Lại trò tung hỏa mù chống phá Hội nghị 13 của Đảng

 08:06 13/10/2020

Từ ngày 5 đến 9/10, Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận, xem xét nhiều nội dung: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tiếp tục hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; công tác nhân sự đại hội và một số vấn đề quan trọng khác. Lợi dụng thời điểm này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động tập trung tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Hội nghị và Đại hội XIII của Đảng.

“Nhận định nhân sự” – mưu cũ trên áo mới

Trước, trong và ngay sau thời gian diễn ra Hội nghị 13 của Đảng, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động tung ra các luận điệu sai trái, thù địch chống phá. Trên các trang BBC, RFA, VOA cũng như trang facebook, blog cá nhân của một số đối tượng cơ hội, chống đối trong và ngoài nước đã tập trung khai thác, đăng tải hàng loạt bài viết sai lệch, suy diễn với dụng ý xấu. Những luận điệu xuyên tạc, sai trái các đối tượng tập trung chống phá đáng chú ý là:

Chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên VOA, họ đưa ra những luận điệu: “Ý thức hệ và điều cần thay đổi”, “Cung cách chuẩn bị nhân sự và đường lối xây dựng xã hội không thay đổi, vẫn là kiên trì xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn coi học thuyết xây dựng xã hội của Lênin làm nền tảng tư tưởng - lý luận thì đừng mong một sự thay đổi tốt đẹp”. Từ đó xuyên tạc: “Chuyện Đảng cộng sản kiên quyết chỉ duy trì một ngôi nhà chính trị duy nhất – ngôi nhà của những người theo Mác và Lênin – khiến cho hàng chục triệu người trở thành vô gia cư về chính trị, nhân dân chẳng tha thiết gì với chủ nghĩa cộng sản và các đồng chí trong đảng cộng sản”…

Nhằm cổ suý đa nguyên, đa đảng, đả phá và hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, trên đài BBC, VOA… đăng tải các bài viết, trong đó lấy ý kiến của một số cá nhân, đối tượng vốn có “thâm niên” chống đối Đảng Cộng sản, chính quyền nhân dân, cho rằng đã đến lúc “Đảng Cộng sản Việt Nam phải dân chủ hoá, đa đảng. Phải chấp nhận và để cho chế độ đa đảng xuất hiện, tồn tại để các đảng phái chính trị cạnh tranh công khai, công bằng”. Họ viện cớ góp ý để kích động: “phải đa đảng, từ đó xem đảng nào có những quyết sách tốt nhất, được ủng hộ nhất đưa đất nước phát triển và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, cũng như ai phục vụ nhân dân tốt nhất và được nhân nhân tín nhiệm giao phó trọng trách điều hành việc nước”.

Lấy vỏ bọc bên ngoài là dân chủ, họ quy kết công tác cán bộ của Đảng rằng, cách làm nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không có sự cạnh tranh công khai, minh bạch. Tất cả các quy định, thủ tục lựa chọn nhân sự chỉ để hợp thức hóa việc lựa chọn người theo phe cánh, quan hệ và việc mua quan bán tước (tiêu cực, hối lộ, đút lót). Đó là cách lựa chọn nhân sự được đúc kết: “thứ nhất hậu duệ - thứ nhì quan hệ - thứ ba tiền tệ - thứ tư trí tuệ. Trong khi đó cũng có sự cạnh tranh nhưng là cạnh tranh ngầm giữ các phe cánh”. Họ phân tích theo hướng tiêu cực “tranh giành quyền lực”, “đấu đá nội bộ”, dự đoán, sắp xếp vị trí theo kiểu “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông”, phân tích, suy diễn theo chiều hướng tiêu cực, đấu đá, mất đoàn kết nội bộ, gây rối loạn thông tin, hoang mang trong dư luận xã hội.

Thủ đoạn của các đối tượng nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, không bao giờ thay đổi là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, hướng lái cách mạng Việt Nam chệch hướng với mục tiêu, con đường mà Đảng và Bác Hồ, nhân dân đã lựa chọn. Từ lâu, các thế lực chống phá đã ra sức xuyên tạc, bóp méo, suy diễn, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vốn là cơ sở lý luận khoa học, cách mạng, kim chỉ nam cho mọi hành động trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là mục tiêu tấn công, thúc đẩy “tự do hóa” chính trị. Thực hiện “đa nguyên chính trị, “đa đảng đối lập” để tạo ra cơ hội, môi trường hoạt động của các tổ chức phản động, đảng phái chính trị đối lập. Họ luôn hô hào đất nước phải “đa nguyên” mới là tự do, “đa đảng” mới có dân chủ; coi đó là tiêu chuẩn, giá trị khuôn mẫu để dẫn dắt sự tiến bộ của mọi quốc gia, dân tộc dù điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Do vậy, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Điều 4 – Hiến pháp, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được lịch sử dân tộc, nhân dân lựa chọn là âm mưu, thủ đoạn tinh vi, mục đích của các thế lực thù địch, phản động.

Công tác cán bộ là một trong những nội dung quan trọng nhất mỗi kỳ Đại hội Đảng. Nhằm làm suy giảm, xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào tính ưu việt của chế độ, uy tín của Đảng, chúng tinh vi khoét sâu vào công tác nhân dự Đại hội; giở trò dự đoán nhân sự, sắp xếp ghế này, ghế nọ, tung chiêu phe này đánh phia kia, người này “tranh giành, tiêu diệt, triệt hạ” người kia… Các đối tượng tự vẽ lên tình hình chính trị nội bộ với gam màu xám, an ninh chính trị “đấu đá, lâm nguy”. Nhiều người nếu thiếu tỉnh táo, khi xem các thông tin tiêu cực trên mạng có thể bị dẫn dắt theo luận điệu của chúng, tư tưởng hoang mang, dao động, mất niềm tin vào chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thực chất, việc xuyên tạc Hội nghị 13 nằm trong mưu đồ chống phá Đại hội XIII của Đảng, một phương thức, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hoà bình”, xóa bỏ CNXH ở Việt Nam, thực hiện đa nguyên, đa đảng, thay đổi thể chế chính trị.

Kiên định gắn liền với đổi mới, sáng tạo

Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là sự lựa chọn của lịch sử. Đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục tiêu xuyên suốt, được xây đắp, bảo vệ bằng xương máu của bao thế hệ người dân đất Việt. Sự lựa chọn và kiên định đó đã đem lại thành quả, để đất nước có “vị thế và cơ đồ” như ngày hôm nay. Bởi vì chủ nghĩa, tư tưởng, chế độ ấy bảo vệ lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân lao động, có Đảng Cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp công nông lãnh đạo, tổ chức cách mạng, vì lợi ích của dân tộc, nhân dân.

Chính vì vậy, trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại Hội XIII của Đảng, đưa đất bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Đây là nền tảng vững chắc của Đảng ta. Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên đổi mới không phải là “đổi màu”, “hòa tan” như các thế lực thù địch mong muốn.

Lê Thế Cương

3 nhận xét:

  1. Chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên VOA, họ đưa ra những luận điệu: “Ý thức hệ và điều cần thay đổi”, “Cung cách chuẩn bị nhân sự và đường lối xây dựng xã hội không thay đổi, vẫn là kiên trì xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn coi học thuyết xây dựng xã hội của Lênin làm nền tảng tư tưởng - lý luận thì đừng mong một sự thay đổi tốt đẹp”. Từ đó xuyên tạc: “Chuyện Đảng cộng sản kiên quyết chỉ duy trì một ngôi nhà chính trị duy nhất – ngôi nhà của những người theo Mác và Lênin – khiến cho hàng chục triệu người trở thành vô gia cư về chính trị, nhân dân chẳng tha thiết gì với chủ nghĩa cộng sản và các đồng chí trong đảng cộng sản”…

    Đây quả là những luận điệu chống phá nguy hiểm của các thế lực thù địch. Việt Nam ta là một đất nước nhỏ bé về diện tích nhưng điều làm nên sức mạnh của đất nước, điều đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc đó chính là sức mạnh của tình đoàn kết, của sự đồng sức, đồng lòng vì một mục tiêu chung là bảo vệ và xây dựng đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Nhưng nay các thế lực thù địch muốn xây dựng ở nước ta chế độ đa nguyên, đa đảng thì thiết nghĩ nếu điều đó xảy ra thì còn đâu nữa sự đoàn kết, nhất trí, đồng tâm, còn đâu nữa sức mạnh vô địch của nhân dân yêu nước Việt. Chỉ còn lại sự chia rẽ, bất đồng, đấu tranh liên miên không ngừng. Và đó lại chính là những điều mà các thế lực thù địch bên ngoài mong đợi nhất để có thể hướng lái và điều khiển Việt Nam theo con đường và định hướng của chúng

    Trả lờiXóa
  2. Công tác cán bộ là một trong những nội dung quan trọng nhất mỗi kỳ Đại hội Đảng. Nhằm làm suy giảm, xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào tính ưu việt của chế độ, uy tín của Đảng, chúng tinh vi khoét sâu vào công tác nhân dự Đại hội; giở trò dự đoán nhân sự, sắp xếp ghế này, ghế nọ, tung chiêu phe này đánh phia kia, người này “tranh giành, tiêu diệt, triệt hạ” người kia… Các đối tượng tự vẽ lên tình hình chính trị nội bộ với gam màu xám, an ninh chính trị “đấu đá, lâm nguy”. Nhiều người nếu thiếu tỉnh táo, khi xem các thông tin tiêu cực trên mạng có thể bị dẫn dắt theo luận điệu của chúng, tư tưởng hoang mang, dao động, mất niềm tin vào chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng.
    Rõ ràng chống phá công tác cán bộ của Đại hội Đảng sắp tới là trọng tâm của các thế lực thù địch trong bối cảnh đại hội Đảng lần này được coi là cuộc chuyển giao thế hệ giữa lớp cán bộ lão thành, đã trải qua tôi luyện trong chiến tranh bảo vệ và xây dựng đất nước với một thế hệ cán bộ trẻ, nhiệt huyết, tài năng, được đào tạo bài bản, có quy hoạch lâu dài. Rõ ràng đây là một công việc hết sức hệ trọng của Đại hội Đảng lần này. Do vậy, chúng ta cần phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa với các thủ đoạn kiểu này của các thế lực thù địch trong thời gian tới

    Trả lờiXóa
  3. Tung tin hỏa mù về công tác nhân sự là một thủ đoạn thường xuyên và liên tục của các thế lực thù địch trong nhiều năm qua. Mục đích của chúng là gây hoang mang dư luận, làm sụt giảm uy tín của cán bộ được đề bạt, quy hoạch, gây mất niềm tin vào công tác quy hoạch cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt là trong giai đoạn trước đại hội này, các thế lực thù địch càng tấn công mạnh mẽ hơn nữa vào công tác cán bộ bởi sau đại hội này của Đảng, những cán bộ lãnh đạo mới sẽ được giao vào những công việc trọng trách nặng nề của đất nước, vậy mà trước kỳ đại hội những cán bộ này lại bị bôi nhọ, xuyên tạc sự thật về nhiều mặt của đời sống thì sẽ gây mất niềm tin của không chỉ cán bộ mà còn cả của nhân dân về người cán bộ đó. Mà một khi đã không có niềm tin vào cán bộ thì mọi công việc của Đảng, của đất nước sẽ trì trệ, kém hiệu quả và có thể gây ra những hậu quả rất lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, chúng ta kiên quyết phải phản bác những luận điệu sai trái như vậy, đồng thời cũng phải lựa chọn kĩ càng những cán bộ vừa có đức, vừa có tài, xứng đáng đảm nhiệm trọng trách của đất nước giao cho. Có như vậy mọi luận điệu chống phá của các thế lực thù địch mới trở nên vô nghĩa

    Trả lờiXóa