Tin giả, hiểm họa thật

  22/11/2021 05:00

Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin...

Thông tin bịa đặt không phải đến bây giờ mới xuất hiện trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện công nghệ mới, phương thức truyền tin, nhất là mạng xã hội phát triển sâu rộng thì tin giả càng thêm đất sống.

Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định đất nước ta. Vì thế, phải đấu tranh mạnh mẽ để loại bỏ mối hiểm họa thật sự này.

1. Tin giả, trong từ điển tiếng Anh và truyền thông quốc tế sử dụng gọi là fake news. Bản thân nó có nghĩa để chỉ tin rác, tin giả mạo được tuyên truyền nhằm cố ý lừa bịp người khác.

Ở Việt Nam, trong đời sống dân gian, loại tin đó được gọi nôm là “tin vịt”. Tin này dứt khoát không bao giờ đúng với thực tế, nó được đưa ra để nhằm đánh lừa, tạo sự hiểu sai về một vấn đề, sự kiện nào đó.

Đáng tiếc, tin giả giờ đây không chỉ được lan truyền miệng từ người này sang người kia mà thông qua các hiệu ứng truyền thông, mạng xã hội, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Vì là tin bịa đặt, nên nó được cường điệu cho nên hàm chứa sự ly kỳ, hấp dẫn, dễ đánh vào xúc cảm, tâm lý của những người mà độ “hóng” cao.

Tin giả, hiểm họa thật
 Tin giả, trong từ điển tiếng Anh và truyền thông quốc tế sử dụng gọi là fake news. Ảnh minh họa: TTXVN 

Thật buồn khi có những cán bộ, đảng viên lại không phân tích đúng, sai, cả hữu ý và vô tình bị dòng tin ấy cuốn đi. Chính vài người thân của tác giả bài viết này, trước một vụ việc diễn ra cách đây không lâu về cái chết của một quân nhân, đã thường xuyên lên mạng, xem, đọc các bài viết xuyên tạc sự thật về kết quả xử lý của các cơ quan chức năng. Xem xong thì khẳng định như đinh đóng cột là đã cách chức ông tướng nọ, bỏ tù ông đại tá kia...Bằng rất nhiều cách, kiên trì giải thích, thuyết phục thì họ mới nhận ra rằng mình... tin sai!

Phải nói rằng, những thế lực xấu đã rất kỳ công trong việc cắt ghép, dàn dựng nên những hình ảnh có trong hàng chục clip, video ấy. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị thì ra sức lợi dụng điều đó để tiếp tục xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định đất nước ta.

Bằng thủ đoạn không nói cho có, có nói cho thật nhiều, nói nhiều ắt phân vân, ngả nghiêng và nói mãi sẽ có người tin. Có thể nói, âm mưu, thủ đoạn này không mới nhưng nó rất có tác dụng. Các bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy, sai lệch niềm tin do tiếp nhận tin giả giống như dịch bệnh lây lan. Khi cá nhân chia sẻ tin giả cũng đồng nghĩa với “lây truyền” niềm tin độc hại.

Ở Việt Nam, tin giả ngày càng xuất hiện nhiều và bỗng dưng trở thành một phần trong xã hội. Chỉ riêng tháng 10 vừa qua, khi chúng ta bước sang giai đoạn mới thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã có tới 200.000 tin, bài viết giả mạo, tiêu cực xuyên tạc Nghị quyết 128 của Chính phủ “thất bại toàn diện”; rằng người lao động không được hỗ trợ; bịa đặt Bộ Y tế “ép buộc” trẻ em tiêm vaccine nhằm thu lợi bất chính...

Các nước trên thế giới cũng vấp phải nạn tin tức giả mạo, xuyên tạc. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo “Tin giả lan nhanh và dễ dàng hơn cả virus, nhưng mức độ nguy hiểm thì không hề thua kém”.

2. Trên thực tế, tin giả không chỉ chiến thắng tâm lý hiếu kỳ, tò mò của độc giả mà nó còn làm suy yếu các phương tiện truyền thông. Tin giả không chỉ hướng lái sai lệch một bộ phận xã hội mà còn “dắt mũi” cả một số phóng viên, cơ quan báo chí. Tin chưa được kiểm chứng từ cá nhân trên Facebook, Zalo... nhưng có những báo mạng vẫn "nhanh tay" biến thành sản phẩm báo chí.

Thiết nghĩ, để bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả trong nhận diện, phòng ngừa, đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả với nạn tin giả cũng như giảm thiểu tác động xã hội của nó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, liên thông của các cơ quan chức năng. Cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ nhưng linh hoạt, vận dụng nghiêm khắc chế tài, luật pháp để xử lý nghiêm mọi cá nhân, tổ chức tung tin giả.

Tại Hội nghị công tác công an trong phòng, chống dịch ngày 11-10-2021, Bộ Công an cho biết đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường nắm, kiểm soát tốt tình hình trên không gian mạng; xử phạt hành chính hơn 150 đối tượng đăng tải tin giả, sai sự thật; ngăn chặn, yêu cầu gỡ bỏ 10.944 tin, bài viết, video chứa thông tin xấu độc.

Con số trên cho thấy, tin giả giống như rác rưởi hằng ngày làm bẩn nhà, bẩn phố, mà rác thì phải quét, quét rồi nó lại có, cho nên phải quét thật mạnh, thường xuyên, liên tục thì mới mong nhà luôn luôn sạch.

Luật pháp đã có những quy định chặt chẽ, tất yếu Nhà nước phải can dự để chống lại tin giả, đòi hỏi bộ máy quyền lực phải liêm chính, hiệu năng.

Tuy nhiên, vấn đề truyền thông đến cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu. Một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong xử lý tin giả đó là phải nhanh chóng cung cấp cho công chúng những thông tin đúng đắn, chính thống. Càng là những thông tin mà công chúng còn nghi ngờ, mơ hồ thì càng phải tăng cường cung cấp thông tin đúng để họ hiểu đúng.

Tiến sĩ Yeung Yong Uhm, chuyên gia truyền thông Hàn Quốc trong hội thảo khoa học quốc tế về quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã nhấn mạnh tính minh bạch và thời điểm công bố thông tin. Thông tin trung thực và thông tin chính thống phải đến sớm, nhanh nhất có thể với người dân. Tiếc rằng, thực tế hiện nay “tin giả đi được 2/3 trái đất thì tin thật mới chạy theo”.

3. Tin giả nhưng hiểm họa lại thật. Tin giả thực sự là một loại virus độc hại, tác động xấu đến nhận thức, hành vi cá nhân, từ đó làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội.

Trước khi Nhà nước “điều trị” bệnh này, mỗi cá nhân cần tự mình có trách nhiệm sàng lọc, tiếp nhận thông tin trung thực, phủ nhận thông tin xuyên tạc, giả mạo để cuộc sống ngày càng tươi đẹp.

NGÔ ANH THU

Cuối năm lại diễn trò lố

 08:09 22/11/2021

Lệ thường, dịp cuối năm, các nơi tổ chức tổng kết, bình bầu thi đua khen thưởng, đánh giá lại năm cũ và khởi động cho năm mới. Tổ chức Việt Tân cũng học theo nếp đó nhưng lại ở khía cạnh diễn trò lố bịch: tung hô, “trao giải” cho kẻ phản dân, hại nước.

Hôm 18/11, tổ chức khủng bố Việt Tân tiếp tục khuếch trương về “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2021”. Thông tin rêu rao: “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2021 với chủ đề nghĩa đồng bào trong mùa đại dịch, để vinh danh những hoạt động cứu trợ dân nghèo khó trong đại dịch COVID-19 vừa qua đã bị chính quyền bỏ rơi”. Đồng thời, Việt Tân “mong mỏi giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2021 sẽ là một đóng góp thêm nữa vào phong trào dân giúp dân”. Trong thông báo này, Việt Tân đã sử dụng những cụm từ đánh vào lòng nhân nghĩa của con người để lừa bịp, đó là lấy danh nghĩa “cứu trợ dân nghèo khó trong mùa đại dịch”, “đóng góp vào phong trào giúp dân”…  Xem qua, thiết tưởng như đây là hành động nhân ái nhằm giúp đỡ đồng bào nghèo khó trong đại dịch COVID-19, từ đó có thể chạm vào lòng trắc ẩn, bao dung của con người. Tuy nhiên, đó chỉ là lớp sơn để che đậy bản chất xảo trá của tổ chức khủng bố, phản động này.

“Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” được Việt Tân tung ra lần đầu vào năm 2018, là sự tiếp nối trò trao thưởng trước đó, chỉ khác về tên gọi. Mục đích việc trao thưởng được Việt Tân lừa bịp thành “nhằm biểu dương tinh thần đấu tranh cho dân sinh dân quyền của nhà hoạt động dân chủ đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước” và “nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam”. Cái tên Lê Đình Lượng được lý giải là tên của “một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực đấu tranh bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước”!

Trò trao thưởng này theo lệ cứ rộ lên dịp cuối năm, lấy cớ để tổng kết, đánh giá, trao thưởng cho người “có nhiều đóng góp” trong năm. Cùng việc tung hô giải thưởng thì các đối tượng cũng tìm nhiều cách để tạo sóng dư luận, như tụ tập các thành phần chống phá đất nước để “hội thảo” hay “hội thảo trực tuyến”, đối thoại, phỏng vấn…  Cuối năm ngoái, buổi trao “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” cũng được tung hô với một hội thảo “Cùng nhau lên tiếng cho quyền tự do ngôn luận” do nhóm chống đối livestream từ Sydney, Úc. Lần đó, “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” được trao cho Phan Kim Khánh, một đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam mà Việt Tân gọi là “sinh viên tù nhân lương tâm”! Tại buổi livestream “trao giải” này, Phan Kim Khánh được tô vẽ như một hình tượng để “giáo dục thế hệ trẻ”. Các đối tượng tung hô: “Anh Phan Kim Khánh mới có 23 tuổi và sắp hoàn tất chương trình đại học 5 năm, khi anh bị Công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ vào ngày 21/3/2017. Anh bị tuyên án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế vì bị buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Trên nhiều bài viết tung lên mạng Internet, các đối tượng còn tô đậm những câu nói thực chất là sự bao biện hành vi phạm tội chống phá đất nước của Phan Kim Khánh nhưng lại coi như tuyên ngôn:  “Trong tương lai gần, tôi muốn trở thành một người làm truyền thông thực thụ, tôi muốn góp sức vào phong trào đấu tranh cho nền dân chủ, tự do báo chí tại Việt Nam”! Trên các trang VOA, RFA… nói rằng “Ông là một người dẫn chương trình được nhiều sinh viên trong trường Đại học Thái Nguyên biết đến. Ông cũng là một thành viên của chương trình Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI)”…

Thực tế, Phan Kim Khánh là đối tượng đã bị TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên phạt 6 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2015 (khi đang là sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên), Phan Kim Khánh đã kết nối với một số đối tượng phản động ở hải ngoại lập tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng… Tại phiên toà, Phan Kim Khánh đã khai báo thành khẩn, thừa nhận do kém hiểu biết về chính trị, pháp luật nên đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến phạm tội. Bị cáo Khánh bày tỏ sự hối tiếc về việc làm của mình và đề nghị hội đồng xét xử cho được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có cơ hội làm lại cuộc đời, báo hiếu cha mẹ.

Năm 2018, Việt Tân đã xướng tên người nhận “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” cho Trần Thị Nga - đối tượng năm 2017 bị TAND tỉnh Hà Nam tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Nga đã có hành vi trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân và trang YouTube để làm, tàng trữ, đăng tải 13 video clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi ngờ, gây hoang mang trong nhân dân. Nga còn trả lời phỏng vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp những thông tin, tình hình sai lệch về hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam.

Với Lê Đình Lượng - đối tượng đang chấp hành án tù mà Việt Tân lấy làm tên giải thưởng, trái ngược với “một người yêu nước” như Việt Tân vẫn rêu rao. Đây là đối tượng cộm cán, một cánh tay đắc lực của tổ chức Việt Tân, hoạt động phổ biến ở các địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Quá trình hoạt động, Lê Đình Lượng đã sử dụng những thủ đoạn như thông qua các trang mạng xã hội đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên tuyền cổ súy cho Việt Tân, trong đó có nhiều bài viết bình luận, ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của Việt Tân, xuyên tạc về tình hình đất nước, đả kích Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 2018, Lê Đình Lượng bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên án 20 năm tù và phạt quản chế 5 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Bằng việc tô vẽ cho các đối tượng nhận giải thưởng với danh hão như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước”..., cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” chỉ là thủ đoạn để tổ chức Việt Tân hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc cho những kẻ được họ tiếp tay hoạt động chống Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thông qua đó nhằm tiếp tục cổ súy, lôi kéo các đối tượng khác hoạt động phục vụ âm mưu chống phá Việt Nam của tổ chức này. Cùng với việc rêu rao giải thưởng, các đối tượng nhằm tạo sóng dư luận, gây sự chú ý từ quốc tế để bôi nhọ, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, qua đó lấy cớ để gây sức ép, can thiệp vào tình hình trong nước. Để gây chú ý, chúng không ngừng tung hô giải thưởng “có giá trị” cả vật chất lẫn tinh thần, sau đó tự lập “hội đồng” đưa ra các ứng viên nhận giải. Cứ nhìn những người được các tổ chức này trao giải, nhiều người không nhịn được cười, không hiểu là họ đang diễn hề hay làm trò kỳ quặc gì.

Giải thưởng là thể hiện sự tôn vinh cho tập thể hay cá nhân nào đó có thành tích, cống hiến. Giải thưởng mang tên nhân quyền còn thể hiện giá trị thiêng liêng, cao quý bởi ý nghĩa của cụm từ này. Vậy mà những tổ chức chống phá lại lấy cớ trao thưởng để tập hợp những thành phần là tội phạm chống phá đất nước, chống phá nhân dân, biến hành vi phạm tội của các đối tượng thành những danh xưng mĩ miều “đấu tranh cho tự do dân chủ”, “vì tiến bộ xã hội”, “vì quyền con người”… Rõ ràng, các tổ chức này đã xâm phạm, bôi nhọ lên giá trị quyền con người nhưng lại tự huyễn hoặc bảo vệ quyền con người, vì con người.

Còn những cá nhân được “vinh danh” trao giải thì thực chất chỉ như những con rối, quân cờ, ngồi chấp hành án trong trại giam nhưng bị kẻ địch bên ngoài mượn tên để điều khiển, vì động cơ chống phá đất nước. Bởi vậy, những phạm nhân đó chớ nên nghe ảo vọng từ đâu mà nghĩ khác, làm khác để tự cho mình là “tù nhân lương tâm”, kiếm tìm giải thưởng ở trời Tây. Chẳng có giải thưởng nào từ các thế lực chống phá bên ngoài giúp phạm nhân “đến với tự do, dân chủ”. Muốn trở về với tự do, dân chủ như công dân bình thường, điều trước mắt và quan trọng nhất là trót bước lạc đường thì nay chấp hành án trong trại giam, hãy ăn năn hối cải, biết nhận ra lỗi lầm để cải tạo tiến bộ, sớm tìm lại con đường về với gia đình, sống có ý nghĩa trên đất nước, quê hương mình. 

Nguyễn Thành

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học về quản lý văn hóa, tư tưởng: “Ngọn lửa nhỏ” thiêu rụi cả nền báo chí

 19/11/2021 18:04

Sau khi Báo Quân đội nhân dân Điện tử đăng loạt bài “30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam”, tòa soạn đã nhận được nhiều thông tin phản hồi, hưởng ứng tích cực của bạn đọc hoan nghênh nội dung các bài viết.

Nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục phân tích, làm rõ sự kiện trên với những nội dung sâu sắc hơn, cụ thể hơn. Nhân dịp Hội nghị văn hóa toàn quốc sắp diễn ra, tòa soạn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những thông tin, tư liệu về sự sụp đổ của Liên Xô và bài học về quản lý văn hóa, tư tưởng.

Đi ngược tư tưởng của Lênin về báo chí

Sinh thời, Lênin đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của báo chí. Người khẳng định: “Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”. Lênin đã phát triển sáng tạo quan điểm của C. Mác: “Tuyệt đối từ bỏ chính trị là không thể được.

Tất cả các tờ báo chủ trương từ bỏ chính trị cũng đều làm chính trị. Vấn đề chỉ là làm chính trị như thế nào và làm loại chính trị gì”.  Lênin cho rằng: “Báo chí là trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với đối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng. Báo hằng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ động quần chúng không có gì thay thế được”.

Theo Lênin, mỗi Đảng cách mạng cần coi việc xuất bản tờ báo là dấu mốc quan trọng đầu tiên. “Điểm xuất phát của hoạt động, bước thực tiễn đầu tiên để tiến tới các tổ chức mong muốn..., phải là việc thành lập tờ báo chính trị toàn Nga. Chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành được một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”.

Lênin cũng nhấn mạnh báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng: “Báo chí phải trở thành các cơ quan của các tổ chức của Đảng. Các nhà văn nhất thiết phải tham gia các tổ chức Đảng. Các nhà xuất bản và các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo, tất cả những cái đó phải trở thành của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng”.

Thế nhưng sau này, ở Liên Xô, người ta đã đi ngược lại những căn dặn của Lênin, buông lỏng và vô hiệu hóa vai trò của báo chí trên trận địa tư tưởng.

“Thay máu” ồ ạt lãnh đạo các cơ quan báo chí

Sau khi M.Gorbachev lên nắm quyền Tổng Bí thư (3-1985), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chiến hữu thân cận là A.N.Yakovlev, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tuyên giáo-người được coi là “kiến trúc sư” của cải tổ, công tác “thay máu” lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền thông của Liên Xô đã được tiến hành gấp rút.

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học về quản lý văn hóa, tư tưởng: “Ngọn lửa nhỏ” thiêu rụi cả nền báo chí
 Tổng biên tập Anatoli Sofronov bất ngờ bị thay vào 6-1986.

Theo nhà sử học Aleksandr Ostrovsky, tháng 3-1986, Valentin Falin trở thành giám đốc mới của hãng tin APN. Điều đáng nói Valentin Falin không chỉ thân thiết với Gorbachev, mà còn với Willy Brandt, một trong các tác giả của Hiệp ước Xô-Đức năm 1970.

Cũng đầu năm 1986, M.N.Poltoranin được chỉ định làm Tổng biên tập báo "Sự thật Moskva", thay cho V.Markov. Tháng 6 cùng năm, đến lượt Tổng biên tập tờ "Tin tức Moskva" bị thay thế. Tạp chí "Ngọn lửa nhỏ" cũng có Tổng biên tập mới là V.Korotich. Các tạp chí lý luận hàng đầu như "Thế giới mới", "Ngọn cờ" cũng tiến hành thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất, đều là những người thân cận với Gorbachev và Yakovlev.

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học về quản lý văn hóa, tư tưởng: “Ngọn lửa nhỏ” thiêu rụi cả nền báo chí
Các bìa Ngọn lửa nhỏ thời Korotich luôn khiến cho người đọc nghĩ về sự sụp đổ của Liên Xô. 

Trong hồi ký của mình, nhà ngoại giao Mỹ, George Matlock đã nhận xét về "công tác nhân sự" này: "A.N.Yakovlev, người phụ trách tuyên giáo của Đảng Cộng sản Liên Xô thời đó đã đóng vai trò chính trên mặt trận này của công cuộc cải tổ. Trước đại hội Đảng lần thứ 27 (1986) đã bắt đầu sự thay đổi lãnh đạo các cơ quan thông tin đại chúng. Mùa Hè năm 1986, ông ta báo cáo Bộ Chính trị, rằng "90% cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực này đã được thay thế".

Những người được thay thế là ai? Đó là những kẻ “cùng hội cùng thuyền” với Gorbachev và Yakovlev, sẵn sàng lợi dụng chiêu bài “cải tổ”, “dân chủ”, “công khai” để đưa ra những tuyến bài, những thông tin thật giả lẫn lộn, thậm chí là bịa đặt làm người đọc hoang mang, mất niềm tin vào chế độ Xô viết và các giá trị vốn là nền tảng của ổn định và phát triển. Có thể đơn cử trường hợp Vitaly Korotich, người được bổ nhiệm làm Tổng biên tập mới của tờ tạp chí "Ngọn lửa nhỏ" danh tiếng giàu truyền thống.

Gương mặt hận thù

Được tái xuất bản dưới thời Liên Xô vào năm 1923 (xuất bản lần đầu vào năm 1899), “Ngọn lửa nhỏ” (Ogoniok) đã nhanh chóng trở thành một tờ tạp chí uy tín hàng đầu với số lượng phát hành cực lớn, có sự ảnh hưởng lớn trong xã hội.

Trong năm tái xuất bản 1923, số lượng Ngọn lửa nhỏ đã lên đến con số 42 vạn bản, dù giá là khá cao so với thời đó (5 rúp). Thời điểm trước khi Vitaly Korotich được bổ nhiệm giữa năm 1986, Ngọn lửa nhỏ đang ở thời hoàng kim với mỗi số in khoảng 1,5 -2 triệu bản, ra hàng tuần.

Tổng biên tập khi đó là nhà văn, Anh hùng lao động Anatoly Sofronov. Ông đã từng tham gia Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, là tác giả của nhiều cuốn sách viết về chiến tranh, trong đó có các tác phẩm đã được chuyển thể lên màn ảnh. Vậy mà dưới sự chỉ đạo của A.N.Yakovlev, Anatoly Sofronov đã phải rời vị trí Tổng biên tập, nhường chỗ cho Vitaly Korotich, vốn chỉ làm lãnh đạo 2 tờ báo chẳng có mấy tiếng tăm, chuyên về công tác thanh niên và văn học nước ngoài ở Ukraina.

Nếu như trong quá khứ, Korotich từng viết cuốn “Gương mặt hận thù”, mô tả hình ảnh nước Mỹ những năm 80 bị ăn mòn bởi hận thù từ bên trong và gieo thù hận trên thế giới thì nay ông ta được giao một nhiệm vụ hoàn toàn trái ngược: Mô tả nước Mỹ như một "đế chế của cái thiện" (trái ngược với "đế chế của cái ác" mà Reagan đã tuyên bố là Liên Xô).

Từ nay, V.Korotich sẽ cho đăng trên Ngọn lửa nhỏ các tuyến bài để cho độc giả thấy lịch sử của Liên Xô như một chuỗi liên tục của “tội ác của quyền lực chống lại nhân dân”, để dẫn dắt suy nghĩ về quy luật sụp đổ sắp tới của đất nước.

Núp bóng các chuyên mục "điều tra báo chí", "tài liệu từ kho lưu trữ", "kho lưu trữ đặc biệt", phỏng vấn thì mời  những người bất đồng chính kiến, các “nhà dân chủ”…., hành trình “lật sử”, “bôi đen quá khứ dân tộc” dưới sự chỉ đạo của Korotich đã đi ngược lại những gì mà các thế hệ nhà báo của Ngọn lửa nhỏ đã dày công tạo dựng suốt mấy chục năm liền.

Thay bìa đổi ruột và biến chất

Khi nắm quyền, một trong những việc đầu tiên Korotich làm là sa thải phần lớn ekip phóng viên, biên tập viên của Tòa soạn và chê bai nội dung trước đây của Ngọn lửa nhỏ là cũ kỹ, chỉ xứng dành cho “các hiệu cắt tóc” để khách đọc khi chờ đến lượt.

Rất nhanh, ba tháng sau đó, hình ảnh Huân chương Lênin-phần thưởng cao quý mà tạp chí được trao tặng vào năm 1973, nhân kỷ niệm 50 năm xuất bản, bị Korotich cho biến mất khỏi trang bìa. Và, cũng ngay sau đó, nội dung bên trong bắt đầu thay đổi ...

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học về quản lý văn hóa, tư tưởng: “Ngọn lửa nhỏ” thiêu rụi cả nền báo chí
Các bìa Ngọn lửa nhỏ đều có in Huân chương Lênin từ năm 1973, sau khi lên làm Tổng biên tập, Korotich đã "cất" hình ảnh đó đi (bìa cuối). 

Bìa của tạp chí vẫn giữ nguyên giữ nguyên kiểu chữ của măng-sét, nhưng trên đó chân dung của những điển hình xuất sắc trong mọi lĩnh vực của Liên Xô đã không còn chỗ. Ý tưởng các bìa của Ngọn lửa nhỏ luôn gợi cho người đọc một sự bất an, tiêu cực, thậm chí là suy nghĩ về "sự diệt vong của Liên Xô”. Ví dụ, có bìa thì vẽ cờ của 15 nước Cộng hòa quanh trái lựu đạn bọc cờ Liên Xô, bìa khác là những quân bài mỏng mảnh in cờ các nước Cộng hòa xếp thành tháp, có thể đổ bất cứ khi nào…

Trở thành cơ quan ngôn luận cho "tư duy mới", tạp chí Ngọn lửa nhỏ đã cho đăng nhiều kỳ các cuốn sách bôi nhọ lãnh tụ Stalin của Roy Medvedev, hồi ký của các "nạn nhân của sự đàn áp", các cuộc phỏng vấn với những người bất đồng chính kiến như Vladimir Bukovsky (với cái tít "Chiến đấu chống lại chính quyền của những kẻ cặn bã"), Elena Bonner, Valeria Novodvorskaya… Đi xa hơn, Korotich còn cho đăng trên Ngọn lửa nhỏ nhật ký của trùm phát-xít Goebbels.

Nội dung “tố cáo tội ác” trên tạp chí dày đặc đến nỗi một độc giả của Ngọn lửa nhỏ thời kỳ này nhớ lại: “Có cảm tưởng như bạn đang bước đi trên con đường ngập máu”. Sự “quay ngoắt 180 độ” của Ngọn lửa nhỏ đã làm thay đổi căn bản tờ tạp chí có ảnh hưởng này: từ chỗ là cơ quan ngôn luận góp phần xây dựng Chính quyền Xô-viết vững mạnh, nay lại trở thành kẻ góp phần làm rạn nứt và phá hủy nó.

Chiến dịch “ma túy của công khai” đã tỏ ra có hiệu quả, khi số lượng xuất bản của Ngọn lửa nhỏ đã tăng vùn vụt, đỉnh điểm có lúc lên tới hơn 4 triệu bản/kỳ. Người ta hiếu kỳ với những thông tin “độc”, mà nhiều khi các “đầu bếp” đã chế biến nó với liều lượng thật 3 giả 7, với mục đích chính là làm người đọc lung lay niềm tin vào những giá trị chân chính.

Ngọn lửa nhỏ - sự nguy hiểm của vũ khí tư tưởng

Ngọn lửa nhỏ, cùng với Tin tức Moskva (Moskovskie Novosti) đã trở 2 đầu tàu của cái gọi là trào lưu “công khai” dưới thời Gorbachev. Cũng cần nói thêm, người đứng đầu Tin tức Moskva là Egor Yakovlev, nguyên Phó tổng giám đốc Hãng thông tấn APN. Dưới sự chỉ đạo của Yakovlev, Tin tức Moskva đã hoàn toàn đổi màu, trở thành một diễn đàn chống chế độ Xô-viết. Đỉnh điểm của sự phản bội là tháng 1-1991, tức 11 tháng trước khi Liên Xô sụp đổ, Egor Yakovlev đã xin ra khỏi Đảng.

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học về quản lý văn hóa, tư tưởng: “Ngọn lửa nhỏ” thiêu rụi cả nền báo chí
 Trước thời cải tổ, bìa tạp chí Ngon lửa nhỏ thường xuyên có chân dung những con người Xô viết đạt nhiều thành tích trong các lĩnh vực.

Còn Korotich thì sao? Với những “công lao” của mình, năm 1989, y đã được tạp chí Mỹ World Press Review trao giải “Biên tập viên nước ngoài của năm” dành cho những người không sống ở Mỹ, nhưng đã có công trạng trong việc đẩy mạnh tự do báo chí, vì nhân quyền.

Tháng 8-1991, khi Korotich đang ở Mỹ thì xảy ra sự kiện Chính biến, y liền xin ở lại vì sự Ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp “trả thù”. Ngày 26-8-1991, theo quyết định của cuộc họp lãnh đạo Ngọn lửa nhỏ, Korotich bị miễn nhiệm Tổng biên tập “vì sự hèn nhát”.

Từ đó đến nay, y sống tại Mỹ. Tháng 2 năm nay, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Báo Sự thật TNCS (Komsomolskaya Pravda), Korotich nói Gorbachev là thủ phạm làm cho đất nước Liên Xô sụp đổ. Có phải tuổi già khiến cho cựu Tổng biên tập Ngọn lửa nhỏ quên mất họ từng là “cùng hội cùng thuyền”, Korotich có phải là vô can, khi từng là một công cụ tuyên truyền phục vụ đắc lực cho những mục đích chính trị của M.Gorbachev và A.Yakovlev?

Báo chí Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây đến nay vẫn lấy trường hợp Ngọn lửa nhỏ làm ví dụ khi nhắc đến sự nguy hiểm khi vũ khí tư tưởng, tuyên truyền bị giao vào tay những kẻ cơ hội, đổi màu chính trị. Cũng cần nói thêm sau khi Liên Xô sụp đổ vào cuối tháng 12-1991, số lượng của Ngọn lửa nhỏ lao dốc không phanh, đến năm 1994 chỉ còn có 74 nghìn bản và đến tháng 12-2020, Ngọn lửa nhỏ đã ngừng xuất bản tạp chí in. “Ngọn lửa nhỏ” đã lụi tàn như thế đó.

PHAN VIỆT HÙNG

Ứng xử với “công bộc ma-nơ-canh”

 18/11/2021 05:00

“Công bộc ma-nơ-canh” là tiếng lóng của một bộ phận người dùng mạng xã hội (MXH) để chỉ những cán bộ, công chức có thói quen “làm màu”, “diễn sâu”, tô hồng, đánh bóng bản thân.

Sự xuất hiện những dạng “công bộc ma-nơ-canh” chính là tác nhân kìm hãm sự phát triển, ảnh hưởng đến môi trường văn hóa công sở. Nếu không kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, biểu hiện “công bộc ma-nơ-canh” sẽ dẫn tới  suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức trong tổ chức đảng và hệ thống chính trị.

Ai là ma-nơ-canh?

Ma-nơ-canh là con búp bê bằng nhựa hoặc chất liệu nhẹ, có kích thước tương đương người thật, được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc và các cửa hàng kinh doanh quần áo, trang sức. Vì là sản phẩm phục vụ cho quảng cáo, kinh doanh nên ma-nơ-canh được sản xuất theo các chỉ số, số đo chuẩn người mẫu. Ma-nơ-canh mặc quần áo, đeo trang sức thì rất đẹp, rất chuẩn, nhưng đó là cái đẹp vô hồn, vô cảm...

Đưa hình ảnh mang tính tu từ này vào đời sống, trước hết là ở môi trường nghệ thuật. Khi đánh giá những diễn viên có vẻ đẹp hình thể xuất sắc nhưng hạn chế, yếu kém về kỹ năng diễn xuất, giới chuyên môn và công chúng gọi đó là “diễn viên ma-nơ-canh”. Một dạo, không ít nhà sản xuất, đạo diễn trong nghệ thuật thứ bảy có trào lưu mời những người đẹp trong giới người mẫu, hoa hậu, ca sĩ... nổi tiếng tham gia đóng phim. Cùng với công nghệ lăng xê, sự xuất hiện của những “chân dài” nổi tiếng là nhân tố chính thu hút khán giả đến phòng vé. Tuy nhiên, số diễn viên tay ngang này thành công trong nghiệp diễn xuất không nhiều. Phần lớn họ đều bị đánh giá là ma-nơ-canh, là “bình hoa di động”... Chất lượng của tác phẩm nghệ thuật vì thế cũng nhanh chóng chết yểu sau những ồn ào nhất thời... Đó là chuyện của đời sống giải trí.

Ứng xử với “công bộc ma-nơ-canh”
Ảnh minh họa / Vietnam+.  

Chuyển sang môi trường công tác của cán bộ, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị các cấp, ở từng cơ quan, đơn vị, tổ chức... không khó để nhận ra những dạng “công bộc ma-nơ-canh”. Khác với “chân dài” đi đóng phim thường bị chê diễn xuất tồi, những ma-nơ-canh trong hàng ngũ cán bộ, công chức lại biểu hiện ở khả năng “diễn” và “đổi màu” trong các hành vi ứng xử.

Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vừa qua, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã lộ ra những ma-nơ-canh như vậy. Có người suốt ngày này qua tháng khác cứ đến công sở, đóng cửa ngồi im ỉm trong phòng, không dám ra ngoài vì sợ bị lây nhiễm, nhưng khi nghe tin có đoàn cấp trên đi kiểm tra thì xăng xái đi theo. Họ nhoi lên phía trước, đi gần lãnh đạo cấp trên để được ghi hình, xuất hiện “ké” trên truyền thông. Thỉnh thoảng lại sử dụng xe công chạy lòng vòng, đến một số nơi dàn dựng hình ảnh để tung lên mạng xã hội "làm màu". Những hình ảnh được họ sử dụng như là những “luận cứ” để tô hồng báo cáo thành tích. Biểu hiện này trên mạng xã hội, người ta gọi là “diễn sâu”.

Cùng với đó là sự xảo biện, tạo dựng thành tích “ảo”, nói rất hay, báo cáo “khống” thành tích trong các hội nghị. Họ lấy quyền của người đứng đầu để tâng công, tự tô vẽ chân dung cá nhân trước cấp trên. Biểu hiện này là thủ thuật “đổi màu”. Nó chẳng khác gì thay áo cho ma-nơ-canh. Bên cạnh đó là cách làm việc thu mình, cầu an, sợ trách nhiệm. Mặc dù yêu cầu nhiệm vụ đặt ra rất cao, thực tiễn đòi hỏi cán bộ phải chủ động dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nhưng với những cán bộ dạng này, họ luôn tìm cách đẩy cái khó cho nơi khác, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong lúc thực tiễn đời sống có rất nhiều việc, nhiều cơ hội đến với địa phương, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách, nhưng vì sợ trách nhiệm, họ phải “vo tròn” bản thân trong cái áo khoác bình an.

Trong cao điểm chống dịch, khi nguồn hàng viện trợ các nơi dồn dập đổ về TP Hồ Chí Minh, không ít doanh nghiệp, tổ chức đã phải gọi điện đến các cơ quan báo chí “cầu cứu”. Ấy là bởi khi hàng chuyển đến địa phương, doanh nghiệp không thể liên hệ được với cán bộ để bố trí bốc hàng xuống cung cấp cho dân. Hậu quả là có nơi hàng tấn rau, củ, quả bị thối, lương thực, thực phẩm không có nơi bảo quản, bị hư hỏng. Vụ việc lô hàng 22.000 hộp sữa do kiều bào Australia viện trợ bị “kẹt” cả tháng trời mới được thông quan khiến dư luận "dậy sóng" vừa qua là một ví dụ. Nếu vấn đề này không được đại biểu Quốc hội đưa ra trong các phiên họp của Quốc hội vừa qua và báo chí, truyền thông không phản ánh thì số phận của lô hàng chưa biết sẽ thế nào, vì nếu để quá hạn sử dụng thì coi như đồ bỏ...

Khi giải thích về sự chậm trễ, bất cập trong những trường hợp tương tự, người ta thường đổ lỗi do cơ chế, quy trình... mà cố tình quên rằng cơ chế nào, quy trình nào cũng đều do con người sinh ra. Cái gốc của vấn đề là sự tắc trách của cán bộ, không dám quyết, không dám làm vì sợ trách nhiệm...

Những biểu hiện của “công bộc ma-nơ-canh” như thế không phải đến bây giờ mới có mà nó đã xuất hiện từ lâu, tồn tại trong hệ thống chính trị như một lực cản của phát triển. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ rõ tình trạng này, đó là: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình...”. Và đây cũng chính là những mầm mống suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng.

Ứng xử thế nào?

“Công bộc ma-nơ-canh” không hiếm trong tổ chức đảng và hệ thống chính trị các cấp hiện nay. Nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 gian khổ, khốc liệt vừa qua như một cuộc sát hạch lớn, làm lộ ra chân tướng của không ít ma-nơ-canh trong hàng ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhiều người trong số đó đã bị xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác, cách chức hoặc điều chuyển sang vị trí khác.

Những cuộc họp trực tuyến và những chuyến thị sát thực tế ở cơ sở liên tục của Thủ tướng trong cao điểm chống dịch vừa qua cho thấy, không ít cán bộ, người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị, địa phương rất bàng quan, thụ động, lơ là trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ không nắm được tình hình dịch bệnh của địa phương mình dẫn đến lúng túng, chậm trễ trong chỉ đạo, tổ chức chống dịch. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, diễn biến phức tạp...

Thực tế cho thấy, không ít cán bộ chủ chốt suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống kéo dài, nhưng cấp ủy, tổ chức đảng không phát huy được vai trò giám sát, đấu tranh, ngăn chặn. Một phần lỗi là do cấp trên trực tiếp thiếu phương pháp làm việc bao quát, cụ thể, thường chỉ nghe cấp dưới báo cáo một chiều. Thực trạng này dẫn đến sự lây nhiễm “virus ma-nơ-canh” từ dưới lên trên, trùm từ trên xuống dưới, rất nguy hại cho môi trường văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị.

Phương pháp làm việc của người đứng đầu Chính phủ trong chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua gợi mở cho cán bộ các cấp, các địa phương rất nhiều vấn đề. Trước hết đó là sự sâu sát, kịp thời, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo. Đứng trước những thử thách, khó khăn, cán bộ phải có tầm nhìn vừa bao quát vừa cụ thể thì mới có thể chỉ đạo đúng và trúng các vấn đề thực tiễn đặt ra. Ở phương diện xây dựng, chỉnh đốn Đảng, sự sâu sát, cụ thể, quyết liệt của người đứng đầu và cấp trên sẽ giúp tổ chức đảng nhận diện rõ những "biểu hiện ma-nơ-canh” trong nội bộ. Khi chân tướng của những chiêu trò, thủ đoạn tô hồng, đánh bóng bản thân hay kiểu sống thu mình, “vo tròn” vì sợ trách nhiệm bị phơi bày, thông qua môi trường dân chủ, đấu tranh phê bình và tự phê bình trong tổ chức đảng sẽ giúp cán bộ “tự rửa mặt” để khắc phục hạn chế, khuyết điểm, xứng đáng hơn với cương vị, chức trách được giao.

Điều 11, Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm đã chỉ rõ: “Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật khi thực hiện nhiệm vụ; thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân do mình trực tiếp quản lý xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác”...

Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ cũng nêu rõ: Những cán bộ “bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác” là căn cứ để xem xét miễn nhiệm, từ chức.

Như vậy, kỷ luật trong Đảng, hành lang pháp lý để xử lý những cán bộ vi phạm ngày càng được Đảng ta coi trọng, hoàn thiện bằng những quy định rất cụ thể. Đó chính là những căn cứ, đồng thời là giải pháp để chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh các biểu hiện suy thoái của những dạng “công bộc ma-nơ-canh”.

LỮ NGÀN

Luận điệu lạc lõng, sáo rỗng

 17/11/2021 07:37

Vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) có trụ sở tại New York (Hoa Kỳ) phát đi thông cáo kêu gọi chính phủ nước này cần sử dụng vòng đối thoại nhân quyền để thúc ép Việt Nam trả tự do cho những "tiếng nói bất đồng" đang bị giam giữ và có những cải thiện về nhân quyền.

Thực tế, đây không phải lần đầu tổ chức này tự cho mình quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Mượn cớ thông tin đó, một số tờ báo, trang mạng nước ngoài a dua "theo đóm ăn tàn" để xuyên tạc, có thái độ hằn học, thể hiện luận điệu sáo rỗng, cho rằng Việt Nam hạn chế nhân quyền, bắt người vô cớ.

Cần nhắc lại và nhận thức rằng, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, bảo đảm theo đúng Hiến pháp và pháp luật.

Luận điệu lạc lõng, sáo rỗng
Ảnh minh họa / tuyengiao.vn 

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (ngày 15-9-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Chúng ta ai cũng biết, một gia đình muốn êm ấm, hòa thuận, hạnh phúc thì cùng với sự dạy bảo, khuyên nhủ còn phải có khuôn phép, gia phong, nền nếp...

Một làng, một xã, một dòng họ cũng có hương ước, quy ước, lệ làng; một cơ quan, một công sở phải có nội quy; một tổ chức, đoàn thể phải có quy chế, có điều lệ... Một đất nước, một xã hội muốn tốt đẹp thì bên cạnh sự giáo dục, sự khuyên nhủ, càng phải có kỷ cương, phép nước, phải có pháp luật nghiêm minh để bảo vệ cái tốt, cái đúng; răn đe, trừng trị những cái xấu, cái sai, có hại cho dân cho nước, tức là phải có sự quản lý bằng cơ chế, pháp luật, phải có phép nước".

Chính vì thế, đã là tội phạm thì phải có luật pháp để xử lý nghiêm minh, giữ gìn sự ổn định đất nước và bảo đảm an toàn cho nhân dân. Do đó, những luận điệu của các thành phần thiếu thiện chí, mượn cớ để quy chụp, cố tình chống phá Việt Nam chỉ là những luận điệu lạc lõng, sáo rỗng cần phải lên án, phê phán mạnh mẽ.

TRẦN CÔNG HOAN

Chiêu lật mặt của những kẻ lái buôn thuật ngữ

 15/11/2021 05:00

Vì động cơ chống phá Đảng, Nhà nước mà một số đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn, thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn, “đánh tráo khái niệm” nhằm vu cáo, đổ lỗi cho chế độ của Việt Nam. Và lần này, sau hàng loạt sai phạm của một số cán bộ ngành y tế bị cơ quan chức năng điều tra, xử lý, các đối tượng này tiếp tục quay sang công kích chế độ.

1. Thời gian qua, liên tiếp có một số cán bộ ngành y tế bị cơ quan chức năng khởi tố để điều tra, xử lý do những sai phạm trong thực hiện công vụ. Điển hình nhất là các vụ việc liên quan đến ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội; ông Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh); trước đó là vụ án của ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội và Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã bị đưa ra xét xử. Trong những vụ việc này, nhiều cán bộ liên quan cũng bị khởi tố để điều tra hoặc đã phải vào tù.

Sai phạm của họ do liên quan đến mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh; cấp số đăng ký lưu hành nhiều tân dược giả... Đại đa số dư luận rất đau xót nhưng đều rất đồng tình với việc cần phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết những sai phạm. Việc xử lý này cũng thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, tiêu cực là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Chiêu lật mặt của những kẻ lái buôn thuật ngữ
 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời chất vấn trước Quốc hội nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Ảnh: TTXVN.

Dù sai phạm của các cán bộ y tế này là rõ ràng và nguyên nhân hoàn toàn do họ cố tình làm sai, gây bất bình xã hội, nhưng thật nực cười khi một số cá nhân lại sử dụng mạng xã hội để viết bài công kích, vu cáo thể chế chính trị, lên án chế độ của Việt Nam, hoặc lợi dụng đài, báo nước ngoài thiếu thân thiện với đất nước mà điển hình là VOA tiếng Việt để phát biểu bừa bãi. Họ đổ lỗi rằng, sở dĩ các cán bộ trên tham nhũng, sai phạm, phải tù tội "do lỗi của chế độ"; rằng chế độ ta "sinh ra tham nhũng, lỗi hệ thống tạo ra chứ không phải do biện pháp thực hiện"; "Đảng Cộng sản Việt Nam không những là nguyên nhân sinh ra tham nhũng mà còn không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công"...

Điển hình là những trang Facebook của các đối tượng như: Dương Quốc Chính, Phạm Minh Vũ, Trân Văn... Trên Facebook, Dương Quốc Chính tán phát bài viết: “Ai cho quan làm người lương thiện” với một cách lý giải kiểu đổi trắng thay đen. Facebook của Phạm Minh Vũ tán phát bài viết: “Cái kết của một người có tài đi theo Đảng”, xóa nhòa ranh giới giữa công và tội. Trên VOA tiếng Việt, bài viết: “Từ vụ Nguyễn Quang Tuấn: Thể chế chuyên biến giả thành thật và ngược lại!” của Trân Văn ra sức công kích chế độ. Đây là những giọng điệu không xa lạ gì trong thời gian qua, vì nó được nuôi dưỡng bởi tiền của các thế lực phản động từ nước ngoài chuyên chống phá đất nước. Vì thế, họ sẵn sàng dựng chuyện bằng bất cứ lý do gì.

2.  Đổ lỗi, vu cáo cho thể chế hay đổ lỗi cho chế độ là chiêu bài quen thuộc của một số nhóm đối tượng chuyên chống phá Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, họ đã nhầm, hoặc do cố tình “đánh lận con đen” khi quy chụp rằng, chế độ mà chúng ta đang xây dựng đã sinh ra tham nhũng.  

Từ cổ đại đến hiện đại, tất cả học giả kinh tế hay chính trị đều thống nhất một quan điểm: Tham nhũng là hiện tượng xã hội, tồn tại tất yếu, khách quan trong xã hội có nhà nước (có giai cấp). Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, hiện diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, không phụ thuộc vào chế độ chính trị “đa đảng” hay “một đảng” và cũng không phụ thuộc vào trình độ phát triển.

Hiểu một cách cơ bản thì tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực trong xã hội có giai cấp, có nhà nước. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa tận gốc nó trong một thời gian ngắn. Để phòng, chống tham nhũng, mọi quốc gia đều phải sử dụng các công cụ, biện pháp trong quản trị nhà nước nhằm triệt tiêu nó. Bởi thế, đổ lỗi cho chế độ ta mới sinh ra tham nhũng là rất thiếu hiểu biết, hoặc đó là cách ngụy biện.

Xin được dẫn chứng: Trước vấn đề tham nhũng, Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định, đồng thời sử dụng biện pháp rất mạnh để đấu tranh với tham nhũng. Trung Quốc cũng có hàng loạt đạo luật phòng, chống tham nhũng như: Luật Chống hối lộ năm 1988, Luật Chống tham nhũng năm 1997. Năm 2010 Trung Quốc còn ban hành sách trắng về chống tham nhũng. Singapore cũng xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Singapore đã ban hành đạo luật Chống Tham nhũng và Luật Sung công tài sản tham nhũng để đấu tranh với tội phạm tham nhũng. Với Hoa Kỳ, cường quốc này xác định tham nhũng là một tội phạm nghiêm trọng và không thể xóa bỏ hoàn toàn. Hoa Kỳ có cơ quan chuyên làm nhiệm vụ chống tham nhũng trực thuộc Bộ Tư pháp, đó là Cục Điều tra liên bang (FBI). Ngay cả Liên hợp quốc cũng có Công ước về chống tham nhũng. Do là vấn đề tất yếu nên dù có rất nhiều biện pháp phòng, chống thì tham nhũng vẫn không thể mất đi.

Trong 5 năm thực hiện chủ trương “đả hổ, diệt ruồi” (2013-2017) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Trung Quốc có 182.000 quan chức cấp cao và quan chức ở địa phương bị truy tố vì hành vi tham nhũng và lạm dụng chức vụ quyền hạn.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2020 cho thấy, một bức tranh màu xám về tình trạng tham nhũng trên toàn thế giới, với hơn 2/3 trong số 180 quốc gia được đánh giá chỉ đạt điểm dưới 50 trên thang điểm 100. Như vậy có thể thấy, tham nhũng là vấn đề toàn cầu chứ không riêng bất cứ một quốc gia nào.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành, trong thời gian từ năm 2013 đến 2020, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Kết quả này cũng cho thấy, mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đối với công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta đều trở nên trơ trẽn, nực cười.

Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, phát biểu với Quốc hội về vấn đề liên quan đến các sai phạm của cán bộ ngành y tế trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã khẳng định: Sai phạm trong ngành y không phải do lỗi cơ chế. “Chúng tôi khẳng định không phải do các lỗi này, mà đều có việc lợi dụng tình hình khó khăn, lách luật để vi phạm và đây là những vi phạm hình sự rất đáng phải xử lý", Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.

Quá trình điều tra, các cán bộ này đã thừa nhận sai phạm. Cơ quan điều tra đều có yêu cầu cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong từng vụ việc và đã chứng minh rõ yếu tố tư lợi, tham ô, tham nhũng, trục lợi... Đơn cử như việc mua máy móc, có trường hợp thông đồng với nhà thầu, đẩy giá ăn chia, trích phần trăm. Đây là yếu tố tư lợi, biểu hiện tham ô, tham nhũng...

3.  Nếu phải trả lời trước câu hỏi: Chúng ta có tiếc khi xử lý cán bộ có vi phạm đó hay không? Câu trả lời là: Rất tiếc! Vì họ là đảng viên, là đội ngũ tinh hoa của đất nước. Nhưng nếu hỏi rằng: Có cần thiết phải xử lý họ không? Câu trả lời là: Rất cần thiết. Pháp luật là công bằng.

Thượng tôn pháp luật là lẽ sinh tồn của quốc gia. Luật pháp Việt Nam không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào làm phương hại đến lợi ích của nhân dân, của đất nước. Không ai được phép đứng trên pháp luật, đứng ngoài Hiến pháp. Những con số cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêm túc thực thi pháp luật, nhất quán giữa nói và làm. Riêng nhiệm kỳ XII, hơn 87.000 đảng viên bị thi hành kỷ luật, trong đó 113 đảng viên là cán bộ diện Trung ương quản lý.

Từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay, nhiều đảng viên là cán bộ cấp cao vi phạm tiếp tục bị xử lý, không có ngoại lệ. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền nhưng Đảng luôn đặt mình trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi quyết định của mình.

Việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm chính là bảo vệ hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân, để giữ vững ổn định và phát triển của toàn xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh: Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm.

Chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mà công và tội phân minh. Có công thì thưởng, có tội thì phạt. Những cống hiến của các cán bộ này luôn được Đảng, Nhà nước ghi nhận, bằng cách bổ nhiệm họ vào các chức vụ quản lý quan trọng; phong, thăng những chức danh về học hàm, học vị; ưu đãi các chế độ, chính sách...

Vậy thì khi có tội, họ phải chấp nhận hình phạt cũng là bình thường. Sai phạm của họ là do chính cá nhân họ cố tình gây nên, đã không vượt qua được sự cám dỗ của vật chất, đã lợi dụng chức vụ, quyền lực được giao để trục lợi. Nó chính là do sự thoái hóa biến chất của con người. Nó diễn ra ngay ở trong chính bản thân mỗi con người.

NGUYỄN ANH TUẤN

Từ sự cần thiết khách quan, thổi lửa thành “chạy đua vũ trang

 08:07 15/11/2021

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, vừa qua, Bộ Công an đã thành lập Trung đoàn Không quân CAND. Đồng thời, Quốc hội cũng thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Với mưu đồ chống phá, nhiều cá nhân, tổ chức xấu đã xuyên tạc, hướng lái sai lệch các vấn đề nêu trên.

Một trong những nhiệm vụ lớn được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu ra là: Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

Để hoàn thành nhiệm vụ trên, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với lực lượng CAND. Về công tác xây dựng lực lượng, song song với việc sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức và triển khai đề án Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã, lực lượng CAND cũng đã nghiên cứu, thành lập đơn vị mới là Trung đoàn Không quân CAND trực thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ, góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Cùng với đó, việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với lực lượng CSCĐ cũng được triển khai, dự thảo Luật CSCĐ được Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Việc góp ý, nêu quan điểm khác nhau về một vấn đề mới là bình thường. Tuy nhiên, lợi dụng việc “đóng góp ý kiến”, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã nhanh chóng “bắt sóng”, tiến hành công kích, xuyên tạc, bóp méo sự thật, đưa ra nhiều thông tin, luận điệu sai trái, hướng lái tiêu cực. Đối với việc thành lập Trung đoàn Không quân CAND, các đối tượng xấu rêu rao đây là việc làm phục vụ “lợi ích nhóm”, việc thành lập là vô bổ, lãng phí về nhân lực, vật lực, là “biểu hiện của lạm quyền, tham nhũng”… Trong khi đó, đối với dự thảo Luật CSCĐ, những luận điệu sai lệch cũng đã được tung ra. Các đối tượng vẽ ra “thuyết âm mưu” cho rằng, theo các công ước quốc tế, các quốc gia không bao giờ được sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện hành vi trấn áp khi có xung đột dân sự nên Đảng, Nhà nước Việt Nam đang xây dựng quy định để biến CSCĐ thành một biến thể của Quân đội, phục vụ việc đàn áp người dân.

Ở một góc độ khác, một số luận điệu lại xuyên tạc, bịa đặt việc xây dựng dự luật là một cuộc “tranh giành quyền lực” giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; cho rằng lực lượng Công an đang “lấn sân” thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Quân đội. Đồng thời, liên quan đến nội dung dự thảo quy định về việc trang bị một số phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy bay, tàu thủy, trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại…, các đối tượng bóp méo bản chất sự việc, cho rằng việc trang bị các phương tiện hiện đại là tốn kém, không cần thiết, mang tính chất “chạy đua vũ trang” phục vụ việc “đối phó với người dân trong nước”. Ngoài ra, với mưu đồ tiến hành “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang, các đối tượng đòi xoá bỏ nguyên tắc “đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý Nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an” trong hoạt động của lực lượng CSCĐ; tiếp tục rêu rao rằng lực lượng CSCĐ nói riêng và lực lượng vũ trang nói chung phải trung lập, phải “nằm ngoài chính trị”.

Suy cho cùng, mục đích của những kẻ này là làm nhiễu loạn thông tin, gieo rắc sự hoài nghi của quần chúng nhân dân đối với lực lượng CAND, khích bác, chia rẽ mối quan hệ gắn bó giữa lực lượng CAND và QĐND, cổ suý tư tưởng đòi “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang.

Cần phải khẳng định, việc thành lập Trung đoàn Không quân CAND và việc xây dựng Dự thảo Luật CSCĐ là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật, dựa trên những đòi hỏi của thực tiễn công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, có sự cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng.

Thứ nhất, việc thành lập Trung đoàn Không quân CAND xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện và đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai và thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng CAND.

Tiến hành đánh giá, tổng kết về hoạt động của lực lượng CSCĐ nói riêng và lực lượng CAND nói chung cho thấy, công tác bảo vệ an ninh, trật tự đã phát sinh nhiều trường hợp mà các phương tiện cơ động chiến đấu đường bộ, đường sắt và đường thủy chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở những khu vực, địa bàn có địa hình phức tạp, hiểm trở, chia cắt. Do đó, cần có lực lượng không quân để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Việc thành lập Trung đoàn Không quân CAND góp phần xây dựng lực lượng CAND ngày càng chính quy, tinh nhuệ, từng bước tiến lên hiện đại theo lộ trình được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung đoàn Không quân CAND được quy định một cách rõ ràng, không có sự chồng chéo về nhiệm vụ với lực lượng Quân đội như một số quan điểm.

Xung quanh hoạt động của lực lượng Không quân CAND, một số ý kiến cho rằng Bộ Quốc phòng đã có lực lượng Không quân, vì vậy việc thành lập Trung đoàn Không quân CAND là không cần thiết, lãng phí nhân lực và vật lực. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng là hai lực lượng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau; bên cạnh sự phối hợp tác chiến thì trong nhiều tình huống khẩn cấp, cần sự cơ động nhanh, bảo đảm yêu cầu nghiệp vụ, cần phải có các lực lượng độc lập để nâng cao tính chủ động. Do đó, việc thành lập lực lượng Không quân CAND là hoàn toàn phù hợp, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Thứ hai, việc nghiên cứu, ban hành Luật CSCĐ mới thay cho Pháp lệnh CSCĐ là cần thiết, khách quan. Sau hơn 7 năm thực hiện, Pháp lệnh CSCĐ (2013) đã bộc lộ một số điểm bất cập, thiếu đồng bộ so với những quy định khác có liên quan. Cùng với đó, những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình trong nước, khu vực, thế giới cũng đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo đảm an ninh, trật tự. Vì vậy, để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng; hoàn thiện hành lang pháp lý về tổ chức và hoạt động của lực lượng CSCĐ, làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa lực lượng CSCĐ với các lực lượng khác, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc xây dựng Luật CSCĐ là hoàn toàn phù hợp.

Theo dự thảo, Luật CSCĐ có 5 chương, 30 điều. So với Pháp lệnh cũ, dự thảo Luật CSCĐ đưa ra một số nội dung mới như: Quy định thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của CSCĐ để bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định cụ thể về các biện pháp công tác và việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của CSCĐ; quy định về việc phối hợp của CSCĐ với cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan và chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ…

Để được thông qua, dự luật còn phải trải qua nhiều bước, với sự cân nhắc đánh giá kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mục đích cao nhất khi xây dựng luật là tạo cơ sở pháp lý vững chắc phục vụ nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân, nhất là trong bối cảnh các thế lực phản động trong và ngoài nước tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá nước ta, đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kích động, lôi kéo các lực lượng tham gia biểu tình, bạo loạn.

Tú Trần