Tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng tại Việt Nam là rõ ràng



QĐND - Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên lần này là sự ghi nhận những giá trị quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được thực thi có hiệu quả.
Tại Việt Nam, chủ trương của Đảng, Nhà nước rất rõ ràng: Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Thực tế, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo tại Việt Nam là rõ ràng rồi, không còn nghi ngờ gì nữa. Không phải bây giờ, khi Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thì việc thực thi quyền con người của Việt Nam mới được thế giới công nhận. Trước đây rất lâu rồi, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, tham gia rất nhiều tổ chức quốc tế có uy tín, vấn đề thực thi nhân quyền tại Việt Nam đều được bè bạn quốc tế công nhận, đánh giá cao. Việc một vài nước dùng vấn đề tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để gây áp lực với những nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam chẳng qua chỉ là chiêu bài của những quốc gia, những chính trị gia thiểu số ấy mà thôi.
Hòa thượng Thích Chơn Thiện. Ảnh: CT


Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là một dịp tốt để thế giới hiểu hơn về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Chính những nước đã ủng hộ, bỏ phiếu bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã giúp Việt Nam nói lên tiếng nói rằng, Việt Nam là nước tôn trọng nhân quyền, là nước có tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo thực sự, hoàn toàn không giống như những luận điệu xuyên tạc của một số chính trị gia chống lại Việt Nam.
Gần đây, có một số kẻ xưng là người của tôn giáo này, tôn giáo kia, nhưng có hành vi vi phạm pháp luật, bị xử lý nên nói rằng Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Nếu họ là tu sĩ chân chính, không vi phạm pháp luật thì chẳng bị xử lý. Bất kỳ ai vi phạm luật pháp của quốc gia nào đều bị xử lý theo luật pháp quốc gia đó. 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề cao châm ngôn: “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội”. Tôi nghĩ, châm ngôn ấy là rất rõ ràng. Mọi Phật tử vẫn đang hướng về, trung thành với Giáo hội và thực hiện đúng châm ngôn mà Giáo hội đã đề ra.
THÙY LÂM (lược ghi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét