Có nhiều bạn đọc thắc mắc hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có ảnh hưởng thế nào tới vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội, thậm chí có người còn ngây thơ cho rằng: “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không ảnh hưởng gì đến vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước”.
Nhưng thực tế thì nó có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước, làm suy giảm dẫn đến mất vai trò quản lý của Nhà nước. Sở dĩ như vậy là vì:
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong bộ máy Nhà nước sẽ diễn ra trong các tổ chức của bộ máy Nhà nước, chính quyền các cấp từ Trung ương tới cơ sở và diễn ra trong mỗi cán bộ, công chức, viên chức. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ tác động đến việc hoạch định chủ trương, chính sách của Nhà nước và cả trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách này. Tức là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trên cả phương diện lập pháp, tư pháp và hành pháp. Khi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra ở bộ máy Nhà nước sẽ làm cho bản chất Nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân bị suy giảm và có thể dẫn tới sự biến chất của bộ máy Nhà nước. Nhà nước sẽ không còn thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý, điều hành xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa, hội nhập quốc tế. Khi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sẽ làm cho đội ngũ này không còn là “công bộc” của dân, sống xa dân, quan liêu, hách dịch, ức hiếp nhân dân, không còn vì lợi ích của dân. Quan hệ giữa nhân dân với chính quyền Nhà nước, nhất là quan hệ giữa nhân dân với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngày càng trở nên lỏng lẻo, thậm chí sẽ dẫn đến sự đối lập giữa nhân dân và chính quyền. Điều đó dẫn tới sự suy giảm niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, công chức, viên chức, khiến cho mọi lời nói, việc làm của đội ngũ này không còn sức thuyết phục, động viên, cổ vũ nhân dân noi theo, làm cho mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước không được thực hiện nghiêm túc.
Càng ngày, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” càng làm mất vai trò quản lý điều hành của Nhà nước đối với xã hội. Quần chúng nhân dân sẽ không còn đồng tình, ủng hộ các chính sách của Nhà nước, thậm chí là phản đối, chống đối lại các chính sách. Như vậy ta có thể thấy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là hết sức nguy hiểm đối với bộ máy Nhà nước và mọi cán bộ, công chức, viên chức, do đó việc phòng, chống hiện tượng này là hết sức cấp thiết và là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước.
TRẦN THÔN
Những suy nghĩ cho rằng: “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không ảnh hưởng gì đến vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước” là những suy nghĩ hết sức ngây thơ và đặc biệt nguy hiểm nếu những suy nghĩ đó lại nằm trong đầu những cán bộ lãnh đạo,các đảng viên của chúng ta bởi đó chính là điều các thế lực thù địch mong muốn. Chúng muốn chúng ta chủ quan, không đề phòng tự diễn biến và tự chuyển hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống. Tác hại của tự diễn biến và tự chuyển hóa không phải diễn ra ngay lập tức mà là trong thời gian dài và gây hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta cần luôn luôn nhắc nhở nhau tấm gương của nhà nước Xô Viết khi xưa đã bị tan rã như thế nào, và nguyên nhân chính lại là tự diễn biến và tự chuyển hóa mà thôi
Trả lờiXóaTự diễn biến, tự chuyển hóa từ lâu đã là một phương thức tấn công mạnh mẽ vào chế độ ta. Mạnh mẽ không phải bởi đó là phương thức gây hậu quả ngay lập tức, tác động tức thì đến cán bộ, đảng viên ta mà là một quá trình thầm lặng, lâu dài, gây phai nhạt lý tưởng, đề cao chủ nghĩa cá nhân,... dẫn đến một loạt các tệ nạn xã hội gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể ở nước ta, tính đến thời điểm ngày nay, đã xuất hiện đẩy đủ mọi tệ nạn xã hội mà các nước tiến tiến đã và đang có. Điều này thật sự nguy hiểm, nếu chúng ta không sớm nhận diện và ngăn chặn những tác hại của tự diễn biến và tự chuyển hóa trong xã hội ta, nhất là trong nội bộ cán bộ và đảng viên của chúng ta ngày nay
Trả lờiXóa