Thứ Hai, 17/06/2024, 07:37
Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động đã cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật về việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin nói riêng ở Việt Nam.
Những luận điệu xuyên tạc, vu khống
Việc các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Việt Nam vốn là điệp khúc cũ mòn. Song những mưu mô, thủ đoạn và cách thức tổ chức hoạt động luôn thay đổi, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 với sự phát triển đa dạng của không gian mạng.
Chưa bao giờ người ta thấy có nhiều cá nhân, hội nhóm, tổ chức tự xưng với danh nghĩa phóng viên, báo chí nhân danh dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận như những năm gần đây, nào là "Nhóm báo sạch", "Câu lạc bộ nhà báo tự do", "Mạng lưới blogger Việt Nam", "Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo", "Hội nhà báo độc lập"… Đi liền với việc thành lập các hội nhóm, tổ chức trên là số đối tượng chống đối được các thế lực thù địch khoác cho danh xưng "nhà báo tự do", "nhà báo độc lập", "nhà báo công dân", “nhà báo chống tham nhũng”…
Dù mang danh báo chí nhưng các hội nhóm hoạt động không tuân theo các quy tắc nào về báo chí mà chỉ viết bài, đăng tin sai sự thật trên không gian mạng nhằm bôi nhọ, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phỉ báng chế độ, kích động chống phá.
Về thời điểm, nhân các ngày lễ lớn của đất nước, sự kiện chính trị đối ngoại, đối nội quan trọng của Đảng, Nhà nước ta thì hoạt động chống phá, kích động, chống đối của các thế lực thù địch, nhất là những tổ chức, đối tượng nhân danh báo chí càng quyết liệt. Đặc biệt, họ đã triệt để lợi dụng hoạt động phản biện xã hội dưới danh nghĩa “góp ý, thư ngỏ, thư kiến nghị”… để phê phán đường lối của Đảng, Nhà nước và bôi nhọ lãnh đạo cấp cao với những thông tin không đúng sự thật, thông tin thật giả lẫn lộn, thông tin bị thổi phồng, qua đó hướng lái dư luận theo chiều tiêu cực.
Ở những mức độ khác nhau, các tổ chức và đối tượng trên đã tuyên truyền, bóp méo nhằm kích động, tạo phản ứng không đồng thuận trong nhân dân đối với cấp uỷ đảng, chính quyền. Mục đích của các hoạt động trên nhằm bôi xấu, hạ uy tín Đảng, Nhà nước, hình ảnh đất nước Việt Nam với bè bạn quốc tế. Các đối tượng cũng lấy cớ đả kích các cơ quan báo chí chính thống tại Việt Nam, cho rằng báo chí Nhà nước bị “bịt miệng”, từ đó kích động thành lập báo chí tư nhân, báo chí của các “hội nhóm độc lập”.
Những hoạt động chống phá có sự tiếp tay chặt chẽ của các thế lực thù địch, phản động bên ngoài với những đối tượng chống đối, thành phần cơ hội, bất mãn ở trong nước. Họ cổ xuý, tung hô những đối tượng đội lốt “nhà báo tự do”, “nhà báo độc lập” như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình… Ngay khi cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với các hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự thì các thế lực thù địch bên ngoài đã gia tăng các bài viết làm sai lệch thông tin, bản chất vụ án. Khi các đối tượng bị tuyên án, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù thì các tổ chức chống phá vẫn tiếp tục lợi dụng với chiêu bài vinh danh, trao giải thưởng như tổ chức tự xưng “Văn bút Hoa Kỳ - PEN America” trao giải thưởng về tự do viết lách năm 2024 cho Phạm Đoan Trang ngày 11/4/2024. Mục đích của các hoạt động trên không đơn thuần là sự “vinh danh” mà lấy cớ kêu gọi quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Cần khẳng định rằng, dù được gắn mác, danh xưng giải thưởng gì chăng nữa thì những đối tượng trên thực tế đều có hành vi phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam không cho phép bất cứ ai làm phương hại đến lợi ích của nhân dân, đất nước. Là công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Những kẻ vì mưu lợi cá nhân, câu kết các thế lực thù địch, xâm phạm lợi ích của đất nước, nhân dân, đội lốt dưới vỏ bọc “hoạt động báo chí” là thủ đoạn cần phải lật tẩy, đấu tranh. Một số đối tượng còn để cho các tổ chức ở nước ngoài khoác lên những danh xưng mỹ miều “nhà báo độc lập”, “nhà báo công dân”, “nhà báo chống tham nhũng”… nhằm phục vụ âm mưu, thủ đoạn chống phá đất nước. Những danh xưng đó không thể che đậy bản chất. Đó không phải là những nhà báo đúng nghĩa, lại càng không thể là “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động vì tự do ngôn luận”.
Xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam
Cách đây 99 năm, ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Không giống nhiều nền báo chí khác, báo chí Việt Nam ngay từ những bước đi đầu tiên đã được định danh là “báo chí cách mạng”, với sứ mệnh phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Hiếm có nền báo chí nào trên thế giới mà sự ra đời, phát triển gắn chặt với tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc như Việt Nam. Hiếm có một nền báo chí nào mà sự ra đời, phát triển được vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới trực tiếp sáng lập, chăm chút, chỉ đường như thế. Đó thực sự là niềm tự hào của nền báo chí cách mạng nước ta.
Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng đất nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, không ngừng trưởng thành, vững mạnh về mọi mặt, là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là hiện thực sinh động để báo chí Việt Nam phát triển lớn mạnh cả về quy mô, tổ chức, lực lượng, phương tiện, công nghệ làm báo và sức ảnh hưởng, lan tỏa trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”; “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông”. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Theo tinh thần ấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền được thông tin của người dân. Những thành tựu ấy trước hết được thể hiện ở việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền được thông tin của người dân, trong đó có những luật, nghị định như: Luật Báo chí 2016; Luật Tiếp cận thông tin 2016; Luật An ninh mạng 2018; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng... Những văn bản luật đó đều tuân thủ nguyên tắc pháp quyền XHCN, vừa bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong bảo vệ bí mật Nhà nước, chống việc lộ, lọt bí mật thông tin. Vì vậy, quyền con người, quyền công dân của mọi cá nhân được Nhà nước Việt Nam đảm bảo bằng Hiến pháp, pháp luật và thể hiện rõ trong thực tiễn, hoàn toàn phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện (Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV, Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân). Có 15 cơ quan báo chí (11 báo, 3 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) nằm trong các cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện nói trên. Ngoài ra có 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật). Trong 72 đài phát thanh - truyền hình, có 3 đơn vị là VTV, Vnews và HTV được cấp giấy phép biên tập kênh truyền hình nước ngoài.
Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí Việt Nam đã có trên nền tảng mạng internet. Một số cơ quan báo chí đã tiên phong và khá thành công trong việc ứng dụng các công nghệ số tiêu biểu như: Trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Cloud, Big Data... Trước làn sóng “di dân” từ báo in sang báo điện tử, hàng trăm cơ quan báo chí cũng xây dựng các kênh truyền thông của mình trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok… Nhân sự làm việc trong lĩnh vực báo chí khoảng 41.000 người (khối phát thanh, truyền hình khoảng 16.500 người). Trong đó, hơn 19.300 trường hợp được cấp Thẻ Nhà báo.
Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí được tăng cường. Hiện nay, nhiều hãng truyền thông quốc tế lớn trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam như CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc), Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga)... Các cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều đến được với công chúng Việt Nam dễ dàng, thuận tiện mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào. Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp. Nhiều nhà báo Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện đi học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, tác nghiệp báo chí tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trải qua 99 năm xây dựng và trưởng thành, báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu tranh của cách mạng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần khẳng định và tôn vinh vị thế, sức mạnh và uy tín Việt Nam. Đội ngũ những người làm báo càng nhận thức sâu sắc sứ mệnh, trọng trách của mình trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, trung thành tuyệt đối với mục tiêu và lý tưởng của Đảng, tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Những minh chứng trên một lần nữa khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Thực tế đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Bài viết đã nhấn mạnh rõ ràng những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin. Thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật và chính sách tại Việt Nam đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của báo chí và truyền thông, đồng thời đảm bảo quyền lợi của công dân trong việc tiếp cận và chia sẻ thông tin.
Trả lờiXóaTuy nhiên, như bài viết đã chỉ ra, các thế lực thù địch và phản động không ngừng tìm cách bóp méo và xuyên tạc sự thật về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Họ lợi dụng danh nghĩa dân chủ và nhân quyền để tổ chức các hoạt động chống phá, tạo ra những thông tin sai lệch nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng và Nhà nước. Những hành động này không chỉ gây rối loạn thông tin mà còn nhằm mục đích gây mất niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.
Việc các đối tượng chống đối, tự xưng là "nhà báo tự do", "nhà báo chống tham nhũng" hay các hội nhóm không tuân thủ quy định pháp luật là một chiêu trò không mới, nhưng lại được triển khai với những thủ đoạn tinh vi hơn trong thời đại công nghệ 4.0. Những hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh đất nước và gây mất ổn định xã hội.
Điều đáng chú ý là, bất chấp những luận điệu xuyên tạc, Việt Nam vẫn kiên định với con đường phát triển báo chí cách mạng, gắn bó chặt chẽ với tiến trình cách mạng và sự phát triển của đất nước. Báo chí Việt Nam luôn đồng hành cùng nhân dân, phục vụ lợi ích quốc gia và dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhìn vào những thành tựu đã đạt được trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, có thể thấy rõ rằng những cáo buộc từ phía các tổ chức phản động là thiếu cơ sở và mang tính chất xuyên tạc. Việt Nam đã và đang tiếp tục xây dựng một môi trường báo chí minh bạch, lành mạnh và phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm. Những nỗ lực này cần được nhìn nhận một cách công bằng và khách quan, thay vì dựa vào những luận điệu xuyên tạc và vô căn cứ từ các thế lực thù địch.
Bài viết đã làm sáng tỏ những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của người dân. Những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, phát triển cơ quan báo chí, và mở rộng hợp tác quốc tế là minh chứng rõ ràng cho cam kết này.
Trả lờiXóaĐáng tiếc, như bài viết đã phân tích, các thế lực thù địch và phản động lại lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ để xuyên tạc và bóp méo sự thật, nhằm mục đích gây rối loạn xã hội và bôi nhọ uy tín của Đảng và Nhà nước. Họ tự xưng là "nhà báo tự do", "nhà báo chống tham nhũng" nhưng thực chất không tuân thủ bất kỳ quy tắc nào của nghề báo và thường xuyên lan truyền những thông tin sai lệch, nhằm kích động và tạo dư luận tiêu cực.
Các tổ chức và cá nhân này thường nhân danh các giá trị dân chủ và nhân quyền để tổ chức các hoạt động chống phá, đặc biệt lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng để tăng cường hoạt động chống đối. Họ còn nhận được sự hỗ trợ từ các thế lực thù địch bên ngoài, tạo ra mạng lưới tuyên truyền và kích động rộng rãi.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam cho thấy, quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận luôn được bảo đảm và phát triển mạnh mẽ. Báo chí Việt Nam không chỉ là công cụ truyền thông của Đảng và Nhà nước, mà còn là diễn đàn của nhân dân, phản ánh đa dạng các ý kiến và nguyện vọng của người dân. Việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và bảo vệ bí mật quốc gia được cân nhắc một cách hài hòa, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhìn vào những thành tựu và nỗ lực không ngừng của báo chí cách mạng Việt Nam, có thể thấy rằng những luận điệu xuyên tạc từ các thế lực thù địch không chỉ là vô căn cứ mà còn phản ánh ý đồ đen tối nhằm phá hoại sự ổn định và phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán trong việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do báo chí, và sẽ tiếp tục kiên định với con đường này để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và phát triển.
Bài viết đã khẳng định rõ ràng rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin. Những nỗ lực này thể hiện qua việc xây dựng một hệ thống pháp luật vững chắc và hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan báo chí, giúp người dân tiếp cận thông tin một cách tự do và minh bạch.
Trả lờiXóaĐáng tiếc, các thế lực thù địch và phản động luôn tìm cách bóp méo sự thật và xuyên tạc những nỗ lực này. Họ lợi dụng những giá trị như tự do ngôn luận và dân chủ để tiến hành các hoạt động chống phá, tạo ra sự bất ổn và làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước. Những tổ chức tự xưng như "Nhóm báo sạch", "Hội nhà báo độc lập",... thường xuyên lan truyền thông tin sai lệch, nhằm mục đích bôi nhọ và kích động dư luận. Đây là những chiêu trò không mới nhưng ngày càng tinh vi trong thời đại công nghệ 4.0, khi không gian mạng trở thành một công cụ lợi hại để phát tán thông tin.
Thực tế, hoạt động báo chí tại Việt Nam được bảo đảm theo quy định của pháp luật và luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Nền báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, mà còn là diễn đàn của nhân dân, phản ánh đa dạng ý kiến và nguyện vọng của người dân. Các cơ quan báo chí Việt Nam không ngừng đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng thông tin và phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng.
Điều này cho thấy rõ ràng rằng, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch hoàn toàn không có cơ sở. Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi lợi dụng các quyền này để xâm phạm lợi ích quốc gia và gây rối trật tự xã hội. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trong việc xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại là minh chứng sống động cho cam kết của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền tự do cơ bản của con người.