nước-đó là duy trì hòa bình, ổn định. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ. Việt Nam không bao giờ liên minh, liên kết với một nước khác để chống lại nước thứ ba, không đi với nước này để chống nước kia.
Trong giải quyết những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định là phải trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị, độc lập, tự chủ... bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế... Chủ trương và cách giải quyết đó của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân cũng như toàn xã hội, được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ.
Trước những diễn biến mới của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại được Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là: "Bảo đảm lợi ích quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[1].
Như vậy có thể thấy, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là rất rõ ràng, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Những gì đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII thêm một lần nữa khẳng định: Việt Nam không bao giờ liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba. Nếu ai đó nói rằng Việt Nam dựa vào nước này để chống nước kia thì đó là hành động cố tình xuyên tạc, bịa đặt nhằm mưu đồ xấu, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, hòng làm cho tình hình thêm phức tạp, gây hoài nghi, mất ổn định, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Để không mắc mưu dẫn đến tiếp tay cho chúng, mọi cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân ta cần đề cao cảnh giác, chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh, phản bác, loại bỏ những luận điệu ấy ra khỏi đời sống trong nước và quan hệ hợp tác quốc tế.
SONG HÙNG
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.34-35.