Trân trọng sự vô giá của hòa bình, thống nhất

Trân trọng sự vô giá của hòa bình, thống nhất
QĐND - Thứ năm, 30/04/2015 | 15:30 GMT+7
QĐND - LTS: Sau khi loạt 3 bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc” được đăng tải (từ ngày 27 đến 29-4), tòa soạn Báo Quân đội nhân dân tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc trên cả nước, bày tỏ sự biết ơn vô hạn đối với công lao của các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu để đất nước có cuộc sống hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, phát triển ngày hôm nay. Báo Quân đội nhân dân xin tiếp tục giới thiệu một số ý kiến.
 
Ông Lại Văn Giang, nguyên Chính trị viên đại đội thuộc Tiểu đoàn 471, Quân khu 5:

Báo QĐND tiếp tục khẳng định tiếng nói của chúng tôi

Là một người lính từng vào sinh ra tử trong chiến tranh về với đời thường, tôi rất hoan nghênh loạt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc”. Bởi lẽ, tôi rất trăn trở trước thực tế những năm gần đây, đã và đang xuất hiện những ý kiến đòi xét lại lịch sử, phủ nhận giá trị lịch sử lớn lao mà cả dân tộc đã phải hy sinh biết bao xương máu để có được. Họ không chỉ phủ nhận giá trị của một trận quyết chiến chiến lược mà nguy hiểm hơn, xét cho cùng, cái đích của họ chính là phủ nhận con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trên mạng xã hội và ngoài đời thường, đây đó đã có những người đánh đồng những hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng đất nước với sự sai lầm trong lựa chọn con đường cách mạng. Thế cho nên, đọc loạt bài, cá nhân tôi rất xúc động và vui mừng vì Báo QĐND tiếp tục khẳng định tiếng nói của chúng tôi, của hầu hết những người lính đã cầm súng và hy sinh xương máu, tuổi trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ngày hôm qua, khi đọc các bài báo xong, chúng tôi lại được đọc thêm bài báo có trích ý kiến phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Chiến thắng 30-4. Điều Chủ tịch nước nói, cũng là suy nghĩ chung của chúng ta, cũng là những điều mà Báo QĐND đang bảo vệ, khẳng định: “…Để có niềm tự hào đó, để đổi lấy độc lập, đổi lấy tự do thì hàng triệu người chúng ta đã phải nằm xuống trên mảnh đất này. Chúng ta phải nói điều đó để nhắc nhở chính bản thân chúng ta, nhắc nhở con cháu chúng ta không được quên một điều rằng, muốn giữ vững độc lập, tự do phải đổi bằng xương máu. Nhắc như vậy cũng để cảnh cáo ai đó cũng là người Việt Nam nhưng nói rằng, việc gì mà phải kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, không đánh đuổi đế quốc có khi đã trở thành rồng, thế tức là người đó muốn nói rằng hãy cam tâm chịu nô lệ nhưng trở thành rồng lại hay hơn. Họ nói công khai như vậy các đồng chí ạ, dù chỉ là cá biệt thôi, nhưng đã xuất hiện những kẻ như vậy... Họ muốn “pha loãng” để rồi đổi trắng thay đen, chà đạp lên lịch sử dân tộc… Những kẻ nào không hiểu hoặc cố tình không hiểu điều đó chắc chắn sẽ chuốc lấy sự ghẻ lạnh, dù có thể ta vẫn thấy họ ở đâu đó đang nhăn nhở cầm trong tay vài cắc bạc!”.

Những quan điểm ấy, những ý kiến ấy xét cho cùng chính là biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội xét lại trong bối cảnh hiện nay. Thứ chủ nghĩa này từng suýt đưa đất nước ta rơi vào một cuộc khủng hoảng, đổ vỡ trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn cảnh giác, đấu tranh với chúng.

NGUYÊN MINH (ghi)

 
Nhà báo Nguyễn Đắc Mạnh, phóng viên Báo Đà Nẵng:
Cần tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng

Qua theo dõi vệt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc” trong chuyên mục “Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” đăng trên Báo QĐND, số ra các ngày 27, 28 và 29-4, tôi thấy đây là nội dung rất có giá trị.

Theo tôi, gần đây trên một số trang mạng, một số tác giả cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày chiến thắng 30-4 là hành động đáng lên án. Vấn đề nguy hiểm nhất là các phần tử lợi dụng các trang mạng, đưa ra các luận điểm phi lý nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó phủ nhận sạch trơn những thành quả to lớn mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương, bằng máu, bằng sự hi sinh không thể nào bù đắp mới có được như ngày hôm nay. Tôi sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất. Qua bài giảng của thầy cô, qua những trang sách, tư liệu lịch sử và lời kể của các bậc cha anh, tôi nhận thức sâu sắc rằng, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta là một chiến thắng vĩ đại, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã và đang thu được nhiều thành tựu quan trọng, tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, nền quốc phòng-an ninh được củng cố… đã minh chứng rằng, con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đạt được trong những năm qua là hiện thực khách quan nhất thể hiện tính đúng đắn của Đảng ta. Vì vậy, những luận điệu cố tình xuyên tạc, phủ nhận sự thật đáng bị lên án.

Theo tôi, để đấu tranh, ngăn ngừa với loại thông tin này, chúng ta cần phải tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm định, phân biệt rõ đúng, sai, để từ đó tỏ rõ thái độ kiên quyết đấu tranh với những hành vi chống phá của các thế lực thù địch, không để các luồng thông tin xấu độc thẩm thấu trong các tầng lớp nhân dân. Muốn vậy, các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng nhận thức rõ tính hai mặt của thông tin mạng, trên cơ sở đó nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay phải mạnh dạn bày tỏ quan điểm đấu tranh của chính mình trên một số trang mạng, để góp phần đánh bại những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, chống phá thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

TÙNG LÂM (ghi)
Cựu chiến binh Lê Văn Thùy, 83 tuổi, thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, Hà Nam:

“Dù rằng đời ta thích hoa hồng...”


Là cựu chiến binh đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tôi rất tâm đắc khi đọc loạt bài "Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc" trên Báo Quân đội nhân dân. Phải sống qua thời kỳ khổ đau của dân tộc mới thấy hết được giá trị lịch sử của Ngày chiến thắng 30-4-1975. Phải sống cuộc đời lầm than dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến mới thấy hết được công lao to lớn của Đảng ta và Bác Hồ vĩ đại. 

Những người cho rằng “có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước” có lẽ không biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu và những anh Bộ đội Cụ Hồ chúng tôi luôn khát vọng hòa bình. Thế nhưng, đúng như lời bài ca của cố nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền, “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng...”. 

Tôi đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cả hai cuộc kháng chiến này đều là bất đắc dĩ, chúng ta muốn hòa bình, nhưng kẻ thù của chúng ta không muốn vậy, buộc chúng ta phải cầm súng chiến đấu. Sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hồi ấy đều tin pháp lý Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam sẽ được thống nhất bằng tổng tuyển cử. Nhưng, chống lại khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân ta, đế quốc Mỹ và tay sai thẳng tay đàn áp người yêu nước ở miền Nam, rồi hô hào "Bắc tiến"… Tình thế lúc đó buộc chúng ta phải đấu tranh vũ trang, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Dân ta yêu chuộng hòa bình, nhưng khi giang sơn, bờ cõi của Tổ quốc bị xâm lăng thì tất cả buộc phải đứng lên chiến đấu bảo vệ, sẵn sàng hy sinh. Các thế hệ người Việt Nam trước kia đã làm như vậy và thế hệ chúng tôi cũng đã làm như vậy. Ngày nay, hòa bình rồi, dân tộc Việt Nam sẵn sàng dang rộng vòng tay với bạn bè trên thế giới trong hòa bình và hữu nghị.

Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của Chiến thắng 30-4, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hòa bình và sự thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc. Có hòa bình rồi thì chúng ta phải gìn giữ.

HẢI HÀ (ghi)
Sinh viên Lê Ngọc Ánh-Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương):
Thêm trân trọng giá trị hòa bình


Mới đây, trong một lần đến tham quan Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang), tôi và nhiều bạn sinh viên cùng trường đã rùng mình, rơi nước mắt khi xem những hình ảnh tra tấn tù binh dã man dưới chế độ Mỹ-ngụy. Ở đó, những chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm, đánh đập, hành hạ bằng những cực hình man rợ hơn cả thời trung cổ. Chế độ nhà tù của thực dân, đế quốc đã vùi dập, tước đi mọi quyền cơ bản của con người một cách thô bạo, vô lương nhất. Những hình ảnh ấy đã minh chứng cho một điều: Không thể có tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự khi đất nước còn giặc xâm lăng.

Đúng dịp kỷ niệm Ngày toàn thắng năm nay, đọc những bài viết trên Báo QĐND về “Chiến thắng 30-4 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc”, tôi lại nhớ tới hình ảnh đau thương ở Nhà tù Phú Quốc dưới chế độ bạo ngược năm xưa và càng thêm tin tưởng, trân trọng giá trị của hòa bình, thống nhất. Chiến thắng 30-4-1975 mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mở ra một trang sử mới trong hành trình dựng xây đất nước phồn thịnh, ấm no. Đó là sự thật không thể phủ nhận được. Với nhận thức của mình, chúng tôi hiểu rằng, hòa bình, thống nhất không tự dưng mà có, nhất là khi đất nước ta bị chia cắt; cuộc sống nhân dân cơ cực dưới chế độ cai trị nghiệt ngã và sự đàn áp dã man của đế quốc, thực dân. Chúng tôi cũng hiểu được rằng, muốn giành thắng lợi không có con đường nào khác, mà phải sử dụng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng; không thể dựa vào thực dân, đế quốc để có hòa bình, thống nhất. Đó là một quy luật tất yếu, là sự thật hiển nhiên. Những kẻ ôm chân đế quốc với ước vọng hão huyền, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa là phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, đi ngược lại tiến trình lịch sử. Những hành động đớn hèn đó cần kịch liệt lên án!

Chúng tôi được sinh ra khi đất nước đã thái bình, nhưng những mất mát, đau thương trong chiến tranh vẫn còn đó trong câu chuyện của ông bà kể lại và trong những thước phim tư liệu lịch sử. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta đã thắng lợi to lớn, là kết quả của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình, của sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu kết hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc... Điều đó đã được lịch sử đúc kết, nhân loại tiến bộ ghi nhận. Những luận điệu xuyên tạc sự thật, hạ thấp giá trị lịch sử của Chiến thắng 30-4 hòng gây chia rẽ dân tộc, kích động hằn thù, không thể lung lạc được thế hệ trẻ hôm nay.

Được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc mà bao thế hệ cha anh đã phải đổi bằng máu xương và nước mắt, chúng tôi càng biết ơn, trân trọng thành quả, công lao của lớp lớp cha anh, của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chúng tôi nguyện phấn đấu, hiến dâng sức trẻ, tâm huyết và trí tuệ của mình cho đất nước, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu của chúng ta. 

HOÀNG THÀNH (ghi)

Hồi âm loạt bài "Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc"

QĐND - Ngay sau khi hai bài trong loạt bài "Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc" được đăng trên Báo Quân đội nhân dân, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả trên cả nước. Các ý kiến đều hoan nghênh về tính kịp thời và các luận điểm đúng đắn trong những bài viết. Các ý kiến cũng tin tưởng rằng, thế hệ ngày nay sẽ luôn nhận thức đúng về sự vô giá của hòa bình, thống nhất của đất nước ta, dân tộc ta mà các thế hệ đi trước đã phải hy sinh xương máu mới giành lại được. Thế hệ trẻ ngày nay sẽ tiếp nối truyền thống, xứng đáng với cha ông, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu một số ý kiến.
Trung tướng Trần Nam Phi, nguyên Chính ủy Tổng cục II:
Các luận điệu xuyên tạc lịch sử chắc chắn sẽ thất bại
Tôi rất hoan nghênh loạt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc” trong Chuyên mục "Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của Báo Quân đội nhân dân. Đây là loạt bài đến đúng thời điểm, chọn đúng những vấn đề mấu chốt nhất trong các luận điệu xuyên tạc của đối phương để phản bác. Các bài báo đều có những dẫn chứng cụ thể, khách quan, với những luận điểm chặt chẽ, thuyết phục. Qua đó, có thể thấy rõ sự sai trái, ảo tưởng, vô trách nhiệm trong quan điểm của một số người về Chiến thắng 30-4-1975.
Đã từng trực tiếp cầm súng chiến đấu, trải qua những năm bom đạn trong kháng chiến chống Mỹ, tôi hiểu rõ sự vô giá của hòa bình, thống nhất ngày hôm nay. Chính vì thực dân Pháp “quyết tâm cướp nước ta một lần nữa” nên đã bỏ qua mọi thiện chí đàm phán hòa bình của ta. Cũng vì muốn xâm chiếm, muốn chia cắt nước ta mà Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam đã phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, rồi Hiệp định Pa-ri, cướp đi cơ hội để hai miền Nam - Bắc được thống nhất bằng Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Năm 1973, ngay khi Hiệp định Pa-ri được ký kết chưa ráo mực thì chính quyền Sài Gòn đã cho quân tấn công vào vùng giải phóng để phá hoại hiệp định. Mỹ tuyên bố là rút hết quân về nước nhưng vẫn để lại miền Nam 2 vạn cố vấn, thực chất đều là các sĩ quan, binh sĩ quân đội Mỹ. Đồng thời, Mỹ vẫn viện trợ hàng tỷ USD, tiếp tục trang bị cho chính quyền Sài Gòn những vũ khí tối tân. Tháng 4-1975, trước thế tấn công như vũ bão của quân và dân ta, thấy Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu không chỉ huy được, đế quốc Mỹ lập tức đưa Trần Văn Hương lên thay. Vì thế, thực chất chính quyền Sài Gòn là tay sai của đế quốc Mỹ, do Mỹ dựng lên, ăn tiền của Mỹ, được Mỹ đào tạo, nhồi sọ. Quân dân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn vào ngày 30-4-1975 là để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. 
Để giải phóng miền Nam, chúng ta dùng bạo lực cách mạng cùng với sự nổi dậy của nhân dân ở miền Nam đã tạo thành sức mạnh tổng hợp. Dân tộc ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, vì thế buộc phải hy sinh xương máu, buộc phải tiến hành chiến tranh để giải phóng đất nước là giải pháp cuối cùng.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là rất vĩ đại, là một trang chói lọi trong lịch sử Việt Nam. Ai cho rằng chúng ta không cần kháng chiến để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là hoàn toàn sai trái, là có tội với lịch sử, là rơi vào âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ luôn muốn chia Việt Nam ra để dễ cai trị. Nếu như chúng ta không có Chiến thắng 30-4-1975 để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước thì đất nước ta sẽ không có sức mạnh tổng hợp như ngày nay để phát triển. 
Hiện nay vẫn có những thế lực liên tục tung các luận điệu sai trái, thù địch để chống phá đất nước ta, phá hoại sự đoàn kết của dân tộc ta do chúng còn cay cú vì thua đau, chúng không muốn Việt Nam mạnh lên. Nhưng tôi tin chắc, chúng sẽ tiếp tục thất bại bởi chúng không thể nào xuyên tạc và bóp méo được một sự thật lịch sử rõ ràng đã được không chỉ nhân dân ta mà cả thế giới ghi nhận. 
Minh Hà (ghi)
Ông Nguyễn Huy Phú, Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Gia Nhật Linh Sushibar:
Nhân dân gọi ngày 30-4-1975 là ngày Tết Thống nhất
Nhân dân chúng tôi coi ngày 30-4-1975 là Tết Thống nhất. Đó là một trong những ngày vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Vì thế, tôi rất bức xúc trước những ý kiến xuyên tạc ý nghĩa của ngày Tết Thống nhất và rất ủng hộ loạt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc” được đăng trên Báo Quân đội nhân dân. Cần phải có những loạt bài như vậy để thế hệ trẻ hiểu rõ ý nghĩa vô giá của ngày 30-4-1975.
Để có ngày hòa bình, thống nhất, nhiều người trong gia đình tôi đã ngã xuống. Ông nội tôi đã hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bác ruột của tôi hy sinh trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Bà nội tôi tham gia chống thực dân Pháp và bị địch bắt, tù đày. Sắp tới, bà sẽ được nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Với gia đình tôi, ngày 30-4-1975 đã biến giấc mơ đoàn tụ gia đình trở thành hiện thực, vì sau bao nhiêu năm đi chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bố tôi đã trở về sum họp. Suốt một thời gian dài, gia đình tôi lặn lội khắp các chiến trường xưa để tìm kiếm hài cốt của hai bác tôi, cuối cùng cũng đã tìm được để đưa các bác về với ông bà, tổ tiên.
Hiện nay, tôi nghe nói có một số ý kiến cho rằng không cần thống nhất hai miền. Đó là những ý kiến hết sức sai trái. Cả hai miền Nam - Bắc đều là giống nòi Việt Nam, là dân tộc Việt Nam, là đồng bào. Hai miền tạo ra một cơ thể Việt Nam, làm sao có thể để chia tách. Hãy nhìn tình trạng chiến tranh, chia cắt đau đớn của dân tộc Triều Tiên làm bài học, bao nhiêu năm rồi vẫn chưa thể thống nhất, hòa hợp, những người thân trong cùng một gia đình bị phân ly đau thương.
Khi đi ra các nước, tôi thấy Việt Nam mình bây giờ rất sung sướng, có hòa bình, ổn định, đất nước ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới, cuộc sống người dân ngày càng khá giả hơn. Một số mặt phát triển chưa đồng bộ hay hạn chế thì thời gian tới nhất định sẽ được cải thiện nhờ thế hệ trẻ năng động, biết tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Theo tôi, ngày 30-4-1975 là Ngày chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam. Thế hệ trẻ ngày nay phải trân trọng, biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để có được cuộc sống hòa bình, thống nhất ngày hôm nay. Công ty tôi năm nào cũng tổ chức kỷ niệm Tết Thống nhất 30-4-1975.
Thủy Tiên (ghi)
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Mạnh, phường Hòa Thuận Tây, TP Đà Nẵng:
Kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật   
Tôi hoan nghênh và đánh giá cao cách lựa chọn, giải quyết vấn đề của Báo Quân đội nhân dân trong loạt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc”. Trong bài báo đã nêu một số ý kiến đánh giá khách quan, toàn diện của các học giả, kể cả một số lãnh đạo, chính khách nước ngoài về chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.
Thực tế cho thấy, một số phần tử xấu sử dụng các trang mạng xã hội chống phá ta là việc làm thường xuyên của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa xã hội và cách mạng Việt Nam. Cứ mỗi lần nước ta tổ chức các kỳ Đại hội Đảng hay kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc là chúng chống phá ta.
Những luận điệu phiến diện, một chiều, phủ nhận sạch trơn sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh để có được nền tự do, độc lập và cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay là hoàn toàn sai trái. Vì vậy, chúng ta cần phải tỏ rõ thái độ căm phẫn, kiên quyết đấu tranh với những hành vi chống phá thâm độc này; phải coi đây là cuộc chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân. Muốn vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa lịch sử to lớn của Chiến thắng 30-4 đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu. bốn biển.
Để đấu tranh, ngăn ngừa với những luận điệu này, theo tôi, một mặt chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức, tài; phải luôn phát huy tinh thần, trách nhiệm, chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng; phải ra sức học tập nắm vững quan điểm, lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật Nhà nước, nhiệt tình cách mạng. Chúng ta phải xác định đây là cuộc đấu tranh cần có lửa, phải nhiệt tình, bản lĩnh và phải có kiến thức, vì kẻ địch hết sức tinh vi, thâm độc và xảo quyệt.
TIẾN DŨNG (ghi)

Bài 3: Kiến tạo hạnh phúc và phát triển

1. Có những người cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn. Nhưng họ làm sao có thể che giấu được sự thật về cuộc sống bị kìm kẹp, tù túng, đau khổ của người dân miền Nam trong những “khu trù mật”, “ấp chiến lược” do Mỹ và chính quyền Sài Gòn tạo ra. Thật là ấu trĩ khi nghĩ lịch sử không ghi lại những hình phạt tàn ác như thời trung cổ là chặt đầu bằng máy chém, những sự đàn áp dã man Phật giáo mà chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành trên khắp miền Nam. Chẳng lẽ họ cố tình quên tiếng kêu khóc của những phụ nữ hiền lành, trẻ em vô tội bị quân Mỹ thảm sát ở miền Nam, trong đó điển hình là vụ thảm sát tại thôn Mỹ Lai (thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi)?... Như thế, xã hội miền Nam Việt Nam trước giải phóng khó có thể nói là dân chủ, hạnh phúc. 
Còn tiềm lực kinh tế miền Nam lúc bấy giờ ra sao? Trong cuốn "Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam" (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2005), giáo sư Trần Văn Thọ cho biết, tính chung giai đoạn 1955-1975, kinh tế tại miền Nam chỉ phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8%/năm), trong khi cũng giai đoạn ấy, kinh tế tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa phát triển bình quân 6%/năm (GDP đầu người tăng khoảng 3%/năm). (1)
Ảnh minh họa. Nguồn: http://ndh.vn
Trước giải phóng, các ngành sản xuất của miền Nam rất yếu kém. Công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng từ 8% đến 10% GDP, thậm chí có những năm giảm chỉ còn 6%. Nông - lâm - ngư nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% GDP. Còn tỷ trọng của khu vực dịch vụ đã tăng nhanh chóng từ 45% lên 60%. Công nghiệp miền Nam đến hơn 90% là công nghiệp nhẹ được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, chỉ khoảng 1% cơ sở có quy mô từ 10 công nhân trở lên, còn 99% là dưới 10 công nhân. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị thay thế và nguyên liệu, có giai đoạn, 100% nguyên liệu phải nhập khẩu (2). Vì thế, có giai đoạn, chính quyền đã bỏ chính sách nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất mà hướng thẳng tới việc nhập hàng tiêu dùng.
Ngân sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn ở trong tình trạng thâm hụt mà nguyên nhân chính là các khoản chi cho quân sự luôn lớn hơn cho chi dân sự. Mức thâm hụt ngân sách thường ở mức 30% đến 40%, trong đó cao nhất là năm 1965 với 41%. Lạm phát giai đoạn 1965-1970 thường hơn 30%, cao nhất là năm 1966 lên tới 61%. Trong cơ cấu chi ngân sách, chi tiêu quân sự luôn chiếm tỷ trọng lớn, cao nhất là 66% (vào năm 1968 và năm 1969). Chi tiêu dân sự có tới 80% là chi trả lương cho đội ngũ công chức trong chính phủ. Vì thế, phần đầu tư cho phát triển ở mức rất thấp. (3)
Trả lời phỏng vấn đài BBC những ngày gần đây, chuyên gia kinh tế là một Việt kiều Mỹ - ông Bùi Kiến Thành đánh giá, kinh tế dưới chế độ Sài Gòn là "nền kinh tế phát triển ảo", "không vững chắc", "không dựa vào cơ sở kinh tế mà chỉ dựa vào chiến tranh là chính". Không những thế, ông Bùi Kiến Thành nhận định đây là nền kinh tế "chưa trong sáng", "bị nhũng nhiễu bởi nhóm lợi ích" - những cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. (4)
Như thế có thể thấy, thứ kinh tế của chính quyền Sài Gòn mà một số kẻ cố tình thổi phồng chỉ là thứ kinh tế lệ thuộc hoàn toàn vào hàng trợ cấp của Mỹ, thứ kinh tế phục vụ chiến tranh. Nó chỉ tạo ra sự phồn hoa giả tạo ở Sài Gòn, một lối sống tiêu dùng nhờ hàng nhập khẩu từ Mỹ. Sài Gòn được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông” bởi thời bấy giờ các nước trong khu vực đều còn nghèo.
Sinh ra và lớn lên ở miền Nam thời bấy giờ, Trung tướng Trần Nam Phi, nguyên Chính ủy Tổng cục II, cho biết: Chỉ cần ra khỏi Sài Gòn vài chục cây số, đến những vùng nông thôn rộng lớn của miền Nam, trong đó có Tây Ninh quê của ông, người dân sống chìm trong nghèo đói, tăm tối. 
2. Còn đến nay, sau 40 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tình hình đất nước như thế nào? Khác với tất cả những luận điệu xuyên tạc và bôi nhọ của các thế lực thù địch, Việt Nam đang ngày càng phát triển, hòa mình với sự tiến bộ chung của thế giới. Theo những góc nhìn rất khách quan, quốc tế đang đánh giá Việt Nam có đầy sinh khí quốc gia và tiềm năng phát triển sáng lạn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã phát triển to đẹp gấp nhiều lần Sài Gòn trước giải phóng.
Với môi trường chính trị ổn định, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, một điểm đầu tư hấp dẫn và hiệu quả của các doanh nghiệp nước ngoài. Khách quốc tế đến Việt Nam có thể cảm nhận rất rõ điều này. Vì thế, các sự kiện quốc tế lớn như: IPU, APEC, ASEM… được tổ chức ở Việt Nam đều diễn ra thành công và an toàn tuyệt đối. Khác với nhiều quốc gia khác, luôn trong tình trạng bị đe dọa khủng bố, nguyên thủ các nước đến Việt Nam có thể thong thả đi dạo trên phố, chạy thể dục buổi sáng, ra đường vào buổi tối, đi mua sắm ở phố cổ Hà Nội mà không gặp bất cứ mối nguy an ninh nào. Trang Business Insider của Mỹ xếp Việt Nam trong tốp 6 điểm du lịch an toàn nhất thế giới... Vì thế có thể thấy, hòa bình và ổn định chính là lợi thế của Việt Nam so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Về kinh tế, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, kiệt quệ sau hàng chục năm chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên rất nhanh ở châu Á. Mặc dù suốt một thời gian dài bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1986-2013 là 6,25%/năm, trong đó thời kỳ 1991-2005 lên tới 7,17%/năm. (5) 
Mấy năm qua, do những khó khăn chung của kinh tế thế giới, tốc độ phát triển của đất nước đã chậm hơn trước, nhưng so với phần lớn các quốc gia trên thế giới thì tốc độ tăng trưởng 6,03% quý 1 năm 2015 vừa qua của Việt Nam vẫn rất ấn tượng. Những nghiên cứu của HSBC (tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới) và Markit Economics (tổ chức đánh giá kinh tế hàng đầu thế giới) cho thấy, chỉ số PMI các ngành sản xuất của Việt Nam liên tục tăng và đạt hơn 50 điểm kể từ tháng 8-2013 đến nay. Đây là mức điểm cao nhất trong số tất cả quốc gia châu Á mà HSBC và Markit Economics theo dõi, chứng tỏ tình hình sản xuất của Việt Nam đang rất sôi động. Hãng tin Bloomberg nhận định, kinh tế Việt Nam đang nổi lên tại châu Á như một điểm đầu tư lý tưởng với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ và tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Bloomberg tin rằng Việt Nam sẽ vươn lên trở thành “con hổ” tiếp theo tại châu Á bởi đang được các tập đoàn lớn như: Samsung, Intel, LG… rót nguồn vốn khổng lồ để xây chuỗi các nhà máy.
Về đời sống xã hội, cùng với những bước tiến về kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam ngày một khấm khá. Tạp chí The Economist dự báo, Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba khu vực châu Á-Thái Bình Dương về số người giàu mới nổi trong giai đoạn 2014-2020. Theo tạp chí này, vào năm 2020, số lượng người giàu mới nổi của Việt Nam sẽ tăng gần 35% so với hiện nay. Và rằng trong vòng hai thập kỷ tới, Việt Nam luôn là mảnh đất thuận lợi cho nhóm người giàu mới nổi tăng trưởng, trên nền tảng thu nhập và chi tiêu dùng của người dân gia tăng ổn định, chính sách ổn định giá của Chính phủ…
Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số hạnh phúc của người dân. Đó là kết quả những cuộc khảo sát khách quan của các tổ chức uy tín thuộc Anh, Mỹ. Theo New Economics Foundation - một tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, Việt Nam đang là nước xếp thứ hai trên thế giới về chỉ số hạnh phúc (HPI). Chỉ số này nhằm đánh giá những quốc gia mà ở đó, “niềm vui sống của người dân là cao nhất”, nơi mà người dân cảm thấy hài lòng về tuổi thọ, sự thịnh vượng và các vấn đề về môi trường. 
3. Tiềm năng của đất nước còn dồi dào. Đất nước rất cần những người Việt Nam trên toàn thế giới đóng góp nhiều hơn nữa tạo ra sức mạnh tổng hợp của quốc gia, vì sự phát triển của đất nước. Đang có hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích, kêu gọi người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước đầu tư, làm ăn, sinh sống, đóng góp chất xám cho sự phát triển của đất nước. Ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Thủ tướng, rồi Phó tổng thống dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, một thời “chống Cộng” khét tiếng, ấy vậy mà trước khi mất đã nhiều lần về Việt Nam thăm quê hương. Trong một lần về nước, ông Nguyễn Cao Kỳ nói: "Khi đất nước đã thống nhất, đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người Việt Nam trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để Việt Nam trở thành một con rồng châu Á”. Đó là cách nghĩ tích cực và trách nhiệm đáng được hoan nghênh. Đến bây giờ, đại đa số người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là những người thuộc thế hệ trẻ đều có nhận thức ấy. Nhiều người đã trở về Việt Nam an cư, lập nghiệp, đầu tư để xây dựng quê hương, đất nước. 
Thế nhưng, đáng tiếc là vẫn còn những kẻ ích kỷ, vẫn chưa nguôi lòng thù hận, những kẻ cơ hội chính trị cố tình xuyên tạc sự thật lịch sử, cố tình chia rẽ dân tộc hòng tư lợi; vẫn còn những người có thể có mất mát trong chiến tranh nên thiếu tỉnh táo, giữ cái nhìn định kiến, thiếu khách quan; còn một số bạn trẻ thiếu hiểu biết về lịch sử mà dễ bị lôi kéo. Họ chưa nhận thấy hoặc cố tình phớt lờ một thực tế rõ ràng rằng đất nước ta đang trên đường phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dường như họ muốn ngăn cản đất nước Việt Nam tập hợp được nguồn sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để phát triển.
Chiến thắng 30-4-1975 là chiến thắng chính nghĩa của dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình trước quân xâm lược. Nó khẳng định một chân lý trường tồn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dõng dạc tuyên bố trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Đây cũng trở thành tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam, hòa thành máu thịt của mọi người con Việt Nam yêu nước. Thực tế ấy, chân lý ấy là những giá trị vĩnh hằng đã được lịch sử ghi nhận, bất kỳ một thế lực nào cũng không thể chà đạp và xuyên tạc. Tương lai đang rộng mở đối với đất nước ta, dân tộc ta. Những người mang dòng máu Việt Nam đều là đồng bào, là anh em một nhà. Vì vậy người Việt Nam cần phải đoàn kết, cùng góp sức để xây dựng đất nước hùng cường, giàu mạnh hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu.
HỒ QUANG PHƯƠNG
 (1) Trần Văn Thọ: Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.34.
(2) Xây dựng và phát triển công nghiệp, thương mại sau Ngày Giải phóng miền Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
(3) Đặng Phong: Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955 - 1975, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, tr.369,370,371,381.
(4) Học gì từ chính sách kinh tế của Việt Nam Cộng hòa, BBC tiếng Việt, ngày 25-4-2015.
(5) Minh Ngọc: 30 năm đổi mới - Động lực cho phát triển nhanh, bền vững, Báo điện tử Chính phủ, ngày 19-8-2014. 

Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc

QĐND - LTS: Trong những ngày tháng Tư này, trên một số trang mạng, một nhóm tác giả đang cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - ngày 30-4-1975. Các tác giả trên cho rằng: Ngày 30-4-1975 là dấu mốc gây chia rẽ dân tộc; rằng có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước; rằng cứ để hai miền Bắc-Nam theo hai chế độ khác nhau thì đất nước sẽ phát triển hơn… Phải khẳng định rằng, đó là những luận điệu hoàn toàn sai trái, phủ nhận sạch trơn mọi sự hy sinh của thế hệ cha ông để đất nước có được hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển như hôm nay. Từ ngày hôm nay (27-4), Báo Quân đội nhân dân sẽ đăng tải loạt bài "Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc", khẳng định tính đúng đắn và chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng và quân-dân ta tiến hành.
Bài 1: Người Mỹ tự nhận sai lầm
Dấu ấn kỳ tích Đại thắng mùa Xuân 1975 của dân tộc ta đến nay đã trải qua 40 năm. Các thế hệ người Việt Nam ngày càng cảm nhận đầy đủ và sâu sắc giá trị của chiến công chói lọi mang tầm vóc thời đại này. Song đối với không ít người Mỹ và phương Tây, nhất là các chính khách, các nhà chiến lược quân sự, chính trị của đất nước đã đem quân xâm lược nước ta, thì “hội chứng Việt Nam” vẫn chưa có hồi kết, vẫn còn đang âm ỉ, nhức nhối với câu hỏi: “Vì sao nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới về quân sự và kinh tế lại thất bại ở Việt Nam?”. Thậm chí đến nay vẫn có những tiếng nói lạc lõng, hằn học phủ nhận Chiến thắng vĩ đại 30-4-1975 của quân và dân Việt Nam, đòi đánh giá lại lịch sử nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối.
Lý giải về những nguyên nhân dẫn đến thất bại nặng nề nhất trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ (tính đến năm 1975), có những quan điểm và sự tiếp cận khác nhau. Đối với những kẻ hiếu chiến thì hằn học rằng: Nhà cầm quyền đương thời của nước Mỹ không biết đẩy mạnh leo thang chiến tranh để biến miền Bắc Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá!”. Có những chiến lược gia Mỹ lại bao biện cho thất bại cay đắng rằng, do quân đội Mỹ bị đưa đến chiến trường châu á xa xôi, đầy cạm bẫy, khổ hạnh... Nhưng cũng có không ít người quyết lần tìm sự thật về cuộc chiến tranh để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao Mỹ thất bại cay đắng ở Việt Nam?”. Điển hình là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Na-ma-ra dưới thời các tổng thống Mỹ L.Giôn-xơn và R.Ních-xơn. Trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, do Nhà xuất bản Random House (Mỹ) cho ra mắt tháng 4-1975, Mắc Na-ma-ra đã công khai thừa nhận: “Chúng tôi (tức Chính phủ Mỹ-TG) đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”. Đây là lời thú nhận thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra cũng đã nêu ra 11 nguyên nhân gây ra thảm bại nặng nề cho nước Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam, trong đó có sai lầm “đánh giá thấp sức mạnh của một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó” (1). ông ta thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân và lý giải, xét cho cùng, thất bại cay đắng của nước Mỹ nảy sinh từ bản chất cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa của Mỹ; từ việc không nhận thức được sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam được nhân lên gấp nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam chứng tỏ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ là “một sai lầm ngớ ngẩn ghê gớm, con đẻ của một hỗn tạp kỳ quặc giữa sự hoang đường và tính kiêu ngạo, mù quáng đối với lịch sử, sự tin tưởng ngây thơ về vai trò quyền lực đứng đầu trên quả đất. Hoa Kỳ đã sử dụng những giải pháp quân sự cho những vấn đề chủ yếu là chính trị và văn hóa. Đây là một cuộc chiến tranh sai lầm, tại một địa điểm sai lầm, ở một thời gian sai lầm, cho những lý lẽ sai lầm”. Sự thất bại của Mỹ trong việc huy động một lực lượng lớn tiềm lực kinh tế và quân sự của đất nước trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng không khuất phục được một dân tộc anh hùng. Tướng Mắc-xoen Tay-lơ, cựu Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn cũng thừa nhận: “Sức mạnh không quân là một sự yểm trợ, nhưng nó không thể quyết định việc chặn đứng những con người kiên quyết chiến đấu trên mặt đất… Chúng tôi đã không đánh giá đúng tinh thần cực kỳ kiên quyết và đức tính hy sinh vì sự nghiệp của người dân Việt Nam” (2).
Đúng vậy, sai lầm lớn nhất của Mỹ là không thấy được một dân tộc Việt Nam luôn luôn khát vọng hòa bình, tự do và hạnh phúc; một dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm. Vì sự tồn vong của dân tộc, vì nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng đối với quốc tế mà toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đã buộc phải cầm súng quyết chiến đấu và quyết chiến thắng kẻ thù hung hãn nhất của thời đại trong thế kỷ XX.
Sử gia Stanley Karnow, một trong số ít phóng viên Mỹ có mặt ở Việt Nam từ đầu đến khi quân và dân Việt Nam làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, đã viết: “Sai lầm xuất phát từ sự không hiểu biết gì về lịch sử Việt Nam, một lịch sử dài phải chống lại các thế lực xâm lược, đã tạo cho người Việt Nam một ý thức sâu sắc về dân tộc họ. Từ khát vọng độc lập dân tộc đã làm nên một đảng tiên phong bản lĩnh và trí tuệ, luôn biết đổi mới kịp thời vào những thời điểm quyết định với nỗ lực và kỳ vọng được đồng hành cùng đất nước”(3).
Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khép lại cánh cửa chủ nghĩa thực dân mới, làm tiêu tan bao mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch hòng thôn tính, đô hộ, nô dịch, ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Năm tháng chiến tranh rồi cũng sẽ qua đi, song các nhà chiến lược Mỹ đã can dự vào cuộc chiến tranh Đông Dương nói chung, chiến tranh Việt Nam nói riêng không thể nào biện minh được sự thảm bại cay đắng của một đế quốc lớn trước một đội quân “nhà nghèo” (theo cách nói của họ-TG). Nếu như Hen-ri Kít-xinh-giơ, nguyên Cố vấn Nhà Trắng bàng hoàng không hiểu “cái gì đó đã nhen lên trong dân tộc đó những ngọn lửa anh hùng và nghị lực như vậy”; thì tướng Mắc-xoen Tay-lơ, cựu Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn phải chua chát thừa nhận: “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam, và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này, mà chỉ toàn là một lũ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó” (4).
Lịch sử chiến tranh thế giới vẫn hiển hiện và lưu truyền mãi một bức tranh ảm đạm đối với nước Mỹ trong những ngày tháng 4-1975. Một đất nước tự xưng hùng mạnh nhất thế giới đem quân đi xâm lược một quốc gia độc lập, có chủ quyền, lại kém mình gấp nhiều lần về tiềm lực kinh tế và quân sự, thì làm gì có anh hùng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, đầy man rợ đó. Thế nên, những người Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược khi nghe tin Việt Nam đại thắng đã coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam là “thắng lợi vô song của lòng yêu nước và trí tuệ con người”.
Trong tác phẩm “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” xuất bản tại Niu Y-oóc (Mỹ) năm 1985, Giáo sư Sử học, Tiến sĩ Triết học Mỹ Ga-bri-en Côn-cô (Gabriel Kolko) đã chỉ ra nguyên nhân tạo nên sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống xâm lược, được khơi dậy từ “Đường lối quần chúng và sự động viên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tỏ ra là một phương pháp rất có hiệu quả…” (5). Ga-bri-en Côn-cô còn lý giải chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử chống Mỹ xâm lược, ngoài tính chất ưu việt của chế độ xã hội chính trị được thể hiện qua việc tổ chức và tiến hành chiến tranh, huy động toàn dân, toàn lực để giành chiến thắng; còn một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy dân chủ, thân thiết đối với binh sĩ của mình như người cha, người anh, người bạn; họ quan hệ với nhau như anh em trong một gia đình. Điều này trái hẳn với quân đội nhà nghề Mỹ trong tham chiến trên các chiến trường Việt Nam.
Khẳng định giá trị, ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975, chúng ta cũng đồng thời đấu tranh phê phán mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử về chiến thắng vĩ đại này với những thiên kiến lệch lạc, những ác ý thâm độc của các thế lực thù địch và cả những ngộ nhận, mơ hồ trong sự nhìn nhận, đánh giá lịch sử thiếu khách quan, cụ thể. Nhiều nhà lãnh đạo, chính khách Mỹ đến nay vẫn cố tình che giấu sự thật, đưa ra nhiều lý lẽ biện minh cho mưu đồ đen tối của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhưng cũng chính những người Mỹ đã bóc trần sự thật này; trong đó có E-uyn Knon (Ezwin Knoll), một nhà báo chuyên theo dõi về cuộc chiến tranh Việt Nam. ông đã dày công sưu tập hơn 7000 tài liệu của Lầu năm góc, trong đó phần lớn là tài liệu tuyệt mật liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Trên cơ sở những nguồn tài liệu chân thực, E-uyn Knon đã xuất bản cuốn sách “Cuộc chiến bịp bợm của Mỹ”, gây tiếng vang lớn trong dư luận xã hội Mỹ (6). Trong cuốn sách này, tác giả đã vạch rõ dã tâm xâm lược Việt Nam với những thủ đoạn chiến tranh hết sức tàn bạo, thể hiện bản chất hiếu chiến, phi nghĩa, vô nhân đạo của chủ nghĩa đế quốc; đồng thời, chỉ rõ Mỹ đã vấp phải ý chí quật cường, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, với nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo chiến tranh nhân dân tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại nặng nề nhất của Mỹ trong lịch sử đưa quân tham chiến ở nước ngoài.
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng
Bài 2: Sự vô giá của hòa bình, thống nhất

(1). Theo số liệu của Trung tâm Lịch sử quân sự Mỹ (US Army Center of Military History, Washington DC), 1995. 
(2). Sức mạnh Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, tr.181.
(3). Stanley Karnow: Tác phẩm Vietnam A History của ông là một cuốn sử về nước Việt Nam hiện đại, được giải thưởng Pulitzer và đã có hơn một triệu bản được phát hành. Ngoài tác phẩm này, Stanley Karnow còn cung cấp tư liệu cho bộ phim tài liệu nổi tiếng Việt Nam - một thiên lịch sử bằng truyền hình. 
(4). Báo Mỹ Sao và vạch, ngày 14-5-1975.
(5). Gabriel Kolko: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.313; tr.204. 
(6). Xem: Ezwin Knoll: Cuộc chiến bịp bợm của Mỹ,  Nxb. Washington DC, 9-1991.

Bảo đảm quyền văn hóa ở Việt Nam

QĐND - Mới đây, tại phiên đối thoại do Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tổ chức, Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa, bà Pha-ri-đa Sa-hít (Farida Shaheed) đã ghi nhận những kết quả nổi bật của nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cũng như cải thiện các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; đặc biệt là việc mở rộng tiếp cận của người dân với giáo dục và văn hóa tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những lý giải dưới đây minh chứng lời nhận định trên là có cơ sở.
Người dân có điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa
Cùng với việc quan tâm chú trọng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm đời sống dân sinh, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân. Đặc biệt, sau 17 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (1998), đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đã có những bước tiến bộ vượt bậc.
Nếu như thời kỳ bao cấp, do kinh tế khó khăn, người dân chủ yếu phải lo kế sinh nhai, ít có điều kiện tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hóa, thì những năm gần đây, nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, kinh tế tăng trưởng khá, nên nhân dân ta ngày càng có điều kiện tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong chính sách phát triển, đi đôi với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, các địa phương luôn dành một khoản ngân sách để xây dựng các thiết chế văn hóa như: nhà văn hóa, thư viện, phòng đọc, sân vận động, nhà luyện tập thể thao, khu vui chơi giải trí… nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Đến nay, cả nước có hơn 5000 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa-thể thao; gần 55.000 thôn, bản có nhà văn hóa-thể thao; hơn 36.200 sân vận động và sân bóng đá do cấp xã quản lý; 38.400 câu lạc bộ thể dục thể thao ở cơ sở; 6.900 khu vui chơi trẻ em; 17.316 thư viện công cộng, phòng đọc sách và tủ sách (trong đó có 3.332 thư viện xã, phường, thị trấn; 13.107 phòng đọc thôn, bản và 61 thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng); 98% số xã đã có điểm bưu điện-văn hóa. Đến cuối năm 2014, diện tích phủ sóng phát thanh đạt hơn 95% lãnh thổ và diện tích phủ sóng truyền hình đạt hơn 98% diện tích lãnh thổ; gần 92% số xã trong cả nước có Báo Nhân Dân đến trong ngày.
Hội Lim - một trong những lễ hội được bảo tồn hiệu quả và ngày càng phát huy được giá trị văn hóa truyền thống. Ảnh minh họa/Hoàng Hà.
Không chỉ người dân ở khu vực đô thị, đồng bằng có điều kiện hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở các địa bàn còn nhiều khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đã được Nhà nước ưu tiên hỗ trợ về cơ chế, chính sách, nguồn lực nhằm phát triển văn hóa. Theo ông Hoàng Đức Hậu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), thời gian qua, cùng với việc xây dựng các thiết chế văn hóa ở địa bàn miền núi, biên giới, Nhà nước ta đã có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, nhất là dân tộc thiểu số có số lượng ít người. Tính đến năm 2013, có 54 lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo tồn; 23 bản, buôn, làng truyền thống tiêu biểu được bảo tồn, với số tiền hỗ trợ khoảng 1,8 tỷ đồng/bản. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp miễn phí 25 loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2012 đến nay, đã có 69 huyện nghèo, hàng trăm xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn bản đặc biệt khó khăn và các chùa Khơ-me được cấp hàng vạn tờ báo, tạp chí có nội dung thiết thực liên quan đến các dân tộc thiểu số. Chính sách nhân văn này được đồng bào đón nhận nồng nhiệt, vì đã góp phần nâng cao nhận thức và đời sống văn hóa tinh thần cho bà con.
Cơ sở pháp lý rõ ràng, chính sách nhất quán
Bảo đảm quyền văn hóa ở Việt Nam được thể hiện quan trọng nhất là ở khía cạnh chính trị và pháp lý. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, Đảng ta luôn quan tâm đến bảo đảm quyền văn hóa của người dân, đó là đổi mới đường lối, chủ trương, chính sách về văn hóa. Một trong những dấu mốc thể hiện rõ điều đó là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Những quan điểm, chủ trương mới từ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) tiếp tục được Đảng ta phát triển trong nhiều văn kiện sau này. Cùng với đó, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho người dân có đời sống văn hóa ngày càng tốt hơn, lần đầu tiên, Hiến pháp 2013 của nước ta đã hiến định về quyền văn hóa là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, đó là: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41). Thông qua hiến định điều này, Nhà nước ta khẳng định: Con người không chỉ có nhu cầu cơm ăn nước uống và các nhu cầu thiết thân khác, mà còn có quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa do dân tộc và nhân loại sáng tạo ra trong lịch sử. Mọi người dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng… đều có thể và có quyền tham gia tất cả các hoạt động văn hóa theo khả năng, sở thích, nhu cầu, sở trường của mình. Các cơ sở văn hóa, các thiết chế văn hóa mà Nhà nước, xã hội và cộng đồng xây dựng như: Khu vui chơi giải trí công cộng, công viên, nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện, sân vận động, rạp hát, rạp chiếu phim, điểm internet công cộng… là tài sản chung nên mọi người đều có quyền sử dụng để đáp ứng, phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của mình.
Không chỉ hiến định trong Hiến pháp, trước đó, tháng 9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2012-2015. Một trong những mục tiêu cao nhất mà chương trình đặt ra là: “Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao cơ sở, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Xóa các điểm trắng về văn hóa, xây dựng những điểm sáng về văn hóa trên các mặt, trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần”. Tổng kinh phí thực hiện chương trình này là 7.399 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương và địa phương là 5.347 tỷ đồng.
Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn và phải dành nguồn lực, kinh phí ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội thì việc mỗi năm, Nhà nước và các địa phương chi 1.136 tỷ đồng cho phát triển văn hóa, là một nỗ lực rất đáng ghi nhận. Đáng nói hơn, trong tổng số 6 dự án lớn liên quan đến phát triển văn hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có 2 dự án dành riêng cho khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng núi, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đặc biệt khó khăn. Đó là dự án “Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo” và dự án “Hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo”. Với phương châm “Hướng mạnh về cơ sở, ưu tiên cho người dân”, ngành văn hóa và chính quyền các cấp trong cả nước đang phấn đấu đến hết năm 2015 tiếp tục xây dựng, hoàn thành 500 nhà văn hóa, sân tập thể thao cấp xã và 3000 nhà văn hóa, sân tập thể thao cấp thôn đạt chuẩn quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; xây dựng và đưa vào sử dụng 30 trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện tại các vùng, miền, các địa phương, vùng sâu, vùng xa...
Có thể khẳng định rằng, từ chủ trương nhất quán, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và bằng những việc làm thiết thực, cụ thể của cấp ủy, chính quyền các địa phương, đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân ta, nhất là ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa… không ngừng được cải thiện. Điều đó thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta là giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa, giữa bảo đảm đời sống vật chất và đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú của nhân dân. Đó cũng là thể hiện “cam kết chính trị” của Đảng, Nhà nước ta trước cộng đồng quốc tế về việc bảo đảm “quyền văn hóa” cho người dân ngày càng tiến bộ hơn.           

PHÚC NỘI

Nhận thức đúng để có hành động đúng

QĐND - LTS: Ngày 13-4-2015, trong chuyên mục Làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình" của Báo Quân đội nhân dân đăng bài viết với tiêu đề "Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi" của tác giả Vân Khánh. Bài viết đã vạch rõ dụng ý xấu của một số cá nhân lợi dụng các trang mạng ở nước ngoài xuyên tạc quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Những ngày qua, Báo Quân đội nhân dân đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc gần xa gửi về phân tích, làm rõ hơn nội dung bài viết. Trong số báo hôm nay, Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến của bạn đọc xung quanh nội dung bài viết trên.
Đồng chí Nguyễn Quang Minh, Bí thư chi bộ Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh:
 
Thời điểm chuyến thăm Trung Quốc là hết sức phù hợp
Tôi ủng hộ quan điểm của bài báo “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi” đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 13-4-2015. Đồng thời, tôi cũng kịch liệt phản đối những suy diễn trắng trợn, cho rằng: Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa qua là “vội vã”, “bất ngờ”... Thực chất, đây là một kiểu hằn học, cố tình hạ thấp vị thế của Việt Nam, làm giảm niềm tin của nhân dân hai nước về ý nghĩa của chuyến thăm.
Lịch sử đã minh chứng: Quá trình thực hiện mối quan hệ hữu nghị truyền thống, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đã có rất nhiều chuyến thăm hữu nghị, thăm cấp nhà nước lẫn nhau. Đó là những chuyến thăm hữu nghị, hợp tác, bình đẳng vì lợi ích và sự phát triển chung của hai nước trên cơ sở thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc của công tác đối ngoại. Trước mỗi chuyến thăm, hai bên đều có những thống nhất để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động sao cho sát đúng, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của mỗi nước. Do đó, thời điểm của mỗi chuyến thăm bao giờ cũng được hai bên thống nhất xác định cụ thể, nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất cho việc mở ra những triển vọng mới, tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị.
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quan trọng: Năm 2015, hai nước Việt Nam - Trung Quốc kỷ niệm 65 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là dịp rất có ý nghĩa để hai Đảng, hai nước cùng nhau đánh giá, khẳng định những thành tựu đạt được trong 65 năm qua, đồng thời hoạch định phương hướng phát triển quan hệ trong thời gian tới. Như vậy, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là cần thiết, đúng lúc; là dấu  mốc có ý nghĩa lịch sử trọng đại.
Mặc khác, trước ảnh hưởng do tình hình căng thẳng ở Biển Đông mà đỉnh điểm là khoảng giữa năm 2014, nên việc lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước cùng nhau trao đổi chân thành, thẳng thắn để tháo gỡ những vướng mắc là thời điểm hợp lý. Những trao đổi đúng lúc sẽ giúp khôi phục nhanh, đầy đủ mối quan hệ hữu nghị truyền thống và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực, củng cố tin cậy, tăng cường hữu nghị, trao đổi các biện pháp nhằm kiểm soát tốt tình hình, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vì lợi ích của nhân dân hai nước; vì hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới; nâng cao vị thế của Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, tôi cho rằng, việc lựa chọn thời điểm chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là hoàn toàn hợp lý. Đó cũng là căn cứ để vạch trần luận điệu của những cá nhân có tư tưởng hiềm khích. Nguyễn Tấn Tuân (ghi)
Ông Lò Minh Hoàn, thị trấn Mường Lát (Mường Lát, Thanh Hóa):
 
Lật tẩy một chiêu trò cũ
Bài viết với tiêu đề “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi” đăng trong chuyên mục Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 13-4-2015 đã lật tẩy một chiêu trò cũ của một số cá nhân có dụng ý xấu phá hoại mối đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Tôi đánh giá cao nội dung bài báo, bởi đã đưa ra 3 thông điệp rõ ràng, thiết thực đến với độc giả: Thứ nhất, khẳng định rõ quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện đường lối đối ngoại và quan hệ quốc tế; thứ hai, cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ thêm về mục đích, ý nghĩa, kết quả tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; thứ ba, phản bác lại âm mưu, luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam mà một số cá nhân có tư tưởng thù địch ra sức "phân tích, lập luận" nhằm hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Là người dân sinh sống ở địa phương miền núi, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng hiểu rất rõ mục đích chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là nhằm tăng cường, thắt chặt mối quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Đây không phải là chuyến đi “bất ngờ”, hay chuyến đi “vội vã” vào thời điểm “nhạy cảm” như một số cá nhân có tư tưởng thù địch cố tình rêu rao, xuyên tạc. Tôi cho rằng đây là chiêu trò cũ, khá nhàm chán của những người có dụng ý xấu nhằm hạ thấp vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam; kích động, chia rẽ sự tin cậy và hiểu biết trong quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Thiết nghĩ, trước những âm mưu, thủ đoạn như vậy, mỗi người dân nên hết sức cảnh giác, thận trọng với những thông tin bịa đặt của những cá nhân có dụng ý xấu; đồng thời, cần sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan thông tin đại chúng như Báo Quân đội nhân dân đã làm trong thời gian qua để định hướng dư luận, thống nhất nhận thức. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. Khi nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, hiểu rõ bản chất của kẻ xấu, chắc chắn sẽ tự miễn dịch với các thông tin xấu độc. Mở rộng quan hệ hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và cùng có lợi là hướng đi phù hợp, tạo ra những điều kiện thuận lợi để đất nước ngày càng phát triển trong thời đại ngày nay...  Văn Dương (ghi)
Đại tá Lê Thanh Hải, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn 293 (Binh chủng Công binh):
 
Vạch rõ âm mưu xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta
Tôi là độc giả thường xuyên của Báo Quân đội nhân dân. Vì vậy, tôi đặc biệt quan tâm đến những bài viết trong chuyên mục Làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình” của Báo Quân đội nhân dân. Ngày 13-4-2015, chuyên mục có đăng bài viết của tác giả Vân Khánh với tiêu đề “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi”. Tôi cho rằng, đây là sự phản ứng nhanh nhạy của Báo Quân đội nhân dân trước những thông tin xuyên tạc, bịa đặt của một số cá nhân mang nặng tư tưởng hận thù, hiềm khích. Bài báo đã gửi đi thông điệp rất rõ ràng và khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại và quan hệ quốc tế. Bài viết cũng phân tích sâu sắc, cặn kẽ, thấu đáo và vạch rõ âm mưu xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta của một số người có dụng ý cá nhân hẹp hòi, định kiến.
Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cho rằng: Chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả hết sức tốt đẹp, thể hiện rõ mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc. Kết quả chuyến thăm là tiền đề, nền tảng quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững, vì lợi ích và sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; đồng thời góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển chung của khu vực và thế giới... Đây là hoạt động ngoại giao thường xuyên của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, một số cá nhân có tư tưởng hận thù lợi dụng các trang mạng ở nước ngoài để xuyên tạc về mục đích, ý nghĩa, kết quả tốt đẹp của chuyến thăm hòng thực hiện mưu đồ hết sức thâm độc: Chia rẽ tình đoàn kết, mối quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. 
Thực chất, đây là thủ đoạn hết sức thâm độc nhằm hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam đối với thế giới. Từ đó, số người này "hy vọng" làm cho tình hình trong nước, khu vực thêm căng thẳng. Vì vậy, hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước phải hết sức tỉnh táo, không mắc mưu kẻ xấu; luôn tin tưởng vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; đồng thời có trách nhiệm giữ gìn nền hòa bình; vun đắp tình hữu nghị, hợp tác đối với các nước trên thế giới; nhất là quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nguyên Thắng (ghi)
Ông Phạm Gia Đức, Hội trưởng Hội Việt kiều tại Vân Nam:
 
Những cá nhân hiềm khích đang cố tình “chọc gậy bánh xe”
Bài báo “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi” đã phản ánh chân thật, khách quan, kịp thời thực tiễn chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Không đúng như những suy diễn của những người có chủ tâm phá bĩnh mối quan hệ Việt - Trung; không phải lãnh đạo Việt Nam “vội vã” đến thăm nước láng giềng, còn phía Trung Quốc lại thiếu trọng thị đối với Việt Nam. Thực tế cho thấy, trước, trong và sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lần này được dư luận thế giới, khu vực, nhất là nhân dân Trung Quốc hết sức quan tâm.
Về phía Trung Quốc, nước bạn đã thể hiện rõ sự coi trọng cao độ, tiếp đón trọng thị với những nghi thức lễ tân đặc biệt dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, như: Cử cấp Phó thủ tướng đón, tháp tùng, tiễn đoàn tại sân bay; tổ chức lễ đón ngoài trời với 21 phát đại bác chào mừng; bố trí đoàn mô tô hộ tống rất long trọng; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và lãnh đạo Trung Quốc tổ chức hai buổi chiêu đãi trọng thể Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...  
Báo chí Trung Quốc đã thông tin đầy đủ, đậm nét, chính xác các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Tối 7-4, Tân Hoa xã đã đăng bản tin dài hơn 2.500 chữ, kèm theo nhiều ảnh với tiêu đề “Tổng Bí thư Tập Cận Bình hội đàm với Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng”; đưa tin về hội đàm, hội kiến và đầy đủ các hoạt động khác của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Các bản tin thời sự lúc 19 giờ của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng đưa đậm nét với thời lượng lớn về hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Trung Quốc. Tương tự, trên các báo: Nhân dân Nhật báo, Giải phóng quân, Thanh niên, Quang Minh Nhật báo... đều đồng loạt đăng tải trên trang nhất tin, bài về chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Các bài viết khẳng định quan hệ Việt - Trung là quan hệ đặc biệt, không giống quan hệ với các nước khác. Quan hệ Việt - Trung là mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai đất nước, hai dân tộc núi liền núi, sông liền sông.
Chứng kiến, theo dõi những sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, chúng ta không chỉ bày tỏ niềm tin về mối quan hệ hữu nghị bền vững, tốt đẹp Việt - Trung; mà còn cảm nhận đầy đủ tình cảm, thái độ trọng thị của Trung Quốc dành cho Việt Nam. Thực tế đó cũng giúp chúng ta có cơ sở khẳng định: Những luận điệu hạ thấp vị thế Việt Nam nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Trung Quốc thực chất chỉ là chiêu trò “chọc gậy bánh xe” của những cá nhân mang tư tưởng hiềm khích.
 Ngô Thanh (ghi)