09/06/2021 05:00
Trong mỗi dịp cả nước tổ chức kỷ niệm những sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc, các thế lực thù địch lại đẩy mạnh hoạt động chống phá trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Đặc biệt, là việc họ rêu rao về khái niệm “sùng bái cá nhân” ở Việt Nam.
Theo cách hiểu thông thường thì “sùng bái cá nhân” là một hiện tượng thiếu tính tích cực. Người sùng bái bắt chước một cách mù quáng người được sùng bái, bất kể tốt-xấu, hay-dở. Trong khi đó, “biết ơn tiền nhân” là một đức tính tốt đẹp của loài người trên toàn thế giới. Việc đó thể hiện sự biết ơn người có công, biết học tập điều tốt đẹp của những người đi trước.
Truyền thống biết ơn là một nét văn hóa của người Việt Nam, được đúc kết bằng những câu thành ngữ, tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”... Với những bậc tiền nhân đã góp công lớn gây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước... từ ngàn đời qua, người Việt luôn cung kính thờ phụng, tôn làm đức Tổ (Vua Hùng), đức thánh (Đức thánh Trần)... Ở phạm vi hẹp hơn, trong một làng, người Việt suy tôn người có công lớn đối với dân làng thành đức Thành hoàng. Trong phạm vi một nghề hay một dòng tộc, đều có đền thờ tổ nghề hay nhà thờ họ. Hầu hết các gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
![]() |
Ảnh minh họa/tuyengiao.vn. |
Điển hình, một hình thức truyền thống biết ơn tổ tiên của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống biết ơn với những hình thức thể hiện khác nhau. Đơn cử tại Hoa Kỳ, để tôn vinh những người có công với đất nước, người ta tạc lên núi Rushmore chân dung 4 vị tổng thống, với chiều cao khuôn mặt mỗi vị tới 18 mét.
Truyền thống biết ơn luôn chảy trong huyết quản người Việt. Nguyễn Ái Quốc vô cùng biết ơn Các Mác, F.Ăng-ghen, V.I.Lênin-những người đã chỉ ra con đường cứu nước bằng cách mạng vô sản và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, nhưng Người không áp dụng cứng nhắc Chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã vận dụng linh hoạt Chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình thực tế ở Việt Nam để mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc mình.
Đó chính là cách biết ơn trong tỉnh thức, hoàn toàn khác xa với khái niệm “sùng bái cá nhân”.
Đảng ta, nhân dân ta luôn biết ơn và nguyện học tập, làm theo những nhà cách mạng tài đức song toàn, có công lớn đối với đất nước, điển hình là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc biết ơn và học tập, noi gương đó không chỉ có giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với đất nước, mà còn thiết thực đối với mỗi người, mỗi gia đình. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều đó và không ai có thể phủ nhận. Như thế, khác hẳn với “sùng bái cá nhân”!
HUY ĐĂNG
Trong mỗi dịp cả nước tổ chức kỷ niệm những sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc, các thế lực thù địch lại đẩy mạnh hoạt động chống phá trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Đặc biệt, là việc họ rêu rao về khái niệm “sùng bái cá nhân” ở Việt Nam.
Trả lờiXóaLại là một luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch bằng cách "hoa ngôn loạn ngữ". Lần này chúng lại nhắm đến những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta qua bao đời nay. Truyền thống biết ơn là một nét văn hóa của người Việt Nam, được đúc kết bằng những câu thành ngữ, tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”... Với những bậc tiền nhân đã góp công lớn gây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước... từ ngàn đời qua, người Việt luôn cung kính thờ phụng, tôn làm đức Tổ (Vua Hùng), đức thánh (Đức thánh Trần)... Ở phạm vi hẹp hơn, trong một làng, người Việt suy tôn người có công lớn đối với dân làng thành đức Thành hoàng. Trong phạm vi một nghề hay một dòng tộc, đều có đền thờ tổ nghề hay nhà thờ họ. Hầu hết các gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Những kẻ ngoại đạo làm sao hiểu được những đạo lý tốt đẹp ấy đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và đã góp phần xây dựng nên con người Việt Nam với nhiều đức tính quý báu được bạn bè thế giới ghi nhận.
Sùng bái cá nhân mà trên phương diện cá nhân hay một nhóm nhỏ thì có thể là điều chưa hay chưa đúng. Nhưng ở Việt Nam việc trân trọng, biết ơn những người có công lao to lớn đối với nhân dân với đất nước thì chẳng ai lại gọi là sùng bái cá nhân cả. Đây là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đã được truyền thừa từ đời này sang đời khác bởi dễ hiểu đaye là một truyền thống tốt đẹp. Ở Việt Nam những điều tốt đẹp thường được nhân dân ta tiếp nhận và lưu truyền lại cho những thế hệ sau.
Trả lờiXóaVậy thì hà cớ gì mà một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta lại bị một nhóm người gọi là "sùng bái cá nhân". Chắc chắn chúng có mưu đồ xấu xa muốn xóa bỏ đi những giá trị tốt đẹp trong nhân dân ta, làm mai một đi giá trị nhân văn của con người Việt Nam ta. Đây chỉ là một trong nhiều chiêu trò của các thế lực thù địch nhằm làm biến đổi bản chất con người Việt Nam ta mà thôi. Chúng ta cần phải kiên quyết phản bác và ngăn chặn những tư tưởng kiểu này.
Theo cách hiểu thông thường thì “sùng bái cá nhân” là một hiện tượng thiếu tính tích cực. Người sùng bái bắt chước một cách mù quáng người được sùng bái, bất kể tốt-xấu, hay-dở. Trong khi đó, “biết ơn tiền nhân” là một đức tính tốt đẹp của loài người trên toàn thế giới. Việc đó thể hiện sự biết ơn người có công, biết học tập điều tốt đẹp của những người đi trước.
Trả lờiXóaTruyền thống biết ơn là một nét văn hóa của người Việt Nam, được đúc kết bằng những câu thành ngữ, tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”... Với những bậc tiền nhân đã góp công lớn gây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước... từ ngàn đời qua, người Việt luôn cung kính thờ phụng, tôn làm đức Tổ (Vua Hùng), đức thánh (Đức thánh Trần)... Ở phạm vi hẹp hơn, trong một làng, người Việt suy tôn người có công lớn đối với dân làng thành đức Thành hoàng. Trong phạm vi một nghề hay một dòng tộc, đều có đền thờ tổ nghề hay nhà thờ họ. Hầu hết các gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Những truyền thống tốt đẹp ở Việt Nam chắc chắn sẽ không bị mai một bởi những luận điệu cố tình hiểu sai, hướng lái đến những điều tiêu cực. Những luận điệu kiểu như vậy cần phải bị lên án và phản đối quyết liệt trên mạng xã hội cũng như trên các phương tiện truyền thông. Không thể để cho những suy nghĩ tiêu cực như vậy tồn tại và lây lan qua con đường mạng xã hội.