Cảnh giác với luận điệu đánh đồng “môi trường và chính trị”

27/02/2017 06:00

Trong khi toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung thì thời gian gần đây, vẫn có những kẻ lợi dụng sự cố này để tung tin bịa đặt, khuếch trương hóa vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí đánh đồng giữa sự cố ô nhiễm môi trường biển với “thách thức chính trị đang diễn ra ở Việt Nam”. Cần phải vạch rõ, bác bỏ những luận điệu sai trái này.

Âm mưu xuyên tạc, chống phá dai dẳng
Mới đây, trên trang mạng tiếng Việt của một hãng truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam tung lên bài viết “Ô nhiễm môi trường đe dọa ổn định ở Việt Nam”. Bài viết này nhận định: “Hầu hết người Việt Nam bất bình với Đảng Cộng sản đã cho phép một công ty nước ngoài xả độc ra biển… Nhiều người dân miền Trung đã tham gia các cuộc biểu tình đòi được Formosa và chính phủ bồi thường quyền lợi thích đáng. Kể cả nhiều người không bị ảnh hưởng vì thảm họa này cũng bày tỏ sự bất bình. Điều này là đáng sợ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam” (!)…
“Mượn gió bẻ măng” và “theo đóm ăn tàn”, những kẻ bất đồng chính kiến, những nhà “đấu tranh dân chủ”, một số tổ chức “xã hội dân sự” nhân cơ hội này tiếp tục có những động thái hô hào, cổ vũ cho cái gọi là “thúc giục mọi người chung tay để đấu tranh với vấn đề Formosa”. Nào là lén lút, âm thầm sản xuất phim về sự cố môi trường biển để tán phát trên mạng xã hội hòng mang đến “cho những người ở xa hiểu hơn vấn đề thảm họa môi trường ở Việt Nam”. Nào là kêu gào quyên góp, ủng hộ cho Quỹ “Thương về miền Trung” mà thực chất chỉ nhằm phục vụ cho các hoạt động lôi kéo, kích động những người dân nhẹ dạ cả tin tụ tập đông người để tạo áp lực với chính quyền. Nào là trao “thỉnh nguyện thư” của các tổ chức “xã hội dân sự” để vận động chính giới quốc tế can thiệp, hậu thuẫn cho ngư dân miền Trung khởi kiện Công ty Formosa. Trong khi đó, lợi dụng chính sách bảo đảm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và được sự tiếp tay của thế lực thù địch bên ngoài, có kẻ đã kêu gọi, kích động giáo dân tụ tập, biểu tình, tuần hành, gây rối tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Có mặt và chứng kiến đoàn người đi khởi kiện Formosa, một “nhà báo độc lập” đã tuyên bố “hùng hồn”: “Lời khuyên của tôi mà có thể ngắn nhất, gọn nhất dành cho nhà cầm quyền Việt Nam là: Hãy trở về với nhân dân! Hãy trả lại cho nhân dân những gì đã bị cướp đi. Còn lời khuyên cho người dân Việt Nam là: Hãy giành lấy những gì của mình bởi vì tự do không bao giờ được cho không” (!)
Thật không khó để nhận diện những ý kiến, nhận định, hành vi trên không chỉ nhằm xuyên tạc, đánh lạc hướng dư luận, mà còn ra sức đơm đặt, dệt thêu, đánh tráo khái niệm, đánh đồng giữa vấn đề ô nhiễm môi trường biển với vấn đề chính trị, lợi dụng đấu tranh phòng, chống ô nhiễm môi trường biển để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết lương-giáo, làm lung lay niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ. 
Ảnh minh họa/TTXVN 
Kết luận rõ ràng, nỗ lực khắc phục hậu quả, xử lý kiên quyết những tập thể và cá nhân sai phạm
Đã gần một năm trôi qua, sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra là một thảm họa môi trường biển lớn nhất xảy ra tại Việt Nam từ trước đến nay. Đại diện công ty này đã cúi đầu nhận lỗi trước Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam, đồng thời đã cam kết bồi thường 500 triệu USD (tương đương hơn 11.000 tỷ đồng) để khắc phục sự cố nghiêm trọng này.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận: Sự cố môi trường biển miền Trung tháng 4-2016 diễn ra trên diện rộng, gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài; đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; làm xáo trộn an ninh trật tự, gây tâm lý bức xúc, bất an trong một bộ phận nhân dân.
Để góp phần khắc phục hậu quả do sự cố môi trường này gây ra, Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương đã khẩn trương đề ra các giải pháp để sớm ổn định cuộc sống và lao động của bà con ngư dân ở các tỉnh miền Trung. Ngày 29-9-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về định mức bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại vì sự cố môi trường biển do Formosa gây ra. Theo đó, có 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường gồm: Khai thác hải sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thủy sản. Chỉ ít ngày sau đó, ngày 7-10-2016, Bộ Tài chính đã tạm cấp 3.000 tỷ đồng cho 4 tỉnh miền Trung bị thiệt hại. Từ đó đến nay, hầu hết ngư dân bị thiệt hại đã được nhận tiền đền bù từ khoản tiền này. Đại đa số bà con nhận tiền đền bù đều hài lòng, phấn khởi trước sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Đảng và Nhà nước. Nhiều gia đình nhận tiền bồi thường đã liên kết với nhau đóng tàu mới có công suất lớn để tiếp tục đánh bắt xa bờ, yên tâm lao động và từng bước ổn định cuộc sống.  
Có thể nói rằng, sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung đã để lại cho chúng ta một bài học đắt giá về công tác quản lý môi trường. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự cố đáng tiếc này, theo như phân tích của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đó là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư”.
Không chỉ kết luận công khai, chỉ rõ nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường biển, Đảng, Nhà nước ta còn xác định cụ thể những tập thể, cá nhân liên quan đến trách nhiệm sự cố này. Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp, xem xét, kết luận Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2008-2016 và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh các nhiệm kỳ 2004-2011, 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng quản lý; để xảy ra vi phạm trong công tác thẩm định, phê duyệt, chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, cũng như sai phạm trong việc phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh. Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. Cùng với đó, nhiều cán bộ lãnh đạo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, lãnh đạo Tổng cục Môi trường và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng liên quan đến sự cố môi trường biển miền Trung cũng bị xem xét, xử lý kỷ luật. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân vi phạm khuyết điểm, chứ không dung túng, bao che, “đóng cửa bảo nhau”, né tránh trách nhiệm để “mọi việc đâu lại vào đó”… như một vài ý kiến từng lan truyền trên mạng.
Sau sự cố môi trường biển miền Trung, Đảng và Nhà nước ta đã có thêm kinh nghiệm về việc nhìn nhận, đánh giá, giải quyết, xử lý những “điểm nóng” về môi trường, không ngừng nỗ lực tìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi để vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn bảo đảm giữ gìn, bảo vệ được môi trường trong lành. Đúng như Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố, cam kết trước quốc dân đồng bào: “Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân!”.
Thông điệp đó của người đứng đầu Chính phủ cùng ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta đang chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung bước đầu đã đạt được hiệu quả tích cực, là minh chứng rõ ràng, nhất quán về con đường, mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Đó cũng là minh chứng phủ nhận, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường biển miền Trung để chống phá Đảng, Nhà nước và chống phá cách mạng Việt Nam.  
THIỆN VĂN

“Hạ cánh không an toàn” và niềm tin của người dân

07:40 25/02/2017
Hiện nay, trong bối cảnh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp, việc cương quyết xử lí những cán bộ vi phạm kỉ luật trong thời gian qua, dù đương chức, chuyển công tác hay đã nghỉ hưu cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện sự nghiêm minh của kỉ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.
Thời gian qua, nhiều vụ đại án như Vũ Quốc Hảo, Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Giang Kim Đạt đã được đưa ra xét xử; những người được xác định có tội đều phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Đồng thời, các vụ việc tiêu cực, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lợi ích nhóm nổi cộm tại ngành Công thương, Tài nguyên – Môi trường và một số địa phương, dù những người liên đới đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu vẫn bị truy cứu, xử lí trách nhiệm tùy theo mức độ vi phạm. Điều này thể hiện rõ sự nghiêm minh của pháp luật, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...
Trong thông báo mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định rõ để xảy ra vụ Formosa Hà Tĩnh, có trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Ban Cán sự Đảng (BCSĐ) Bộ TN&MT giai đoạn 2008-2016 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát; để xảy ra các vi phạm trong công tác thẩm định, phê duyệt, chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh địa điểm xả thải và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định rõ trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu Bộ TN&MT. Theo đó, để xảy ra các vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng với cương vị là người đứng đầu; ông Bùi Cách Tuyến, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Thứ trưởng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và ông Nguyễn Thái Lai, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Thứ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ TN&MT. 
Ông Mai Thanh Dung trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thẩm định, đánh giá tác động môi trường và ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường đã thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định: “Những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ TN&MT và các cán bộ nêu trên là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Cũng trong thông báo này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng làm rõ và kết luận về trách nhiệm của các tập thể và cá nhân tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có ông Võ Kim Cự, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư BCSĐ, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế (2008-2010) và trách nhiệm của ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (2010-2016). Trách nhiệm của hai cá nhân này được xác định là: “Nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Vài tháng trước, vụ việc Trịnh Xuân Thanh cũng được các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo quyết liệt. Liên quan đến vụ việc này, ông Vũ Huy Hoàng (từng là Bộ trưởng Bộ Công thương) và một số vị thứ trưởng bộ này và Bộ Nội vụ cũng bị các hình thức kỉ luật. 
Riêng ông Vũ Huy Hoàng, bị Ban Bí thư xử lí nghiêm khắc bằng hình thức xóa tư cách Bí thư BCSĐ Bộ Công thương giai đoạn 20011-2016; đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ra Nghị quyết xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương đối với ông Vũ Huy Hoàng… 
Tiếp đó, Quốc hội còn ra một nghị quyết phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng do đã “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội”…
Nhìn lại lịch sử, thời kì kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã cương quyết xử lí vụ án Trần Dụ Châu. Là một Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu, nhưng ông ta đã bòn rút công quỹ, sống xa hoa trên mồ hôi nước mắt của nhân dân và cả xương máu của bộ đội đang ngày đêm lăn lộn trên các chiến trường. Dù đã lập được những công trạng nhưng do tham nhũng, lãng phí, coi thường kỉ cương phép nước, Trần Dụ Châu đã phải trả cái giá đắt nhất cho những sai lầm đã gây ra.
Hiện nay, trong bối cảnh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp, việc cương quyết xử lí những cán bộ vi phạm kỉ luật trong thời gian qua, dù đương chức, chuyển công tác hay đã nghỉ hưu cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện sự nghiêm minh của kỉ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.
Rõ ràng lâu nay, nhiều trường hợp cán bộ dù gây ra những hậu quả lớn nhưng khi đã nghỉ hưu thì hầu hết đều được coi là “hạ cánh an toàn”, rất hiếm khi bị “sờ gáy”. Nay thì nhiều vị dù đã “hạ cánh an toàn” nhưng vẫn bị kỉ luật Đảng, kỉ luật hành chính, thậm chí bị pháp luật “hỏi thăm”. Như mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Không phải việc kỉ luật với ông Vũ Huy Hoàng đã dừng lại. Bộ Chính trị đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội xây dựng căn cứ pháp lý để xử lý những trường hợp cán bộ đến khi về hưu mới phát hiện sai phạm thế này”. Cũng trong phát biểu tại Hội nghị công tác kiểm tra giám sát của Đảng  ngày 24-2-2017, đồng chí Tổng Bí thư nêu rõ: “Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người!”.
Những kết quả nêu trên khiến cán bộ và nhân dân phấn khởi, thêm tin tưởng vào sự cương quyết của Đảng, Nhà nước trong việc chấn chỉnh kỉ cương, phép nước nhằm xây dựng bộ máy công quyền trong sạch, lành mạnh, vì dân phục vụ.
Trần Duy Hiển

Gần dân - "Vũ khí" hiệu quả phòng chống "Diễn biến hòa bình"

22/02/2017 - 17:15
Biên phòng - "Diễn biến hòa bình" ("DBHB") là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống phá cách mạng nước ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, lợi dụng trình độ nhận thức còn hạn chế của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở miền núi, biên giới để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc được chúng xác định là khâu mũi nhọn. Trước thực tế này, việc gần dân, hiểu dân cần được mỗi cán bộ, chiến sĩ BĐBP làm nhiệm vụ ở biên giới, biển, đảo xem là một "vũ khí" quan trọng góp phần đánh bại thủ đoạn nham hiểm đó.
re8l_5a
Đồn BP Bát Xát, BĐBP Lào Cai tổ chức chương trình "Tết Biên phòng - Ấm lòng dân biên cương" cho các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn đơn vị phụ trách. Ảnh: Trung Dũng
Lắm trò, nhiều chiêu
Mặc dù thực tiễn đã khẳng định rõ vai trò sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các cuộc chiến tranh vệ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, duy trì nền hòa bình, độc lập dân tộc, nhưng các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách xuyên tạc, phủ nhận điều này và tìm mọi cách để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động bằng nhiều chiêu trò khác nhau. Điều đặc biệt nguy hiểm là hoạt động chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc mà chúng đang ráo riết thực hiện luôn được ngụy trang dưới những lớp vỏ vô cùng tinh vi và xảo quyệt mà nếu không tinh ý thì khó có thể nhận ra.
Đơn cử, mới đây, khá nhiều tài liệu, hình ảnh bịa đặt, đổi trắng thay đen mô tả cuộc sống đói khổ của người dân ở các buôn, làng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS... đã được bọn phản động ngụy tạo, tung lên một số trang mạng nhằm bôi nhọ chế độ, bóp méo nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, nhiều thông tin xuyên tạc sự thật, quy kết Việt Nam "cấm đạo" hay phân biệt đối xử giữa các dân tộc cũng được phát tán trên mạng Internet. Một thủ đoạn khác mà các thế thực thù địch, phản động thường sử dụng là lợi dụng một số người nhẹ dạ, cả tin, kích động họ tụ tập, khiếu kiện đông người trái pháp luật để ghi hình, đưa lên mạng nhằm vẽ ra sự sự mâu thuẫn giữa các dân tộc, giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Mục tiêu cuối cùng của chúng là tạo ra sự mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, gây xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Còn nhớ, cách đây gần 6 năm, một số phần tử cực đoan đã lợi dụng sự cả tin, đời sống nhiều mặt còn khó khăn của đồng bào Mông ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để gây mất trật tự, an ninh, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chúng loan tin "ngày tận thế" sắp diễn ra, qua đó, dụ dỗ, kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông từ một số địa phương về các bản của huyện Mường Nhé để tụ tập, rêu rao cái gọi là "thành lập Vương quốc Mông". "Sập bẫy" lừa gạt của bọn phản động, hàng nghìn người đã kéo về Mường Nhé chờ "chúa trời" xuất hiện, gây xáo trộn nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Cách thời điểm đó chưa lâu, tại Tây Nguyên, với mục đích kích động, chia rẽ người Kinh với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch cũng đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, rằng "Tây Nguyên là của người Thượng", nên "đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên phải liên kết lại đuổi người Kinh về xuôi". Đặc biệt, vào thời gian cuối tháng 9-2014, tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, một số đối tượng phản động sinh sống trên địa bàn đã nhận sự chỉ đạo của một số đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài, tiến hành tuyên truyền, lôi kéo bà con DTTS trên địa bàn bỏ sinh hoạt tôn giáo truyền thống, tập trung nhóm họp "Tin lành Đê Ga", kích động chống chính quyền. Các vụ việc này cho thấy, những chiếc "vòi bạch tuộc" của các thế lực thù địch, phản động chưa từ bỏ âm mưu chui sâu vào từng ngõ ngách ở vùng miền núi, biên giới, vùng DTTS để thực hiện "DBHB", móc nối, lôi kéo những phần tử xấu hoạt động chống phá, gây ảnh hưởng xấu về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Dập tắt "ngòi nổ" từ trong trứng
Hơn ai hết, mỗi công dân Việt Nam, trong đó có đồng bào các DTTS đều hiểu rất rõ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một giá trị to lớn mà nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mất bao nhiêu công sức, máu xương mới hình thành, tạo dựng nên, qua đó, bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Song, "cây muốn lặng mà gió chẳng đừng", bằng chiến lược "DBHB" với dã tâm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở nước ta, các thế lực thù địch, phản động chưa lúc nào từ bỏ âm mưu gây phân tâm, chia rẽ lòng dân, ý Đảng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xem đây là một thứ "ngòi nổ" có sức công phá lớn nhằm chuyển hóa Việt Nam. Chính vì vậy, đấu tranh chống "DBHB" trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc lợi dụng trình độ nhận thức còn hạn chế của một bộ phận đồng bào DTTS ở miền núi, biên giới để tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên thực tế vẫn đang diễn ra ngày càng nóng bỏng.
du83_5b
Hưởng ứng chương trình "Tết ấm miền Tây xứ Nghệ", cán bộ, chiến sĩ BĐBP Nghệ An đã trao tặng 550 suất quà đến bà con nhân dân trên địa bàn biên giới. Ảnh: Hải Thượng
Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh về mọi mặt, đấu tranh phòng, chống DBHB đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, là trách nhiệm của mọi đơn vị và từng cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng BĐBP. Mỗi cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh, ngoài việc tăng cường cảnh giác với các thủ đoạn thâm độc của chiến lược "DBHB", còn phải phát huy tính chủ động, nhạy bén, bản lĩnh chính trị vững vàng, trí tuệ sâu sắc trong việc bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Đồng thời, thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc hoạt động "DBHB" để tự tạo sức "đề kháng" chống lại các quan điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Đặc biệt, do đặc thù công tác, việc gần gũi, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn đóng quân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp lực lượng BĐBP kịp thời áp dụng các biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng những khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như các vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá, mà còn tạo ra khả năng tham mưu một cách hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành chức năng trong hệ thống chính trị ở địa bàn biên giới trong việc chủ động phát hiện, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động.
Qua đó, tăng cường xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng địa bàn làm chủ về an ninh trật tự nhằm kịp thời ngăn chặn các mầm mống gây rối an ninh trật tự ngay tại cơ sở. Mặt khác, cũng từ việc gần dân, hiểu dân, thông qua công tác vận động quần chúng, cán bộ, chiến sĩ BĐBP sẽ tạo ra bước chuyển biến trong nhận thức, nâng cao tinh thần cảnh giác, phát huy trách nhiệm của đồng bào các dân tộc ở địa bàn biên giới trong phòng tránh, đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động.
Muốn làm được việc này, một "vũ khí" không kém phần quan trọng của lực lượng bảo vệ biên giới là phải giúp đồng bào đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đó chính là cơ sở, nền tảng để củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc vào Đảng, vào chế độ, tăng cường củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đủ sức ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu "DBHB", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trên địa bàn biên giới, biển đảo trong mọi tình huống.
Đào Hồng Hà

Chống "giặc nội xâm" - những hồi trống lệnh kiên quyết và chính xác!

20/02/2017 05:00

Chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực kinh tế Nhà nước, nhất là trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là lĩnh vực rất “nóng” nhưng hết sức phức tạp, khó khăn. Với tinh thần “không có giới hạn, không có vùng cấm”, thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm đã và đang được đưa ra ánh sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ. Thế nhưng, vẫn có những kẻ cố tình xuyên tạc, kích động sai sự thật, hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến chống "giặc nội xâm".

Cuộc chiến kiên quyết, nhất quán, liên tục
Một số kẻ rất xảo trá khi một mặt thường rêu rao, chỉ trích Đảng, Nhà nước ta yếu kém trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước nhưng ngay sau khi hàng loạt vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước bị phanh phui thì họ lại lắt léo phê phán Đảng, Nhà nước và bênh vực cho những đối tượng liên quan.
Trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết liệt chỉ đạo xử lý nghiêm thì đã xuất hiện những kẻ “lưu manh” chính trị tung ra “hỏa mù” rằng: Hoàn toàn không có tham nhũng, chỉ là làm ăn lỗ vốn, đã có thanh tra kết luận không có dấu hiệu của tư lợi cá nhân. Từ đó, họ rêu rao: Đảng can thiệp quá sâu, cố “thổi phồng”, “đã chỉ đạo thì kiểu gì cũng có tội”. Tương tự, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo làm rõ các bài báo liên quan đến Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, đã xuất hiện ngay những luận điệu như: “Mớm bóng cho dư luận bức xúc”, “sở hữu cổ phần như thế không có gì sai”, “Đảng đã ra tay thì kẻ không có tội cũng thành có tội”. Từ đó họ cho rằng, Đảng đã “lấn sân” chính quyền trong chống tham nhũng.
Ảnh minh họa. 
Trong một lần tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu người dân khi nghe thông tin về vụ việc Trịnh Xuân Thanh cần để ý. Đây mới là kỷ luật về Đảng, về công tác cán bộ, chứ chưa nói đến hình sự, kinh tế, nói đến việc 3.200 tỷ đồng. Những việc đó cần phải qua nhiều khâu điều tra, xử lý. Cùng với xử lý kỷ luật Đảng thì Nhà nước, chính quyền phải có xử lý. Qua ý kiến của Tổng Bí thư, cho thấy, Đảng ta lãnh đạo chặt chẽ nhiệm vụ chống tham nhũng nhưng không bao biện, không làm thay Nhà nước.
Năm 2012, với 94,98% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) với nội dung mới nổi bật là thay thế mô hình Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng đứng đầu bằng việc lập Ban chỉ đạo Trung ương thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban.
Ngày 1-2-2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Sau 4 năm ra đời, Ban chỉ đạo hoạt động ngày càng hiệu quả. Chỉ riêng năm 2016, Ban chỉ đạo đã thành lập 7 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm tại 14 tỉnh. Qua kiểm tra, giám sát, đã kiến nghị 42 vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật; kiến nghị đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo xử lý 87 vụ việc, vụ án. Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra 11 nhóm kiến nghị; yêu cầu chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với 29 cơ quan, đơn vị liên quan. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được xử lý đúng tiến độ, nghiêm minh như các vụ án: Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Lê Dũng, Phạm Ngọc Ngoạn, Huỳnh Thị Huyền Như…
Bốn năm qua, trong tổng số 40 vụ án và 7 vụ việc Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 26 vụ/330 bị can; đã truy tố xét xử sơ thẩm 21 vụ/247 bị cáo, xét xử phúc thẩm 14 vụ/137 bị cáo, với mức án nghiêm khắc (7 bị cáo với 8 mức án tử hình, 14 bị cáo với 15 mức án tù chung thân, 6 bị cáo có mức án tù 30 năm, 203 bị cáo có mức án tù từ 15 tháng đến dưới 30 năm)…Việc điều tra, truy tố, xét xử rất nghiêm khắc đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Những con số trên cho thấy, Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng rất nghiêm minh, toàn diện, không phải “chỉ có vụ Trịnh Xuân Thanh”, “chỉ làm vài vụ để tuyên truyền”...
"Đánh trống" phải chắc chắn, chính xác
Một số thành phần cơ hội chính trị cho rằng, trong lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước vì bị vướng bởi lợi ích nhóm nên Đảng ta chỉ “đánh trống phát một” mà không dám “đánh trống trận”, "đánh chuột còn sợ vỡ bình quý"...
Nhà báo Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản là người từng có dịp báo cáo với Tổng Bí thư vấn đề nhân dân quan tâm vì sao không “đánh trống liên hồi”. Ông cho biết: "Mặc dù Tổng Bí thư là người hết sức cẩn trọng, nhưng ở những thời khắc quyết định có tính bước ngoặt thì ông luôn tỏ rõ là người hết sức bản lĩnh, mưu lược và đầy quyết đoán. Trước khi quyết định một việc gì ông cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, nâng lên đặt xuống, xem xét kỹ mọi khía cạnh. Và khi đã quyết rồi thì ông không bao giờ chùn bước. Riêng với vụ việc Trịnh Xuân Thanh và cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, “khi Tổng Bí thư đã chỉ đạo thì vụ việc là hết sức nghiêm trọng và kết quả sẽ sớm được làm rõ. Những người có liên quan, dù đó là ai, giữ chức vụ gì, nếu có sai phạm thì chắc chắn sẽ bị nghiêm trị”.
Trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 6-8-2016 vừa qua, có cử tri đặt câu hỏi: “Tổng Bí thư đã đánh trống rồi, tại sao không đánh liên hồi, mà lại đánh nhát một”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời: “Đánh” là phải thận trọng, “đánh” đâu chắc đó!
Câu trả lời trên đã thể hiện rõ quan điểm và bản lĩnh của Đảng ta trong cuộc chiến cam go, phức tạp này. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: Chống tham nhũng “phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”. Lòng dân thì mong muốn là vậy, nhưng người cầm dùi trống phải hết sức thận trọng. Tùy thuộc vào vụ việc cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà đánh trống tiếng một hay liên tục. Chống tham nhũng, tiêu cực cần phải thận trọng, đúng người đúng tội. Muốn đánh trống rồi không bỏ dùi thì công tác chuẩn bị phải hết sức kỹ càng, làm đến nơi đến chốn, không được “mang thúng úp voi”. Cũng chính tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 6-8-2016, Tổng Bí thư có nói rằng, trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh cho thấy còn rất nhiều vấn đề hệ trọng, các cơ quan chức năng đang điều tra, chưa thể công bố ra hết được.
Thực tiễn điều tra, xác minh các vụ việc thời gian qua đã cho thấy những ý kiến Tổng Bí thư nêu ra là hoàn toàn xác đáng. Thực tiễn cũng đã là lời chứng minh đanh thép cho những luận điệu tiêu cực cho rằng, vụ Trịnh Xuân Thanh  là “có bé xé ra to”, “làm trầm trọng hóa vấn đề”. Liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh, ngày 15-2-2017 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố 5 bị can, tạm giam 4 người và cấm đi khỏi nơi cư trú một người. Những cán bộ trên đều liên quan đến các sai phạm khiến cho hàng nghìn tỷ đồng tiền dự án của Nhà nước bị mang trả nợ và kinh doanh bất động sản dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu và nợ nần chồng chất.
Từ chỉ đạo của Đảng, các cơ quan pháp luật vào cuộc thời gian qua cho thấy, vụ việc Trịnh Xuân Thanh ẩn chứa hàng loạt sai phạm nghiêm trọng khác, liên quan đến nhiều người, nhiều đường dây và như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “cũng chỉ là một ví dụ”. Chống tham nhũng muốn thành công, sau hồi trống lệnh của Tổng Bí thư, còn cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đúng như Bác Hồ từng căn dặn phải dựa vào dân. Người nói: “Làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.
Không có “đánh chuột sợ vỡ bình”
Một số người cố tình xuyên tạc phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng, “đánh chuột sợ vỡ bình quý” vì vướng lợi ích nhóm. Trên thực tế, có thể dễ dàng tìm lại những bài nói, bài viết, không hề có một chữ nào thể hiện quan điểm bao che, hay e dè một vấn đề gì. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn kiên định lập trường “không có vùng cấm trong việc chống tham nhũng”, “nói đi đôi với làm”. Thời gian qua, nhiều đối tượng, nhiều vụ việc đều bị xử lý nghiêm minh, bất kể cán bộ vi phạm là ai. Tuy nhiên, là người lãnh đạo luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thận trọng chỉ ra rằng: Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn với giữ ổn định chính trị có nghĩa là đấu tranh kiên quyết nhưng phải hết sức khôn khéo, tỉnh táo, không để kẻ xấu lợi dụng làm mất ổn định; không được lợi dụng chống tham nhũng để chống phá Đảng. Những chỉ đạo đó là hoàn toàn đúng đắn.
Ngay trong lĩnh vực cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, một lĩnh vực mà thường bị các thế lực xấu cho rằng, Đảng ta “không muốn chống tham nhũng” vì vướng nhiều “đặc quyền đặc lợi” thì thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều chỉ đạo quyết liệt phải đẩy mạnh cổ phần hóa và siết chặt xử lý các lỗ hổng.
Chỉ đạo làm rõ thông tin liên quan đến Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để sớm sửa đổi hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Gần đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất, có thể tăng thu cho ngân sách Nhà nước hơn 15  tỷ USD từ tiến trình bán cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước, nguyên nhân chưa làm được là do nhiều doanh nghiệp Nhà nước tuy đã được cổ phần hóa mà không chịu niêm yết và thoái vốn. Trong văn bản, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch VAFI đã chỉ đích danh 2  trường hợp  doanh nghiệp Sabeco và Habeco (Bộ Công Thương) tìm mọi cách trốn tránh niêm yết trong 9 năm. Chỉ đến khi có sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ thì Sabeco và Habeco mới chịu làm thủ tục niêm yết. VAFI cũng cho rằng, có tình trạng ngăn cản việc niêm yết từ lãnh đạo bộ chủ quản mà cụ thể là nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa là những người đã cản trở hai doanh nghiệp trên niêm yết với nhiều lý do. Một trong những lý do đó là việc bổ nhiệm người thân không có năng lực vào các vị trí chủ chốt tại doanh nghiệp.
Ý kiến của VAFI nêu trên thêm một dẫn chứng cho thấy chúng ta rất quyết liệt đổi mới, không níu kéo lợi ích trong cổ phần hóa. Sau 26 năm kể từ khi thí điểm cổ phần hóa (1991), Đảng, Nhà nước ta đã kiên quyết thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, từ 12.000 doanh nghiệp năm 1993 đến nay cả nước chỉ còn 718 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và đến năm 2020 sẽ chỉ còn 190 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần khẳng định quyết liệt cổ phần hóa, những lĩnh vực trong và ngoài nước làm tốt hơn thì để cho doanh nghiệp tư nhân làm. Nhà nước dành tiền đầu tư những dự án then chốt, có tác động tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tại một hội nghị cuối năm 2016, thủ tướng cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, lợi ích cục bộ chính là rào cản lớn đối với tiến trình cổ phần hóa và khẳng định, cổ phần hóa và tái cơ cấu sẽ góp phần phòng, chống tham nhũng vì có nhiều cổ đông cùng giám sát vốn.
Những “hồi trống lệnh” chống tham nhũng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gióng lên đã đáp ứng được mong mỏi của đảng viên và nhân dân cả nước. Những hồi trống kiên quyết, chắc chắn ấy sẽ tạo ra những chuyển động đột phá, giúp cho cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của Đảng, Nhà nước ta ngày càng thành công hơn nữa.
CÔNG MINH 

Phê phán luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng, suy thoái

08:03 21/02/2017

Nước ta, từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tuy còn là nước nghèo, kinh tế chậm phát triển, dân trí thấp, phải vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, vừa xây dựng, bảo vệ miền Bắc, nhưng dưới chế độ mới, Đảng, Nhà nước đã thực hiện những quyền tự do dân chủ căn bản cho nhân dân, tạo nên cuộc sống chính trị, tinh thần rất tốt đẹp, nhân dân ta đã không còn bị áp bức, bóc lột, thực sự làm chủ vận mệnh của mình.
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái, Đảng, Nhà nước đã ban hành cơ chế, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia như chế độ tiếp dân, đường dây nóng ở các công sở hành chính sự nghiệp để nhân dân trực tiếp phản ánh biểu dương người tốt, việc tốt, tố cáo những hành vi quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân.
Tuy việc này còn có hạn chế nhất định nhưng ý kiến của cử tri qua các cơ quan dân cử, sự giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, sự điều tra, thông tin của các cơ quan thông tin đại chúng, nhiều công dân dũng cảm đứng lên tố giác những hành vi tham nhũng, suy thoái của tổ chức đảng, chính quyền, các cán bộ, đảng viên… đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh này; nhiều vụ tham nhũng, suy thoái đã được xử lý kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước xét xử nghiêm minh.
Như thế, nói rằng vì xã hội ta thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công chỉ là sự suy diễn chủ quan với dụng ý chống phá.
Trong chiến tranh, do phải tập trung vào công cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước chưa có điều kiện ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý tưởng là sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì việc cần làm ngay là chỉnh đốn Đảng.
Vì quá nhiều việc sau chiến tranh và chưa đánh giá được chiều hướng gia tăng, mức độ nguy hại của tệ nạn tham nhũng, suy thoái trong cán bộ, đảng viên, nên công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tuy vẫn làm thường xuyên nhưng việc thực hiện chưa được kiên quyết và hiệu quả.
Ở nước ta, khi cách mạng chuyển giai đoạn, cuộc sống trong hòa bình xây dựng đất nước, cộng thêm sự chống phá của các thế lực thù địch và sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, làm xuất hiện sự phức tạp về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được trao cương vị quản lý kinh tế, xã hội.
Từ mấy thập niên gần đây, nạn tham nhũng, suy thoái gia tăng, biểu hiện rõ nhất là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI).
Đại hội lần thứ X, lần thứ XI, lần thứ XII của Đảng, khi kiểm điểm công tác xây dựng Đảng, đều đánh giá nghiêm khắc những khuyết điểm, yếu kém của Đảng, trong đó có nạn tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên; đồng thời nêu lên mục tiêu, quan điểm, phương châm, giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn trên.
Đặc biệt Hội nghị Trung ương lấn thứ 4 (khóa XI), đã ra nghị quyết chuyên đề Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, xác định tập trung cao độ thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách, trong đó vấn đề “đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên , trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”.
Qua đó có thể thấy rõ, Đảng đã sớm nhận thức được tình hình, đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của tệ nạn, công khai thừa nhận và quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực đó.
Nhìn nhận một cách khách quan, từ Đại hội X của Đảng đến nay, nhất là từ Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), vấn đề chống tham nhũng, suy thoái luôn là vấn đề có tính thời sự trong xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tệ nạn đó. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã đạt được một số kết quả, nhưng một số việc chưa đạt mục tiêu yêu cầu đề ra.
Để tăng cường nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (khoá XII) đã ra Nghị quyết về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng - chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI: “Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị”.
“Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đạt được một số kết quả”. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết,“một số việc chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra”...
Vượt qua tâm trạng bức xúc trước các hiện tượng tiêu cực xã hội dễ làm người ta nhìn nhận thực tiễn thiếu khách quan, cần có cách đánh giá khách quan cả mặt làm được và mặt chưa làm được của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái những năm vừa qua, kể từ Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đến nay.
Rõ ràng là mấy năm gần đây, tệ nạn tham nhũng chưa bị đẩy lùi nhưng đã ngăn chặn được sự lây lan. Trước sự kiểm tra, xử lý nghiêm theo kỷ cương, kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước cũng như sự mạnh dạn đấu tranh, tố giác của nhân dân, những kẻ tham nhũng, suy thoái đã phải dè chừng, có phần e ngại, lo sợ bị phát hiện, xử lý, không dám hành động trắng trợn như trước.
Số cán bộ, đảng viên phạm vào tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có người được giáo dục, đấu tranh đã từ bỏ quan điểm sai trái của mình, trở về đội ngũ, giảm tình trạng thách thức dư luận, hách dịch, cửa quyền, phô trương giàu có, ăn chơi sa đọa…
Các cơ quan hành chính sự nghiệp đã có nhiều cải cách hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; các bệnh viện tăng cường trang thiết bị y tế, nâng cao y đức phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn; các trường học cũng chấn chính việc học thêm dạy thêm, thi cử chạy theo thành tích…
Rõ ràng là người dân có hài lòng hơn trước về chất lượng phục vụ của cơ quan, cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Các hiện tượng tham nhũng cũng có chiều hướng được ngăn chặn.
Điều đó nói lên rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái vừa qua, tuy chuyển biến chậm, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, nhưng đã có kết quả bước đầu. Đó là điều không thể phủ nhận.
Viện dẫn một luận chứng không đúng sự thật để kết luận rằng “cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái hiện nay của Đảng Công sản Việt Nam không thể thành công” là không khách quan.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nhận diện rất cụ thể những biểu hiện suy thoái, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhóm giải pháp và việc tổ chức thực hiện.
Qua đó thể hiện Đảng xác định quyết tâm chính trị, cả xã hội có sự chuyển mình, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân quyết tâm vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái.
Một bài học kinh nghiệm trong lịch sử Đảng và lịch sử cách mạng nước ta, khi Đảng với bản lĩnh vững vàng, trí tuệ sáng suốt, có đường lối cách mạng đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của lịch sử, được lòng dân, Đảng với dân nhất trí, đồng lòng thì mọi việc dù khó khăn đến mấy, kể cả những khi tình thế cách mạng, vận mệnh dân tộc lâm nguy, cũng sẽ đi tới thành công.
Luận điểm Đảng Cộng sản không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công với những luận chứng chủ quan, võ đoán rõ ràng không phải là một luận điểm khoa học mà chỉ là luận điệu xấu nhằm gieo rắc, lan truyền gây hoang mang, mất niềm tin vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái.
PGS, TS Vũ Như Khôi, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng

Phê phán luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng, suy thoái

08:16 20/02/2017
Luận điểm Đảng Cộng sản không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công với những suy diễn chủ quan, võ đoán thực chất là luận điệu xấu của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội nhằm gieo rắc tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân.
Để có nhận thức khách quan, khoa học về vấn đề này, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) của Đảng, chống suy thoái chính trị, tư tưởng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, Báo CAND trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Vũ Như Khôi, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và các nghị quyết Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng - chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc về tệ nạn tham nhũng, suy thoái của một số cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ các vị trí lãnh đạo cơ quan chính quyền, quản lý kinh tế; công tác xây dựng Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, suy thoái của Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm, dẫn đến kết quả chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đặt ra, một số người đã tung ra luận điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công”.
Luận điểm này chỉ là lẻ tẻ của một số người và chỉ dựa trên mấy luận chứng chủ quan, võ đoán như: Tham nhũng, suy thoái là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền; vì xã hội ta thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng, suy thoái thành công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, suy thoái nhưng đều không thành công, tệ nạn lại càng gia tăng... Từ đó, họ kết luận cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái có thành công hay không phải dựa trên những chứng cứ lịch sử, lại phải có cách đánh giá khách quan, toàn diện, dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình.
Quốc gia nào cũng vậy, trong mỗi thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước đều do người của đảng đó đảm nhiệm; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, suy thoái vẫn thường xảy ra, kể cả các nước phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao.
Điều quan trọng hơn hết là đảng nào có mục tiêu vì nước, vì dân, giáo dục, quản lý tốt cán bộ, đảng viên, thì có thể hạn chế đến mức thấp nhất nạn tham nhũng, suy thoái, không gây nên những tiêu cực lớn đối với xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng tuyệt đại đa số đều là những nhà cách mạng tự nguyện từ bỏ lợi ích bản thân, xả thân chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt của các nhà lãnh đạo Đảng, các cán bộ, đảng viên, mãi mãi lưu danh trong lịch sử vẻ vang của Đảng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hoàng Văn Thụ,…
Tuy nhiên ngay từ đó, trong cuộc đấu tranh lưu huyết một sống, một chết dưới ách thống trị tàn bạo của chính quyền thực dân phong kiến cũng đã có những người không chịu nổi thử thách gian nguy, tự rời bỏ hàng ngũ cách mạng, thậm chí đầu hàng địch, phản bội cách mạng. Những người thiếu kiên trung với cách mạng, có biểu hiện dao động, cầu an đã bị đào thải. Nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Đảng không vì thế mà yếu đi. Đảng càng trong sạch và ngày càng phát triển vững mạnh, được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, tôn vinh vai trò lãnh đạo và tình nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng...
Thời chiến, khi mâu thuẫn dân tộc lên cao độ, mọi người đều dồn tâm lực vào việc đánh giặc cứu nước, được Bác Hồ và Đảng giáo dục, rèn luyện nên tuyệt đại bộ phận tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên ra sức phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, xứng đáng là những người cách mạng chân chính. Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thật sự xứng đáng là đội tiên phong cách mạng lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đánh thắng hai tên đế quốc lớn mạnh, giành độc lập tự do, thống nhất cho quốc gia dân tộc.
Trong kháng chiến, đảng viên cộng sản là những người tiên phong nhận nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm, chấp nhận hy sinh bản thân mình để giành thắng lợi cho cách mạng. Họ đã trở thành những anh hùng bất tử, nêu tấm gương sáng cho bộ đội và nhân dân noi theo quyết chiến quyết thắng với quân thù. Khi đó, cũng có một số người phạm vào tội lỗi tham ô, lãng phí, quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án, gọi đó là “giặc nội xâm”, là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Tội lỗi đó làm hại đến tính mệnh và tài sản của nhân dân, làm mất thanh danh, uy tín của Đảng và Nhà nước.
Những kẻ phạm tội đó, dù ở cương vị nào cũng phải đem ra xét xử theo đúng pháp luật để đề cao phép nước. Bản án tử hình dành cho Giám đốc Nha Quân nhu Trần Dụ Châu về tội lợi dụng chức quyền nhận hối lộ, tham ô, sa đọa, thể hiện sự nghiêm minh của Đảng, Chính phủ trong thực thi pháp luật.
Chính vì sự tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên và việc Đảng, Nhà nước xử lý không khoan nhượng đối với những người phạm tội với cách mạng, với nhân dân, đã khiến cho Đảng trong sạch vững mạnh, lãnh đạo kháng chiến thắng lợi.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, biết bao cán bộ, đảng viên Quân đội ngày đêm ở nơi xa xôi biển đảo, biên cương canh giữ chủ quyền đất nước; nhiều cán bộ, đảng viên Công an dũng cảm chiến đấu trên mặt trận thầm lặng, giữ gìn an ninh chính trị và cuộc sống yên bình cho nhân dân; những cán bộ, đảng viên trực tiếp sản xuất vất vả trong nhà máy, trên đồng ruộng; những cán bộ, đảng viên lao động trí óc ngày đêm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung, không tính toán thiệt hơn, không đòi hỏi sự ưu ái cho riêng mình.
Đó là những bằng chứng lịch sử minh chứng cho đánh giá của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII: “Nhìn một cách tổng thể, trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay. Đó là kết quả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự hy sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên”.
Như vậy, từ thực tế nền chính trị các quốc gia trên thế giới và lịch sử chế độ chính trị Việt Nam thời hiện đại đã chứng tỏ chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái trong xã hội. Vấn đề dân chủ trong xã hội, đây là một vấn đề lớn, không một quốc gia nào dám tự coi là đã thực hiện một cách hoàn hảo. Mỗi quốc gia, dân tộc thực hiện dân chủ xã hội tùy thuộc vào tình hình chính trị - xã hội, sự hoàn thiện  hệ thống pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc và trình độ dân trí… 
Từ thực tế nền chính trị các quốc gia trên thế giới và lịch sử chế độ chính trị Việt Nam thời hiện đại đã chứng tỏ chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái trong xã hội.
(Còn nữa)
PGS, TS Vũ Như Khôi

Tăng nguồn tin chính thống để phòng, chống thông tin sai lệch

7 giờ:24 phút Thứ năm, ngày 16 tháng 2 , 2017
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Điều đó không những được hiến định tại Hiến pháp năm 2013, mà còn được Luật Báo chí năm 2016 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”.
Để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, Điều 38, Luật Báo chí năm 2016 đã ghi rõ: “Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí”. Như vậy, theo Hiến pháp và luật pháp quy định, cung cấp thông tin cho báo chí vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm. Điều này cũng được nhấn mạnh tại Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 9-2-2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

Tăng nguồn tin chính thống để phòng, chống thông tin sai lệch
 Ảnh minh họa/nguồn internet.
“Nghĩa vụ” thường được hiểu là việc mà luật pháp hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác. Do đó, “nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí” là trách nhiệm phải làm đối với các cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm. Thực tế những năm qua cho thấy, trong khi khá nhiều bộ, ngành, nhất là Văn phòng Chính phủ thường xuyên duy trì đều đặn việc cung cấp thông tin cho báo chí, thì vẫn còn một số cơ quan, tổ chức, địa phương có thái độ né tránh, thậm chí có biểu hiện “gây khó” báo chí, thiếu hợp tác, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên được tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó, sau khi có "sự cố" xảy ra, việc cung cấp thông tin chậm, nội dung thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin chính đáng của dư luận cũng là “điểm trừ” của một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Không ngẫu nhiên mà trong 10 năm qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ba lần ban hành nghị định và quyết định về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Điều đó cho thấy tính cấp thiết của việc cung cấp nguồn tin chính thống cho các cơ quan báo chí. Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của báo chí là “diễn đàn của nhân dân”, do đó việc các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí thực chất là góp phần bảo đảm nhu cầu thông tin chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Lần này, việc Chính phủ nâng tầm văn bản hành chính từ quyết định lên nghị định yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp chủ động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí cũng không ngoài mục đích nhằm công khai, minh bạch hóa thông tin hơn nữa của các tổ chức, cơ quan, góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt vì nhân dân, vì đất nước như người đứng đầu Chính phủ đã cam kết.
Những yêu cầu về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Vấn đề cần coi trọng hiện nay là người phát ngôn, cơ quan phát ngôn phải đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ phát ngôn, thực sự coi báo chí vừa là người bạn đồng hành, vừa là người tạo ra kênh thông tin hữu ích để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức phải bố trí người phát ngôn am hiểu đời sống báo chí, nhạy bén với các thông tin xã hội, có phong cách hoạt động chuyên nghiệp, thân thiện với giới báo chí. Việc chủ động hợp tác, lắng nghe, chọn lọc tiếp nhận thông tin, phản hồi, trả lời báo chí một cách kịp thời, chính xác của người phát ngôn, cơ quan phát ngôn-đó không chỉ là nhịp cầu nối liền giữa cơ quan hành chính các cấp với báo chí, mà còn góp phần xây dựng môi trường thông tin lành mạnh. Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa, hạn chế, đẩy lùi những thông tin sai lệch xuất hiện trên mạng xã hội.
Theo qdnd.vn

Mô hình vận động đồng bào dân tộc Khmer đoàn kết phòng chống tội phạm

Cập nhật, 19:10, Thứ Năm, 02/02/2017 (GMT+7)
Từ thực tiễn công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Khmer đoàn kết phòng, chống tội phạm của Đảng bộ xã Trung Thành (Vũng Liêm), thời gian qua mô hình đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế.
Trao thưởng cho đơn vị, cá nhân dịp tổng kết mô hình năm 2016.
Trao thưởng cho đơn vị, cá nhân dịp tổng kết mô hình năm 2016.
Trung Thành là xã vùng ven và cách trung tâm huyện Vũng Liêm khoảng 1,5km. Toàn xã có 9 ấp, hơn 3.000 hộ dân, trong đó có 385 hộ dân tộc Khmer, với khoảng 1.200 nhân khẩu.
Nhận thấy địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, Công an xã Trung Thành đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã xây dựng kế hoạch, thành lập BCĐ thực hiện mô hình “Tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc Khmer xã Trung Thành đoàn kết phòng chống tội phạm ở địa bàn khu dân cư”, nhằm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Công an xã đã chủ động phối hợp với các ban, ngành của xã tổ chức họp dân 85 cuộc, với hơn 3.500 lượt người dự, tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm,… vận động xây dựng nhiều mô hình góp phần phòng, chống tội phạm như “đèn trước ngõ, mõ trong nhà”, xây dựng 8 “cổng an ninh trật tự”, vận động nhân dân lắp đặt gần 100 bóng đèn ở các ấp,…
Qua đó, đã nâng cao hiểu biết, ý thức của người dân trong chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy lợi thế của đồng bào dân tộc trong phòng, chống tội phạm, vừa sinh sống, vừa theo dõi, giám sát đối tượng nghi vấn và tham gia vây bắt khi phát hiện có tội phạm.
Qua một năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật và trách nhiệm phòng, chống tội phạm của đồng bào Khmer tại địa phương được nâng cao.
Cụ thể, đã cung cấp cho lực lượng công an hơn 40 nguồn tin liên quan đến an ninh trật tự, giúp lực lượng công an triệt phá 3 tụ điểm tệ nạn xã hội, xử phạt vi phạm hành chính gần 20 đối tượng; làm rõ 1 vụ trộm cắp, thu hồi tài sản trả người bị hại; bắt 1 đối tượng có hành vi hiếp dâm trẻ em, giao Công an huyện Vũng Liêm điều tra, xử lý, phối hợp với công an huyện và các ngành có liên quan tiến hành xử lý, phối hợp với gia đình theo dõi, giám sát, cảm hóa giáo dục 12 đối tượng sử dụng các chất ma túy, kịp thời giải quyết nhiều vụ mâu thuẫn, tranh chấp đất đai, bạo lực gia đình tại địa phương,...
Ngoài việc góp phần cùng chính quyền xã trong phòng, chống tội phạm, đồng bào dân tộc Khmer còn tham gia đóng góp các nguồn quỹ tại địa phương như quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ an ninh quốc phòng, quỹ phòng chống thiên tai với số tiền hàng trăm triệu đồng, hỗ trợ, giúp đỡ, quản lý các đối tượng tù tha về địa phương sinh sống, đối tượng cải tạo không giam giữ và đối tượng gây rối trật tự, tạo sự thân thiện, xóa bỏ mặc cảm của họ đối với xã hội, tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để họ tái hòa nhập vào cộng đồng.
Chính nhờ sự đoàn kết của đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương trong phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm nên mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực: tình hình trật tự an toàn xã hội được kéo giảm, tiêu chí số 19 về an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới của xã được giữ vững.
Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện mô hình có hiệu quả, BCĐ sẽ tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc tích cực thực hiện mô hình, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế gia đình và thực hiện các chính sách an sinh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động tuyên truyền xuyên tạc làm ảnh hưởng đến chính sách của Đảng và Nhà nước ta với đồng bào dân tộc góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Bài, ảnh: TRỌNG NGHĨA