Nhận diện sự thật những “bản phúc trình” về tự do tôn giáo ở Việt Nam

07:09 29/05/2019
Trong bản phúc trình về tự do tôn giáo được đưa ra gần đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục đưa thông tin sai lệch tình hình tôn giáo của Việt Nam. Trong đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng: “Vấn đề tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam vẫn bị xuống cấp nghiêm trọng; chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp mọi tôn giáo, thường bắt giữ những người biểu tình ôn hòa để đòi hỏi tự do tín ngưỡng và tự do thờ phụng, trong đó có những nhà hoạt động cho tôn giáo và nhân quyền; nhiều tổ chức tôn giáo không được chính phủ công nhận…”.
Nhận diện hoạt động lợi dụng tôn giáo chống đối chính quyền
Lợi dụng những ràng buộc về giáo lý, giáo luật cũng như các vấn đề liên quan đến thần quyền, nhiều đối tượng xấu đã tiến hành khống chế tín đồ, tuyên truyền, rao giảng các thông tin sai lệch về tình hình đất nước, từ đó kích động người dân đấu tranh chống đối với chính quyền. Thẳng thắn đánh giá, tôn giáo là một mũi nhọn trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thể lực thù địch.
Thông qua con đường tôn giáo, các thế lực thù địch, chống đối với Việt Nam một mặt tập trung lực lượng trong nước, hình thành nên các tổ chức chính trị đối lập núp dưới bóng tổ chức tôn giáo; mặt khác, các đối tượng xuyên tạc, bôi nhọ, làm sai lệch tình hình tôn giáo của Việt Nam, vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm quy định pháp luật quốc tế.
Hiện nay, việc lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền, xâm hại an ninh quốc gia của Việt Nam được các thế lực thù địch, phản động thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, các phương thức chính thường được sử dụng gồm:
Thứ nhất, các đối tượng thù địch, chống đối thường đưa ra các báo cáo, phúc trình có nội dung sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Thời gian qua, một số cơ quan, tổ chức như Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, Nghị viện châu Âu, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI)... đã đưa ra nhiều phúc trình có nội dung sai lệch về tình hình Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 29-4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra bản phúc trình về tự do tôn giáo. Khi nói về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra các nhận định, đánh giá chủ quan, phiến diện, không đúng sự thật.
Và vẫn như thường lệ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch như nêu trên. Qua việc nghiên cứu các bản phúc trình, báo cáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam của các tổ chức trên, không khó để chúng ta nhận thấy sự kỳ thị, thù địch của những người soạn thảo. Đặc biệt, nhiều nội dung trong đó vu khống, bóp méo vấn đề tôn giáo của nước ta.
Suy cho cùng, đằng sau ngọn cờ tôn giáo vẫn là các mưu đồ về chính trị. Tôn giáo đã bị biến thành công cụ, phương tiện, thậm chí, nó còn được coi là một “đòn hiểm” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Với Việt Nam, các thế lực chống đối luôn tìm mọi cách để tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của nhà nước, từ đó dễ dàng khống chế và sử dụng tôn giáo vào mục đích chống phá.
Thực tế cho thấy, việc Bộ Ngoại giao Mỹ và nhiều quốc gia phương tây thường xuyên tiến hành các cuộc điều trần về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, cũng như xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia “không có tự do tôn giáo” cũng chỉ để tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của ta, từ đó làm thay đổi bản chất của chế độ, đưa Việt Nam đi vào sự lệ thuộc.
Thứ hai, lợi dụng vỏ bọc tôn giáo, các đối tượng mưu đồ hình thành các tổ chức chính trị đối lập.
Dưới bóng tổ chức tôn giáo, các đối tượng thù địch âm mưu tiến hành thành lập, xây dựng lực lượng, hình thành nên tổ chức chống đối. Đây là một con đường đang được kẻ địch triệt để lợi dụng. Tôn giáo được lấy ra làm cái cớ để tập hợp, thu hút mọi người tham gia. Đồng thời, vỏ bọc tôn giáo cũng như một tấm bùa “hộ mệnh” cho các tổ chức này. Âm mưu của các tổ chức phản động dưới vỏ bọc tôn giáo có thể thấy đang diễn biến phức tạp.
Thông qua sự quản lý, điều hành của các đối tượng chống đối, một số cơ sở tôn giáo nếu không quản lý tốt sẽ bị biến thành nơi để các đối tượng hội họp, bàn luận, chỉ đạo các hoạt động chống phá, rao giảng những luận điệu sai trái.  
Mặt khác, thông qua vỏ bọc tôn giáo, các đối tượng muốn “hợp pháp hoá” hoạt động của mình. Khi cơ quan chức năng phát hiện bản chất phía sau và không công nhận hoạt động, các đối tượng lại tiếp tục rêu rao, vu khống Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền, không có tự do tôn giáo”.
Thứ ba, tiến hành tuyên truyền, xuyên tạc các vấn đề sai lệch về tình hình đất nước.
Trong hàng ngũ chức sắc tôn giáo ở Việt Nam, bên cạnh đa số đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước thì có những cá nhân “nuôi” cái nhìn sai lệch về chế độ, thậm chí mang trong mình tư tưởng thù địch, chống đối với chính quyền.
Thông qua các buổi rao giảng giáo lý, giáo luật, các đối tượng núp dưới vỏ bọc tôn giáo, lồng ghép các tư tưởng, thông tin sai lệch, xuyên tạc vấn đề, kích động các tín đồ chống đối với chính quyền, chia rẽ mối đoàn kết dân tộc. Lướt qua các trang truyền thông, không khó để bắt gặp các video giảng đạo có nội dung đi ngược chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi ngược giáo lý, giáo luật.
Tôn giáo là hệ thống niềm tin của con người. Nó tác động đến nhận thức, suy nghĩ, cách nhìn nhận của con người. Chính vì vậy, việc lợi dụng tôn giáo để chống phá vô cùng nguy hiểm. Từ việc nhận thức sai lầm, sẽ có những hành động sai lệch, xâm hại đến tình hình an ninh, trật tự cũng như lợi ích của xã hội.
Bảo đảm an ninh tôn giáo
Trong thời kỳ chiến tranh, thực dân đế quốc tìm cách  lợi dụng tuyên truyền tôn giáo vào các vùng dân cư của ta để ''ru ngủ'' quần chúng cũng như phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Hiện nay, chiêu bài này tiếp tục được sử dụng với nhiều hình thức tinh vi để phá hoại sự ổn định của xã hội.
Trong mối quan hệ với an ninh quốc gia, tôn giáo giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Để giải quyết tốt các vấn đề liên quan, Đảng, Nhà nước ta đã quy định rõ vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong Hiến pháp và các luật liên quan. Đồng thời, xác định rõ giữa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với các hành vi lợi dụng, vi phạm pháp luật.
Để ngăn chặn hoạt động lợi dụng chống phá, ở cấp cơ sở, chúng ta phải quan tâm đến đời sống của bà con, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đặc biệt, phải tập trung phát hiện các đối tượng lợi dụng tôn giáo để chống đối, nhanh chóng thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng để đưa ra xử lý trước pháp luật. Mặt khác, tiếp tục củng cố mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo trên thế giới, vì sự phát triển lành mạnh, hài hoà giữa đời sống tôn giáo và các lợi ích quốc gia, công cộng.
Trần Anh Tú

Mọi hành động lợi dụng danh nghĩa tôn giáo làm tổn hại tới lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc đều sẽ bị lên án

08:02 27/05/2019
Ủy Hội quốc tế Hoa Kỳ về tôn giáo (USCIRF) vừa qua đã đưa ra những nội dung về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nhưng hoàn toàn phản ánh sai lệch, xuyên tạc với tình hình thực tế. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam được nhìn nhận và đánh giá dựa trên các yếu tố pháp luật, bảo đảm quyền tự do tôn giáo, được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.
Bảo đảm các quyền tự do về tôn giáo, khẳng định vị thế của một quốc gia đa sắc tộc và tôn giáo
Trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta chỉ ra rằng, chúng ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. 
Văn kiện Đại hội XI tiếp tục khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, khẳng định: “Tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm” http://ictvietnam.vn/danh-gia-va-trao-doi/ly-luan/quan-diem-cua-dang-cong-san-viet-nam-ve-ton-giao-trong-van-kien-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-va-mot-so-van-de-dat-ra.htm - _ftn3 và  “Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Hiến pháp năm 2013 cũng đã kế thừa và sửa đổi, bổ sung quy định của các bản Hiến pháp trước đó về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI ngày 18-11-2016, có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, thể chế Hiến pháp về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Những giá trị về tinh thần được ghi nhận trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục khẳng định Việt Nam là một trong những nước tiên phong bảo đảm các quyền tự do về tôn giáo, khẳng định vị thế của một quốc gia đa sắc tộc và tôn giáo. Đặc biệt lần đầu tiên ghi nhận người bị buộc tội, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tín ngưỡng, tôn giáo. Đây chính là giá trị nhân văn của Nhà nước XHCN, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Nhà nước không chỉ quy định cho mọi người có quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo mà có tự nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm quyền đó, đồng thời quy định các biện pháp nhằm bảo đảm quyền được thực thi trong đời sống thực tiễn. 
Trong đó, đối với bất kỳ vi phạm nào làm ảnh hưởng tới quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, quyền bảo hộ của Nhà nước đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo có thể bị truy cứu trách nhiệm, tùy theo mức độ vi phạm mà truy cứu trách nhiệm vật chất và trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt đối với tội “Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác” gồm cải tạo không giam giữ đến 1 năm, phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.
Thực thi bảo đảm quyền tự do về tôn giáo ở Việt Nam
Các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, có 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Năm 2016, Ban đại diện Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê-su Kitô (Mormon) đã được công nhận và Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Tháng 8-2018, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam được cấp đăng ký hoạt động. Hai tổ chức Tin lành đang được hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký.
Ngoài ra, hàng ngàn điểm nhóm Tin lành được bảo đảm sinh hoạt tôn giáo tại các địa điểm hợp pháp. Theo số liệu được thống kê từ Ban tôn giáo của Chính phủ, Việt Nam có 60 cơ sở đào tạo tôn giáo, thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Từ năm 2015-2017, Việt Nam đã cho thành lập mới năm cơ sở đào tạo tôn giáo gồm: Học viện Công giáo, Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô nhiễm Bùi Chu, Học viện Truyền giáo Cao Đài, Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo, Trường Thánh kinh Thần học Cơ đốc.
Tính đến năm 2017, tổng diện tích đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng là 14.850ha, thuộc 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo. Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500m2 cho Tổng Liên hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh thần học, tỉnh Thừa Thiên-Huế giao 20ha đất cho Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế sử dụng... Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thành lập trên 450 cơ sở y tế, 270 trường mầm non, 1.000 nhóm, lớp mầm non; hỗ trợ chăm sóc 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội.
Với sự hỗ trợ của Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ (năm 2017). Tại các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước, 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm. Tính đến hết ngày 30-6-2018, tại Tây Bắc, 693 điểm nhóm Tin lành và tám Hội thánh cơ sở đã được thành lập. Ngoài ra, các địa phương còn có nhiều điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tập trung của người dân tộc thiểu số như Hội Liên hữu Baptist Việt Nam, Hội thánh Lutheran, Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm Việt Nam và Hội thánh Truyền giảng Phúc âm Việt Nam...
Với phương châm, hành động của Chính phủ trong năm 2019 là: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” và từ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị ngành Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; nâng cao chất lượng thực hiện công tác nghiệp vụ tôn giáo trong tình hình mới. 
Ngành chủ động phối hợp thống nhất giữa các bộ, ngành và địa phương trong tham mưu đề xuất Chính phủ chỉ đạo giải quyết những vấn đề tôn giáo phức tạp. Tăng cường công tác đối ngoại tôn giáo, chủ động hướng dẫn các tổ chức tôn giáo tham gia các cơ chế diễn đàn tôn giáo thế giới và khu vực phù hợp với đường lối ngoại giao của Đảng, Nhà nước.
Chúng ta hãy lắng nghe những lời thoại, những bài phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị chức sắc tôn giáo để phủ định một hành động thiếu căn cứ của Ủy hội quốc tế Hoa Kỳ về tôn giáo (USCIRF) đã công bố bản phúc trình có tính xuyên tạc về quyền tự do tôn giáo của Việt Nam vào ngày 29-4-2019 tại Washington DC sau đây:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Đại lễ VESAK năm 2019 khẳng định rằng Phật giáo là tôn giáo có lịch sử từ lâu đời, gắn bó sâu sắc với văn hóa truyền thống và đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, với tấm gương sáng của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Từ hào quang của ngôi vương cao quý, niềm kiêu hãnh anh dũng chiến thắng ngoại xâm, Ngài đã đến với chân lý anh minh, từ bi, hỷ xả của giáo lý Phật giáo và hành đạo cứu giúp muôn dân. Nối tiếp truyền thống, trong nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, thể hiện rõ ý chí hòa hợp, đoàn kết và thống nhất, khẳng định ví trí, vai trò, góp phần xây dựng đất nước.
Còn linh mục Tôma Vũ Quang Trung, SJ đang giữ trách vụ Đại diện Giám mục Đặc trách Tu sĩ Tổng Giáo phận Sài Gòn cho biết: Khoảng 15 năm nay, nhiều dòng tu từ nước ngoài tìm đến Việt Nam. TP Hồ Chí Minh hầu như là nơi các hội dòng đặt chân đến đầu tiên. Có nhiều lý do để các dòng tu chọn đến thành phố này. Trước hết, đây là trung tâm lớn nhất so với cả nước về kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa và là nơi tập trung đủ mọi loại hình hoạt động và phục vụ đa dạng nhất nước. 
Đây cũng là nơi có nhiều hoạt động mang tính quốc tế nên có bầu khí cởi mở và đối thoại, gặp gỡ giao lưu với nhiều nền văn hóa khác trên thế giới. Tương quan giữa Giáo hội địa phương và chính quyền thành phố cũng diễn ra trong bầu khí hiểu biết, tôn trọng đối thoại và cộng tác lẫn nhau nên các hội dòng mới đến cũng được chính quyền dễ dàng đón nhận và cho phép hoạt động.
So với 5 năm trước đây, con số các hội dòng tại Tổng giáp phận (TGP) Sài Gòn tăng từ 193 lên đến 262 hội dòng, nghĩa là tăng thêm 69 hội dòng mới. Số tu sĩ tăng từ 6.304 lên đến 8.804, trong đó, số linh mục dòng tăng từ 463 lên đến 602 vị. 
Các tu sĩ có đặc sủng và linh đạo riêng theo các vị sáng lập nên có rất nhiều hoạt động tông đồ đa dạng. Phần nhiều các hội dòng mới là các dòng có linh đạo truyền giáo ngang qua các hoạt động phục vụ xã hội, y tế và giáo dục, chăm lo cho người nghèo, khuyết tật, bệnh nhân, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, phụ nữ lỡ lầm, người già neo đơn, người nhiễm HIV-AIDS…
Hòa thượng Phra Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban tổ chức Quốc tế Vesak LHQ cho rằng Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển của Phật giáo thế giới. Chủ đề Vesak năm nay đã thể hiện sự đóng góp của Phật giáo với sự phát triển của thế giới. Chúng ta cùng nhau hội tụ ở đây để nêu lên những vấn đề quan ngại và ý kiến theo quan niệm của Phật giáo để mang lại hòa bình, phát triển cho thế giới.
Còn Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng ban thường trực BTC Đại lễ Vesak 2019 nói rằng, tiếp nối truyền thống 2000 năm, Phật giáo Việt Nam hôm nay đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích đời thực hiện cứu khổ độ sinh. Không chỉ bằng những buổi thuyết pháp đạo Phật, GHPGVN đã, đang và sẽ luôn tích cực tham gia hoạt động từ thiện để lan tỏa tình yêu thương, từ bi, bác ái đến chúng sinh… Cũng chính từ việc làm đã chạm vào trái tim hướng thiện, lan tỏa thông điệp từ bi hỷ xả của Phật giáo đến con người.
Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người và quyền này không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi. Khả năng bảo đảm quyền tự do tôn giáo của các quốc gia không giống nhau. Mỗi quốc gia lựa chọn phương thức bảo đảm sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng như pháp luật, truyền thống của mỗi dân tộc. Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại nếu có sự khác biệt về nhận thức, chính kiến tư tưởng tôn giáo và Việt Nam luôn là đất nước tôn trọng sự phát triển của các tôn giáo về tổ chức, cơ sở vật chất, giáo lý.
Một điều khẳng định rằng, bất kỳ hành động nào lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lợi ích cộng đồng đều bị ngăn chặn, lên án, nếu mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Đại tá, PGS.TS Phạm Quang Phúc

Giả mạo trang thông tin của các cơ quan công quyền - một âm mưu “lộng giả thành chân”

26/05/2019 22:12

Gần đây, trên facebook xuất hiện trang tin điện tử mạo danh Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau. Trước đó, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, trên mạng xã hội đã hai lần xuất hiện trang tin giả mạo của Ban Tuyên giáo Trung ương. Theo một chuyên gia phòng, chống tội phạm an ninh mạng, việc giả mạo trang tin của một số cơ quan công quyền càng cho thấy tâm địa của những phần tử cơ hội chính trị, phản động trong nước cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Giả mạo trang thông tin của các cơ quan công quyền - một âm mưu “lộng giả thành chân”
Trang Facebook giả mạo với nội dung thông tin sai sự thật, lèo lái dư luận. Ảnh: laodong.vn
Chiêu trò mới chống phá trên mặt trận thông tin, tư tưởng
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội là sự xuất hiện nhan nhản những trang web, fanpage giả mạo với nhiều mục đích. Có kẻ muốn “ăn theo” người nổi tiếng đã mạo danh họ nhằm mục đích câu “like”. Có kẻ muốn bán được nhiều hàng hóa, sản phẩm thì lợi dụng các thương hiệu nổi tiếng để lập ra các website, facebook, fanpage giả mạo để dụ dỗ, lừa đảo khách hàng. 
Nhưng đáng nói hơn, có những kẻ cố tình mạo danh trang thông tin chính thức của các cơ quan công quyền với mưu đồ xấu. Từ đầu năm 2019 đến nay, ngoài Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, trên mạng xã hội còn hai lần xuất hiện fanpage giả mạo trang thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 11-3-2019, sau khi cơ quan chức năng công bố “Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12607: 2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm”, lợi dụng những ý kiến bình luận, thông tin trái chiều về nội dung dự thảo này, ngay lập tức, trên facebook xuất hiện trang fanpage giả mạo mang tên “Ban Tuyên giáo trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” với những bài viết có nội dung thông tin thất thiệt nhằm hướng lái dư luận một cách có chủ đích không lành mạnh. Khoảng ba tuần sau đó, ngày 3-4, trên fanpage giả mạo này lại tiếp tục xuất hiện tiêu đề bài viết “Chỉ đạo chính thức của Ban Tuyên giáo Trung ương về vụ “Hôn bé gái trong thang máy”. Chỉ sau 18 giờ đăng tải, bài viết đã thu hút 1.600 lượt bình luận và gần 1.000 lượt chia sẻ.
Trước tình trạng giả mạo này, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Việc cố tình lợi dụng mạng xã hội để mạo danh các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có Ban Tuyên giáo Trung ương, là hành vi có động cơ xấu cần phải lên án, bóc mẽ kịp thời. Hành vi sai trái này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các tổ chức, cá nhân có liên quan, mà còn vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng và đăng tải nội dung thông tin.
Từ nhiều năm nay, Ban Tuyên giáo Trung ương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động tuân theo pháp luật về báo chí, không kiểm duyệt, kiểm soát, can thiệp vào công việc chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan báo chí. Vì vậy, không có chuyện Ban Tuyên giáo Trung ương thông qua mạng xã hội để “chỉ đạo, định hướng” thông tin những vụ việc như “nước mắm, nước chấm”, hay chuyện quấy rối trẻ em ở trong thang máy... Ban Tuyên giáo Trung ương không làm thay, không "lấn sân" vào công việc thuộc chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Có thể nói rằng, việc giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan công quyền là chiêu trò mới, nhưng nằm trong âm mưu cũ của các phần tử xấu nhằm hạ thấp uy tín của cơ quan Đảng, Nhà nước và qua đó, chúng muốn tạo ra một “ma trận thông tin” hòng làm rối nhiễu dư luận xã hội, gây khó cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cơ quan chức năng.
Tỉnh táo trước âm mưu “lộng giả thành chân” của các phần tử xấu
Không phải bây giờ mà những năm qua, một số kẻ cơ hội chính trị, phần tử bất mãn với chế độ ở trong nước cấu kết với thế lực từ bên ngoài lợi dụng tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí để lập ra những website, blog, facebook, fanpage “tự xưng” là trang thông tin của một số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và một số ban, bộ, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo thống kê của cơ quan chức năng Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua đã phát hiện được 193 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản thường xuyên có nội dung thông tin nói xấu, đơm đặt, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo cao cấp và tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Các website, blog, facebook, fanpage mạo danh thường được thiết kế theo dạng trang thông tin chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng. Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên chủ động đăng tải, chia sẻ những thông tin kịp thời, chính xác như các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử chính thống của các cơ quan, tổ chức đã được cấp phép tên miền trên internet. Nhưng càng về sau và đến một lúc nào đó đã tạo được niềm tin của người đọc, chủ nhân của các trang mạng mạo danh này có thể cài bẫy một vài thông tin thật-giả, đúng-sai mập mờ theo kiểu “đánh lận con đen” nhằm làm rối nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội. Đó là một “đòn đánh” vào tâm lý người đọc rất tinh vi, thâm độc để lèo lái vào mục đích tuyên truyền lệch lạc, nguy hại.
Theo nhận định của nhiều luật sư, hành vi trên vi phạm pháp luật của Việt Nam. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2017 quy định: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Luật An ninh mạng 2018 cũng nghiêm cấm các hành vi: “Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” (điểm b, Khoản 3, Điều 160) và: “Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (điểm c, Khoản 1, Điều 18).
Có câu châm ngôn “Lộng giả thành chân” với hàm ý phê phán, cảnh báo những kẻ cố ý ngụy tạo hết sức tinh vi, kiên trì "biến giả thành thật", thậm chí có những hành vi giả dối được lặp đi lặp lại, tái diễn thường xuyên, liên tục để lôi kéo sự nhẹ dạ, cả tin của người khác, khiến người khác tưởng là thật. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của người đọc, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các tổ chức, cơ quan và cán bộ lãnh đạo cao cấp, đều có thể bị “sập bẫy” vào mưu đồ xấu độc từ chủ nhân của các trang mạng này.  
Trước sự xuất hiện những website, blog, facebook, fanpage mạo danh một số tổ chức, cơ quan, chúng ta càng thấy tâm địa của những phần tử cơ hội chính trị, phần tử phản động trong nước cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài sẽ không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Do đó, chúng ta càng phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không để bị “cài bẫy” hay bị “dụ dỗ, mê hoặc” vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo trá của các phần tử xấu.
Qua vụ việc này, các cơ quan chức năng càng phải tăng cường công tác quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời sớm nhận diện chân tướng, kịp thời bóc gỡ những website, blog, facebook, fanpage giả mạo và xử lý nghiêm khắc những kẻ cố tình tung tin thất thiệt, chia sẻ thông tin thật-giả, đúng-sai lẫn lộn, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa và bảo đảm môi trường thông tin lành mạnh cho xã hội.
PHÚC NỘI

Chiêu trò xuyên tạc Hội nghị Trung ương 10 về phòng, chống tham nhũng

08:24 24/05/2019
Những ngày trước, trong và sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XII diễn ra, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động chống phá, trong đó tập trung vào công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta đang được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh, đạt được những kết quả tích cực, rõ rệt, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Mặc dù vậy, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại coi đây là mũi nhọn tập trung công kích, bóp méo, bôi nhọ, nhằm mục đích thực hiện các mưu đồ “diễn biến hoà bình”. 
Nhân sự kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của Đảng diễn ra, bằng các hình thức khác nhau, các đối tượng này lập tức tổ chức các “Hội nghị bàn tròn”, “Diễn đàn”... trên cộng đồng mạng để công kích, tấn công, xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Điển hình, trên một số trung tâm truyền thông, xuyên tạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười của Đảng cho rằng: “Chống tham nhũng thực ra là đấu đá nội bộ, không thể chống tham nhũng trong một thể chế như thế”. 
Trên BBC, ông này xuyên tạc: “Trong một thể chế như thế không thể chống được tham nhũng. Thể chế mà không có tư pháp độc lập, toàn án xử theo lệnh của Đảng”; “Bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, hay nói cách khác cái lò này đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi, chứ không phải đốt những kẻ tham nhũng; bởi không bao giờ đốt hết được cả”...
Nghiên cứu về tham nhũng, nhiều học giả đều thống nhất cho rằng, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực của đất nước, nhân dân, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực phát triển đất nước, xã hội. 
Suy cho cùng, khi nào xã hội còn tư hữu và tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, còn tồn tại nhiều giai cấp thì tham nhũng còn xuất hiện, tồn tại ở những mức độ và tính chất nhất định. Do đó, dù là thể chế chính trị nào, tham nhũng đều tồn tại. Và thực tế, tham nhũng có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều được các nước đặc biệt quan tâm, xây dựng các thiết chế để ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi. 
Phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực vô cùng khó khăn, phức tạp; ngay cả Liên hợp quốc cũng ban hành những Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà rất nhiều quốc gia là thành viên. Nói như vậy, luận điệu cho rằng tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam là một sự quy chụp, xuyên tạc, vô căn cứ.
Là thành viên có trách nhiệm, những quy định của Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng được Việt Nam “nội địa hóa” vào pháp luật như Bộ luật Hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng. Tham nhũng được Đảng xác định là nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng được gọi là đấu tranh với “giặc nội xâm”. 
Điều 92 - Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”. Thực tế, chưa bao giờ như thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt như vậy. Bằng chủ trương lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. 
Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Bằng cách làm bài bản, được tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động có trọng tâm, trong điểm.
Từ nhận thức thống nhất, quan điểm kiên quyết, nhất quán, cách làm quyết liệt, bài bản và khoa học, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tính trong hơn hai năm qua, các cấp uỷ đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và 35.000 đảng viên vi phạm. 
Trong số đó có hơn 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái, 60 cán bộ lãnh đạo cấp cao diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 05 Ủy viên Trung ương Đảng, 01 Ủy viên Bộ Chính trị đương chức bị xử lý kỷ luật. Bộ Công an đã khởi tố, điều tra, truy tố nhiều cá nhân trong đó có những cán bộ lãnh đạo cấp cao theo quy định của pháp luật. 
Như vậy, bất kể là ai, có chức vụ cao hay thấp, vị trí công tác ở lĩnh vực nào đi nữa, nếu có hành vi tham nhũng, lãng phí đều chịu sự điều chỉnh, bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Công tác phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kể người đó là ai. Với quan điểm, thực tiễn rõ ràng, cụ thể như vậy, luận điệu: “Phòng chống tham nhũng đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng”… là rất trơ trẽn.
Với cách lập luận từ cơ sở lý luận, thực tiễn như trên, luận điệu cho rằng “tham nhũng là mang tính bản chất của chế độ”, “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể phòng, chống được tham nhũng”… là xuyên tạc bản chất, thể chế của chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước. Như vậy, rõ ràng đây là những luận điệu sai trái, thù địch. Âm mưu, phương thức, thủ đoạn của chúng là:
Thứ nhất, xuyên tạc bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị ở Việt Nam; đây là một phần trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, tác động vào nhận thức, nội bộ nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” với mục tiêu cuối cùng là thủ tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thứ hai, cho rằng “thể chế mà không có tư pháp độc lập, toà án xử theo lệnh của Đảng”. 
Thực tế, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là thống nhất, trong đó phân cấp, phân quyền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Toà án xét xử dựa trên hành vi, chứng cứ phạm tội, “án tại hồ sơ”, chứ không phải “xét xử theo lệnh của Đảng”. Thực chất luận điệu xuyên tạc này là tuyên truyền, cổ xuý cho nhà nước tam quyền phân lập. 
Thứ ba, xuyên tạc chủ trương, đường lối, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng. Từ đó, nhằm tạo nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, giao động, tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. 
Thứ tư, phương thức của chúng là triệt để lợi dung không gian mạng, kênh truyền thông internet, mạng xã hội, các trung tâm truyền thông, các trang mạng, blog hải ngoại… “tiền hô hậu ủng”, hậu thuẫn, cổ xuý, tuyên truyền, đăng tải; từ đó đẩy mạnh hoạt động chống phá.
Rõ ràng đây là những âm mưu thâm độc, nguy hiểm với thương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân cần phải đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh trong điều kiện hiện nay.
TS. Lê Thế Cương (Học viện Chính trị CAND)

Không để các vụ án hình sự bị hướng lái “chính trị hóa”

20/05/2019 05:00

Khởi tố và xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội các vụ án hình sự là trách nhiệm của các cơ quan pháp luật, có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Trong bối cảnh nền kinh tế-xã hội (KT-XH) phát triển và hội nhập, có nhiều tác động của mặt trái kinh tế thị trường, việc xử lý các vụ án hình sự là điều bình thường. Thế nhưng vừa qua, các thế lực thù địch, phản động lại tìm cách lợi dụng, bóp méo, thổi phồng hòng hướng lái "chính trị hóa" các vụ án hình sự. Đây là một trong những thủ đoạn nham hiểm nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta…
Từ đổ cho gen hệ thống, lỗi thể chế
Mới đây, nhân việc cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự một doanh nghiệp tư nhân, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, khám xét với một chủ doanh nghiệp để điều tra về tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, đã xuất hiện khá nhiều thông tin suy diễn, đồn đoán theo kiểu “thầy bói xem voi” về sự việc. Dù đây chỉ là một vụ án hình sự được thông tin khá rõ ràng, đầy đủ trên báo chí nhưng “lại được” một số phần tử đơm đặt thành vấn đề chính trị. Họ gán ghép vụ án bị khởi tố với nhiều thông tin mang tính cóp nhặt rồi đồn đoán rằng: Đây là những dấu hiệu của việc thanh trừng nội bộ trước Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; và sẽ có nhiều “củi vào lò”. Một số trang báo hải ngoại, vẫn với cái nhìn lệch lạc về Việt Nam đã có bài viết xuyên tạc bản chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN khi cho rằng, ở Việt Nam, muốn làm giàu phải được “bảo kê” và khi sinh mệnh chính trị của người bảo kê bị lung lay thì số phận của doanh nghiệp cũng rất mong manh. Nhiều bài viết trên mạng xã hội chuyển sang suy diễn, xuyên tạc rằng nhiều doanh nghiệp được “nuôi béo đã tới lúc làm thịt”, do ăn chia với các quan chức bảo kê không sòng phẳng, nên bị trả đũa, rồi đây là “cạnh tranh giữa các nhóm quan chức đang bảo kê với nhau…”. Đó chỉ là những suy diễn lung tung, hoàn toàn trái ngược với thực tế xử lý các vụ án hình sự luôn hết sức chặt chẽ, đúng người đúng tội.
Không để các vụ án hình sự bị hướng lái “chính trị hóa”
Cảnh sát kiểm tra, khám xét tại cửa hàng điện thoại Nhật Cường mobile ở 33 Lý Quốc Sư, Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Một vụ án hình sự khác được dư luận quan tâm là vụ Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi) luật sư Đoàn luật sư Đà Nẵng, nguyên Phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP Đà Nẵng đã bị khởi tố về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 Bộ luật hình sự năm 2015. Đây là sự việc gây bức xúc dư luận xã hội và đã được cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố theo các quy định tố tụng hình sự. Song lợi dụng vụ việc này, nhiều đối tượng cực đoan đã bẻ lái vấn đề sang xuyên tạc hệ thống tư pháp và chế độ XHCN ở Việt Nam. Trang facebook mang tên Phạm Hưng Ngọc, xưng là người hoạt động tại doanh nghiệp bán sản phẩm Trà Xuân cùng một số facebooker đã có nhiều bài viết thổi phồng sự việc khi đòi tẩy chay không ít thương hiệu vì dùng hình ảnh ca sĩ quảng cáo đã từng chụp ảnh chung với nghi phạm dâm ô. Chưa dừng ở đó, họ còn chính trị hóa vụ án, cho rằng, lực cản chống xâm hại tình dục đã trở thành một nguyên do chính trị, xếp ngang hàng với Formosa là do lỗi hệ thống chế độ, “mềm trên biển” là vì ràng buộc xuất phát từ liên hệ giữa hai đảng, bất công xã hội là hệ quả của đặc quyền dành cho đảng viên. Từ đó, facebook Phạm Hưng Ngọc kêu gọi phải có một thể chế dân chủ, để “gọi điện cho dân biểu, rồi kêu gọi người khác cùng làm như thế và đưa sự việc ra… Quốc hội, v.v và v.v.. Từ kiểu suy diễn này, họ chuyển sang công kích Quốc hội chỉ là “chiếc áo choàng dân chủ”...
Đến bôi đen chế độ xã hội chủ nghĩa và kỷ luật Đảng
Xung quanh sự việc này, một số đối tượng lại cố tình xuyên tạc, bóp méo Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật, cho rằng đảng viên quấy rối tình dục chỉ bị khiển trách. Đài Á châu tự do đã có bài viết xuyên tạc “Đảng viên quấy rối tình dục dưới mọi hình thức chỉ bị khiển trách?". Đài này viện dẫn Điểm c, Khoản 1, Điều 33 Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm nếu đảng viên "có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức" mà "gây hậu quả ít nghiêm trọng" thì bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Từ đó suy diễn rằng đảng viên dù vi phạm quấy rối tình dục ở hình thức nào thì cũng chỉ bị khiển trách. Họ cố tình quên rằng, ở Khoản 2, Khoản 3 của Điều 33 còn có thêm các quy định xử lý kỷ luật ở mức cảnh cáo hoặc cách chức, khai trừ khỏi Đảng đối với những trường hợp tái phạm, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Mặt khác, quan điểm xử lý của Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không "xử lý nội bộ"; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ. Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Với tinh thần đó, đảng viên vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh hơn cả công dân bình thường. Song những người thiếu thiện chí đã cố tình cắt ghép các văn bản, xuyên tạc kỷ luật của Đảng.
Tương tự, với vụ án nâng điểm tại kỳ thi THPT quốc gia xảy ra ở một địa phương, như: Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Lạng Sơn. Đây là những vụ án phức tạp đã và đang được các cơ quan pháp luật điều tra, khởi tố, xử lý nghiêm minh. Việc công bố danh tính các đối tượng liên quan một phần phụ thuộc quan trọng vào kết quả quá trình điều tra và tuân thủ các quy định của pháp luật. Thế nhưng, lợi dụng sự bức xúc của xã hội, nhiều đối tượng xuyên tạc, bóp méo và cho rằng có sự bao che cho tội phạm. Nhạc sĩ T.K, người gần đây có nhiều bài viết với quan điểm lệch lạc trên một số đài báo hải ngoại đã trắng trợn suy diễn rằng việc nâng điểm chủ yếu xảy ra đối với các đối tượng thi vào ngành công an. T.K hồ đồ lập luận rằng đó là việc “tìm kiếm sự an toàn và bảo đảm sống còn trong một xã hội ngày càng lộ rõ hình thức công an trị” rồi lái sang vấn đề nhân quyền, cho rằng vừa qua Hoa Kỳ chính thức cáo buộc Việt Nam duy trì chế độ “công an trị”. Đây là lập luận bóp méo, xuyên tạc hết sức nguy hiểm.
Không để bị đánh lừa
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I.Lênin là người đưa ra định nghĩa pháp chế vô sản, là nền tảng lý luận cho chúng ta xây dựng nền pháp chế XHCN ngày nay. V.I.Lênin viết: “Tính nghiêm minh của pháp luật hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng, mà ở chỗ phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt”. Kế thừa tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng xây dựng nền pháp chế XHCN ở nước ta. Đó là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị-xã hội, trong đó tất cả cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, nhân viên Nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của  tập thể, của công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Trong bài viết về đạo đức công dân, tiêu chuẩn đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra là: “Tuân thủ pháp luật của nhà nước”. Điều đó vẫn còn nguyên tính thời sự khi chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền, đòi hỏi mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh và thượng tôn pháp luật.
Trong nền pháp chế ấy, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự của chúng ta cũng ngày càng hoàn thiện, mọi vụ án hình sự đều phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Vì vậy, việc xuyên tạc, bóp méo, bẻ lái các vụ việc đơn lẻ thành những vấn đề chính trị, đao to búa lớn để chống phá Đảng, Nhà nước, bôi nhọ chế độ XHCN thực chất chính là hành vi sai trái cả về pháp lý và đạo lý, cần phải được ngăn chặn và xử lý nghiêm minh.
Đây là những thủ đoạn nham hiểm mà chúng ta cần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh, làm thất bại. Đối với chính quyền và các cơ quan pháp luật, việc xử lý nghiêm minh, công khai và thông tin đầy đủ, kịp thời về các vụ án hình sự, nhất là các vụ án tham nhũng, tiêu cực được dư luận quan tâm sẽ là vũ khí mạnh mẽ đẩy lùi mọi thông tin xuyên tạc. Đối với mỗi người dân, sự quan tâm đến tình hình thời cuộc, đến các vụ án hình sự là chính đáng nhưng phải dựa trên cơ sở thông tin chính xác, khoa học, đồng thời phải tỉnh táo, tránh bị lôi kéo, kích động, đánh lừa bởi thông tin giả, bởi những âm mưu đen tối.
NHẤT MINH

Phúc trình Nhân quyền và Tôn giáo năm 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ xuyên tạc sự thật, cản trở quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

 13/05/2019 05:00

Vẫn như mọi năm, năm 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố hai văn bản-được gọi là “phúc trình” về tình hình Nhân quyền (NQ, 14-3-2019) và tự do Tôn giáo (TDTG, 29-4-2019) trên thế giới. Trong hai văn bản nói trên, những người soạn thảo đã thể hiện sự kỳ thị đối với những quốc gia có chế độ xã hội, chính sách, pháp luật khác biệt với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam.

Có thể nói hai bản phúc trình nói trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn bám giữ những quan điểm cổ hủ, lỗi thời từ thời kỳ “Chiến tranh lạnh”-kỳ thị với chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ nhân quyền nói chung và tình hình tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Hơn nữa, những thông tin mà hai bản phúc trình đưa ra chỉ là sự cóp nhặt, sao chép cẩu thả những thông tin trên mạng, lại không được kiểm chứng. Chẳng hạn Phúc trình NQ 2019 đã lấy thông tin từ Phúc trình của tổ chức HRW (là một tổ chức bị “cấm cửa” ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác). Phúc trình NQ 2019 viết: "Nhiều người hoạt động chính trị, các blogger bị bắt bớ và giam cầm tùy tiện, bị giết tại nơi tạm giam; những phiên tòa ở Việt Nam thì luật sư được khuyến khích chống lại thân chủ và bản án thì đã được định sẵn khi chưa tranh tụng!".
Ngay khi phúc trình được lưu hành, nhiều quốc gia đã bày tỏ bất bình đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và rằng phúc trình NQ, TDTG năm 2019 đã can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, tác động xấu đến tình hình chính trị quốc tế và trong mỗi nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thẳng thắn bác bỏ những cáo buộc Việt Nam vi phạm quyền con người (QCN) và quyền tự do tôn giáo (QTDTG); đồng thời tái khẳng định các QCN và QTDTG đã được hiến định và quy định trong các đạo luật, nghị định của Chính phủ, cũng như được bảo đảm trong thực tế.
Vậy quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về QCN và QTDTG như thế nào?
Trước hết, QCN nói chung, QTDTG nói riêng là một mục tiêu nhất quán, xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Ở Việt Nam, QCN được xác định từ Luận cương (Cương lĩnh) chính trị, năm 1930, các cương lĩnh tiếp theo cho đến Cương lĩnh 2011. Ngay sau khi giành được độc lập, xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), các Hiến pháp Việt Nam, từ Hiến pháp đầu tiên-1946 đến Hiến pháp 2013 đều nhất quán quy định Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm QCN, quyền công dân.
Hiến pháp 2013, lần đầu tiên đã dành cả một chương (Chương II) quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ công dân”. Chương này không chỉ quy định đầy đủ các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân mà còn quy định những nguyên tắc cơ bản về QCN. Những nguyên tắc đó bao gồm: 1) Nguyên tắc về mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân, trong đó Nhà nước có nghĩa vụ, người dân là chủ thể của quyền; 2) Nguyên tắc hạn chế quyền (chẳng hạn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… (Điều 25) có thể bị hạn chế “vì lợi ích an ninh Quốc gia, trật tự xã hội…”. Cần lưu ý rằng, quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền tiếp cận thông tin…” là những quyền bị hạn chế. Đây là điều hai bản phúc trình của Hoa Kỳ 2019 đã cố tình bỏ qua.
Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định những cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế về QCN. Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về QCN mà nước ta ký kết”.
Phúc trình Nhân quyền và Tôn giáo năm 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ xuyên tạc sự thật, cản trở quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Ảnh minh họa/ TTXVN.
Trước Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX đã xác định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: Thực hiện nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”.
Đồng thời, nghị quyết xác định “nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia”.
Trong những năm qua, QCN, quyền công dân của nhân dân ta được bảo đảm trong thực tế. Trên lĩnh vực quyền kinh tế xã hội và văn hóa năm 2018:  Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,08%, mức cao nhất trong vòng một thập niên trở lại đây. Kinh tế vĩ mô ổn định với việc giữ được mục tiêu CPI, thâm hụt ngân sách giảm, môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện... Năm 2018, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục “lập kỷ lục mới” khi “phá vỡ kỳ tích” năm 2017. Tính đến hết ngày 15-12-2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 233,07 tỷ USD.
Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đà tăng mạnh trong năm 2018 và thiết lập mức kỷ lục mới trong nhiều năm trở lại đây. Hơn 19 tỷ USD đã được rót vào Việt Nam trong năm 2018 cho thấy niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư cũng như tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam vươn lên là một trong những nền kinh tế có sức hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới. Điều đáng nói, Việt Nam đã yêu cầu các nhà đầu tư đáp ứng ngành công nghiệp 4.0 như công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trường...
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 diễn ra vào trung tuần tháng 9-2018 tại Hà Nội đã thu hút hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 7 tổng thống và thủ tướng, 2 phó thủ tướng… đã chứng tỏ vị thế chính trị-kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Trên lĩnh vực xã hội, năm 2018 còn được xem là năm “được mùa-bội thu” của bóng đá Việt Nam với thành công của hai đội bóng-U.23 và Olympic quốc gia. Một trong những thành tích gây ấn tượng quốc tế là đội U.23 Việt Nam đoạt ngôi á quân Vòng chung kết U.23 châu Á ở Thường Châu, Trung Quốc. 
Các quyền dân sự, chính trị đã được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Trên lĩnh vực quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, theo số liệu của cơ quan chức năng, cho đến nay cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo Trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí Trung ương, 137 tạp chí địa phương), 1 hãng thông tấn quốc gia. Có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Các Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC đã phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ, qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Hiện hơn 90% hộ gia đình Việt Nam đã sử dụng sóng truyền hình của Ðài Truyền hình Việt Nam.
Hiện nay quyền tự do trên internet, mạng xã hội đã được bảo đảm thể hiện ở số lượng lớn các báo, trang điện tử và mạng xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có tới 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động. Giá cả dịch vụ internet ở Việt Nam rẻ nhất khu vực. Ngày nay người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí trên thế giới như AFP, AP, BBC, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times…Với những số liệu như trên, không thể nói QCN, QTDTG ở Việt Nam bị vi phạm nghiêm trọng như hai phúc trình vừa công bố.
Trên một góc độ khác, quyền bình đẳng của tất cả mọi người được bảo đảm. Những ai vi phạm pháp luật đều bị xử lý cho dù đó là cán bộ của Đảng, Nhà nước hay công dân. Năm 2018, không ít cán bộ cấp cao của Nhà nước vi phạm pháp luật đã bị khởi tố bắt tam giam.
Trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, có thể nói Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của internet. Việt Nam đã kết nối internet khá sớm. Từ đây người Việt Nam đã có thể tiếp cận với các nguồn thông tin dựa trên internet, mạng xã hội. Tuy nhiên cũng như nhiều quốc gia khác, những thế lực chống phá Việt Nam trong và ngoài nước đã lợi dụng internet, mạng xã hội phát tán thông tin xấu độc chống Đảng, Nhà nước, phá hoại cuộc sống thanh bình của nhân dân ta. Ứng phó với tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp trấn áp tội phạm mạng, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý nói chung, pháp luật về mạng điện tử nói riêng, trong đó có Luật An ninh mạng, 2018.
Nhằm bảo đảm các QCN, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp, đồng thời “cập nhật” những yêu cầu mới do sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội, Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật, trong đó có luật và nghị định về quyền tiếp cận thông tin (2016); Luật An ninh mạng (2018).
Ngày nay, bảo đảm cuộc sống thanh bình cho xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì không thể không bảo vệ an ninh mạng. Không như những lập luận xuyên tạc của hai bản phúc trình Hoa Kỳ mới công bố, Luật An ninh mạng Việt Nam chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn như: Tổ chức, hoạt động, chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; xuyên tạc lịch sử; thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người.
Luật An ninh mạng chỉ cho phép cơ quan chức năng điều tra, làm rõ chủ thể nguồn thông tin xấu độc khi cần thiết, đặc biệt là những hành vi vi phạm an ninh quốc gia. Xét về lợi ích của cá nhân, tổ chức, Luật An ninh mạng là một bảo đảm về pháp lý cho người sử dụng internet, mạng xã hội không bị lừa đảo bởi các thông tin sai sự thật (như thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bán hàng “rởm”; thông tin tác động xấu đến môi trường văn hóa như lạm dụng tình  dục, mại dâm, ma túy và khuyến khích bạo lực…).
Xét về mặt lịch sử, hai văn bản phúc trình thường niên do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ soạn thảo và công bố là sản phẩm của thời kỳ chiến tranh lạnh (1946-1989). Khi đó, thế giới hình thành hai hệ thống (TBCN và XHCN) đối lập nhau về chính trị, hệ tư tưởng. Đồng thời với các cuộc chiến tranh xâm lược, các nước đế quốc còn đẩy mạnh cuộc chiến tranh ý thức hệ, nhằm lật đổ các quốc gia đi theo con đường XHCN, trong đó có Việt Nam. Sau chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế đã có sự thay đổi lớn. Các quốc gia đều cam kết tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có QCN. Đồng thời các quốc gia còn khẳng định tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và thể chế chính trị của nhau-trong đó có hệ thống pháp luật.
Có thể khẳng định rằng sự khác biệt về mặt pháp lý giữa các quốc gia là điều tất nhiên. Hoa Kỳ và Việt Nam đều là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho lưu hành hai bản phúc trình về QCN và QTDTG xuyên tạc, chỉ trích pháp luật Việt Nam là trái với quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay. Không những thế, việc ban hành hai văn bản này còn tác động xấu đến quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đang trên đà phát triển tốt đẹp.
BẮC HÀ

“Tù nhân lương tâm" là ai?

08:08 16/05/2019
Với con người, lương tâm luôn là một phạm trù đạo đức, và dù trừu tượng đến đâu vẫn có thể đánh giá lương tâm của mỗi người trên cơ sở họ thực hành các giá trị chân - thiện - mỹ. Không thể gọi là có lương tâm khi “công khai hoạt động chống phá chính quyền, biến nơi ở thành nơi làm ra, tàng trữ, lưu hành, phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước...
Nhiều năm qua, mỗi khi đề cập vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí thường sử dụng khái niệm “tù nhân lương tâm” để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc. Và xét theo lịch sử, “tù nhân lương tâm” là khái niệm do Ân xá quốc tế (AI) “nghĩ ra” rồi dựa vào đó để áp đặt, bênh vực, dung túng một số người có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy bản chất cái gọi “tù nhân lương tâm” là gì, “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam vẫn được AI ra sức bảo vệ là ai?
Khái niệm mới về “tù nhân lương tâm”?                                                                                          
Ân xá quốc tế (Amnesty International - AI) là một tổ chức phi chính phủ, ra đời năm 1961. Như Nguyễn Trường Sơn - “hiện là người làm chiến dịch cho AI ở Campuchia và Việt Nam” trả lời phỏng vấn của RFA ngày 12-3-2019 đã nói, thì trước đây người ta thường sử dụng thuật ngữ “tù nhân chính trị”, nhưng “AI nhận thấy có rất nhiều người, không hề hoạt động chính trị, mà chỉ đơn thuần thực hiện các quyền con người cơ bản của mình, hoặc các quyền công dân của mình, vì thế mà họ phải chịu cảnh tù đày, bắt bớ, đàn áp.
Những người như vậy nếu xét theo tiêu chuẩn của một tù nhân chính trị thì không phải, cho nên AI đã nghĩ ra một khái niệm mới, đó là tù nhân lương tâm”! Và xem xét cách thức AI sử dụng khái niệm này thì phải khẳng định bản chất vấn đề là ở chỗ: AI cố tình sản xuất ra một khái niệm mập mờ để xóa nhòa ranh giới giữa người hoạt động nhân quyền đích thực với người chỉ nấp dưới chiêu bài nhân quyền để gây rối, chống đối, phá hoại.
Qua thực tế sử dụng cái gọi “tù nhân lương tâm” nhằm vu cáo chính quyền tại một số quốc gia, AI tỏ rõ thái độ xem thường, bất chấp luật pháp, xâm phạm vào công việc nội bộ của một số quốc gia có chủ quyền.
Điều này giúp lý giải tại sao đầu năm 2016, đề cập “báo cáo nhân quyền năm 2015” của AI, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho rằng phần đề cập nhân quyền tại Thái Lan là “không cân bằng”, “không xét bối cảnh đặc biệt” của nước này, “phớt lờ các thách thức dai dẳng Thái Lan đang đối mặt, đó là nhu cầu phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập, tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn những xung đột chính trị tái diễn...; không phản ánh các tiến triển tích cực xuất phát tự nỗ lực thực sự của Chính phủ Thái Lan để cải thiện nhân quyền”.
Về cơ bản, “tù nhân chính trị” là khái niệm chỉ các cá nhân có quan điểm, hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa, thách thức chính quyền, xâm phạm an ninh, chủ quyền quốc gia nên bị tòa án xét xử, bị giam giữ hoặc quản thúc. Luật pháp mọi quốc gia trên thế giới đều có điều khoản cụ thể về các hành vi này, làm cơ sở để tòa án xác định tội danh.
Cần nhấn mạnh, đã vi phạm pháp luật thì không cá nhân nào có quyền miễn trừ, dù người đó có được AI gắn nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”. Do vậy, với việc “nghĩ ra” khái niệm “tù nhân lương tâm” sử dụng làm quy chuẩn áp đặt lên thế giới, AI đã cố tình tấn công các quốc gia lựa chọn con đường phát triển riêng, không chấp nhận sự chi phối của các thế lực đã tạo dựng AI; đồng thời biện hộ, bảo vệ người gây rối xã hội, chống phá chế độ, xâm phạm an ninh quốc gia… và bị pháp luật xử lý.
Dư luận thế giới đã rất nhiều lần lên tiếng phản đối, coi báo cáo nhân quyền của AI chỉ một chiều; AI không coi hành vi đe dọa an ninh là yếu tố cần xem xét, và mở rộng sự độc đoán, thúc đẩy ý thức hệ của khái niệm nhân quyền. Và người làm việc ở AI cũng nhận ra điều này, như tại Hội nghị hội đồng quốc tế AI tổ chức ở Dakar (Senegan) có đại biểu cho rằng “AI có thể biến thành một “cửa hàng tạp hóa nhân quyền” và mất uy tín”.
Còn F. Boyle - cựu thành viên ban điều hành AI tại Mỹ, nói: “AI chủ yếu được thúc đẩy không phải vì quyền con người, mà vì sự công khai. Thứ hai, là tiền. Thứ ba, nhiều thành viên hơn. Thứ tư là trận chiến nội bộ. Cuối cùng mới là quyền con người”...
Những kẻ buôn lương tâm
Nhiều năm nay, trong các loại tuyên bố, phúc trình, báo cáo, phát ngôn… của một số tổ chức, cá nhân, thậm chí một số chính phủ, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, khái niệm “tù nhân lương tâm” được sử dụng như mặc định để biện hộ cho một số người Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật, bị tòa án nhân dân (TAND) xét xử, tuyên án...
Mỗi khi một vụ án liên quan hoạt động chống phá Nhà nước được đưa ra xét xử, là AI vội trưng cái gọi “tù nhân lương tâm” để vu cáo Việt Nam, yêu cầu “phải trả tự do vô điều kiện”! Trong số người được AI gọi là “tù nhân lương tâm” và một mực bảo vệ, nổi lên thấy có Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn Đan Quế, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Đức Bình, Huỳnh Trương Ca...
Với con người, lương tâm luôn là một phạm trù đạo đức, và dù trừu tượng đến đâu vẫn có thể đánh giá lương tâm của mỗi người trên cơ sở họ thực hành các giá trị chân - thiện - mỹ. Không thể gọi là có lương tâm khi “công khai hoạt động chống phá chính quyền, biến nơi ở thành nơi làm ra, tàng trữ, lưu hành, phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước, thành lập cái gọi là đảng Thăng tiến Việt Nam, móc nối, cấu kết các thế lực phản động ở trong và ngoài nước chống đối Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc” như Nguyễn Văn Lý; “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; “đưa ra đường lối, các kế hoạch hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, cấu kết với đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài để bàn bạc, thống nhất phương thức hoạt động để lật đổ chính quyền nhân dân…” như Trần Huỳnh Duy Thức; “thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ đa nguyên, đa đảng; kích động người dân Giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an, đập phá tài sản nhà trưởng Công an xã, kéo lên trụ sở Công an huyện, UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) gây mất trật tự an ninh” như Hoàng Đức Bình;…
Chỉ với âm mưu lật đổ chế độ, tấn công lực lượng chức năng, đập phá trụ sở chính quyền thì ở bất kỳ quốc gia nào cũng bị truy tố, xét xử trước pháp luật. Riêng có AI lu loa đó là “hoạt động ôn hòa, thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến để thúc đẩy nhân quyền”!
Trong quan hệ với Việt Nam, càng gần đây AI càng tỏ ra ngạo mạn, hung hăng, luôn tìm cách phê phán, xuyên tạc mọi sự kiện, hành vi vi phạm pháp luật. Đối với Luật An ninh mạng của Việt Nam, AI vừa gửi “thư ngỏ” đến Quốc hội Việt Nam để phản đối, vừa gửi “thư ngỏ” đến Facebook, Microsoft, Samsung Apple, Google, để yêu cầu “tạo áp lực lên Nhà nước Việt Nam”!
Dù không được mời dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tháng 9-2018 ở Hà Nội, AI vẫn cố tình cử người đến, và không được nhập cảnh thì la lối vu cáo. Ngày 9-3-2019, sau khi cơ quan Công an thông báo bắt giữ Hà Văn Nam để điều tra hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, AI lập tức gắn cho người này nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”, đòi “phải trả tự do ngay lập tức”!
Thậm chí, gần đây, trước - trong và sau các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm xét xử Từ Công Nghĩa, Nguyễn Quốc Hoàn, Lưu Văn Vịnh, Phan Trung, Nguyễn Văn Đức Độ vì đã hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, lập tổ chức phản động, tuyên truyền đả kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ Nhà nước, AI cũng la lối bằng đủ loại tuyên bố, yêu cầu, vu cáo, xuyên tạc…
Đề cập cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam theo quan niệm của AI, Kim Âu - một kẻ nổi tiếng chống cộng, cho rằng: “Gọi chúng là tù nhân lương tâm thì sai nên sửa lại là “tù nhận lương tháng” mới đúng”! Ý kiến của Kim Âu dựa trên điều ông ta cho rằng các “tù nhân lương tâm” này không quan tâm đến nhân quyền, mà chỉ hoạt động để kiếm tiền tài trợ của nước ngoài.
Sau khi ra nước ngoài định cư, qua bài “Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, Trần Khải Thanh Thủy kể các khoản lương hằng tháng người này được chu cấp gồm: tổ chức khủng bố “Việt Tân” 200 USD, Bích Huyền 400 USD, Báo Người Việt 200 USD, “từ Đàn chim Việt đến Viet Tide, Người Việt, Thời báo, bèo nhất cũng trả 25 USD, cao nhất là 80 - 100 USD/bài, còn lại từ 30 - 50 USD một bài”!... Do đó, chỉ có thể coi đây là những người buôn lương tâm, họ lấy AI làm chỗ dựa, là thế lực giúp họ biện hộ cho mọi hành vi bất minh.
Xét đến cùng, lương tâm là nền tảng tinh thần để mỗi người tự điều hướng suy nghĩ, hành động. Người trân trọng lương tâm sẽ có hành vi lành mạnh, đúng đắn, góp điều tốt đẹp với cuộc sống. Vì thế, trong xã hội đã nảy sinh hai khái niệm đối lập nhau là lương tâm và vô lương tâm.
Từ thái độ, việc làm của AI với cộng đồng quốc tế và Việt Nam, hoàn toàn có thể đặt các câu hỏi: Phải chăng AI quan tâm bảo vệ hành vi vô lương tâm hơn là ca ngợi, bảo vệ các hành vi biểu thị cho giá trị của lương tâm? Phải chăng trên thực tế, AI không chỉ bảo bọc người vi phạm pháp luật, mà còn cố tình làm chỗ dựa giúp một số người biến lương tâm thành món hàng để trục lợi?
Tất nhiên, chỉ những người đang tổ chức, điều hành AI mới có thể trả lời các câu hỏi này, cũng chỉ có họ mới là yếu tố quyết định AI có hành xử thật sự xứng đáng với những gì tổ chức này vẫn rêu rao. Và cũng chỉ có họ mới điều chỉnh được lương tâm của chính AI trước khi phán xét vấn đề nhân quyền, hoặc gắn tên tuổi của bất kỳ người nào với khái niệm “lương tâm”.
Phạm Nguyễn

Tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc

08:46 02/05/2019
Trước tình hình, hoạt động của các thế lực thù địch và các đối tượng xấu đang tăng cường tuyên truyền, thông tin sai sự thật, làm hỗn loạn thông tin và lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động tiêu cực, gây mất ổn định thì mỗi người dân cần phải trang bị cho bản thân cách “ứng xử thông thái”...
Phát hiện, đập tan các âm mưu, hoạt động phản động
Các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch vào dịp kỷ niệm 30-4 thường tập trung vào hai vấn đề. Thứ nhất, là tuyên truyền, xuyên tạc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước; ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa, phủ nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam; xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.
Thứ hai, kích động, lôi kéo, xúi giục người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động tụ tập, biểu tình, gây rối an ninh trật tự; kết hợp với việc rải truyền đơn, khẩu hiệu phản động. Thậm chí, các đối tượng ở bên ngoài còn tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong nước chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, bom xăng..., để tấn công các cơ quan công quyền, gây cháy nổ tại các địa điểm công cộng để gây mất an ninh trật tự.
Trước âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã phối hợp với Công an các địa phương đấu tranh, ngăn chặn được nhiều kế hoạch của các tổ chức khủng bố, phá hoại vào trong nước, trong đó có các đối tượng phản động lưu vong. Song các đối tượng phản động ở trong và ngoài nước vẫn không từ bỏ dã tâm của bọn chúng; tìm cách móc nối, chỉ đạo số đối tượng trong nước thực hiện các hành động manh động liều lĩnh, đặc biệt là vào ngày 30-4 và 1-5.
Mới đây, qua công tác quản lý nghiệp vụ, Cục An ninh nội địa, Bộ Công an đã phát hiện đối tượng phản động lưu vong thành lập các hội nhóm trên mạng xã hội để móc nối, lôi kéo, tài trợ tiền, hướng dẫn chế tạo bom cháy, chỉ đạo số trong nước tiến hành các hoạt động phá hoại, tụ tập biểu tình trong dịp lễ 30-4.
Đến nay, Ban Chuyên án xác định bọn chúng đã liên hệ với một số đối tượng ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai..., chế tạo vũ khí, khảo sát các tuyến đường có lưu lượng xe đông để tiến hành các hoạt động chống phá. Đồng thời phát hiện một số đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong Việt Tân ở Mỹ đã chỉ đạo số đối tượng ở TP Hồ Chí Minh, tính toán khả năng thực hiện một số hoạt động phá hoại và dịp lễ 30-4.
Hay số đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” ở Mỹ đã chỉ đạo số đối tượng trong nước chuẩn bị nguyên liệu may cờ ba sọc với số lượng lớn để phát tán tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vào dịp lễ 30-4 ...
Ngoài ra, còn phát hiện các đối tượng nội địa phát mã QR (mã vạch) bằng cách dán các tờ giấy có chứa mã ở các thân cây, bức tường ở các khu vực nhạy cảm nhằm mục đích lôi kéo người tham gia “trưng cầu dân ý”. Để thực hiện ý đồ này, các đối tượng ở nước ngoài đã khảo sát, lựa chọn, vận động những người có hoàn cảnh khó khăn để ký tên tham gia vào tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”...
Trong trường hợp này, các đối tượng đã đánh vào lòng tham của các nạn nhân bằng cách hứa hẹn sẽ hỗ trợ họ tiền xây nhà trong dịp lễ 30-4. Mặc dù thực tế, tổ chức này không hề quan tâm đến đời sống của họ và cũng không có đủ thực lực kinh tế để tiến hành những điều mà bọn chúng đã hứa hẹn. Cái mà chúng muốn nhằm tới là đánh trúng vào tâm lý hám lời của người dân.
Trang web cùng những nội dung phản động của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Tỉnh táo, cảnh giác trước những thông tin bịa đặt, sai trái
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an đã tổ chức triển khai toàn diện các mặt công tác. Phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận An ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm môi trường cho phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ đối ngoại. Cùng với đó, chủ động nắm chắc, phân tích, dự báo sát, đúng tình hình, đặc biệt là âm mưu của các thế thù địch, phản động.
Từ đó, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế, pháp luật, huy động nguồn lực vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo..., đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống diễn biến hòa bình. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước củng cố hệ thống chính trị cơ sở; công tác tư tưởng, tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng tố giác tội phạm. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp công tác.
Về phía người dân, trước tình hình, hoạt động của các thế lực thù địch và các đối tượng xấu đang tăng cường tuyên truyền, thông tin sai sự thật, làm hỗn loạn thông tin và lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động tiêu cực, gây mất ổn định thì mỗi người dân cần phải trang bị cho bản thân cách “ứng xử thông thái”. Trong văn hóa đọc và tiếp cận thông tin trên mạng Internet, cần tiếp cận những thông tin chính thống từ các cơ quan báo chí.
Và hơn hết cần tỉnh táo, cảnh giác và có lập trường tư tưởng vững vàng trước những thông tin bịa đặt, sai trái để không bị lôi kéo vào các hoạt động gây rối trật tự xã hội. Bởi ở bất cứ phương diện nào thì hành động như vậy cũng là vi phạm pháp luật; gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, sản xuất, kinh doanh trong xã hội.
Xuân Mai