III - Cùng chăm lo cho “trong ấm ngoài êm” (Tiếp theo và hết)

29/04/2020 05:00

Với truyền thống văn hóa người Việt, gia đình, dòng họ là thành tố có kết cấu bền vững, ổn định. Trong thời đại hội nhập, không ít giá trị truyền thống mang bản sắc gia phong đã phai nhạt. Kết cấu truyền thống của gia đình, dòng họ có sự thay đổi nhất định.

Với truyền thống văn hóa người Việt, gia đình, dòng họ là thành tố có kết cấu bền vững, ổn định. Trong thời đại hội nhập, không ít giá trị truyền thống mang bản sắc gia phong đã phai nhạt. Kết cấu truyền thống của gia đình, dòng họ có sự thay đổi nhất định. 45 năm sau ngày đất nước thống nhất, kiều bào trên thế giới đã phát triển đến thế hệ thứ ba, thứ tư. Số lượng du học sinh và người lao động Việt Nam ở các nước ngày càng đông. Để bảo vệ thành quả cách mạng cha ông đã đổ máu xương giành được, chúng ta phải có chiến lược chấn hưng văn hóa, củng cố trận địa tư tưởng ngay từ mỗi gia đình, dòng họ…
Khơi dậy mạnh mẽ mạch nguồn truyền thống
Phát huy thành quả vĩ đại của Chiến thắng 30-4-1975, suốt 45 năm qua, thành phố vinh dự được mang tên Bác Hồ kính yêu luôn là nơi khởi phát, sáng tạo các mô hình của công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh thực hiện Phong trào “Khơi dậy và phát huy truyền thống năng động, sáng tạo để phát triển thành phố” do Thành ủy TP Hồ Chí Minh phát động. Tại cuộc hội thảo khoa học về chủ đề này, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò đặc biệt to lớn của trận địa gia đình, dòng họ. Đây là nhân tố quyết định của mặt trận “nổi dậy”, kết hợp chặt chẽ với “tổng tiến công”, làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 chấn động địa cầu. Đến nay, hệ thống các di tích của những “vùng lõm chính trị”, cơ sở cách mạng trong lòng địch và mạch nguồn truyền thống yêu nước, lòng trung thành vô hạn với cách mạng của đồng bào Sài Gòn-Gia Định nói riêng, vùng đất Nam Bộ thành đồng nói chung đã trở thành di sản văn hóa tinh thần vô giá của dân tộc.
Xin đơn cử một câu chuyện truyền thống từ Di tích lịch sử Quán Nhan Hương trong khuôn viên Thảo Cầm Viên. Đây là cơ sở cách mạng ngay sát trung tâm đầu não của địch ở Sài Gòn. Suốt những năm tháng cam go, gian khổ, một gia đình và những người bà con họ hàng thân thích dưới vỏ bọc là một quán nhậu đã nuôi giấu hàng trăm lượt cán bộ, cung cấp cho cách mạng những thông tin quan trọng do đám sĩ quan, binh lính Mỹ, ngụy đến ăn nhậu để lộ. Hiểm nguy rình rập, có thể bị địch thủ tiêu cả dòng họ bất cứ lúc nào nếu bị lộ, nhưng họ đã giữ lòng trung thành vô hạn, đức kiên trung tuyệt đối với Đảng. Những cơ sở như thế trong lòng Sài Gòn có đến hàng nghìn địa chỉ, họ là những người dân rất đỗi bình thường, hiền lành, chất phác. Đó là những giá trị truyền thống kết thành sức mạnh vô song, vượt lên mọi sức mạnh của đạn bom, vũ khí tối tân, kỹ thuật hiện đại của địch.
Giới nghiên cứu kiến nghị, muốn khơi dậy và phát huy truyền thống năng động, sáng tạo để phát triển đất nước trong thời đại ngày nay, chúng ta phải tạo nên trường văn hóa, trường giáo dục bền vững từ mỗi gia đình, dòng họ. Đó là nơi khởi phát, hội tụ và tiếp biến mọi khuynh hướng tư tưởng, mọi trào lưu văn hóa. Trong môi trường hội nhập, chúng ta phải chấn hưng các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng thành trì tư tưởng vững chắc ngay từ trận địa gia đình, dòng họ, với dòng chảy chủ đạo là tinh thần yêu nước, lòng trung thành vô hạn với Đảng, sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ thành quả cách mạng mà tổ tiên, ông bà, cha anh đã đổ xương máu lập nên. Đây là vấn đề có tính chiến lược, vừa bao quát, vừa cụ thể, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài, bền vững…
III - Cùng chăm lo cho “trong ấm ngoài êm” (Tiếp theo và hết)
Điểm phát gạo miễn phí cho người nghèo tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa/baotintuc.vn.
Những ngày qua, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, Thành phố mang tên Bác lại là địa phương tiên phong làm sống dậy, lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp giống như thời đất nước có chiến tranh. Những mô hình nhân ái như máy cấp gạo miễn phí tự động, “quán ăn 0 đồng”, các phong trào thiện nguyện… được khởi phát từ chính những gia đình có tấm lòng thơm thảo. Hình ảnh những bà mẹ tuổi thượng thọ cần mẫn may khẩu trang ủng hộ bộ đội nơi tuyến đầu chống dịch gợi cho chúng ta nhớ đến câu chuyện cảm động “Tấm áo mẹ vá năm xưa” trong thời kháng chiến. Việc hàng trăm gia đình tình nguyện ủng hộ hàng chục tấn gạo, những em bé đập heo đất tiết kiệm ủng hộ chống dịch, hàng nghìn bạn trẻ làm đơn tình nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch… là sự tái hiện sinh động khí thế toàn dân kháng chiến chống giặc năm xưa, mà điểm khởi phát chính là mỗi gia đình. Người người kết nối, nhà nhà hưởng ứng, nét đẹp truyền thống được khơi dậy mạnh mẽ, phát triển thành phong trào yêu nước trong thời đại mới của toàn dân. Đó là niềm tự hào to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, được thế giới ngưỡng mộ, nể phục. Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã bày tỏ lời cảm ơn trân trọng, đánh giá cao sự hỗ trợ và hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. Đây chính là những cơ sở góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam.
Cần nhiều hơn những hành trình trở về nguồn cội
Khi bàn về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, sách lược căn cơ chính là chúng ta phải củng cố cho nội lực đất nước hùng mạnh, cả về chính trị tư tưởng và kinh tế, quốc phòng. Khi chúng ta mạnh, chúng ta sẽ có sức đề kháng, “miễn dịch” với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù từ bên ngoài. Ông bà mình đã đúc kết “Trong ấm ngoài êm” chính là thế.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, là dòng dõi con Lạc cháu Hồng, ai cũng thấy rõ niềm tự hào to lớn về diện mạo, vị thế của đất nước hôm nay. Vậy nhưng, với một bộ phận nhỏ kiều bào xa Tổ quốc, ít có cơ hội tiếp cận thông tin từ quê nhà, lại bị các phần tử thù địch nhồi nhét tư tưởng hận thù, khó tránh khỏi những cái nhìn phiến diện, thái độ cực đoan.
Thời gian gần đây, công chúng mạng xã hội YouTube rất có thiện cảm với các chương trình truyền hình của nhà báo Mỹ gốc Việt Nguyễn Quang Trường. Ông đã dành nhiều tháng trời trở về Việt Nam tìm gặp các cựu tù chính trị, cựu tù binh, các địa danh lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để tái hiện ký ức. Những cuộc phỏng vấn thực tế với các nhân chứng lịch sử giúp ông và công chúng, nhất là đông đảo kiều bào có cái nhìn khách quan, chân thực về lịch sử với những góc nhìn cận cảnh, thời sự sau 45 năm chấm dứt chiến tranh. Chia sẻ trên truyền thông, ông thổ lộ, bản thân là con của gia đình quân nhân chế độ Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975; sang Mỹ định cư đã mấy chục năm, ông cùng bạn bè, người thân chịu sự giáo dục nhồi nhét những tư tưởng cực đoan, thù hận. Sau khi đi làm báo, ông tự nhủ phải thay đổi tư duy, nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách khách quan, công bằng. Ông trở về Việt Nam thực hiện ý định của mình nhằm góp phần thức tỉnh những cái đầu bảo thủ, mông muội của một bộ phận người Việt mang tư tưởng cực đoan ở hải ngoại.
Thực tế cho chúng ta thấy, hiện thực khách quan của đất nước, nếu nhìn qua lăng kính bảo thủ, tư tưởng thù hận từ mỗi gia đình như vậy thì trắng hóa đen, tốt thành xấu. Với thế hệ trẻ của kiều bào sinh ra và lớn lên ở nước sở tại, ý thức về quê cha đất tổ, tình nghĩa với quê hương, họ hàng đều phụ thuộc vào cái nôi giáo dục, định hướng ở mỗi gia đình. GS, TS Trần Ngọc Thêm, chuyên gia văn hóa học hàng đầu ở TP Hồ Chí Minh hiện nay kể rằng, ông đã đi tìm hiểu, nghiên cứu đời sống kiều bào ở nhiều nước trên thế giới. Thực tế chứng minh, kiều bào càng sống xa Tổ quốc, nhu cầu và khát vọng bảo tồn bản sắc văn hóa cha ông càng lớn, vai trò của gia đình, dòng họ trong đời sống kiều bào càng quan trọng. Rất nhiều gia đình, dòng họ đã phát triển đến thế hệ thứ 4, con cháu chưa một lần trở về quê hương, nhưng các cháu nhỏ đang tuổi học sinh vẫn nói được tiếng Việt, vẫn có tình yêu sâu đậm với các sinh hoạt văn hóa phong tục được ông bà, cha mẹ truyền dạy. Đó là những chất liệu, là cơ sở tuyệt vời để chúng ta có chiến lược bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng kiều bào. Tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ thành quả cách mạng của dân tộc là giá trị cốt lõi trong đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt xa quê.
Củng cố trận địa tư tưởng từ mỗi gia đình, dòng họ vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước phải là sự kết nối thường xuyên, liên tục, sâu rộng giữa đồng bào, chiến sĩ trong nước và kiều bào ở nước ngoài dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần nhiều hơn những hành trình trở về nguồn cội dành cho thế hệ trẻ kiều bào, để họ thấy rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn hiện thực đất nước sau 45 năm thống nhất. Với cách tiếp cận mới, tư duy mới, với sự tương tác mạnh mẽ của công nghệ thông minh, chính thế hệ trẻ sẽ định hình ý thức hệ mới, tiến bộ, xóa bỏ tư tưởng cổ hủ, lạc hậu mang màu sắc thù hận, thù địch trong một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài ngay từ mỗi gia đình, dòng họ.
PHAN TÙNG SƠN

II - Đừng tạo cớ cho “tu hú đẻ nhờ”

28/04/2020 05:00

Tu hú là loài xảo quyệt nhất trong thế giới tự nhiên. Đặc tính của loài chim này là không bao giờ làm tổ, đẻ trứng, nuôi con. Vào mùa sinh sản, chúng tìm tổ của các loài chim khác để “đẻ nhờ”. Tu hú con vừa tách vỏ trứng nở ra, lập tức gồng mình đẩy những quả trứng khác rơi xuống đất để “độc chiếm giang sơn”.

Câu thành ngữ “Nuôi con tu hú” của ông bà ta nhằm nhắc nhở con cháu phải luôn luôn cảnh giác với loại người “tu hú”, từ đời sống gia đình, xã hội cho đến vận mệnh của cả quốc gia, dân tộc…
Đối tượng lợi dụng của loài “tu hú”
Các nhà sinh vật học đã chứng minh, loài tu hú rất tinh ranh và chuyên nghiệp trong “sự nghiệp” đẻ nhờ. Thế giới tự nhiên có hàng nghìn loài chim, nhưng không phải tổ chim nào tu hú cũng đến đẻ trứng. Chúng thường chọn tổ của những loài chim thường mất cảnh giác và có kích thước, màu sắc tương đồng. Loài bị tu hú lợi dụng nhiều nhất là chim cưỡng. Trong giới sinh vật cảnh, chim cưỡng rất được ưa chuộng bởi hót hay, có thể luyện cho chúng nói được tiếng người. Thông minh, giá trị là thế nhưng trong đời sống tự nhiên, chim cưỡng lại thiếu sự nhạy cảm cần thiết để phân biệt thật-giả, trắng-đen. Bị tu hú lợi dụng từ đời này qua đời khác nhưng không tỉnh ngộ. Chim cưỡng ngày càng hiếm, một phần do bị kẻ thù triệt mất nòi giống mà không hề hay biết…
Ngẫm chuyện tu hú để thấy rõ hơn đời sống xã hội và quan hệ quốc tế trong môi trường đổi mới, hội nhập, thời cơ đan xen nguy cơ, cơ hội đi kèm thách thức. Việc nhận diện, phân định đối tượng-đối tác không hề là chuyện đơn giản trong các mối quan hệ của thời đại số. Trong suốt 45 năm qua, mỗi bước phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng là một giai đoạn trải qua thử thách cam go, phức tạp. Vị thế đất nước trên trường quốc tế càng cao thì sự cay cú, chống phá của các thế lực thù địch, phản động càng tinh vi, phức tạp. Văn hóa, tư tưởng là lĩnh vực được các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá mạnh mẽ nhất. Chúng triệt để lợi dụng tiện ích của công nghệ thông tin, truyền thông, mạng xã hội để tác động, lôi kéo các đối tượng cực đoan, suy thoái chính trị trong nước, ngay trong nội bộ đảng nhằm phục vụ mưu đồ theo cách “tu hú đẻ nhờ”.
Giới nghệ sĩ điện ảnh, sân khấu ở TP Hồ Chí Minh đến nay vẫn hay nhắc đến bài học đắt giá của diễn viên ĐD. 20 năm trước, ĐD được coi là một “át chủ bài” của điện ảnh phía Nam, đảm nhiệm vai chính trong gần 40 phim điện ảnh, trong đó có nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang có giá trị cao về nội dung, nghệ thuật. Tài năng và nổi tiếng, con đường nghệ thuật của ĐD đang rộng mở thì bị đổ sông đổ biển, khi được điện ảnh Mỹ săn đón, mời sang đóng phim và tham gia vai chính trong một số phim nhưng thực chất, đó là một kiểu “tu hú đẻ nhờ” tinh vi. Phim ĐD đóng có nội dung xuyên tạc sự thật lịch sử, bôi nhọ cuộc chiến tranh chính nghĩa chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, làm sai lệch bản chất, méo mó hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Những người nổi tiếng trong giới nghệ sĩ, trí thức, cán bộ bị kỷ luật, sa thải có tư tưởng bất mãn với chế độ… là những đối tượng luôn được các thế lực thù địch, phản động săn đón, lợi dụng. Ai cũng biết, tiếng nói và sự xuất hiện của họ trên truyền thông luôn thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Không ít người vì nhẹ dạ cả tin, vì non kém về nhận thức và bản lĩnh chính trị, vì lóa mắt trước thứ “bánh vẽ” danh tiếng nên đã dễ dàng sa vào cái bẫy giăng sẵn hết sức tinh vi của các thế lực thù địch. Có không ít bài học nhãn tiền từ những người đi trước, nhưng một số người hiện nay vẫn chưa chịu thức tỉnh. Thời gian qua, dư luận bày tỏ thái độ bức xúc trước việc, một số trí thức, học giả, nhà nghiên cứu đăng đàn phát biểu những nội dung đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Dưới danh nghĩa hội thảo, tọa đàm khoa học do các hội, đoàn, tổ chức phi chính phủ thực hiện, họ cố tình đánh tráo khái niệm, đòi công nhận chính quyền tay sai Sài Gòn trước năm 1975 là một “chính thể quốc gia”. Họ lập luận, lịch sử độc lập với chính trị; nhà sử học chỉ quan tâm đến lịch sử!?! Thực chất, đây là kiểu tư duy ngụy khoa học, là cái cớ cho “tu hú đẻ nhờ”, tạo cơ hội để các thế lực thù địch xuyên tạc, rêu rao luận điệu phá hoại, thủ tiêu thành quả vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Đảng và nhân dân ta.
II - Đừng tạo cớ cho “tu hú đẻ nhờ”
Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường, nồng nhiệt chào đón Quân giải phóng tiến vào thành phố. Ảnh tư liệu/TTXVN.
Mới đây, cái gọi là tổ chức “Ủy ban hành động chống cộng sản” của một số phần tử người Việt Nam tại Mỹ đã sử dụng những em bé đang tuổi học sinh, cho mặc quân phục của quân lực Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 để trả lời phỏng vấn. Thực chất, đó là một vài người Việt trẻ tuổi sống xa Tổ quốc bị các phần tử thù địch nhồi nhét tư tưởng hận thù, học thuộc các nội dung do người lớn chuẩn bị sẵn để kích động, xuyên tạc, chống phá đất nước. Vậy là, bên cạnh những thành phần truyền thống, chúng đã và đang hướng đến đầu độc thế hệ tương lai của đất nước và kiều bào. Đây là thủ đoạn hết sức nham hiểm, bởi tâm hồn trẻ em như trang giấy trắng. Các cháu sống xa Tổ quốc, biết nói tiếng Việt nhưng lại bị đầu độc bởi tư tưởng thù địch, chống phá đất nước, sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực về sau...
Thành trì vững chắc ngăn chặn thủ đoạn “đẻ nhờ”
Được “trải thảm đỏ” săn đón, nhưng khi hết giá trị lợi dụng thì những “ngôi sao” trong giới nghệ sĩ, trí thức trót “nhúng chàm” có được cuộc sống sung túc, giàu sang nơi xứ người không? Hoàn toàn không! Kết cục của diễn viên ĐD là một dẫn chứng đau buồn. Sau khi đóng máy các bộ phim xuyên tạc, chống phá cách mạng Việt Nam, những người từng mời ĐD đóng phim cũng… “đóng cửa” luôn với anh ta. ĐD sống cơ cực trên đất khách, phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người thân, rồi qua đời năm 2011 vì bệnh hiểm nghèo; tro cốt được người thân đón về trong lòng Đất mẹ Việt Nam. Đa phần những người quay lưng với Tổ quốc đều có chung cái kết tương tự. Đó thực là những bài học nhãn tiền…
Âm mưu, thủ đoạn chống phá đất nước của các thế lực thù địch, phản động là không giới hạn. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng rơi vào bẫy của chúng. Đa số những người nổi tiếng trong giới nghệ sĩ, trí thức, doanh nhân, khoa học… đều nhận thức đầy đủ trách nhiệm nghề nghiệp và bổn phận với Tổ quốc, nhân dân. Cố NSND Thế Anh trong cuộc gặp gỡ cuối cùng với chúng tôi cũng đã đau đáu nhắn gửi đến thế hệ nghệ sĩ hôm nay rằng, miếng phô mai không mất tiền chỉ có trong cái bẫy chuột. Đừng lóa mắt trước những thứ xa xỉ bên ngoài Tổ quốc mình. Thời đóng phim “Nổi gió”, “Mối tình đầu”… tên tuổi Thế Anh nổi như cồn. Người ta cũng trải thảm đỏ mời ông qua Mỹ định cư, hứa hẹn cho nhà cao cửa rộng, trả lương cao ngất ngưởng. Thế Anh từ chối rằng: “Tôi ăn rau muống, cà dầm tương, uống rượu cuốc lủi quen rồi. Rượu tây, nhà lầu, xe hơi… không hợp với tôi”.
Ngay cả những người từng ở bên kia chiến tuyến trước năm 1975, hiện sinh sống tại Mỹ, cũng đã lên tiếng thức tỉnh những cái đầu lệch lạc trong giới kiều bào. Ông Nguyễn Cầm, Việt kiều quốc tịch Mỹ, cựu lính Việt Nam Cộng hòa là một ví dụ. Trở về quê hương sau mấy chục năm xa cách, ông Cầm hết sức ngạc nhiên, cảm động trước sự phát triển nhanh chóng của đất nước và tình cảm nồng ấm của đồng bào mình. Trở lại Mỹ, ông đăng đàn trả lời một kênh truyền thông hải ngoại, thẳng thắn bày tỏ thái độ phê phán việc một bộ phận người Việt Nam ở Mỹ tham gia các nhóm, hội chống phá, xuyên tạc sự thật tình hình đất nước. “Về Việt Nam tôi mới thấy, bên đó (Mỹ), bọn nó toàn bịa đặt vô căn cứ, nói tầm bậy tầm bạ. Tôi về, đi nhiều nơi, đâu đâu cũng thấy đất nước phát triển, yên bình”, ông Cầm nói.
Trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 và chống hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra quyết liệt, công chúng cả nước dành tình cảm và sự mến mộ đối với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng hành động thiện nguyện, sát cánh cùng các cấp, các ngành phòng, chống dịch, giúp đỡ dân nghèo bằng những việc làm thiết thực, cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật cổ vũ nhân dân, đã cho thấy tinh thần yêu nước đáng trân quý trong trái tim nghệ sĩ. Hành động nhân văn từ những người nổi tiếng có sức cộng hưởng, lan tỏa lớn trong cộng đồng, tạo thêm động lực sát cánh cùng Đảng, Nhà nước chăm lo tốt nhất cho dân, đồng lòng chiến thắng đại dịch, vượt qua khó khăn, thách thức…
Với tinh thần lấy xây để chống, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, sự lan tỏa những suy nghĩ, hành động, việc làm nhân ái của những trái tim yêu nước chính là cách để chúng ta xây dựng thành trì tư tưởng vững chắc; triệt tiêu cơ hội "đẻ nhờ” của loài "tu hú"…
PHAN TÙNG SƠN
(còn nữa)

Bảo vệ thành quả vĩ đại 30-4 từ trận địa gia đình, dòng họ

27/04/2020 05:00

Chiến thắng 30-4-1975 là thành tựu vĩ đại nhất trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Suốt 45 năm qua, ngày 30-4 hằng năm là Ngày hội non sông, hội tụ hào khí giang sơn, kết tinh bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo vệ thành quả cách mạng 30-4 là cuộc đấu tranh chính nghĩa, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ vững độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Trong môi trường hội nhập quốc tế, cần đặc biệt coi trọng củng cố sức mạnh truyền thống từ mỗi gia đình, dòng họ, nơi khởi phát, hội tụ và tiếp biến những khuynh hướng văn hóa, tư tưởng thời đại, với tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi dòng họ là một trận địa…
I - Nghịch lý “chim khách và quạ”
Dân gian có câu chuyện ngụ ngôn rất hay về hai loài chim tượng trưng cho hai cảnh giới khác nhau. Chim khách đến đậu trước sân nhà nọ hót véo von, chủ nhà vui mừng chào đón, đem thóc gạo ra đãi. Quạ thấy thế cũng bắt chước, bay đến đậu ở nhà bên cạnh, vươn cổ kêu “quạ… quạ…”, lập tức bị chủ cầm gạch, đá ném cho suýt mất mạng.
Gặp chim khách, quạ hỏi:
- Tôi làm giống như anh, sao lại chịu kết cục thế này?
Chim khách từ tốn đáp:
- Tiếng hót của tôi đem điềm lành, niềm vui đến cho con người. Còn anh thì sặc mùi chết chóc, ám khí, xui xẻo. Anh không bị người ta giết chết đã là may mắn!
Câu chuyện đơn giản mà ngụ ý sâu xa. Ngẫm để thấy, trong thế giới hiện đại, mọi hành động của tổ chức, cá nhân, rộng hơn là cả quốc gia, dân tộc đều được thực tiễn lịch sử nhận diện khách quan, công bằng. 45 năm qua, vào dịp tháng Tư lịch sử, nhất là những năm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức đại lễ kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, mẹ Tổ quốc lại mở rộng vòng tay đón mừng những đứa con khắp nơi trở về sum họp “Ngày hội non sông”. Đường lối hòa hợp dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân chung tay kiến thiết, xây dựng đất nước đã được Đảng ta thực hiện ngay sau ngày Nam Bắc liền một dải. Từ đó đến nay, Đảng và nhân dân ta luôn luôn coi kiều bào là bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Càng ngày, những chủ trương, chính sách của Đảng và các hình thức hợp tác, kết nối của các cấp, các ngành, các địa phương càng tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để kiều bào gắn kết với quê hương. Hàng triệu kiều bào yêu nước luôn sát cánh bên Đảng và đồng bào, chiến sĩ trong nước, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện có hơn 4,5 triệu kiều bào sinh sống và làm việc tại 110 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, lượng kiều hối về Việt Nam liên tục tăng cao hằng năm. Năm 2016, kiều hối đạt gần 11,9 tỷ USD, đến năm 2019 đã lên đến 16,7 tỷ USD. Liên tục 3 năm qua, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
Bảo vệ thành quả vĩ đại 30-4 từ trận địa gia đình, dòng họ
Nhân dân Sài Gòn tập trung tại cổng Dinh Độc Lập đón bộ đội vào giải phóng thành phố. Ảnh tư liệu/theo hanoimoi.com.vn.
Dẫn một vài số liệu như vậy để thấy, đại đoàn kết là xu thế tất yếu, thúc đẩy phát triển đất nước trong môi trường hội nhập. Đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu trở thành một “phép thử” của thời đại. Càng hoạn nạn, khó khăn, thực tiễn càng chứng minh, Đảng và nhân dân Việt Nam là một khối đoàn kết không thể tách rời. Tính ưu việt của một chế độ xã hội không phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế, sức mạnh quân sự, tốc độ phát triển của văn minh công nghiệp…, mà phụ thuộc vào chủ trương, vị thế, uy tín của Đảng cầm quyền. Trở thành quốc gia được chọn là hình mẫu của thế giới về hiệu quả phòng, chống đại dịch Covid-19, chúng ta đã chứng minh cho thế giới thấy rõ tính ưu việt, bản chất nhân văn của chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Mọi đường lối, chủ trương, sách lược, giải pháp lãnh đạo đều hướng đến chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, kiều bào. Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác.
Hướng về kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2020), dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, song qua truyền thông và mạng xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân kiều bào ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đã hướng về quê hương bằng những chương trình hành động thiết thực. Bạn bè quốc tế cũng dành sự ngưỡng mộ, tình cảm tốt đẹp nhất cho Đảng, Chính phủ, quân và dân Việt Nam. Đó là những thanh âm, sắc màu thể hiện cảnh giới của giá trị nhân văn, tinh thần đoàn kết, góp phần nâng cao niềm tin, vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Đáng tiếc là trong bản hùng ca đại đoàn kết, đâu đó vẫn có những tiếng gào lạc phách, lạc nhịp. Một số tổ chức dạng hội, nhóm người Việt Nam ở nước ngoài lại tiếp tục “bổn cũ soạn lại”. Họ tận dụng truyền thông hải ngoại và mạng xã hội, thực hiện các hoạt động kích động hận thù với những cái gọi là “Ngày quốc hận”, “Tháng tư đen”, “Hội luận về 30-4”, “Chuyển lửa đấu tranh về quốc nội” v.v.. Nội dung của những hoạt động này vẫn chỉ xoay quanh các luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc về Chiến thắng 30-4 của cách mạng Việt Nam. Bằng các hình thức trao đổi, phỏng vấn, hội đàm, hội luận… họ lợi dụng danh nghĩa “nhà nghiên cứu”, “giáo sư”, “tiến sĩ”, “học giả”… ở hải ngoại, kết nối với một số phần tử cơ hội, bất mãn trong nước để tiếp tục rêu rao phủ nhận, xuyên tạc sự thật lịch sử, cho rằng chiến thắng 30-4-1975 thực chất là cuộc “nội chiến”, là “huynh đệ tương tàn”, rằng đất nước hiện thời đang “lâm nguy” ...
Dư luận kiều bào yêu nước rất bất bình trước việc một bộ phận người Việt Nam tại bắc California (Hoa Kỳ) tổ chức cái gọi là “Ủy ban hành động chống cộng sản” công khai thực hiện các hoạt động xuyên tạc, chống phá cách mạng Việt Nam. Họ nêu khẩu hiệu “Quyền và lực của chúng ta: Lá phiếu, kiến nghị, biểu dương, biểu tình”, kêu gọi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện phương châm “Đơn giản, khả tín, khắp nơi, đồng bộ”, thực hiện “4 không” (không hòa hợp, hòa giải với Cộng sản Việt Nam; không du lịch Việt Nam; không gửi tiền, quà về Việt Nam; không mua thực phẩm, hàng hóa từ Việt Nam). Dù họ cố tình lên gân kiểu "đao to búa lớn", nhưng cái gọi là “Ủy ban hành động chống cộng sản” thực chất chỉ lèo tèo vài nhóm người. Ngay cả thành phần chủ chốt của tổ chức này, khi đăng đàn tuyên truyền xuyên tạc cũng phải thừa nhận rằng, các hội, đoàn ở đây không tìm được “mẫu số chung” trong hoạt động chống cộng sản. Không tìm được “mẫu số chung” là bởi, đại đa số cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ và các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của hòa hợp dân tộc theo đường lối của Đảng và nhân dân ta. Câu chuyện của ông Tạ Hoa Kiên, 73 tuổi, Việt kiều quốc tịch Mỹ mắc Covid-19 được các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan chức năng và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh quan tâm, điều trị miễn phí khỏi bệnh là một ví dụ thời sự. Trở về Mỹ, ông Tạ Hoa Kiên đã trả lời phỏng vấn truyền thông sở tại ngay tại sân bay. Những phát biểu cảm kích, chân thành của ông về những ngày được các thầy thuốc ở đất mẹ Việt Nam chăm sóc, điều trị, giúp ông “trở về từ cõi chết”, đã giúp cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thấy rõ hơn một góc nhìn cận cảnh về sự quan tâm của Đảng và tình nghĩa của đồng bào dành cho những người con xa xứ.
Những dẫn chứng như vậy có rất nhiều trên truyền thông và mạng xã hội thời phòng, chống dịch Covid-19. Nó như những loài hoa thơm bung nụ khoe sắc lấn át cỏ dại trong vườn hoa xuân. Nhằm đập lại những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ đất nước, kích động hận thù của những phần tử, tổ chức phản động ở hải ngoại, rất nhiều tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài đã thành lập những kênh truyền thông, tận dụng các mạng xã hội thực hiện nhiều sản phẩm truyền thông phản ánh trung thực, sinh động tình hình trong nước. Thông qua các chuyện mắt thấy tai nghe của những người trở về quê hương sau nhiều năm xa cách, họ đã mang đến cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài những bức tranh toàn cảnh về đất nước, con người Việt Nam sau 45 năm thống nhất. Đó là hiện thực hiển nhiên, không ai có thể xuyên tạc, phủ nhận.
Với chúng ta, thế hệ có sứ mệnh phải bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng vĩ đại 30-4 của cha ông, chúng ta trân quý những tiếng nói, việc làm mang tính xây dựng. Đó như là tiếng hót của chim khách mang điềm lành, niềm vui đến cho gia chủ. Chúng ta quyết không bao giờ dung nạp mưu đồ bẩn thỉu của loài quạ đen tanh hôi…
PHAN TÙNG SƠN
(còn nữa)

Cảnh giác với chiêu trò tung hô nhảm nhí về nhân sự trước thềm đại hội đảng

20/04/2020 05:00

Thời gian này, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, là mối nguy hại ảnh hưởng đến các mặt đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thay vì chung tay phòng, chống dịch bệnh, nhiều tài khoản ở các trang mạng xã hội, một số website của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đăng tải, chia sẻ dưới nhiều hình thức những thông tin xấu độc, bịa đặt về công tác nhân sự (CTNS) đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XIII của Đảng.
Những phần tử này đã dựng chuyện về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các tỉnh, thành phố, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XIII, "bố trí, quy hoạch" cán bộ vào những chức danh lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ... Họ bịa đặt trắng trợn, tung hỏa mù, gây rối không khí và tâm trạng xã hội, kích động tâm lý tiêu cực, gây hoang mang trong dư luận, nhằm làm tổn hại đến niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ XHCN, làm suy giảm uy tín của một số cán bộ lãnh đạo cấp cao, tác động đến vai trò giám sát của quần chúng đối với CTNS đại hội đảng.
Phải khẳng định, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Việt Nam không lạ gì những chiêu trò chống phá trước thềm đại hội đảng của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Dù thủ đoạn có tinh vi, xảo quyệt tới đâu, ngụy trang kiểu gì cũng không đủ để tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Bởi mỗi người dân Việt Nam luôn mang trong mình truyền thống yêu nước, một lòng kiên trung theo Đảng, theo cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào công tác lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy các cấp.
Cảnh giác với chiêu trò tung hô nhảm nhí về nhân sự trước thềm đại hội đảng
Ảnh minh họa / tuyengiao.vn
Nhân dân tin Đảng, tin cán bộ của Đảng, bởi quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách trong chiến tranh cũng như thời bình, Đảng luôn tiếp thu nghiêm túc, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cách mạng Việt Nam, một lòng một dạ gắn bó máu thịt với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh. Nhiều cán bộ, đảng viên đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930/3-2-2020): “Thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân”.
Qua khảo sát, tìm hiểu về công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng cấp cơ sở ở các địa phương: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Dương, Điện Biên, Cao Bằng, Hậu Giang, Đồng Nai... cho thấy: Đa số người dân vững tin rằng, CTNS đại hội đảng bộ cơ sở đúng với ý chí, nguyện vọng của dân, nên rất phấn khởi, tự hào. Qua chuyến khảo sát đó, chúng tôi còn được biết thêm những hành động, việc làm tuy không lớn, nhưng hết sức ý nghĩa của quần chúng nhân dân dành cho Đảng và cán bộ của Đảng. Ở đó, nhiều nông dân dù chưa một ngày được đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng nhớ rất rõ tên, tuổi, những cống hiến của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; nhiều người còn chép lại những sự kiện lịch sử trong 90 năm Đảng lãnh đạo đất nước để làm tài liệu tuyên truyền. Như trường hợp ông Phạm Quốc Đạt, 73 tuổi, ở tổ 3, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang rất cẩn thận ghi danh sách các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương qua 12 nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và thành tựu của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới vào cuốn sổ rất dày. Ông Đạt cập nhật liên tục những kết quả nổi bật của đất nước về chính trị, kinh tế-xã hội theo từng tháng để phổ biến cho các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, đã có thời điểm, một bộ phận nhân dân bị giảm sút niềm tin với Đảng, vì rằng ở một số cấp ủy, việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo vẫn chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân xảy ra ở một số nơi. Biết được những suy tư, trăn trở của dân, lắng nghe dân, để giữ vững niềm tin của dân, Đảng ta đã kịp thời ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng Đảng, qua đó siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, xử lý nghiêm khắc các đảng viên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật theo tinh thần "không có vùng cấm". Chính vì thế, có một số cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng đã phải chịu hình phạt thích đáng. Cùng với đó, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cấp ủy đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. 
Liên quan đến các vấn đề thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội đang ráo riết rêu rao, kích động, tung hô nhảm nhí về CTNS đại hội đảng các cấp và nhân sự Đại hội XIII của Đảng, nhiều người dân ở mọi miền Tổ quốc đã phản hồi về Báo Quân đội nhân dân đề nghị quý báo cần có những bài viết vạch mặt; kiến nghị với Đảng, Nhà nước có những hình thức xử lý thích đáng những kẻ nói xấu, bôi nhọ uy tín của cán bộ lãnh đạo, cơ cấu nhân sự của Đảng một cách bịa đặt, tùy tiện, vô căn cứ. Ông Đỗ Thế Trà, 80 tuổi, ở phường Đội Cấn, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang bức xúc: “Tôi đề nghị Đảng, Nhà nước cần có những giải pháp mạnh về công nghệ thông tin để cho những trang mạng tuyên truyền nhảm nhí về nhân sự đại hội đảng dừng hoạt động”. Cựu chiến binh Đặng Văn Lệch, ở xã Tứ Xuyên (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho rằng: “Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chẳng thể làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng, vì thực tiễn đã chứng minh, dù khó khăn, gian khổ, dù các thế lực thù địch, phản động chống phá quyết liệt, Đảng ta vẫn tổ chức thành công 12 kỳ đại hội, sáng suốt lựa chọn được một bộ tham mưu chiến lược tài, trí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam”. Ông Trần Sỹ Phong, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, đề xuất: “Các cơ quan báo chí cần tuyên truyền nhiều về những tấm gương cán bộ của Đảng luôn vì dân, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, để những trang mạng phản động có thủ đoạn nham hiểm, thích nhảy vào bàn công việc của người khác tự tiêu tan”.
Với quan điểm đấu tranh kiên quyết, mềm dẻo, linh hoạt, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội đang ngày đêm bịa đặt về CTNS đại hội đảng các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Công tác đấu tranh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Cán bộ, đảng viên, đặc biệt đối với những cán bộ tạo nguồn cấp ủy, cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt phải thực hiện tốt Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của BCH Trung ương quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, để cán bộ của Đảng thực sự là tấm gương tiêu biểu về “dĩ công vi thượng”, tự miễn dịch với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, được quần chúng nhân dân tin tưởng, yêu mến.
Thời điểm này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tập trung chống lại đại dịch Covid-19 nhưng vẫn không lơ là công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Nhiều đảng bộ (chi bộ) đã tổ chức đại hội thành công, đạt kết quả tốt, các đồng chí trúng cử BCH đảng bộ (chi bộ) đạt số phiếu tín nhiệm cao, tiêu biểu về phẩm chất và năng lực. Các đảng bộ trực thuộc Trung ương đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, làm tốt CTNS cấp ủy khóa mới bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển với quyết tâm xây dựng cấp ủy có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Đặc biệt, CTNS Đại hội XIII của Đảng đã được BCH Trung ương Đảng khóa XII chuẩn bị chu đáo, công phu, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy định.
Đáp lại niềm tin, kỳ vọng của nhân dân với Đảng, tin tưởng rằng các cấp bộ đảng sẽ lựa chọn được đội ngũ cán bộ, cấp ủy “vừa hồng”, “vừa chuyên”, có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang… Những âm mưu, ý đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc về công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XIII của Đảng sẽ không thể làm lung lay được ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên bước đường phát triển, xây dựng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, xây dựng nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN.
QUANG THẮNG

Nhìn từ đại dịch...

14/04/2020 20:40

Thời gian qua, có một số người cứ hễ mở miệng là phê phán Việt Nam. Thế nhưng khi đại dịch Covid-19 mới chỉ manh nha thì từ Trung ương Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, dự kiến các tình huống, đề ra các đối sách để ứng phó. Khi dịch bệnh lây lan, Đảng, Chính phủ đã có ngay biện pháp cụ thể, thông báo tới các tổ chức, cá nhân; khoanh vùng, dập dịch; tổ chức ngay các khu cách ly để ngăn chặn dịch bùng phát; tổ chức các chuyến bay sang vùng dịch đón công dân về nước...

Trong những ngày cả nước gồng mình chống đại dịch, nhiều tổ chức, cá nhân đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng; nhiều cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an... không quản hiểm nguy để cùng cả nước chống dịch. Đó là lòng dân tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, tin tưởng vào chế độ tốt đẹp ở Việt Nam, hay “lòng dân oán thán chế độ” như một số người vẫn cố tình xuyên tạc trên mạng?
Thêm nữa, khi nhận ra sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đối với đời sống của một bộ phận nhân dân, Chính phủ đã kịp thời ban hành các biện pháp vĩ mô kiềm chế giá cả; xuất cấp gói ngân sách 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội; chuẩn bị các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, giữ vững thu nhập của nhân dân... Đó chính là chế độ, nhà nước vì dân.
Cách nhìn nhận và xử lý của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch đã làm người dân Việt Nam thêm tin tưởng, tự hào về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, đất nước và nhân dân đã chọn. Có lẽ đây cũng là dịp để một số người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài luôn mang trong mình sự thù hận đối với cách mạng Việt Nam cũng phải suy nghĩ và nhìn nhận cho đúng về chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi chính ở đất nước này, tình người đang được chia sẻ, người dân đồng thuận với Nhà nước, Nhà nước tận tâm, tận lực vì nhân dân. Sự khẳng định của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam: “Vì sức khỏe của nhân dân, chúng ta sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn" càng thể hiện rõ ràng quan điểm Nhà nước vì dân ở Việt Nam.
Lại một khía cạnh nữa, trước đây, vẫn còn không ít kẻ chuyên moi móc, xuyên tạc bản chất của quân đội nhân dân, kêu gọi "phi chính trị hóa" quân đội, hòng chia rẽ, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng và tách rời quân đội với nhân dân… Thực tiễn là trong đại dịch, đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ quân đội đã ăn, ngủ trong rừng ngăn chặn những đường mòn, lối mở, kiểm soát nguồn lây ngay từ đường biên; hàng vạn bộ đội đã cơ động, dồn dịch để nhường doanh trại cho người vào cách ly. Chính họ lại thức khuya, dậy sớm phục vụ chu tất cơm ngon, canh ngọt hằng ngày, bảo đảm cho các công dân có cuộc sống tốt nhất trong những ngày cách ly... Đó chính là bản chất của quân đội nhân dân. Vì thế mọi âm mưu nói xấu quân đội, gây mất đoàn kết quân dân và "phi chính trị hóa" quân đội đều là những suy nghĩ viển vông của những người có thủ đoạn xấu xa và tầm nhìn luôn chật hẹp.
HOÀNG QUÝ LÊ

Cảnh giác với hiện tượng gieo mầm, nuôi dưỡng đối tượng phản biện xã hội tiêu cực

13/04/2020 05:00

Mở rộng dân chủ, tăng cường phản biện tích cực, lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết của nhân dân là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

Hưởng ứng tinh thần ấy, các hoạt động phản biện, phản biện xã hội (PBXH) thời gian qua diễn ra khá sôi động và mang lại những kết quả tích cực. Thế nhưng, một thực tế rất đáng quan tâm là cả trong và ngoài nước xuất hiện một số người lợi dụng PBXH để gây nhiễu thông tin, làm rối tình hình, kích động, hòng tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch, một số tổ chức phản động đã móc nối, gieo mầm, nuôi dưỡng các đối tượng PBXH để sử dụng làm công cụ chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Không phủ nhận hiệu quả tích cực từ phản biện xã hội
Theo cách hiểu phổ quát, PBXH là sự tương tác, giao thoa qua lại về quan điểm, tư duy của các lực lượng, thành phần trong xã hội trước những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, thể chế... có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên trong xã hội. Thông qua việc lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản biện xác đáng, có cơ sở khoa học mà các chủ trương, chính sách, thể chế... của cộng đồng ngày càng phù hợp, đáp ứng tốt hơn với những đòi hỏi của thực tiễn.
Thực tế cho thấy, trước mỗi kỳ đại hội đảng, mỗi lần sửa đổi Hiến pháp, ban hành các đạo luật hay trước các sự kiện lớn, những vấn đề hệ trọng của đất nước... Đảng và Nhà nước ta đều công bố rộng rãi các văn kiện dự thảo, đưa ra quan điểm, chủ trương... để lấy ý kiến thảo luận, đóng góp của toàn dân. Đại đa số nhân dân có ý thức trách nhiệm cao, luôn coi mỗi đợt đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và hưởng ứng tích cực. Các cơ quan chức năng luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận sớm, hướng dẫn người dân nghiên cứu, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về từng nội dung trong dự thảo các văn kiện và những vấn đề quan trọng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức hàng trăm hội nghị, hội thảo, tọa đàm... nhằm tạo điều kiện để người dân có cơ hội bày tỏ quan điểm. Hằng ngày, hằng giờ, mọi người dân đều có thể tiếp nhận thông tin và phản ánh quan điểm, ý kiến của mình qua hàng trăm xuất bản phẩm báo chí in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương.
Tất cả ý kiến dù đồng thuận hay không đồng thuận đều được cơ quan chức năng tổng hợp báo cáo với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ để xem xét quyết định. Theo tinh thần ấy, để nâng cao chất lượng xây dựng các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh việc phát huy dân chủ, lắng nghe, trân trọng các ý kiến đóng góp của nhân dân, nhất là của các chuyên gia, nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực... chắt lọc để nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các dự thảo văn kiện. Chính nhờ mở rộng dân chủ, phát huy tinh thần PBXH của toàn dân mà các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta đều thể hiện sự kết tinh giữa ý Đảng với lòng dân, được sự đồng thuận trong xã hội và sớm đi vào cuộc sống.
Thực tế chứng minh, để hoạt động PBXH đi đúng hướng, theo đúng ý nghĩa tích cực thì việc bày tỏ các quan điểm, nêu ý kiến đóng góp phải theo đúng quy trình, trên nền tảng khoa học, với thái độ khách quan, đặc biệt là phải đặt lợi ích của cộng đồng, lợi ích quốc gia-dân tộc lên trên hết. Thế nhưng, trên thực tế đã có không ít người lợi dụng hoạt động PBXH để mưu mô cơ hội, phản biện kiểu phủ nhận sạch trơn, với các quan điểm hoàn toàn không vì lợi ích của cộng đồng, lợi ích của đất nước. Những quan điểm này càng trở nên nguy hiểm khi được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá.
Vẫn là những “chiêu bài” cũ
Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là mục tiêu không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch. Dù không mới nhưng âm mưu, thủ đoạn để thực hiện mục tiêu của chúng thì ngày càng tinh vi hơn. Lợi dụng PBXH, xem PBXH là "chiêu bài" để chống phá Đảng, Nhà nước là một trong những thủ đoạn như thế.
Những người mang động cơ xấu, nhằm mục đích chống phá đất nước không bày tỏ quan điểm theo quy trình tổ chức và các kênh chính thống. Các đối tượng triệt để lợi dụng ưu thế của internet, nhất là mạng xã hội (MXH) để tiến hành các hoạt động chống phá núp dưới danh nghĩa PBXH. Dưới sự giật dây của các thế lực thù địch, một số phần tử cơ hội trong nước và cả ở nước ngoài đã soạn ra các văn bản dưới dạng “tâm thư”, “thư ngỏ”, “thư góp ý” (cả chính danh, nặc danh và mạo danh); thậm chí họ còn soạn hẳn một dự thảo văn kiện mới, hoàn toàn khác với dự thảo văn kiện chính thống được công bố... để thể hiện những ý kiến trái ngược với quan điểm của Đảng, Nhà nước rồi gửi đến các đồng chí lãnh đạo. Với kiểu lập luận của họ, thông qua các câu từ bóng bẩy, chau chuốt... thoáng qua người ta dễ lầm tưởng đó là những "ý kiến tâm huyết", "những đóng góp chân thành"... Nhưng thực chất, trước khi những “tâm thư”, “thư ngỏ”, “thư góp ý”... kia được gửi đi thì nó đã được các đối tượng đưa lên MXH. Để minh họa cho những quan điểm sai trái đã nêu, núp dưới chiêu bài PBXH, họ dựng chuyện, tung ra nhiều thông tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên tạc, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, kích động, gây áp lực, gieo rắc tâm lý hoài nghi, gây bất ổn trong dư luận.
Trên không gian mạng, họ lập ra các hội, nhóm trá hình, sau đó tuyên truyền vận động, lôi kéo những người thiếu bản lĩnh, nhẹ dạ cả tin tham gia. Thông qua đó, họ khơi gợi các thành viên trong từng hội, nhóm theo danh nghĩa PBXH nêu những quan điểm, ý kiến trái chiều, nhưng thực chất là tuyên truyền xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ chống đối. Đặc biệt, trước những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, như: Dân tộc, tôn giáo, môi trường, chủ quyền biển, đảo... họ sử dụng các hội, nhóm và những đối tượng đã được móc nối, nuôi dưỡng đội lốt PBXH đưa lên MXH hàng loạt quan điểm, ý kiến đi ngược lại với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Họ mưu toan phát triển đưa các hội, nhóm trên không gian mạng thành tổ chức, hoạt động dưới dạng câu lạc bộ tự do, hòng từ đó biến hoạt động PBXH trở thành một trào lưu làm méo mó thực tiễn.
Ngoài sử dụng những đối tượng PBXH đã được móc nối, để chống phá Việt Nam lâu dài, các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam rất quan tâm đến việc gieo mầm, nuôi dưỡng, phát triển lực lượng phản biện mới. Đối tượng PBXH trong giới trẻ và cán bộ, đảng viên, công chức... được họ đặc biệt để mắt. Cùng với tài trợ về tài chính, họ còn hướng dẫn nội dung, kế hoạch hoạt động liên kết thành mạng lưới. Khi xuất hiện những quan điểm đi ngược chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, thì ngay lập tức họ huy động lực lượng "chân rết" vào bình luận, chia sẻ, tung hô... Họ thường đánh tráo khái niệm giữa ý kiến PBXH chính thống được Đảng, Nhà nước ta tiếp thu, với những giọng điệu tuyên truyền chống phá; hoặc đánh đồng giữa những người có ý kiến khác với những đối tượng cơ hội chính trị, lợi dụng PBXH để gây bất ổn trong dư luận. Vì thế, khi một số đối tượng lợi dụng PBXH để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Nhà nước bị đưa ra xử lý trước pháp luật thì họ cho rằng Việt Nam “đàn áp người bất đồng chính kiến”, “vi phạm quyền tự do ngôn luận”... rồi từ đó kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp.
Tỉnh táo để không tiếp tay, không mắc mưu
Thực tế cho thấy nhận thức về PBXH của nhân dân ta còn có những khoảng trống. Do vậy, muốn làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng PBXH để chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, chúng ta cần đặt lên hàng đầu việc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động PBXH. Có như vậy mới giúp người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này, phân biệt được đâu là PBXH tích cực, đâu là PBXH tiêu cực, từ đó đề cao cảnh giác, chủ động phát hiện, kịp thời đấu tranh với những hành vi lợi dụng PBXH để chống phá.
Vai trò định hướng để hoạt động PBXH diễn ra đúng mục đích, ý nghĩa và đem lại hiệu quả tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng là rất quan trọng. Cùng với phát huy tốt vai trò định hướng, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân được tiếp cận thông tin, nghiên cứu, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình đối với từng nội dung liên quan tới đường lối, chủ trương, chính sách, thể chế... tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân.
Cảnh giác với hiện tượng gieo mầm, nuôi dưỡng đối tượng phản biện xã hội tiêu cực
Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt lắng nghe ý kiến, sáng kiến của đại diện kiều bào trong xây dựng và phát triển Thành phố ngày 13-1-2020. Ảnh: TTXVN 
Đối với từng người dân, khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu, nhất là những nội dung thuộc quan điểm về các vấn đề hệ trọng, nhạy cảm của đất nước tán phát trên MXH, cần phải tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin tốt, đâu là thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở khách quan, đâu là thông tin xuyên tạc. Nâng cao hiểu biết, tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là cách tốt nhất để mỗi người nâng cao "sức đề kháng", tránh bị cuốn theo những giọng điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch.
Đi đôi với mở rộng dân chủ, tổ chức chặt chẽ hoạt động PBXH tích cực, cần làm tốt việc nắm bắt, tổng hợp, tiếp thu ý kiến của nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trong tổng hợp và ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan chức năng cần có sự đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, thận trọng, không để kẻ xấu lợi dụng PBXH để thực hiện những mục đích đen tối.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ cần tiến hành chặt chẽ, lấy phòng là chính nhưng cũng phải kiên quyết đấu tranh để vừa bảo vệ, vừa ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị trong nội bộ, lợi dụng PBXH để thực hiện những động cơ, mục đích không trong sáng. Đặc biệt, cần quan tâm quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là lớp trẻ để bồi dưỡng xây dựng những nhân tố tích cực, kịp thời phát hiện những tư tưởng, hành động sai trái. Đối với những cán bộ, đảng viên, công chức thoái hóa biến chất về chính trị lợi dụng PBXH tiếp tay cho các thế lực thù địch, cần xử lý kịp thời, nghiêm minh. Cần coi trọng công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm m­ưu, thủ đoạn lợi dụng hoạt động PBXH để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện những hội, nhóm, cá nhân lợi dụng PBXH để tuyên truyền, tán phát những quan điểm sai trái trên MXH, từ đó có biện pháp kiên quyết đấu tranh. Đối với những trang mạng lợi dụng PBXH để tuyên truyền theo kiểu xuyên tạc, kích động chống phá Nhà nước Việt Nam, âm mưu làm mất ổn định chính trị ở Việt Nam thì cần tổ chức lực lượng phối hợp với các nhà mạng, kết hợp giữa biện pháp kỹ thuật với biện pháp hành chính để đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
KIM LÂN

Quyền được bảo vệ tính mạng - giá trị cao nhất của nhân quyền

07/04/2020 05:00

Trước hàng chục nghìn ca tử vong bởi dịch Covid-19 đang lan rộng trên khắp thế giới, giá trị cao nhất của nhân quyền lúc này chính là sinh mạng con người được bảo vệ.

Cuối tháng 3-2020, Liên minh toàn cầu Vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi, với 9.000 thành viên trên toàn thế giới đã ra tuyên bố: “Trong đại dịch Covid-19, các chính phủ không nên coi biện pháp khẩn cấp là cái cớ để hạn chế quyền công dân”. Tuyên bố đã nhắc đến Việt Nam như là một quốc gia “cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng, chống dịch Covid-19”.
Thực tiễn cho thấy, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, cướp đi sinh mạng hàng vạn người, hủy hoại nền kinh tế toàn cầu, một tuyên bố đi ngược lại những nỗ lực của các chính phủ, của hàng tỷ người dân trở nên vô cùng lạc lõng. Cái gọi là “tuyên bố” ấy hoàn toàn không có chỗ đứng trên thực tế, thậm chí còn trở thành luận điểm phản động, có thể gây ảnh hưởng tới công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.
Những “thiết chế Covid-19” trên khắp thế giới
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết chính quyền các quốc gia, vùng lãnh thổ đều ban hành những luật, quy định mới nhằm đối phó với “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai”, như cách định danh của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres.
Ông Antonio Guterres cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế cần đối phó quyết liệt hơn theo đúng tình hình cấp bách của đại dịch Covid-19 hiện nay: “Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, không giống bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác trong lịch sử 75 năm của LHQ. Nó gây chết chóc, gieo rắc sự đau khổ và hoang mang cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, điều lớn hơn cả là một cuộc khủng hoảng nhân loại. Đại dịch Covid-19 đang tấn công vào cốt lõi của xã hội loài người”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ, nhằm đối phó với đại dịch Covid-19, nhìn rộng ra toàn thế giới, rất nhiều quốc gia đã phải ban bố hoặc sửa đổi các đạo luật nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 đang gây ra tác hại khủng khiếp cho nhân loại. Không chỉ là sự cảnh tỉnh, hoặc mang tính răn đe, không ít quốc gia như: Nga, Hungary, Ireland, Australia… còn xác định mức hình phạt cao đối với những người có hành vi, biểu hiện làm lây truyền dịch bệnh, tán phát thông tin sai lệch liên quan đến dịch Covid-19…
Tại Hoa Kỳ, sau những tuyên bố thiếu nhất quán với xu hướng xem nhẹ tác động của dịch Covid-19, ngày 3-4, trong họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho biết Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) kêu gọi mọi người che mặt bằng khăn quàng cổ hoặc khẩu trang vải, để dành khẩu trang y tế cho đội ngũ y sĩ, bác sĩ. Đây được coi là sự thay đổi quan điểm đáng kể của CDC, cơ quan vài tháng trước vẫn khẳng định phần đa người Mỹ không cần thiết đeo khẩu trang để ngăn virus SARS-CoV-2. Mỹ từ lâu xem hành động này là không cần thiết, nhưng sự nguy hiểm của Covid-19 đã buộc quốc gia này phải thay đổi suy nghĩ. Tại Mỹ, luật pháp cũng có quy định về việc bỏ tù những người vi phạm về tự cách ly trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Như vậy, cần phải thấy rằng: Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, yêu cầu đặt ra đối với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là cần phải có những giải pháp cấp thiết để bảo vệ tính mạng con người. Phải khẳng định rằng, tính mạng con người là giá trị cao nhất của quyền con người, và Việt Nam đang nỗ lực hết mình để làm điều thiêng liêng và ý nghĩa đó.
Quyền được bảo vệ tính mạng - giá trị cao nhất của nhân quyền
Chuẩn bị chu đáo bữa cơm cho nhân dân trong khu vực cách ly. Ảnh minh họa: qdnd.vn
Giá trị cao nhất của quyền con người
Là quốc gia nằm kề Trung Quốc (nơi khởi phát dịch Covid-19), Việt Nam từng bị đánh giá là sẽ ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Dù phải đối mặt với khủng hoảng y tế có quy mô toàn cầu, Việt Nam vẫn đang là hình mẫu trong phòng, chống dịch Covid-19 theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế uy tín như: LHQ, Tổ chức Y tế thế giới…
Lý giải về kết quả khả quan trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó chính là sự đoàn kết, thống nhất từ Trung ương Đảng, Chính phủ, tới các cấp chính quyền và tới từng người dân. Cùng với đó, Việt Nam tiến hành một chiến dịch truyền thông rộng khắp, liên tục về dịch Covid-19. Thứ nữa, nhận thức của người dân trước mối nguy hiểm mang tên Covid-19 và những chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh. Và trên hết, là niềm tin của xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Niềm tin ấy xuất phát từ việc Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang đặt sức khỏe, tính mạng con người lên vị trí cao nhất trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19. Ngay từ khi dịch Covid-19 khởi phát ở Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Việt Nam sẵn sàng hy sinh lợi ích về kinh tế để phòng, chống dịch, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân.
Thực tế diễn biến thời gian qua, không một bệnh nhân Covid-19 nào ở Việt Nam (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài) bị "bỏ lại phía sau”. Không một mối nguy hại nào đối với cộng đồng mà không được chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Điều đặc biệt trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao là Chính phủ hỗ trợ điều trị miễn phí hoàn toàn cho người nhiễm virus SARS-CoV-2 và miễn phí sinh hoạt đối với người được cách ly. Chưa hết, người được cách ly phòng, chống Covid-19 còn luôn nhận được sự quan tâm hết mực, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ từ lực lượng làm nhiệm vụ, trong đó nòng cốt là quân đội, công an và y tế.
Chính sách đặt con người ở vị trí cao nhất trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam còn thể hiện bao trùm trên phạm vi toàn xã hội. Đó là việc đẩy mạnh đầu tư công nhằm xây dựng những công trình thiết yếu phát triển kinh tế, tạo việc làm; giảm mạnh lãi suất điều hành, giãn, hoãn thuế để “tiếp máu” cho doanh nghiệp… Triển khai gói an sinh xã hội, nhằm hỗ trợ người yếu thế, doanh nghiệp khó khăn do dịch Covid-19 gây ra; không để người dân nào đói cơm, lạt muối. Chính sách này cũng góp phần dưỡng sức, tái sản xuất sức lao động, là động lực tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới. Về đối tượng được hưởng chính sách, theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ gồm 7 nhóm đối tượng; trong đó, 6 nhóm đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách, một nhóm đối tượng được doanh nghiệp hỗ trợ từ khoản vay lãi suất ưu đãi 0%. Mức hỗ trợ cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thủ tướng lưu ý các đối tượng rất cần quan tâm, cần được hỗ trợ, trước hết là hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, người có công, thu nhập giảm sâu do dịch Covid-19.
Trước mối hiểm họa khôn lường của đại dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam đang làm hết sức vì tất cả người dân. Trong đó, mối ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Điều đó đang được cộng đồng quốc tế công nhận; toàn thể nhân dân ủng hộ. Bởi lẽ đó, việc đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam của Liên minh toàn cầu Vì sự tham gia của công dân không những trở nên thừa thãi mà thông tin này còn hoàn toàn ngược lại so với thực tế.
Đây không phải lần đầu tiên Đảng, Nhà nước Việt Nam đặt người dân vào vị trí trung tâm trong các đường lối, chính sách lãnh đạo của mình. Mỗi giai đoạn lịch sử, quyền con người ở Việt Nam luôn được coi trọng. Trong thời kỳ chiến tranh, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân đấu tranh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc, sự tự do-giá trị lớn nhất của nhân quyền khi đất nước bị xâm lược-cho nhân dân. Trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, tốc độ xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam vượt xa Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ. Điều đó làm cho Việt Nam trở thành điển hình của thế giới trong công tác này. Với người dân, khi đời sống còn khó khăn, thoát khỏi đói nghèo chính là quyền mang nhiều ý nghĩa nhất trong vấn đề nhân quyền. Nay, khi dịch Covid-19 đang bùng phát, đối với người dân, quyền được bảo vệ sức khỏe trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bảo vệ và phát huy quyền con người luôn là giá trị cốt lõi của chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
HUY ĐĂNG