Thứ tư, 23/11/2022 - 07:37
Giờ giải lao sau tiết học, lớp trưởng Hùng gọi Tính ra hành lang trò chuyện:
- Tính này, thời gian gần đây hộp thư điện tử của tôi hay nhận được các thư lạ. Xem qua nội dung thì tưởng những chuyện "cơ mật" nhưng tìm hiểu kỹ thì toàn là thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Tôi kiểm tra thấy địa chỉ cùng nhận là hàng loạt người khác, trong đó có cả email các bạn trong lớp mình, cậu ạ.
- Ô, thế cậu cũng bị "giội bom thư" à. Lâu nay, tôi không để ý nên cứ nghĩ chỉ mình tôi nhận được. Mấy lần mở ra đọc, thấy nội dung nhảm nhí nên tôi chặn luôn.
Hùng băn khoăn:
- Tớ lo các nội dung này nếu đến tay những người nhẹ dạ cả tin thì sẽ bị đối tượng xấu lợi dụng, kích động. Cậu giỏi công nghệ thông tin nhất lớp mình, cậu nghĩ cách gì ngăn chặn được không?
- Tớ nghĩ ngăn chặn triệt để thì khó. Nó phụ thuộc vào nhận thức của từng người khi tiếp cận thông tin. Nhưng những thư rác này có một số đặc điểm dễ nhận diện, đó là: Người gửi đến thường ẩn danh, không rõ địa chỉ hoặc mạo danh nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong xã hội. Các đối tượng thường thay đổi email liên tục, mình chặn email này, họ lại gửi bằng email khác. Tiêu đề thư bao giờ cũng nêu trực diện vấn đề mà chúng muốn xuyên tạc. Với chiêu trò "rải truyền đơn" bằng thư điện tử, cách tốt nhất là nhận diện được thư rác từ đầu, không mở mà thẳng tay xóa thư, báo cáo là thư rác, thiết lập chế độ ngăn chặn.
- Vậy cậu giúp mình, ngày mai trong tiết sinh hoạt tuần, cậu nói thêm về nội dung này để mọi người biết cách ngăn chặn thư rác trong hộp thư điện tử nhé. Cùng với các chế tài của pháp luật quy định, chỉ có thể tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người thì mới hạn chế, ngăn chặn những thông tin xấu độc đến cộng đồng.
Sau cái gật đầu của Tính, hôm sau, tiết sinh hoạt tuần của lớp cử nhân công tác xã hội diễn ra sôi nổi, bắt đầu bằng nội dung cách nhận biết và ngăn chặn các thông tin xấu độc từ thư rác trên internet. Tại buổi sinh hoạt, có thêm nhiều ý kiến của các bạn sinh viên với nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn và đấu tranh với hiện tượng "rải truyền đơn" qua thư điện tử.
ĐĂNG KHƯƠNG
- Tớ nghĩ ngăn chặn triệt để thì khó. Nó phụ thuộc vào nhận thức của từng người khi tiếp cận thông tin. Nhưng những thư rác này có một số đặc điểm dễ nhận diện, đó là: Người gửi đến thường ẩn danh, không rõ địa chỉ hoặc mạo danh nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong xã hội. Các đối tượng thường thay đổi email liên tục, mình chặn email này, họ lại gửi bằng email khác. Tiêu đề thư bao giờ cũng nêu trực diện vấn đề mà chúng muốn xuyên tạc. Với chiêu trò "rải truyền đơn" bằng thư điện tử, cách tốt nhất là nhận diện được thư rác từ đầu, không mở mà thẳng tay xóa thư, báo cáo là thư rác, thiết lập chế độ ngăn chặn.
Trả lờiXóaRất hoan nghênh cách xử lý thư rác và nhất là những tin rác mà các thế lực thù địch cố tình rải ra trên không gian mạng gửi đến các bạn trẻ ở Việt Nam. Chúng đang cố gắng tiếp cận nhiều nhất có thể với giới trẻ Việt Nam, chúng mong muốn biến thế hệ trẻ thành một thế hệ thiếu tin tưởng vào chế độ của chúng ta. Chúng muốn xây dựng thế hệ trẻ thành một thế hệ mới mà dễ dàng tiếp nhận những luận điệu chống phá Nhà nước của chúng ta một cách dễ dàng hơn.
Đây cũng là một nguy cơ mà rất cần những người lớn có trách nhiệm, có hiểu biết phải biết và ngăn chặn sớm trước khi các thế lực thù địch thành công với mong muốn của chúng.
Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để tấn công người dùng mạng xã hội ở Việt Nam. Chúng không chỉ tấn công trên các mạng xã hội mà đông người Việt Nam sử dung mà chúng đã nhắm đến cả mảng thư điện tử nơi mà người dùng ở Việt Nam cũng rất đông đảo. Tuy nhiên, theo tôi phương thức này sẽ không có nhiều hiệu quả bởi ở Việt Nam người dân dùng thư điện tử để phục vụ cho những mục đích chính của họ như là học tập, làm việc là chính chứ ít người sử dụng thư điện tử để tra cứu thông tin.
Trả lờiXóaTuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu cảnh báo đến người dùng thư điện tử ở Việt Nam khi rất có thể chúng ta sẽ bị đầu độc thông tin khi mở ra những thư rác được gửi từ các thế lực thù địch. Cần phải cảnh giác và tuyên truyền cho nhau cách nhận biết những tin rác kiểu này và tránh xa chúng càng sớm càng tốt.
- Tính này, thời gian gần đây hộp thư điện tử của tôi hay nhận được các thư lạ. Xem qua nội dung thì tưởng những chuyện "cơ mật" nhưng tìm hiểu kỹ thì toàn là thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Tôi kiểm tra thấy địa chỉ cùng nhận là hàng loạt người khác, trong đó có cả email các bạn trong lớp mình, cậu ạ.
Trả lờiXóa- Ô, thế cậu cũng bị "giội bom thư" à. Lâu nay, tôi không để ý nên cứ nghĩ chỉ mình tôi nhận được. Mấy lần mở ra đọc, thấy nội dung nhảm nhí nên tôi chặn luôn.
Hùng băn khoăn:
- Tớ lo các nội dung này nếu đến tay những người nhẹ dạ cả tin thì sẽ bị đối tượng xấu lợi dụng, kích động. Cậu giỏi công nghệ thông tin nhất lớp mình, cậu nghĩ cách gì ngăn chặn được không?
Câu chuyện của 2 bạn trẻ đã cho thấy những tín hiệu tích cực của việc phát hiện và ngăn ngừa việc lan truyền những thông tin xấu độc trong giới trẻ. Rõ ràng họ đã có những nhận thức ban đầu về việc bị các luồng tin xấu độc tấn công trên không gian mạng. Họ không hề hoang mang mà còn nhận diện rõ chiêu trò và đã cùng nhau tìm cách ngăn chặn sự lan tràn của những thông tin này. Đây là thành quả tích cực của công tác tuyên truyền phòng chống các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trong thời gian qua. Điều này rất cần được phát triển tốt hơn nữa trong thời gian tới.