11/05/2022 09:06
Ông bà ta có câu thành ngữ “bới lông tìm vết” hàm nghĩa chỉ những người có tính soi mói, cố tìm điểm yếu của người khác để phê phán, công kích bằng thái độ và dụng ý xấu.
Nếu nghiêm túc tìm hiểu, thẳng thắn chỉ ra công khai những khuyết điểm nhằm góp ý giúp người khác sửa chữa, tiến bộ thì cần được hoan nghênh, nhưng "bới lông tìm vết" thì lại khác.
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số cá nhân chuyên tìm những thiếu sót, sơ hở, vi phạm của cán bộ, đảng viên, công chức, chính quyền, rồi thổi phồng, "xâu chuỗi", đẩy lên thành vấn đề "nóng" với ý đồ xấu.
Ảnh minh họa / tuyengiao.vn |
Những đối tượng này thường có ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội, tự lấy danh nghĩa là đại diện cho dư luận để phán xét. Nhưng kỳ thực, cái gọi là “dư luận” mà chúng vỗ ngực đại diện ấy chỉ là một bộ phận nhỏ người sử dụng mạng xã hội có quan điểm trái chiều, cổ xúy, tung hê cho nhau.
Trước mỗi sự việc thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong bộ máy chính quyền, chúng lại "bới lông tìm vết", thậm chí còn theo kiểu "thầy bói xem voi". Khi các cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ sự việc thì những đối tượng này đã tự thêm thắt nhiều thông tin lượm lặt không chính thống, rồi thêu dệt và ra “phán quyết miệng” trên trang mạng xã hội nhằm hướng lái dư luận theo ý đồ của chúng.
Điều nguy hiểm nhất là chúng lục tìm, tập hợp thông tin có chủ đích, sai sự thật hòng làm thay đổi bản chất vụ việc để từ công kích cá nhân đẩy lên lu loa, phê phán bộ máy công quyền với luận điệu rằng chính quyền tắc trách, sơ hở, bao che cho nhau cùng sai phạm... Từ đây, chúng lợi dụng mạng xã hội và những nhóm người có tư tưởng trái chiều để bẻ lái dư luận, hạ thấp uy tín của cá nhân lãnh đạo và bộ máy chính quyền. Xa hơn, chúng công kích thể chế nhà nước, nói xấu chế độ ta.
Kiểu “bới lông tìm vết” mà các thế lực thù địch, bất mãn thường dùng để chống phá đất nước, chế độ ta là cực kỳ thâm độc, nham hiểm. Mỗi chúng ta cần cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, đấu tranh.
ĐÔNG A
Trước mỗi sự việc thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong bộ máy chính quyền, chúng lại "bới lông tìm vết", thậm chí còn theo kiểu "thầy bói xem voi". Khi các cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ sự việc thì những đối tượng này đã tự thêm thắt nhiều thông tin lượm lặt không chính thống, rồi thêu dệt và ra “phán quyết miệng” trên trang mạng xã hội nhằm hướng lái dư luận theo ý đồ của chúng.
Trả lờiXóaĐiều nguy hiểm nhất là chúng lục tìm, tập hợp thông tin có chủ đích, sai sự thật hòng làm thay đổi bản chất vụ việc để từ công kích cá nhân đẩy lên lu loa, phê phán bộ máy công quyền với luận điệu rằng chính quyền tắc trách, sơ hở, bao che cho nhau cùng sai phạm... Từ đây, chúng lợi dụng mạng xã hội và những nhóm người có tư tưởng trái chiều để bẻ lái dư luận, hạ thấp uy tín của cá nhân lãnh đạo và bộ máy chính quyền. Xa hơn, chúng công kích thể chế nhà nước, nói xấu chế độ ta.
Những kẻ "bới lông tìm vết" như trên với những thủ đoạn như trên chính là những kẻ chống phá kiểu mới chứ chẳng sai. Chúng chống phá có mục đích mà lại công khai trên mạng xã hội. Cư dân mạng hiện nay đã tiếp xúc nhiều với những luồng thông tin kiểu này. Rõ ràng đều biết là không có chứng cứ, không có xác thực, nhưng khi tiếp xúc với những thông tin này, sự nghi ngờ, hoang mang, mất niềm tin chắc chắn sẽ bị gợn lên trong lòng mỗi người đọc. Đó là mục đích của những kẻ phá hoại này. Đôi khi từ những việc không hề liên quan đến nhau, nhưng bằng sự xâu chuỗi kì diệu nào đó, những sai phạm của các vụ việc khác nhau lại được chúng liên kết lại rồi đổ lỗi cho hệ thống chính quyền, cho Đảng, cho pháp luật Việt Nam.
Hãy là người sử dụng Internet thông minh. Đừng dễ dàng tin tưởng vào những dòng tin gây sốc, độc, lạ mà không có sự kiểm chứng. Đừng dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ đang cố tình chống phá đất nước ta.
Để đối phó với những thành phần phá hoại kiểu "bới lông tìm vết" này chúng ta cần phải thường xuyên đấu tranh trực diện, trực tiếp phản bác mạnh mẽ những quan điểm, những thông tin lệch lạc, hướng lái dư luận đến những điều xấu. Cần phải tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa những vụ việc đang nóng trong xã hội, đang là tâm điểm của mạng xã hội. Những thông tin chính xác, kịp thời, minh bạch, được chứng thực bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền chính là liều thuốc đắng tiêu diệt lũ sâu bọ thông tin trên mạng xã hội hiện nay.
Trả lờiXóaChúng ta cần phải bêu xấu, nêu gương, trừng trị đích đáng những kẻ "bới lông tìm vết" trên mạng xã hội, phải làm cho chúng xấu hổ mà rụt vòi lại, phải khiến cho dư luận công kích chúng, hạ uy tín của chúng, làm cho mỗi phát ngôn, mỗi hành động sau này của chúng sẽ không còn được ai quan tâm lưu ý nữa. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải làm trong sạch môi trường mạng xã hội hiện nay.
Những đối tượng này thường có ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội, tự lấy danh nghĩa là đại diện cho dư luận để phán xét. Nhưng kỳ thực, cái gọi là “dư luận” mà chúng vỗ ngực đại diện ấy chỉ là một bộ phận nhỏ người sử dụng mạng xã hội có quan điểm trái chiều, cổ xúy, tung hê cho nhau.
Trả lờiXóaThực tế thì cái danh hão "có ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội" có tính 2 mặt của nó. Chẳng hạn như thời gian vừa qua, vấn đề những nghệ sĩ nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội như Hoài Linh, Thủy Tiên, và một số nghệ sĩ khác đã bị dính vào lùm xùm trong vấn đề sử dụng tiền quyên góp ủng hộ đồng bào gặp khó khăn, thiên tai, bão lũ,... Khi có những ý kiến phản bác trái chiều về những hoạt động này và phần nào được xác thực thì sự uy tín và tiếng nói trên mạng xã hội của những người này đã thật sự giảm sút và không còn kêu gọi được nhiều sự ủng hộ và tin tưởng nữa.
Đây là cách mà chúng ta có thể tấn công, loại trừ những thành phần chống phá kiểu "bới lông tìm vết". Đó là sử dụng những thông tin chính xác, được xác thực để phản bác lại mọi quan điểm xuyên tạc, mọi lý lẽ hướng lái dư luận đến những điều tiêu cực. Phải làm cho mọi người trên mạng xã hội nhìn rõ được bộ mặt thật và những ngôn từ giả dối của chúng để chúng mất đi uy tín, mất đi tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội và không thể tiếp tục chống phá được nữa.