Thứ hai, 09/10/2023 - 05:42
Cách đây 10 năm, Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại”.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, chủ động bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kiên quyết ngăn chặn, phòng, chống xâm lăng văn hóa cũng là một trong những giải pháp căn cơ để bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Âm mưu thâm độc, hệ lụy khôn lường
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Mở cửa, hội nhập, giao lưu và hợp tác nhằm tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại, đồng thời phải bảo vệ, bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý của nền văn hóa Việt Nam.
Văn hóa là cội nguồn, là gốc rễ làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Với âm mưu thâm độc làm suy yếu sức mạnh nội sinh, thời gian qua, các thế lực thù địch tiến hành nhiều hoạt động xâm lăng văn hóa vào nước ta. Đây là thủ đoạn tinh vi nhằm triệt tiêu tận gốc những giá trị cốt lõi, nền tảng của dân tộc Việt Nam, từ đó truyền bá, tiêm nhiễm những sản phẩm văn hóa xấu độc, lai căng, làm chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi, lối sống của con người. Từ sự chuyển biến về văn hóa dần lan sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, sự tồn vong của chế độ. Sự xâm lăng văn hóa tuy âm thầm nhưng có thể phá hủy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Các thế lực thù địch tiến hành xâm lăng văn hóa hướng đến các tầng lớp nhân dân, trước hết là giới trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, dễ bị tác động bởi các yếu tố mới lạ, khác biệt.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, các loại thông tin “bẩn” tràn lan cổ vũ, hô hào, kích động bạo lực, đồi trụy, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, phẩm chất tốt đẹp của con người. Các kênh xâm lăng văn hóa rất đa dạng, thông qua phát thanh, truyền hình, phim ảnh, xuất bản, quảng cáo... nhằm chiếm thị trường văn hóa của Việt Nam. Bên cạnh các sản phẩm văn hóa xấu độc xâm nhập, văn hóa ngoại lai cũng đang tràn vào nước ta một cách ồ ạt, khó kiểm soát.
Trong hoạt động giải trí, nhiều người bị cuốn hút và mải mê chạy theo những trào lưu du nhập từ nước ngoài như chụp ảnh quái đản, hút bóng cười, nuôi thú độc, hát cùng dao kéo... Lĩnh vực điện ảnh, truyền hình có tình trạng phim nước ngoài chiếm thời lượng phát sóng lớn, nhạc ngoại tràn lan ảnh hưởng đến thị hiếu của công chúng, sách dịch lậu trôi nổi trên thị trường trái với thuần phong mỹ tục dân tộc, dễ làm cho công chúng, nhất là người trẻ ngộ nhận, mất phương hướng thẩm mỹ tích cực, thậm chí bị tiêm nhiễm những “virus văn hóa” độc hại mà không hay biết.
Đề cập đến hậu quả của các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai xâm nhập vào nước ta, Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội” đã cảnh báo: “Nhiều sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài đã xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường, tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thế hệ thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc”.
Không thờ ơ với nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc từ gốc rễ
Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại”.
Điều đó thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng về vấn đề văn hóa là phải kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Đại hội XIII nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam”; đồng thời “bảo vệ nền văn hóa, lợi ích quốc gia-dân tộc; kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin xấu độc, các văn hóa phẩm ngoại lai, độc hại, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị-xã hội, thuần phong mỹ tục”.
Để giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động văn hóa-nghệ thuật để xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau.
Một là, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa.
Bảo đảm các hoạt động văn hóa phát triển đúng định hướng chính trị của Đảng, khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trên lĩnh vực văn hóa. Các cấp, các ngành, địa phương cần quan tâm chỉ đạo, giám sát nội dung tư tưởng chính trị trong các hoạt động văn hóa, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động văn hóa hòng làm thay đổi hệ giá trị văn hóa Việt Nam.
Cùng với đó, cần quản lý chặt chẽ lĩnh vực hoạt động báo chí, truyền thông, xuất bản; chủ động ngăn chặn, thanh lọc, không để các loại ấn phẩm, văn hóa phẩm độc hại từ nước ngoài, thông tin xấu độc, xuyên tạc thẩm lậu vào Việt Nam.
Hai là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của văn hóa và mối nguy “xâm lăng văn hóa”.
Đã có lúc lĩnh vực văn hóa chỉ được nhận thức đơn giản, phiến diện là bề nổi, là “cờ đèn kèn trống”, mà không phải là nhu cầu thiết yếu của con người và là sức mạnh nội sinh của sự phát triển bền vững. Do vậy, cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức đúng đắn về lĩnh vực văn hóa, coi đó vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế-xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội trong chiến lược phát triển đất nước. Đó là cơ sở để các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng quan tâm chăm lo phát triển lĩnh vực văn hóa một cách thiết thực, hiệu quả.
Thông qua hệ thống giáo dục quốc gia, các kênh thông tin để tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi công dân đối với mối nguy xâm lăng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, từ đó nêu cao cảnh giác, nhận diện và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, hành vi phản cảm, trái thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Ba là, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị để bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc.
UNESCO đã cảnh báo cho cả thế giới, hễ ở đâu phát triển kinh tế mà không quan tâm tới yếu tố văn hóa thì ở đó phát triển không bền vững và những hệ lụy đặt ra cho xã hội lớn hơn nhiều so với kinh tế. Mặc dù được cảnh báo từ lâu nhưng để vượt qua điều này không hề dễ dàng, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc rất dễ bị tổn thương.
Muốn giữ được gốc gác cội nguồn dân tộc và bản sắc văn hóa Việt Nam, ngoài trách nhiệm của ngành văn hóa và những người làm công tác văn hóa, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cả cộng đồng, xã hội. Vì văn hóa gắn liền với mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc, mỗi địa phương và gắn liền với các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, do đó cả hệ thống chính trị phải cùng nêu cao trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Bốn là, tăng cường sức mạnh nội sinh, tạo “sức đề kháng” để phòng, chống xâm lăng văn hóa.
“Sức đề kháng” văn hóa là thứ vaccine để phòng, chống các loại “virus văn hóa” xấu độc. Sức đề kháng mạnh sẽ là tấm khiên chắn vững vàng trước các luồng văn hóa “đen”, thông tin “bẩn” xâm nhập vào nước ta. Ngược lại, sức đề kháng yếu kém sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại “virus văn hóa” độc hại lây lan phát triển, làm băng hoại các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Một trong những giải pháp căn cơ trong phòng, chống xâm lăng văn hóa hiện nay là chúng ta phải quan tâm xây dựng nền công nghiệp văn hóa, coi đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế. Việc chú trọng xây dựng công nghiệp văn hóa không những góp phần mang lại nhiều sản phẩm văn hóa tốt đẹp, lành mạnh để phục vụ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong nước, mà thông qua xuất khẩu những sản phẩm văn hóa đặc trưng của dân tộc ra thế giới, chúng ta còn thu được nhiều lợi ích kinh tế to lớn. Hơn thế, việc mở rộng thị trường xuất khẩu văn hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh về văn hóa ra nước ngoài còn góp phần khẳng định, nâng cao vị thế quốc gia, hình ảnh dân tộc trên trường quốc tế.
Theo khuyến cáo của UNESCO, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dù có mang lại nhiều tiện ích văn minh cho cuộc sống con người và cộng đồng, song cũng dễ làm tâm hồn con người trở nên xơ cứng, văn hóa các dân tộc trở nên đơn điệu, nghèo nàn, thậm chí có nguy cơ lụi bại trước sự xâm lăng ngấm ngầm của nền công nghiệp văn hóa nghe nhìn phương Tây đang “tung hoành” hầu như khắp nơi mọi chốn trên thế giới.
Do đó, điều cốt tử để bảo tồn được bản sắc dân tộc là phải vừa chú trọng giữ gìn, vừa bồi đắp, nâng tầm bản lĩnh văn hóa, trí tuệ dân tộc để có đủ khả năng nhận diện, lọc bỏ những “virus văn hóa” lai căng độc hại đang hằng ngày, hằng giờ tác động, thẩm thấu vào xã hội. Nói cách khác, để văn hóa dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển thì vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là đừng để bị cuốn theo những làn sóng văn hóa nước ngoài mà thực chất là bị cuốn vào dòng xoáy xâm lăng văn hóa hết sức tinh vi, nguy hại bởi các thế lực thù địch và những tư tưởng sô vanh, bá quyền về văn hóa.
Với tư cách là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam phải là lực lượng tiên phong, xung kích, mũi nhọn trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên lĩnh lực văn hóa, chủ động ngăn chặn các hiện tượng xâm lăng văn hóa từ sớm, từ xa, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian văn hóa, non sông gấm vóc của tổ tiên để lại, để dân tộc Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam mãi trường tồn.
Đại tá NGUYỄN NGỌC NGÂN, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Lào Cai
Sự xâm lăng văn hóa là một vấn đề hết sức đáng lo ngại hiện nay, đặc biệt là nó liên quan trực tiếp đến bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, nhiều trào lưu văn hóa có hơi hướng của các nước tư bản như các quan bar, các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh,... học tập từ các sản phẩm văn hóa của phương Tây mang nhiều nét tự do quá mức, đề cao sự hưởng thụ của cá nhân mà quên đi sự cống hiến cho quê hương, đất nước đã khiến một bộ phận giới trẻ có xu hướng tìm kiếm sự hưởng thụ, bỏ qua sự rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng nâng cao trình độ năng lực của bản thân. Điều đó khiến cho sức trẻ của đất nước bị lãng phí.
Trả lờiXóaViệt Nam đã trải qua giai đoạn dân số vàng. Tuy nhiên, việc tận dụng lợi thế này để nâng tầm nền kinh tế, văn hóa của đất nước đã bị bỏ lỡ. Hiện nay, dân số Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề này một phần do thiếu cơ chế động viên, khuyến khích sáng tạo, lao động sản xuất, học tập, đầu tư,... của các cơ quan chức năng, một phần khác chính là mặt trái của sự hội nhập văn hóa. Chính những tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi đã khiến cho không ít những người trẻ tuổi đắm chím trong những thú vui trên không gian mạng ảo mà quên mất việc xây dựng cho mình những hòa bão, lý tưởng phát triển bản thân, phục vụ cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Chính những tâm lý này đã khiến cho nhiều vấn đề xã hội nảy sinh và kìm hãm tốc độ phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch cũng lợi dụng việc giới trẻ đắm chìm trong thế giới mạng xã hội mà từ đó coi đây là mặt trận lý tưởng để tấn công, làm suy giảm lòng tin của người trẻ vào con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Những sự lồng ghép câu từ, những video được chỉnh sửa vẫn được các thế lực thù địch xây dựng, đưa lên mạng và tìm cách lan truyền mạnh mẽ đến những người trẻ. Đây là một nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của chế độ của đất nước ta. Nếu không sớm có những biện pháp can thiệp, giáo dục, định hướng tư tưởng đúng đắn, chắc chắn con tàu Việt Nam sẽ trật khỏi đường ray đi lên chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn dân đã đặt ra từ lúc ban đầu.
Văn hóa là cội nguồn, là gốc rễ làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Với âm mưu thâm độc làm suy yếu sức mạnh nội sinh, thời gian qua, các thế lực thù địch tiến hành nhiều hoạt động xâm lăng văn hóa vào nước ta. Đây là thủ đoạn tinh vi nhằm triệt tiêu tận gốc những giá trị cốt lõi, nền tảng của dân tộc Việt Nam, từ đó truyền bá, tiêm nhiễm những sản phẩm văn hóa xấu độc, lai căng, làm chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi, lối sống của con người. Từ sự chuyển biến về văn hóa dần lan sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, sự tồn vong của chế độ. Sự xâm lăng văn hóa tuy âm thầm nhưng có thể phá hủy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch tiến hành xâm lăng văn hóa hướng đến các tầng lớp nhân dân, trước hết là giới trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, dễ bị tác động bởi các yếu tố mới lạ, khác biệt.
Xâm lăng văn hóa là chiêu trò được các thế lực thù địch tối đa triệt để dùng mọi biện pháp để triển khai. Bởi ở Việt Nam hiện nay, các thanh niên trẻ đang ngày càng thiếu đi những lý tưởng sống tốt đẹp mà thường xuyên bị bủa vây bởi các trào lưu sống hưởng thụ, ích kỷ, cá nhân. Đó chính là cách các thế lực thù địch tác động dần dần, chậm rãi nhưng hậu quả là cực kỳ nguy hiểm bởi các giá trị văn hóa mới không phù hợp với chủ trương của Nhà nước, với con đường đi lên XHCN mà cả nước đang tiến hành chắc chắn sẽ gây cản trở và trở thành điểm tựa để chúng lôi kéo nhiều người chống lại chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước ta.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, các loại thông tin “bẩn” tràn lan cổ vũ, hô hào, kích động bạo lực, đồi trụy, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, phẩm chất tốt đẹp của con người. Các kênh xâm lăng văn hóa rất đa dạng, thông qua phát thanh, truyền hình, phim ảnh, xuất bản, quảng cáo... nhằm chiếm thị trường văn hóa của Việt Nam. Bên cạnh các sản phẩm văn hóa xấu độc xâm nhập, văn hóa ngoại lai cũng đang tràn vào nước ta một cách ồ ạt, khó kiểm soát.
Trả lờiXóaTrong hoạt động giải trí, nhiều người bị cuốn hút và mải mê chạy theo những trào lưu du nhập từ nước ngoài như chụp ảnh quái đản, hút bóng cười, nuôi thú độc, hát cùng dao kéo... Lĩnh vực điện ảnh, truyền hình có tình trạng phim nước ngoài chiếm thời lượng phát sóng lớn, nhạc ngoại tràn lan ảnh hưởng đến thị hiếu của công chúng, sách dịch lậu trôi nổi trên thị trường trái với thuần phong mỹ tục dân tộc, dễ làm cho công chúng, nhất là người trẻ ngộ nhận, mất phương hướng thẩm mỹ tích cực, thậm chí bị tiêm nhiễm những “virus văn hóa” độc hại mà không hay biết.
Những biểu hiện lệch lạc về văn hóa đang lây lan trong xã hội có vai trò không nhỏ của mạng xã hội hiện nay. Việc quản lý các nội dung xấu độc, quản lý trách nhiệm của người dùng qua việc chia sẻ, lan truyền các giá trị xấu này còn lỏng lẻo cũng là một nguyên nhân khiến cho ngày càng nhiều người bị tác động về mặt tư tưởng, văn hóa nhiều hơn. Đây là vấn đề đáng lưu tâm và cần phải được chấn chỉnh ngay về mặt pháp luật để người dùng được bảo vệ nhiều hơn trước tác động tiêu cực mà mạng xã hội mang lại về mặt văn hóa, tư tưởng.