09/02/2022 06:35
Dù Tết mới qua, nhưng mấy ngày nay, ông Phương cứ buồn rười rượi. Nguyên nhân chính không phải bởi con gái duy nhất và các cháu của ông không về ăn Tết mà là những chuyện ông được nghe về con gái.
Ban đầu, khi biết vợ chồng con gái có ý định dành thời gian nghỉ Tết để đi du lịch nước ngoài, tranh thủ gặp đối tác bàn kế hoạch làm ăn, ông cũng thoáng buồn. Nhưng rồi ông tự an ủi, vậy là đời sống của các con đã khấm khá hơn. Từ bé đến giờ vất vả, nay có điều kiện, nghỉ Tết dài, con được đi du lịch nước ngoài, ông cũng thấy tự hào với chòm xóm.
Thế nhưng, khi đi chúc Tết, ông được bạn học của con gái kể rằng, con gái ông tâm sự không muốn về quê ăn Tết vì phải ngược xuôi đi chúc Tết nội, ngoại; tốn nhiều thời gian, tiền bạc... Thậm chí, con ông còn cổ xúy cho việc bỏ Tết cổ truyền và rủ cô bạn học “trốn Tết” để đi du lịch. Ban đầu, ông bị sốc, chưa tin.
Ảnh minh họa / Vov.vn |
Nhưng khi được xem những dòng trạng thái trên mạng xã hội của con gái thì ông rất lo lắng. Ở đó, con gái ông chia sẻ cả những quan điểm của một số người về việc nên bỏ Tết Nguyên đán cổ truyền, nên nhập Tết Nguyên đán với Tết dương lịch... Dưới chia sẻ của con gái ông còn có các bình luận của một số người cổ xúy, kích động cho việc đó.
Ông chợt nhớ, có lần, ông nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phản ánh việc các thế lực thù địch đang nhắm vào giới trẻ, kích động phủ nhận văn hóa cổ truyền thay bằng văn hóa ngoại lai; cổ xúy lối sống xa hoa, thực dụng, ích kỷ; dẫn dắt những người trẻ xa rời văn hóa truyền thống và thậm chí quay lưng, chống phá chế độ. Việc lôi kéo người Việt bài trừ Tết cổ truyền của dân tộc cũng là một trong những âm mưu mà chúng đang làm. Ông Phương đau lòng bởi có thể con gái ông đã bị "nhiễm" văn hóa xấu độc này.
Vậy là năm nay, dù đã hết nồi bánh chưng, nhưng với ông Phương, chưa phải câu chuyện của Tết đã hết. Ông quyết định sắp tới sẽ đến tận nhà con gái để giải thích cho con và các cháu ngoại hiểu thêm về ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền, về những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để các con, cháu ông không mắc bẫy của những người xấu.
TRẦN ANH
Ông chợt nhớ, có lần, ông nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phản ánh việc các thế lực thù địch đang nhắm vào giới trẻ, kích động phủ nhận văn hóa cổ truyền thay bằng văn hóa ngoại lai; cổ xúy lối sống xa hoa, thực dụng, ích kỷ; dẫn dắt những người trẻ xa rời văn hóa truyền thống và thậm chí quay lưng, chống phá chế độ. Việc lôi kéo người Việt bài trừ Tết cổ truyền của dân tộc cũng là một trong những âm mưu mà chúng đang làm. Ông Phương đau lòng bởi có thể con gái ông đã bị "nhiễm" văn hóa xấu độc này.
Trả lờiXóaCó thể thấy rằng, các thế lực thù địch chống phá không phải bằng những chiêu trò cao siêu, những ngôn ngữ trí tuệ, bác học mà chúng chống phá bằng những chiêu trò tác động đến những điều nhỏ nhặt và bình dị nhất trong cuộc sống. Cụ thể ở đây là tác động vào giới trẻ khiến họ có những suy nghĩ, hành động đi ngược lại với văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những điều đó nhiều người nghĩ rằng đó là những điều nhỏ nhặt, chưa đáng lo. Nhưng nếu chúng ta không để ý, không quan tâm chỉnh sửa, hướng dẫn cho lớp trẻ thì một ngày rất gần thôi, những điều tốt đẹp trong văn hóa và đời sống của người Việt Nam sẽ biến mất, và thay bằng những giá trị của phương Tây của chế độ tư bản. Đến lúc chúng ta muốn bảo vệ, giữ gìn cũng không được nữa rồi.
Trốn Tết từ vài năm gần đây đã trở thành một đề tài gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều tại Việt Nam chúng ta. Ở đây, chúng ta không bàn về vấn đề đúng hay sai của hiện tượng này mà điều đáng nói ở đây là sự tác động về văn hóa, tư tưởng mà các âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đã thực sự đi sâu và tác động vào đời sống văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ là đơn thuần tác động vào giới trẻ khi họ có ý tưởng "trốn Tết" mà chính những người thế hệ trước cũng đã bị thay đổi theo tác động của cơ chế thị trường khiến cho ngày Tết giờ đây trở nên vội và mang nhiều tính vụ lợi hơn là khoảng thời gian nghỉ ngơi quý báu, gắn kết tình cảm gia đình, làng xóm. Tất cả những điều đó khiến cho nhiều người muốn quay lưng lại với Tết cổ truyền mặc dù ai cũng hiểu ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết Việt Nam chúng ta. Vậy thì muốn thế hệ trẻ thay đổi thì cả xã hội chúng ta cũng cần phải thay đổi, phải nhìn nhận lại những điều chưa hay, chưa tốt của Tết ngày nay để sửa đổi dần dần cho phù hợp với đúng với văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất nước mình. Làm được như vậy thì chẳng ai muốn "trốn Tết" mà chỉ mong chờ Tết về như trước đây.
Trả lờiXóaCuộc sống hiện đại ngày này ngày càng hối hả, Tết dường như không phải là dịp nghỉ ngơi, đoàn tụ nữa mà dường như cũng chỉ là một nghĩa vụ, trách nhiệm, khiến cho nhiều người cảm thấy ngày Tết áp lực còn áp lực hơn ngày thường rất nhiều. Nhiều người vì lý do đó đã tìm cách "trốn Tết" bằng cách đi du lịch trong những ngày Tết, hoặc lấy lý do vì công việc không thể về đoàn tụ cùng gia đình được.
Trả lờiXóaTết vốn là một truyền thống tốt đẹp của đất nước chúng ta. Nét đẹp văn hóa này cần được gìn giữ, bảo tồn trước những biến động của xã hội ngày nay. Nhịp sống hối hả hàng ngày cần phải được làm cho chậm lại, những điều tốt đẹp của Tết cần phải được lan tỏa, những thủ tục, thói quen không phù hợp với tình hình mới cũng phải được điều chỉnh sao cho mọi thành viên trong gia đình đều cần cảm thấy thoái mái nhất.
Gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp trong mỗi gia đình cũng chính là một biện pháp để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lấn của văn hóa ngoại lai trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.