Lịch sử vốn công bằng

24/08/2016 09:11

Mấy ngày vừa qua, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện một số bài viết có tính chất xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử và bịa đặt một số chi tiết về cuộc Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Việt Nam. Đây là luận điệu đã cũ mèm của một số người vốn có hiềm khích với cách mạng và đang ra sức chống lại những chủ trương, chính sách của Đảng, cổ xúy cho cái gọi là “xã hội dân chủ”.

 Cứ vào dịp đất nước ta kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 thì họ lại đem vấn đề trên ra để bàn thảo. Điển hình trong số này là ông Nguyễn Đình Cống-vốn là một chuyên gia về bê tông cốt thép.
 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Ảnh: Tư liệu.
Đọc bài viết của ông Cống mọi người đều dễ dàng nhận ra rằng, những “cứ liệu” mà ông đưa vào bài viết chẳng qua là sự nhặt nhạnh theo kiểu “nghe hơi nồi chõ” mà không xuất phát từ bất kỳ công trình nghiên cứu nghiêm túc nào. Tôi đồ rằng bản thân ông Cống cũng có thể chưa bỏ công sức ra để nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cho đến đầu đến đũa. Vì vậy, những điều ông viết ra (về lĩnh vực lịch sử) đều thiếu tính chặt chẽ, lô-gích, khác hẳn lúc ông bàn về bê tông cốt thép. Ông Cống viết rằng "... cuộc Cách mạng Tháng Tám thực chất là cướp chính phủ của ông Trần Trọng Kim..." và "việc giành chính quyền khá dễ dàng vì không phải đánh Pháp, đuổi Nhật gì cả..." là cách viết của người duy ý chí và chủ quan, là cách phổ biến về lịch sử theo kiểu tù mù để lòe bịp người đọc. 
Thực tế lúc bấy giờ ở đất nước ta vẫn còn hàng vạn lính Nhật được vũ trang đầy đủ, chưa kể quân Tưởng, quân Anh, quân Pháp núp bóng quân Đồng minh đang nhăm nhe vào nước ta với danh nghĩa giải giáp quân Nhật. Vì thế là người dân Việt Nam, nhất là những lão thành đã từng sống trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám thì ai cũng hiểu rằng, ở thời điểm đó, một chính phủ kiểu bù nhìn của ông Trần Trọng Kim được quân Nhật dựng lên một cách vội vã từ một số người thân Nhật thì không thể đủ tầm để thu phục lòng dân, không thể đủ lực để đánh đuổi kẻ thù, trấn áp lực lượng phản cách mạng ngõ hầu giành lấy độc lập thực sự. Do đó chỉ có lực lượng vô địch của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt của một đảng cách mạng thì mới đủ khả năng làm điều đó. Và như lịch sử đã ghi nhận, nhân dân ta, Đảng ta đã tiến hành thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, biến đất nước Việt Nam từ một nước thuộc địa thành một đất nước có chủ quyền, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên giữ vị trí chủ nhân của đất nước. Đó mới chính là lịch sử, chẳng lẽ ông Cống và một số người cố tình không hiểu?
TRẦN THÔN

Từ chuyện một Việt kiều Mỹ tuyên bố từ bỏ “đấu tranh dân chủ”

08:06 22/08/2016
Một Việt kiều Mỹ có tên facebook “Khánh Đặng” từng tích cực tham gia các hoạt động “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam”, tham gia nhiều cuộc biểu tình của các nhóm Cờ vàng ở San Jose, Mỹ... bỗng tuyên bố trên trang cá nhân “không muốn nói đến chính trị nữa”. Tuyên bố thu hút khá nhiều người chia sẻ, cũng như sự bàn luận trên mạng Internet.

Nói về lý do dẫn dắt mình tham gia vào các hoạt động “đấu tranh dân chủ”, ông này trải lòng “Đấu tranh dân chủ cho Việt Nam là một việc làm hết sức có ý nghĩa, đáng trân trọng và nên làm. Chúng ta nên nói lên sự thật, phê phán những mặt trái của xã hội, hay những việc làm nào mà có thể gây nên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và sự an nguy của cả một dân tộc”.
Nhưng thực tế thì sau một thời gian trải nghiệm, đây là nguyên nhân khiến ông này vỡ mộng: “Nhiều người đấu tranh cho dân chủ lại dùng những thủ đoạn dơ bẩn như photoshop hình, tung tin sai sự thật, lừa tình, lừa tiền. Hay lắm lúc tự họ phe nhóm khen tặng lẫn nhau đến trơ trẽn. Nếu ai có phản bác lại ý kiến, họ xoá comment hay block nick lại ngay.
Nếu một ai trong bọn họ bị ai đó vạch mặt những sai lầm, họ vội nhảy vào bênh vực và đả kích lại người lên tiếng. Mặc dù bọn họ đều biết những việc làm sai trái này”. Ông nghiệm ra sự thật trớ trêu rồi ngao ngán: “Nhiều khi đọc xong vài bài viết của các nhà dân chủ, cứ tưởng như là cộng sản sắp sụp đổ đến nơi rồi…
Xin hỏi, nghĩ như thế nào mà các vị muốn đưa một bạn trẻ ở trong nước bị đi tù vì dám treo cờ VNCH (Việt Nam Cộng hoà) lên làm Đệ Tam Cộng Hoà? Nghĩ như thế nào mà các vị so sánh hai người nữ ở hải ngoại về Việt Nam bị bắt bớ vài ngày, ngang hàng như hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị”…
Ở Mỹ, rất nhiều Việt kiều từng nổi tiếng “chống cộng cực đoan” như nhà báo Nguyễn Phương Hùng (ông chủ trang “KBCHN.net”), bà Trưởng ban biên tập Đài Tiếng Quê hương Phùng Tuệ Châu… đã trở thành cầu nối, khuyên bảo những người từng lầm lạc chống phá quê hương như họ trở về đất nước, nhìn thực tế những gì “cộng sản” làm để đối chiếu với những thông tin họ đang bị tiêm nhiễm một chiều ở Mỹ.
Hiểu thực tế này, ở trong nước, một nhóm doanh nhân đã lập ra “Hội ủng hộ các nhà báo hải ngoại yêu nước” (nay đổi tên thành “Trái tim Việt”) trên facebook chuyên mời gọi, hỗ trợ cho các nhà báo “chống cộng cực đoan” ở Mỹ, châu Âu về Việt Nam để chứng kiến hiện thực đất nước, góp phần xây dựng được một “cộng đồng” các nhà báo hải ngoại yêu nước.
Vậy nên, trên một số trang mạng chống phá cực đoan ở Mỹ, châu Âu ngày càng dài những bảng tên Việt kiều, trí thức hải ngoại bị liệt vào danh sách “Những người từng về cộng tác với cộng sản Việt Nam” do các nhóm kiểu như “Nhóm thân hữu TinParis.net” lập ra.
Nhưng cho đến nay nhiều nhóm “chống cộng cực đoan” đã từ bỏ việc cập nhật và “khủng bố” bằng mạng Internet những Việt kiều này vì quá dài, quá nhiều, không thể thống kê nổi.
Đáp lại những chất vấn từ những người bạn facebook về hậu quả lời chia sẻ của ông Việt kiều Mỹ trên mạng Internet rằng “đã chà đạp lên sự hy sinh quý báu của những nhà đấu tranh chân chính khác”, ông này chia sẻ thêm “không thể đem sự dối trá để đi giành lại chân lý và lẽ phải được.
Với lại, khi tuổi trẻ họ phát hiện ra sự thật không phải như những gì mà những người đấu tranh dân chủ cuội đó làm, thì kết quả cũng tan tành mây khói mà thôi”.
Tuyên bố của Việt kiều trên không ngờ nhanh chóng nhận được chia sẻ, ủng hộ đông đảo trên mạng. Một nhóm facebook trong nước từng tham gia vào “phong trào dân chủ” giờ đây đã chuyển thành nhóm “tẩy chay dân chủ” sau khi chứng kiến những “hành xử nhơ bẩn, đê tiện và bầy đàn” của đồng bọn từng chung lý tưởng.
Nhóm facebook này bị đám “đấu tranh dân chủ” chụp mũ là “dư luận viên cao cấp” – tức những người khoác áo “chống cộng” nhưng lại chống phá cả “phong trào dân chủ” theo cách thức “đẳng cấp” hơn các “dư luận viên” thông thường là công khai phản bác luận điệu sai trái, bịa đặt của các “nhà dân chủ”.
Các cụ đã nói, giấy không bọc được lửa. Những kẻ khoác áo, nhân danh “đấu tranh dân chủ” nhưng lại bất chấp mọi thủ đoạn xuyên tạc, dựng chuyện, vu cáo… để hòng tuyên truyền chống Nhà nước, chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống “Việt Cộng” và lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin vào  guồng gian dối đó thì dù có cố che mắt dư luận đến đâu, áo vẽ cũng không che được sự thật đê tiện.
Đến khi họ tận mắt chứng kiến, nhận ra chân tướng của những kẻ “bán trời không văn tự” thì chính họ phần nào tỉnh ngộ và lại trở thành những người tố cáo, vạch mặt bọn chúng quyết liệt nhất.
Đúng là, có rúc vào chăn mới thấy rận rệp của những kẻ tự xưng “đấu tranh dân chủ” thực sự thế nào!
Đinh Hương

Những luận điệu "bắn quá khứ để phá tương lai"

18/08/2016 05:00

Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, song cứ mỗi dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử vĩ đại này, vẫn còn những người với cái nhìn “thầy bói xem voi” thiển cận hoặc vì những mưu đồ đen tối, vẫn cố tình bóp méo sự thật lịch sử.

Lợi dụng “bàn tròn” để “bóp méo”
“Bàn tròn thời cuộc”, “hội thảo chuyên đề”… là cách mà họ tập hợp những người có cái nhìn bất mãn, tiêu cực để lật lại lịch sử qua đôi “kính đen”. Còn nhớ, BBC, tiếng là hãng truyền thông quốc tế có tên tuổi nhưng dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám từng mở cái gọi là “bàn tròn thời cuộc” quy tụ những ý kiến “dị dạng” mà không có quan điểm của một nhà nghiên cứu lịch sử đúng nghĩa tham gia. Họ đòi đổi tên cuộc cách mạng, cho rằng không có Cách mạng Tháng Tám mà chỉ có khởi nghĩa tháng Tám vì nó chỉ diễn ra trong mấy ngày! Họ cho rằng không có chuyện Việt Minh, Đảng Cộng sản làm cách mạng mà chỉ có người dân phẫn uất vùng lên giành chính quyền. Trương Tuấn Nhân, một người xưng là giáo sư ở nước ngoài cho rằng: “Không có “đánh đấm” gì cả vì cuộc cách mạng xảy ra sau lúc quân Nhật đã có lệnh bỏ súng đầu hàng. Việt Minh lợi dụng khoảng trống quyền lực để nắm lấy chính quyền… "Hai mươi triệu nhân dân ta nhất tề vùng dậy” cũng chỉ là điều tưởng tượng”!
Họ khuyến nghị, “không nên tâng bốc kể công với lịch sử rằng “Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật giành tự do, độc lập cho đất nước” vì trong thời điểm này các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Quốc, Việt Cách... cũng có hành động tương tự, buộc trao chính quyền ở một số địa phương.
Người ta còn nhào nặn, bóp méo lịch sử khi lập luận: Chính quyền Bảo Đại-Trần Trọng Kim đã tuyên bố độc lập từ trước, đã “làm được nhiều việc” để đặt nền móng xây dựng “một chính thể dân chủ lâu dài cho đất nước” song “tất cả tan tành chỉ vì… Cách mạng Tháng Tám”!
 Ảnh minh họa.
Không thể xuyên tạc
Những quan điểm lệch lạc trên đã bị giới nghiên cứu sử học và báo chí, dư luận phản bác nhiều năm nay. Báo Quân đội nhân dân cũng có các bài viết phê phán. Cho nên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh một số luận điểm của chính các nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước để làm sáng tỏ sự thật.
Trước hết, cần khẳng định rằng, không ít quan điểm, phân tích của các nhà nghiên cứu nước ngoài đã bị nhào nặn, bóp méo để xuyên tạc bản chất của Cách mạng Tháng Tám. Philippe Devillers, một nhà báo Pháp chuyên viết về các vấn đề chiến tranh đồng thời là một nhà sử học, trong cuốn “Lịch sử Việt Nam từ năm 1940 đến 1952” phát hành tại Pháp năm 1952 đã xem thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là “sự ăn may”. Khi đó, ông nhận định: "Cuộc cách mạng không phải là sự bùng nổ. Nó là kết quả cuối cùng của sự thấm lọc, điểm nút lô-gích của sự thâm nhập Việt Minh vào tất cả các lĩnh vực quốc gia. Chỉ có một sự tụ hội kỳ lạ các điều kiện mới khiến cho cách mạng thực hiện được”. Tuy nhiên, sau này, trong cuốn sách “Paris - Sài Gòn - Hà Nội - Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947” xuất bản năm 1998, ông đã có những nhận định mới, đúng hơn về Cách mạng Tháng Tám. Thế nhưng, dường như những quan điểm tiến bộ của ông sau này lại không được những “nhà nghiên cứu” trích dẫn, khi mà họ chỉ cố tình xuyên tạc lịch sử, bất chấp sự thật.
Theo GS, TS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, vấn đề “khoảng trống quyền lực” được nhà sử học người Na Uy Stein Tonnesson nêu ra lần đầu tiên trong luận án Tiến sĩ của ông, và được in thành sách năm 1991. Tonnesson luận giải như sau: “Khoảng trống quyền lực có thể được mô tả cụ thể hơn là sự vắng mặt của người Pháp và quân Đồng Minh, sự thiếu quyết đoán của người Nhật trong việc duy trì sự cai trị cho đến khi quân Đồng Minh tới, và sự bất lực của giới quan lại cùng chính quyền của họ trong việc tự phục vụ quyền lợi của họ”. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, Tonnesson đã tuyên bố rõ rằng: “Trong khi góp phần chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của khoảng trống quyền lực ở thời điểm tháng 8-1945 để giải thích cuộc Cách mạng Tháng Tám, cuốn sách này không cho rằng cuộc cách mạng đó là "tình cờ”, "ngẫu nhiên" hoặc "ăn may”.  
Giáo sư William J.Duiker, nhà sử học nổi tiếng của Mỹ, người đầu tiên đưa ra ý tưởng về sự tồn tại của “khoảng trống chính trị”, viết: “Cần phải nhớ rằng, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đạt được thành tựu vĩ đại như vậy và thắng lợi của những người Cộng sản là có sự đóng góp ở mức độ không nhỏ của những hoàn cảnh ngẫu nhiên”; “chỉ riêng các điều kiện khách quan thì không làm nên một cuộc cách mạng, và ở đây công lao thuộc về những người Cộng sản. Họ đã có thể chớp lấy thời cơ được mở ra vô cùng thuận lợi vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh. Ở các xứ thuộc địa khác, khoảng trống có thể được lấp đầy bởi lực lượng dân tộc chủ nghĩa không Cộng sản. Nhưng ở Việt Nam, các phần tử dân tộc chủ nghĩa đã không thể đứng lên chấp nhận thách thức. Chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương sở hữu ý thức về sự kịp thời và thấu hiểu được sự tinh tế có tính chiến lược của hoàn cảnh để vùng lên đúng lúc. Điểm cuối cùng này mới là quan trọng”.
Một nhà sử học Pháp là Alain Ruscio, người đã có hơn 15 tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam sau hơn 30 năm nghiên cứu cũng từng khẳng định: “Chiến thắng năm 1945 của Việt Nam không chỉ là sự kiện gây bất ngờ, mà đó cũng là sự tất yếu mang tính lô-gích trong lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là dân tộc đầu tiên trong số các dân tộc trên thế giới bị thực dân Pháp đô hộ đã thành công trong cuộc kháng chiến của mình”.
Theo ông Nguyễn Hữu Thái, một nhà nghiên cứu ở Ca-na-đa, sau sự kiện 30-4-1975, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ bắt đầu tìm hiểu về Cách mạng Việt Nam, trong đó họ chú ý đào sâu về nguồn gốc và động lực Cách mạng Tháng Tám. Trong cuốn sách đồ sộ 700 trang mang tên “Ho Chi Minh - A Life (Hồ Chí Minh - Một cuộc đời) xuất bản năm 2000, Giáo sư William J.Duiker đã trình bày các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Tháng Tám một cách hết sức thực tế: “Rõ ràng là nạn đói ở miền Bắc và Trung Việt Nam, kéo dài dai dẳng từ mùa đông trước, đã tạo ra một tình thế thuận lợi cho các lực lượng cách mạng… Đói kém tràn lan đã tạo ra cơ hội ngàn vàng cho Việt Minh. Họ tiếp tục khuyến khích nông dân đang bị đói, ở những khu vực mà họ đã giải phóng, phá các kho thóc công để chia cho dân nghèo…”. Chỉ riêng phân tích trên đã cho thấy vai trò của Việt Minh trong tổ chức, tập hợp lực lượng từ lòng dân, không phải là một sự ngẫu nhiên đơn giản
TS Trần Tăng Khởi trong bài viết “Bàn thêm về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám” đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng gần đây đã khẳng định: Không có “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng Tháng Tám. Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân tất yếu nhất đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Cơ hội đến mà không biết tận dụng thì cũng không thể giành được mà yêu cầu phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là yếu tố khách quan, nó tác động đến tất cả các nước ở khu vực bị phát-xít Nhật chiếm đóng như Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a… Thế nhưng, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng được cơ hội đó. Vấn đề đặt ra là, cơ hội kết hợp với cái gì để tạo ra thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đó chính là nội lực mà Đảng ta đã chuẩn bị từ năm 1941 đến 1945. Đó cũng là cả một quá trình tôi luyện của một tổ chức cách mạng tuy mới tồn tại được 15 năm, nhưng đã kinh qua bao nhiêu thử thách, trong đó có những bài học thất bại sâu sắc của Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) và Nam Kỳ khởi nghĩa (1940), lần lượt cả bốn Tổng Bí thư thời kỳ đầu của Đảng từ Trần Phú đến Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Cừ đều hy sinh cùng biết bao đồng chí khác.
Cảnh giác trước sự xuyên tạc lịch sử
Thực chất của những luận điệu chống phá mà phần đầu bài viết đã nêu chính là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, phủ nhận con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Không phải ngẫu nhiên mà những người đưa ra luận điệu, dù không phải là nhà nghiên cứu lịch sử nhưng cứ đến dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám lại “nhiệt tình” đưa ra những cái gọi là “nghiên cứu lịch sử” đến vậy. Cũng không phải ngẫu nhiên mà họ thường dẫn lại lời ông Trần Trọng Kim rằng sau khi giành độc lập có thể thỏa hiệp, thực hiện đúng các hiệp ước với Pháp thì ngày nay Việt Nam đã giàu mạnh chứ không cần toàn quốc kháng chiến. Họ phê phán, sai lầm chỉ có thể sửa sai bằng cách đưa cả nước vào cơn máu lửa.
Từ đó, họ quy kết, Cách mạng Tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một sự lựa chọn sai lầm của lịch sử dân tộc, khiến cho đất nước không thể thịnh vượng. Họ cố tình xâu chuỗi các sự kiện kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ khác là sai lầm để rồi gọi ngày Quốc khánh 2-9-1945 là một trong những ngày “quốc hận” của dân tộc vì từ cuộc cách mạng này, Đảng đã dẫn cả nước “lầm đường”. Âm mưu sâu xa của họ là kêu gọi thế hệ hôm nay phải xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, phải lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa.
Nhưng dù có lấp liếm và được ngụy trang dưới những vỏ bọc hào nhoáng đến đâu thì những luận điệu ấy cũng không thể thay đổi được bản chất của lịch sử và không che giấu được những mưu đồ đen tối. Dù cuộc cách mạng đã lùi xa hơn 70 năm nhưng những người Việt Nam chân chính luôn trân trọng thành quả cách mạng vĩ đại của cha anh và từ đó rút ra những bài học bổ ích trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, đồng thời luôn cảnh giác với những mưu đồ nhìn lịch sử qua “kính đen” để xuyên tạc, bóp méo.
NGUYỄN VĂN MINH

Phúc trình tự do tôn giáo quốc tế 2015 lại xuyên tạc tình hình tôn giáo Việt Nam

15/08/2016 05:00

Ngày 10-8-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố “Phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế” (BCTDTG). Báo cáo này do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ soạn thảo.

 Trên danh nghĩa, BCTDTG là một cơ chế “nội bộ” của Hoa Kỳ. Theo pháp luật Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao nước này phải viết BCTDTG, đánh giá về tình hình tự do tôn giáo ở các quốc gia và đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ. Hình thức đánh giá những quốc gia vi phạm nghiêm trọng là đưa vào Danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (viết tắc là CPC). Các khuyến nghị thường là “răn đe” hoặc “trừng phạt” những quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng. Theo khuyến nghị của báo cáo này, Chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ hạn chế quan hệ với những quốc gia CPC về chính trị, ngoại giao, kinh tế. Tuy nhiên “Phúc trình” bị các nước xem là sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình.
Bản “Phúc trình” năm nay (2015), phần về Việt Nam có đoạn viết: “Giới chức chính phủ tiếp tục hạn chế các hoạt động của các nhóm tôn giáo không được đăng ký, đặc biệt là những nhóm chính phủ cho là tham gia vào các hoạt động chính trị, trong khi thành viên của các nhóm đã đăng ký có thể thực hành tín ngưỡng của họ mà ít bị can thiệp hơn”. Khác với nhiều năm trước, “Phúc trình” năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê phán Hiến pháp 2013 và pháp luật về TDTG. Phúc trình viết: “Hiến pháp Việt Nam khẳng định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tuy nhiên các quy định tôn giáo tại nước này lại cho phép “có những giới hạn về tự do tôn giáo vì các lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội đã được nêu ra”.
Hiến pháp 2013 đã kế thừa được các giá trị to lớn của các bản 
Hiếp pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Ảnh minh họa. 
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc. Công dân Việt Nam hầu hết đều có tín ngưỡng. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, cả nước có 13 tôn giáo với hơn 15 triệu tín đồ, hàng vạn chức sắc. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta” (Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX). Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định:
 “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24).
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được quy định bằng pháp luật, mà còn được bảo đảm trong thực tế. Nhiều khách quốc tế có dịp chứng kiến, tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đều thấy những sự kiện này diễn ra sôi động như lễ hội và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Đây là một thực tế không ai có thể phủ nhận. Hơn nữa trong lịch sử cận-hiện đại Việt Nam chưa có chế độ xã hội nào tôn trọng và bảo đảm quyền tự do và quyền bình đẳng về tôn giáo như Nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Còn nhớ dưới chế độ phong kiến (trước Cách mạng), nhà nước phong kiến Việt Nam kỳ thị với Thiên Chúa giáo, thậm chí ra lệnh giết giáo sĩ phương Tây đến truyền đạo vì cho rằng họ là gián điệp. Dưới chế độ Sài Gòn, đạo Thiên Chúa được đề cao, đạo Phật bị kỳ thị. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn (1963) để phản đối chính sách bất công của chính quyền Sài Gòn là một ví dụ.
Nếu những người soạn thảo báo cáo trên có tư duy khách quan, không kỳ thị về sự khác biệt chế độ xã hội giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì họ phải đặt câu hỏi: Nhà nước Việt Nam có lợi gì khi chống lại gần 20% dân số có đạo của mình? Sự khác biệt về pháp luật, về thể chế trong đó có quản lý xã hội, quản lý tôn giáo giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hoa Kỳ là điều dễ hiểu. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, người được bầu làm Tổng thống khi nhậm chức phải đặt bàn tay lên cuốn Kinh thánh, còn theo quy định của pháp luật Việt Nam những người đứng đầu Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ… khi nhậm chức phải đặt bàn tay lên cuốn Hiến pháp. Nếu ai xem kỹ thì trên tờ đô-la Mỹ có câu: “In God-We trust” (tạm dịch, Chúng tôi tin ở Chúa), như vậy là điều này ngầm ý bắt mọi người phải tin vào Chúa bất kể họ theo tôn giáo nào!?
Trên thế giới có nhiều quốc gia có “quốc đạo”. Chẳng hạn như các quốc gia Hồi giáo hoặc có quốc gia dựa trên một tôn giáo nhất định như nhà nước Va-ti-căng. Về pháp luật và thể chế quản lý xã hội, Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả các tổ chức xã hội đều được quản lý trong khuôn khổ nhất định. Nhà nước quản lý các tổ chức xã hội, trong đó có các tôn giáo, theo pháp luật. Việc quản lý đó nhằm hai mục đích: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, mặt khác không cho những kẻ xấu lợi dụng sinh hoạt của những tổ chức này để phá hoại chế độ xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân.
Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". (Điều 14)
Những hạn chế quyền của Hiến pháp 2013 trên thực tế là hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người.
Cuộc sống đã cho thấy, thiếu quản lý, thiếu giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người dân (kể cả người có đạo và không có đạo), đối xử không công bằng, bất bình đẳng giữa các tôn giáo sẽ dẫn đến những tổn thất, thậm chí là thảm họa cho đất nước. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm kỳ thị đối với bất cứ tôn giáo nào.
Ở Việt Nam đã có nhiều vụ việc do kẻ xấu lợi dụng tôn giáo để phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân. Vào năm 2001 và 2004, đã diễn ra bạo loạn ở Tây Nguyên bởi nhóm “Tin lành Đề Ga”. Tổ chức này không chỉ tuyên truyền mà còn trang bị vũ khí, gây bạo loạn nhằm thiết lập “Nhà nước Đề ga”. Chúng đòi  “đuổi người Kinh” ra khỏi Tây Nguyên… những việc làm đó là phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Việt Nam không muốn trả giá cho cái gọi là “quyền tự do tôn giáo” mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang gây sức ép.
Sai lầm của những người soạn thảo báo cáo này còn là sự vi phạm các nguyên tắc trong Văn kiện “Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ” được ký kết giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma năm 2013 và được tái khẳng định trong Văn kiện “Tầm nhìn chung” được ký kết giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma vào tháng 7-2015. Trong hai văn kiện này, cả hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ đều khẳng định nguyên tắc “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Việc BCTDTG của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không chấp nhận thể chế quản lý tôn giáo và nhiều quy định của pháp luật Việt Nam về khách quan là đi ngược lại tinh thần của hai văn kiện quan trọng nói trên.
Có thể nói cho đến nay quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có một bước phát triển vượt bậc, vững chắc về nhiều mặt từ kinh tế và thương mại, xử lý các vấn đề hậu quả chiến tranh, đến khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là về quốc phòng, an ninh… Sự hợp tác này đòi hỏi hai bên phải khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt vì lợi ích của nhân dân hai nước. Muốn làm được điều đó các bên không chỉ tôn trọng thể chế chính trị của nhau mà còn cần xây dựng lòng tin đối với nhau.
Thiết nghĩ những người soạn thảo BCTDTG cần nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm chính trị của mình đối với việc củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam-Hoa Kỳ hiện nay.
VỌNG ĐỨC

Chiêu trò đánh tráo bản chất và bài học xử lý an ninh môi trường

08:59 15/08/2016
Sự việc xảy ra hôm 12-8-2016 tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, lực lượng Cảnh sát có mặt để giữ trật tự trước việc hàng trăm người dân trong khu vực tụ tập, trong đó nhiều người có hành vi quá khích, gây rối.

Nguyên do trước đó người dân thôn Ninh Ích đã chặn chiếc xe ben chở rác vào nhà máy xử lý chất thải nguy hại (CTNH) của Công ty CP Môi trường Khánh Hòa để xử lý thử nghiệm.
Hằng ngày, người dân cử người “canh gác” không cho công ty đưa xe đi, đồng thời yêu cầu nhà máy cam kết đóng cửa dời đi nơi khác thì mới thả xe cho công ty.
Sáng 12-8-2016, đại diện chính quyền địa phương và doanh nghiệp đến để đưa xe rác này ra thì hàng trăm người dân đã kéo đến ngăn cản.
Một số người treo băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu doanh nghiệp, UBND thị xã phải viết cam kết không để xe chở rác chạy vào thôn, buộc nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại (đóng tại thôn Ninh Ích) ngưng hoạt động, di chuyển đi nơi khác.
Việc lực lượng Cảnh sát có mặt trong trường hợp đó là cần thiết nhằm giữ trật tự, ngăn chặn các hành vi quá khích, gây rối, không để hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (tấn công gây thương tích, bắt giữ cán bộ, hủy hoại tài sản…).
Sự có mặt của Cảnh sát cũng chính là nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, doanh nghiệp. Hiển nhiên, trong quá trình giữ trật tự, do phải ngăn cản một số người bị kích động nên không tránh khỏi những va chạm (một số người dân do bị kích động có hành vi tấn công lại Cảnh sát, cán bộ).
Tuy nhiên, sự việc này đã bị một số đối tượng lợi dụng, đưa hình ảnh tại hiện trường rồi vu cáo thành “Công an đàn áp người dân”. Một số trang mạng còn dựng chuyện, nói rằng hàng chục Cảnh sát cơ động, trật tự, CSGT Công an thị xã Ninh Hòa đã được điều động đến để “đánh đập phụ nữ, trẻ em và thanh niên”.
Bằng việc chộp lấy một số hình ảnh như Cảnh sát đang ngăn cản những người quá khích hay cảnh phụ nữ trong lúc chen lấn, xô đẩy bị ngã rồi vu cáo họ bị đánh đập, một số đối tượng lấy tên, hình ảnh người dân rồi bịa thành phỏng vấn, vu cáo Cảnh sát đàn áp, đánh đập “những người dân vô tội”…
Thực ra, đây chỉ là một trong các dẫn chứng cho thấy thủ đoạn biến không thành có, biến trắng thành đen của các đối tượng xấu.
Lâu nay, khi ở nơi nào đó xảy ra vụ việc khiến người dân bức xúc với doanh nghiệp, chính quyền, nhất là những sai phạm của cán bộ trong bộ máy chính quyền không được giải quyết thỏa đáng, các đối tượng xấu tìm cách tiếp cận, kích động người dân tụ tập, gây rối.
Khi chính quyền phải sử dụng Công an can thiệp, bảo vệ trật tự, lập tức chúng hô hào, kêu gọi người dân tấn công lại cán bộ, tấn công Cảnh sát, từ đó tung clip, hình ảnh để vu cáo “Công an đàn áp người dân”.
Các vụ tụ tập, tuần hành diễn ra vừa qua liên quan hiểm họa môi trường biển ở miền Trung, một số vụ liên quan cưỡng chế giải phóng mặt bằng… cho thấy rõ thủ đoạn này của các đối tượng phản động, đối tượng chống đối.
Trên thực tế, đối với các vụ việc phức tạp như cưỡng chế giải phóng mặt bằng, nếu không có lực lượng Công an, việc cưỡng chế sẽ không thành công trước hành vi côn đồ của một số đối tượng. Các vụ tụ tập, tuần hành của người dân dưới khẩu hiệu “bảo vệ môi trường” vừa qua cũng bị đối tượng xấu lợi dụng để kích động gây rối.
Nếu không có sự can thiệp kịp thời của lực lượng Công an thì trong nhiều trường hợp, sức khỏe người dân cũng khó đảm bảo an toàn, chưa kể tài sản của doanh nghiệp, nhà nước dễ bị kẻ xấu lợi dụng phá hoại.
Sự có mặt của Công an trong các trường hợp đó là cần thiết, cũng giống như việc Công an có mặt trong vụ hành trăm người tụ tập tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An.
Nhiệm vụ của Công an là giữ trật tự, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi phạm pháp, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản cho người dân, doanh nghiệp, chính quyền. Từ “trấn áp” chỉ đặt ra trong trường hợp Công an tấn công tội phạm, nhất là tội phạm nguy hiểm.
Trong mọi trường hợp, không thể đánh tráo khái niệm Công an “đàn áp, trấn áp” tội phạm sang người dân. Đó là sự đánh tráo nhằm bôi nhọ và làm sai lệch bản chất của hành vi, sâu xa hơn là bản chất của lực lượng, của chế độ.
Từ vấn đề này cũng đặt ra nhiều bài học trong cách quản lý của chính quyền các cấp hiện nay. Bài học từ vụ Formosa xả thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân cũng là bài học đối với chính quyền các cấp khi tính toán cấp phép đầu tư với vấn đề môi trường.
Chúng ta không thể đặt an ninh môi trường phía sau lợi ích kinh tế do dự án mang lại. Lợi ích kinh tế có lớn đến mấy song khi an ninh môi trường bị đe dọa, đời sống người dân bị đảo lộn, tất yếu ảnh hưởng lớn đến an ninh chính trị, trật tự xã hội tại khu vực, địa bàn đó.
Được biết, nguyên do khiến người dân bức xúc trong vụ việc tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An là do có sự hiện diện tại địa bàn này nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại với công suất 100 tấn/ngày, cách khu dân cư khoảng 1km.
Khi nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân do môi trường trong khu vực dân cư bị ảnh hưởng.
Việc người dân bức xúc là điều dễ hiểu, vấn đề là phải ngăn chặn không để các đối tượng lợi dụng sự bức xúc của người dân để gây rối, hủy hoại tài sản doanh nghiệp, tấn công cán bộ.
Cảnh sát có mặt để ngăn chặn hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Còn về căn nguyên, rõ ràng chính quyền sở tại phải tính toán rõ, mọi dự án trên địa bàn phải đảm bảo an toàn về môi trường.
Cơ quan chức năng cần đối chiếu Luật Bảo vệ môi trường để rà soát, đánh giá đúng thực chất vấn đề môi trường của dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty CP Môi trường Khánh Hòa xây dựng ở địa điểm trên? Phải khảo sát đúng hiện trạng nhà máy và môi trường tại địa bàn.
Nếu không đảm bảo đúng như phản ánh của người dân thì hướng xử lý ra sao và phải quy rõ trách nhiệm những cá nhân, tổ chức sai phạm để xử lý nghiêm khắc.
Có như vậy, sự bức xúc của người dân mới được giải tỏa, Công an không phải “căng mình” bảo vệ và bị đối tượng xấu lợi dụng vu cáo.
Đăng Trường

Không có thuyết tự do tôn giáo tuyệt đối

09:08 08/08/2016
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại Điều 18 trong Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948 và được phát triển trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc.
Theo đó, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo, một tín ngưỡng; quyền tự do thực hành tín ngưỡng, tôn giáo có thể bị giới hạn.
Như vậy, theo quan điểm của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế, mặc dù là một quyền cơ bản của con người, nhưng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tuyệt đối mà là một quyền có giới hạn, nếu việc thực hiện quyền này xâm hại tới an ninh quốc gia, trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng hoặc quyền và tự do cơ bản của người khác.
Với tinh thần đó, trong Hiến pháp và những văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như trên thực tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước ta tôn trọng, bảo đảm.
Thế nhưng, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách tung ra những luận điệu cho rằng, ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bị vi phạm, bóp nghẹt.
Sở dĩ những “nhà dân chủ” lớn tiếng rêu rao luận điểm này, bởi họ đã cố tình vin vào cái gọi là thuyết nhân quyền tự nhiên về quyền tự do tuyệt đối, vĩnh hằng, không bị giới hạn, không phụ thuộc các thiết chế xã hội và nhà nước để ngụy biện cho quyền tự do tuyệt đối về tôn giáo.
Theo quan điểm của họ, quyền con người, kể cả quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền bẩm sinh, không phụ thuộc vào văn hóa hay ý chí cá nhân, giai cấp, cộng đồng hay nhà nước; không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân.
Đây là nhận thức chủ quan, thiếu tính thực tiễn, bởi trong xã hội, nếu không có hoạt động quản lý của nhà nước (thông qua hiến pháp và pháp luật) thì các quyền tự do cơ bản của con người không thể thực hiện trong cuộc sống.
Chính vì lẽ đó, Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế lớn nhất và uy tín nhất hành tinh - cùng nhiều quốc gia trên thế giới đã không xem xét quyền con người dưới góc độ các quyền tự nhiên mà đặt nó dưới góc độ quyền pháp lý.
Mặt khác, theo học thuyết về quyền pháp lý, không có quyền tự do nào là tuyệt đối, không bị giới hạn bởi con người và các quyền của nó là một bộ phận của xã hội, chịu sự chế ước của xã hội nên chúng đều là các quyền tương đối.
Các quyền đó đều bị giới hạn bởi các trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội, bởi sự thừa nhận và tôn trọng đối với quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức công chúng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và phúc lợi chung.
Các quyền và các hạn chế đó còn phải được ghi nhận trong hiến pháp và được bảo vệ bằng pháp luật của nhà nước. Điều đó càng có sức thuyết phục khi mỗi tín đồ tôn giáo đồng thời là công dân, có các quyền và tự do cơ bản, được thực hiện các quyền của mình nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật nhà nước.
Các quyền tự do tôn giáo, hoạt động tôn giáo về nguyên tắc là tự do thực hiện những gì mà pháp luật không cấm hay những gì mà pháp luật cho phép, tức là trong khuôn khổ pháp luật mà nhà nước định ra. Không có tự do ở ngoài trách nhiệm xã hội, ngoài pháp luật và chống lại pháp luật.
Tuy nhiên, với những toan tính và mưu đồ chính trị, các thế lực thù địch đã ra sức nhào nặn, đánh tráo và đồng nhất các khái niệm “không thể bị giới hạn”, “đình chỉ” và “hạn chế” đối với một số quyền (theo tài liệu “Các nguyên tắc Siracusa về các điều khoản giới hạn và thực hiện quyền trong Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị”) để xuyên tạc thành “quyền tuyệt đối” về tôn giáo.
Đồng thời, diễn giải, đánh đồng các quyền không thể bị hạn chế, đình chỉ, như: Quyền sống, quyền không bị tra tấn, bắt giữ làm nô lệ, bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng… quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là các quyền tuyệt đối, không thể bị đình chỉ trong mọi điều kiện.
Đây là sự suy diễn nhằm cố ý tạo ra một loại “quyền tuyệt đối” làm vũ khí đấu tranh chính trị trên lĩnh vực nhân quyền, bao gồm lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đầy phức tạp, nhạy cảm.
Điều nguy hiểm là, lợi dụng việc một số tín đồ tôn giáo quá khích, vi phạm pháp luật bị chính quyền xử lý, các “nhà dân chủ” phương Tây đã lớn tiếng phán rằng: Việt Nam đàn áp tôn giáo, bắt bớ tín đồ chỉ vì họ bày tỏ đức tin, từ đó, đòi quyền tự do tôn giáo “không thể bị giới hạn...".
Thực tiễn đã chứng minh, ở nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển, như: Nhật Bản, Áo, Đức,… quan niệm về tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng luôn đặt trong mối quan hệ với nhà nước và pháp luật.
Ví dụ ở Đức, Điều 9 (Khoản 2) của Hiến pháp nước này đã quy định: Hoạt động của một tổ chức tôn giáo có thể bị giới hạn hay bị cấm nếu như mục đích và hoạt động của tổ chức đó vi phạm các quy định của luật hình sự hay chống lại chế độ xã hội đã được xác định trong Hiến pháp.
Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo trong hoạt động quản lý nhà nước. Các quan điểm nhằm biện hộ cho quyền tự do tôn giáo tuyệt đối không chỉ phá vỡ cấu trúc hiến pháp của quốc gia, mà còn kích động sự vi phạm pháp luật hiện hành về tôn giáo và phủ định sự quản lý của nhà nước đối với tôn giáo. Thực ra, đó là một mưu đồ chính trị.
Theo Luật Nhân quyền quốc tế, Nhà nước ta có ba nghĩa vụ chính: Tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người nói chung và quyền tự do tôn giáo nói riêng.
Theo đó, Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm trên thực tế việc thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Về trách nhiệm bảo vệ, Nhà nước thực thi quyền ngăn chặn sự vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của bên thứ ba.
Trong nghĩa vụ thực hiện, Nhà nước có những biện pháp, chế tài nhằm hỗ trợ cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra, Nhà nước còn chủ động đưa ra các kế hoạch, chính sách, đề án, chương trình cụ thể để mọi công dân được hưởng mức cao nhất các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, việc Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về vấn đề tôn giáo không phải là để “can thiệp”, “hạn chế” tự do tôn giáo như một số quan điểm mà nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được thực thi.
TS. Nguyễn Đức Thùy

Không để bị "hướng lái" trong công tác lập pháp

08/08/2016 05:00

Đó là vấn đề đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh khi phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV. Con đường đổi mới hiện nay đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

 Và các thế lực thù địch luôn tìm cách "bẻ lái" quá trình xây dựng hệ thống pháp luật ở nước ta với nhiều mưu đồ thâm hiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV.  Ảnh: Chinhphu.vn.
Những tiếng loa rè
Trước hết, phải thừa nhận công tác lập pháp ở nước ta thời gian qua dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại những bất cập. Hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, chồng chéo, thậm chí sai sót, mâu thuẫn nhau; hiệu quả và hiệu lực của không ít văn bản pháp quy còn hạn chế... Thực tế đó đã tạo ra những khoảng trống để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta.
Điều đầu tiên mà một số nhân vật đội lốt "nhà dân chủ" đòi hỏi là phải tách rời công tác lập pháp khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Họ cho rằng, nếu Hiến pháp, pháp luật chỉ là sự thể chế hóa đường lối, nghị quyết của Đảng thì hệ thống pháp luật ấy chỉ bảo vệ lợi ích của Đảng. Họ cũng luôn nhấn mạnh và đề cao cái gọi là “tam quyền phân lập” như một đỉnh cao toàn bích của mô hình nhà nước hiện đại. Theo họ, chỉ có từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mới có được “cơ chế kiểm soát quyền lực” hiệu quả nhất. Mấy năm gần đây, họ tiến hành nhiều “chiến dịch” rầm rộ để cổ xúy cho cái gọi là “xã hội dân sự”, coi xã hội dân sự là một “trụ cột” của quản lý xã hội hiện đại, là xu thế tất yếu của thời đại. Thực chất của sự đề cao này chỉ là hướng tới mô hình đa nguyên, đa đảng.
Về nội dung lập pháp, còn nhớ cách đây 3 năm, khi Quốc hội nước ta sửa đổi, bổ sung bản Hiến pháp, đã có rất nhiều “phong trào” mang tên gọi mỹ miều như “cùng viết Hiến pháp”, “lời kêu gọi sửa đổi Hiến pháp của các nhân sĩ, trí thức”... Nhận thức hiến pháp là đạo luật gốc của mọi đạo luật nên các trào lưu nhân danh đổi mới đều tập trung “bẻ lái” thể chế thông qua hàng loạt vấn đề lớn của Hiến pháp như: Bỏ điều 4 của Hiến pháp về vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi tư nhân hóa đất đai, bỏ thành phần kinh tế Nhà nước, cho phép báo chí tư nhân, tự do lập hội, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền theo mô hình dân chủ phương Tây... Sau khi Hiến pháp được thông qua, những chiêu trò chống phá vẫn tiếp tục gắn với từng đạo luật và “trục” bẻ lái chính vẫn xoay quanh những vấn đề cơ bản nêu trên.
Về quy trình lập pháp, họ đòi hỏi phải được tự do hóa, áp dụng mô hình, kỹ trị lập pháp của các nước phương Tây; mọi nghị sĩ, mọi đoàn thể trong xã hội đều được tự do trình dự án luật trước Quốc hội. Họ cũng đòi hỏi các bộ, ngành không được tham gia xây dựng pháp luật nhưng các “nhà dân chủ”, các tổ chức “xã hội dân sự” lại phải là hạt nhân trong xây dựng hệ thống pháp luật...
Thời gian qua, internet và mạng xã hội là địa hạt vàng để họ triển khai các chiêu trò chống phá thông qua nhiều trang web chuyên đề về phổ biến pháp luật, bồi dưỡng kiến thức, hành trang pháp lý... Cũng có không ít luật sư, luật gia đã bị họ lợi dụng, kích động, lôi kéo trở thành “hạt nhân đổi mới trên lĩnh vực pháp lý”, “chỗ dựa của người nghèo, dân oan”, gắn hoạt động tư vấn pháp luật, hành nghề luật với việc truyền bá tư tưởng chống phá, gây chia rẽ nội bộ, khoét sâu các mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan công quyền.
Các âm mưu, luận điệu trên dù chỉ là những tiếng loa rè nhưng hết sức nguy hiểm. Phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp của nước ta phải luôn kiên định lập trường tư tưởng, giữ vững mục tiêu, quan điểm, đường lối của Đảng, chú trọng nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc, vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam. Tuyệt đối không mơ hồ, mất cảnh giác để cho các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá chúng ta bằng cách hướng lái hệ thống luật pháp của chúng ta đi con đường khác, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay...".
Không để bị "bẻ lái"
Để công tác lập pháp của chúng ta luôn đúng hướng, hệ thống pháp luật thực sự là “thần linh pháp quyền” của Nhà nước pháp quyền XHCN, trước hết, phải luôn giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong công tác lập pháp, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Sự lãnh đạo của Đảng không hề tạo mâu thuẫn lợi ích trong xây dựng pháp luật mà chính nhằm định hướng và cân bằng lợi ích bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, ngoài lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích nào khác.
Để hệ thống pháp luật không bị “bẻ lái” thì nó phải được xây dựng nhất quán, đồng bộ và luôn được hoàn thiện theo đúng Hiến pháp và các chương trình xây dựng pháp luật đã được Quốc hội đề ra. Chỉ khi được đặt trong một bức tranh tổng thể thống nhất, hệ thống pháp luật mới tránh được sự mâu thuẫn, chồng chéo và không thể có “kẽ hở” cho những sự "bẻ lái". PGS, TS Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, một hệ thống pháp luật với những quy định hạn chế quyền tự do, dân chủ của nhân dân, cản trở sự tiến bộ xã hội, công lý không được bảo đảm, chưa kể đến việc thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, thì không thể trở thành nền tảng của Nhà nước pháp quyền, bởi vì không đáp ứng được yêu cầu thứ hai của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân và công lý. Để đạt được điều đó, hệ thống pháp luật phải bảo đảm tính ổn định. Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thường xuyên thì tệ hơn là không có pháp luật”. Cùng với đó, pháp luật phải bảo đảm tính chuẩn mực, tính quy phạm; đồng thời bảo đảm tính nhất quán, tính hệ thống.
Một vấn đề hết sức quan trọng nữa là chúng ta phải kiên định, kiên quyết đấu tranh với những thủ đoạn, âm mưu phá hoại, gây bất ổn xã hội bằng cách lợi dụng các kẽ hở pháp lý. Có thể dẫn chứng quan điểm đòi bác bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự thời gian qua. Mặc dù có nhiều lực lượng nhân danh dân chủ, xã hội dân sự, thậm chí thông qua các tổ chức quốc tế đòi chúng ta bỏ Điều 258, nhưng Nhà nước ta vẫn giữ nguyên quan điểm và đưa nội dung này vào Điều 331 của Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trước đó, đã có một số quan điểm cho rằng, Điều 258 không phù hợp với luật pháp quốc tế và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, dễ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực của cơ quan công quyền. Một số người nhân danh tổ chức xã hội dân sự còn cho ra đời cái gọi là “Tuyên bố 258” để vận động các tổ chức quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam phải bỏ Điều 258. Tuy nhiên, sau nhiều thảo luận đi đến thống nhất, Quốc hội vẫn giữ nội dung này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và xã hội. Nội dung này cũng vẫn phù hợp với các công ước quốc tế và tương đồng với luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, như ngay ở Mỹ, Hiến pháp Mỹ quy định Tòa án tối cao được phép đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo chí có hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc xiểm nhà nước, xã hội và cá nhân. Hay Bộ luật Hình sự của CHLB Đức cũng quy định tội “Tuyên truyền bất hợp pháp”.
Từ bài học của một số đạo luật, văn bản pháp quy chưa được chuẩn bị kỹ đã thông qua, để lại nhiều hệ lụy xấu, càng đòi hỏi công tác lập pháp phải hết sức thận trọng, bảo đảm số lượng, không chạy theo số lượng. Việc Quốc hội thống nhất rút khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 dự án Luật Biểu tình vừa qua là cần thiết khi mà công tác chuẩn bị chưa đáp ứng yêu cầu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định: “Quốc hội khóa XIV sẽ nghiêm túc xem xét đề xuất của Chính phủ và trả món nợ cho dân, không lùi Luật Biểu tình vô thời hạn”. Theo Chủ tịch Quốc hội, không nên “cố” để bảo đảm chất lượng: “Ban hành luật để bảo đảm quyền công dân, nhưng cũng phải bảo đảm lợi ích của dân và lợi ích của cả đất nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa quyền của dân tham gia biểu tình, mà không gây rối loạn đất nước. Luật biểu tình mà làm rối loạn đất nước thì người dân cũng không mong muốn”. Giải thích như trên là rõ ràng, nhưng với âm mưu kích động, chống phá, không ít trang mạng đã cắt xén, xuyên tạc phát biểu của Chủ tịch Quốc hội thành: “Hoãn vì Luật Biểu tình làm... “rối loạn đất nước”.
Xây dựng hệ thống pháp luật đủ và mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước trong thời kỳ đổi mới là đòi hỏi thường xuyên và cấp bách nhưng cũng là công việc khó khăn, cần phải thận trọng, xây phải luôn đi đôi với chống, không vì số lượng mà xem nhẹ chất lượng... Có như vậy, hệ thống pháp luật mới thật sự là đòn bẩy của đổi mới, là cán cân của công lý, là nền tảng của Nhà nước pháp quyền XHCN.
NGUYÊN MINH

Vẫn là trò xuyên tạc, lừa bịp dư luận

03/08/2016 10:05

Hiện tượng mượn danh đấu tranh cho dân chủ của một số phần tử cơ hội chính trị ở Việt Nam lâu nay không còn lạ đối với dư luận. Những người này thường nhân cơ hội trong nước xảy ra một sự việc gì đó thì dựa vào để viết bài, tung lên mạng xã hội, hoặc đăng tải trên một số trang tin lâu nay vẫn có tư tưởng thiếu thiện chí, thù địch với Việt Nam.

Trong các bài viết, họ thường phân tích, suy thế này, luận thế kia một cách hoàn toàn chủ quan, từ hiện tượng mà suy thành bản chất, sau đó đưa ra những kết luận theo kiểu: Xảy ra các sự cố đó là do “sự yếu kém trong bộ máy lãnh đạo của Đảng”, “sự hạn chế trong điều hành của Chính phủ”... Nhằm che mắt người đọc, trong các bài viết, họ thường bịa ra các con số để minh họa cho các nhận định mà nếu không tìm hiểu kỹ thì người đọc rất dễ bị nhầm lẫn. Bài viết của Nguyễn Vũ Bình, đăng trên RFA vừa qua là một dạng như vậy.
Trong bài viết của mình, Nguyễn Vũ Bình đã vừa xiên xẹo về công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), vừa đưa ra những nhận định hết sức mơ hồ về cái gọi là “sự sụp đổ của Đảng Cộng sản”. Những con số mà Nguyễn Vũ Bình đưa ra để minh chứng cho các nhận định của mình trong bài viết thì lại càng lố bịch. Chẳng hạn, Bình cho rằng hiện nay, đất nước ta đang duy trì lực lượng vũ trang với số quân lên tới “10 triệu người”; rồi lại cho rằng đội ngũ công chức, viên chức lên tới “15 triệu người”... Đây quả thực là những con số phi lý và hoang tưởng. Bởi trên thế giới này, không một đất nước nào có thể làm một việc vô lý, đó là trong thời bình mà lại duy trì một đội quân thường trực lên tới hơn 11% dân số. Ngay cả khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chúng ta bước vào giai đoạn cuối-giai đoạn cần một lực lượng lớn nhất để thực hiện đòn quyết chiến chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam thì lực lượng vũ trang của chúng ta cũng không đạt đến con số 10 triệu người...
Còn về con số “15 triệu người trong bộ máy Đảng, Nhà nước” như Bình đã viết thì thực tế tính đến hết năm 2015, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho biết, cả nước có khoảng 11 triệu người hưởng lương và tính chất lương (bao gồm cả lực lượng vũ trang, y tế, giáo dục v.v..). Còn tổng số công chức hưởng lương trong hệ thống chính trị từ cấp huyện trở lên (không bao gồm lực lượng vũ trang) được Thủ tướng phê duyệt năm 2015 chính thức là 277.055 người. Và con số này tiếp tục giảm trong năm 2016 khi Nhà nước ngày càng thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế để bảo đảm bộ máy ngày càng tinh gọn theo hướng chỉ bổ sung không quá 50% số công chức so với số nghỉ hưu... Như thế có thể thấy, việc Nguyễn Vũ Bình cố tình bịa ra những con số hoang đường về lực lượng vũ trang và đội ngũ công chức, viên chức... là nhằm tạo ra sự hiểu lầm trong dư luận về hệ thống tổ chức chính trị ở Việt Nam. Và cũng từ đây có thể thấy, những điều Bình nhận định trong bài viết về các vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam... đều nhằm mục đích xuyên tạc, lừa bịp dư luận.
TRẦN THÔN

Định hướng tư tưởng cho sinh viên

01/08/2016 05:00

Sinh viên là lực lượng chủ yếu ở các học viện, trường đại học, cao đẳng. Tuổi đời của họ còn trẻ, luôn tiên phong trong mọi hoạt động. Họ là những con người đang phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, giàu ước mơ hoài bão, luôn có mong muốn vươn lên nắm bắt tri thức của nhân loại để tự hoàn thiện mình về mọi mặt.

Sinh viên Việt Nam xuất thân từ các giai tầng khác nhau của mọi miền đất nước, với mức thu nhập của gia đình rất khác nhau, tập trung về các trung tâm kinh tế, chính trị các thành phố và thị xã để sống và học tập. Về cơ bản họ mới tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa ra khỏi sự quản lý của thầy giáo, cô giáo ở nhà trường và gia đình, để sống cuộc sống tập thể trong ký túc xá, hoặc trọ học xung quanh các trường đại học và cao đẳng. Tức là với họ vừa mới có cuộc sống tự lập, tự quản và tập thể. Sinh viên thường khá nhanh nhạy trong việc tiếp thu các thông tin mới, cũng như những luồng tư tưởng mới trong xã hội, song khả năng phân tích và chọn lọc còn có những hạn chế. Trong thực tế, nhiều sinh viên còn chưa hiểu sâu về chính trị, lập trường tư tưởng chưa vững vàng, nên dễ dao động, dễ bị lôi kéo...
Sinh viên luôn có mong muốn vươn lên nắm bắt tri thức của nhân loại để tự hoàn thiện mình về mọi mặt. Ảnh: qdnd.vn
Với một số đặc điểm của sinh viên như đã nêu trên nên sinh viên là đối tượng mà các thế lực thù địch hướng tới, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm mục tiêu chống phá cách mạng trong hiện tại và tương lai.
Những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” trong sinh viên thời gian vừa qua tập trung vào một số vấn đề như: Thâm nhập vào tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên nhằm phá vỡ các tổ chức này; đưa các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, phản động vào trong đời sống tinh thần của sinh viên; lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị đoan để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”; thông qua các chương trình học bổng; thông qua các hội thảo quốc tế; sử dụng internet để tuyên truyền, kích động; bằng nhiều phương pháp tuyên truyền, xuyên tạc, mua chuộc, lôi kéo sinh viên vào con đường lầm lạc chống lại Nhà nước, chế độ, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân. Có nhiều đối tượng đã len lỏi vào các ký túc xá sinh viên, giảng đường, đến các hội thảo khoa học, sử dụng internet... lôi kéo, kích động, nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tư tưởng, làm cơ sở cho những vụ gây rối trật tự an ninh trong đời sống sinh viên và trong xã hội.
Nhưng với sự nhanh nhạy và bản lĩnh vững vàng của mình, cũng đã có nhiều sinh viên phát hiện và đấu tranh trực diện đối với việc tuyên truyền, kích động của chúng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, không ít sinh viên còn mơ hồ về chính trị; thiếu kinh nghiệm sống nên bị mắc mưu chúng. Đặc biệt trong những ngày chúng ta chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, có sinh viên bị kích động đã lập các blog cá nhân đăng tải nội dung cổ xúy cho các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, từ đó có các bình luận xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và toàn xã hội… Đây là việc làm của những sinh viên nhận thức chính trị hạn chế, nông nổi trong suy nghĩ, bồng bột trong hành động, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước...
Từ thực tiễn hoạt động chống phá về chính trị, tư tưởng của các thế lực thù địch đối với sinh viên thời gian vừa qua; để phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trong sinh viên, các học viện, trường đại học, cao đẳng cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:
Một là, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trong các học viện, nhà trường.
Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trong các học viện, trường đại học, cao đẳng phải xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, giản dị, có ý chí vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập, nghiên cứu khoa học, có uy tín và tích cực trong công tác Đoàn, công tác Hội và gần gũi với quần chúng.
Nội dung hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên phải phong phú, thiết thực, sinh động..., mục tiêu là giáo dục cho sinh viên sống và làm việc theo pháp luật, theo bản sắc văn hóa dân tộc; làm cho sinh viên thấm nhuần truyền thống dân tộc, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, truyền thống của học viện, nhà trường nơi sinh viên đang theo học; định hướng đạo đức nghề nghiệp; từ đó họ phải kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, nhân dân và cả dân tộc Việt Nam lựa chọn. Bằng nhiều hình thức, thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng để sinh viên tự xác định về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình. Ban giám đốc, Ban giám hiệu các học viện, trường đại học, cao đẳng cần tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho tổ chức Đoàn và Hội Sinh viên của trường hoạt động.
Hai là, tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho sinh viên.
Hiện nay, các môn học: Chính trị Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của bậc đại học và cao đẳng. Thời lượng của các môn học này đã hợp lý, song điều quan trọng là phương pháp giảng dạy các môn học đó sao cho có hiệu quả. Quá trình truyền thụ, cần giảng giải ngắn gọn, súc tích về lý luận, tăng cường thời lượng thảo luận, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trao đổi để nhận thức tri thức khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Giáo dục nâng cao nhân sinh quan, thế giới quan và đạo đức cộng sản: Các giá trị truyền thống dân tộc, lý tưởng, niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa cho sinh viên; đồng thời phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc và làm rõ âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa của các thế lực thù địch để sinh viên có biện pháp phòng ngừa. Nếu chúng ta làm tốt công tác giáo dục cho sinh viên, thì kẻ thù dù có nham hiểm và thâm độc đến đâu cũng thất bại.
Ba là, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều thiếu thốn. Đây là kẽ hở để các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trong sinh viên. Vì vậy, nhiệm vụ của Ban giám đốc, Ban giám hiệu các học viện, trường đại học, cao đẳng càng nặng nề hơn trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên. Những công việc cần làm là: Cải tạo điều kiện sinh hoạt trong các ký túc xá, giảm tới mức tối thiểu việc đóng góp của sinh viên. Có chế độ chính sách đầy đủ, hợp lý và toàn diện về học bổng, học phí, lệ phí. Tăng cường trang thiết bị phòng thí nghiệm, thư viện để thu hút sinh viên vào học tập và nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa. Tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao hợp lý và đúng định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước, tạo môi trường văn hóa lành mạnh để lôi cuốn sinh viên tham gia.
Bốn là, xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên.
Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đối với sinh viên cần phải có nhiều lực lượng tham gia, với nhiều biện pháp sát thực, nhưng vấn đề quan trọng là phải tạo ra sức đề kháng mạnh để họ đủ sức “miễn dịch” trước âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch là cách tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải giáo dục cho mọi sinh viên thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình cao. Cần xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên, họ là những sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, tích cực, khách quan, gần gũi với bạn bè cùng lứa. Đây cũng chính là lực lượng trực tiếp tiến hành công tác tư tưởng cho các sinh viên khác nhằm loại bỏ các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch khi chúng vừa nhăm nhe xâm nhập, tác động vào môi trường sống của sinh viên.
TRẤN VĂN HUYÊN