Thứ hai, 16/01/2023 - 07:19
Cứ mỗi dịp chuẩn bị đến ngày hội tòng quân trên cả nước, không gian mạng lại xuất hiện những thông tin, hình ảnh cắt ghép, xuyên tạc, có nội dung nói xấu, bôi nhọ, đả kích môi trường quân ngũ. Đây là thủ đoạn nguy hiểm của các đối tượng xấu, có tư tưởng cực đoan, bất mãn. Những sản phẩm xấu độc này đã tiếp tay cho các thế lực thù địch thực hiện chiến dịch tuyên truyền nhằm hạ thấp uy tín Quân đội, gieo rắc tâm lý hoài nghi trong đời sống xã hội...
Hậu quả của những chiêu trò xuyên tạc
Vụ việc tán phát clip, thông tin thất thiệt về cái gọi là “Nữ sinh HUFLIT bị hiếp dâm, nhảy lầu tự tử tại Trường Quân sự Quân khu 7” đã được các cơ quan chức năng phối hợp làm sáng tỏ. Ngày 14-1, Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 7 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Đưa tin trái phép thông tin mạng máy tính”, căn cứ theo khoản 1, Điều 288, Bộ luật Hình sự và Điều 36; Điều 143; khoản 1, Điều 153; Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự. Bước đầu, cơ quan điều tra đã xác định được một số đối tượng thực hiện hành vi cắt ghép, dàn dựng, tán phát clip, thông tin thất thiệt và đang khẩn trương củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật. Những đối tượng vi phạm pháp luật về hành vi nêu trên sẽ bị nghiêm trị trước pháp luật.
Thực ra, ngay từ khi clip bị cắt ghép, xuyên tạc về nội dung nêu trên được các đối tượng xấu tung lên mạng xã hội, nhiều người đã nhận ra ngay đó là tin giả. Vậy nhưng, vì hội chứng đám đông và chiến dịch truyền thông “bẩn” do các thế lực xấu thực hiện, thông tin thất thiệt vẫn lan truyền với tốc độ chóng mặt. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao từ một chuyện nhỏ trong quan hệ ứng xử giữa sinh viên với nhau, các đối tượng xấu lại tạo cớ xuyên tạc, đẩy vấn đề lên thành một “sự kiện” gây xôn xao dư luận? Chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề dưới hai góc độ. Thứ nhất: Những thông tin liên quan đến Quân đội thường nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 vừa qua là một ví dụ. Có rất nhiều người từ các vùng quê xa xôi đã lặn lội ra Hà Nội để xem triển lãm. Chứng kiến sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, bà con bày tỏ niềm tin tưởng, tự hào sâu sắc. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, khi đất nước, nhân dân gặp biến cố lớn về thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường... Bộ đội Cụ Hồ bao giờ và ở đâu cũng là lực lượng đầu tiên, chủ lực xả thân, hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. Chính vì hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ đã in dấu sâu đậm trong lòng dân, trở thành giá trị văn hóa truyền thống bền vững nên ở chiều ngược lại, các thế lực thù địch cũng luôn tìm mọi cách, áp dụng mọi phương thức, thủ đoạn để bôi nhọ, xuyên tạc, hạ bệ uy tín của Quân đội. Bằng các chiến dịch tuyên truyền kiểu “nội công ngoại kích”, họ bóp méo hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, bôi đen môi trường quân ngũ nhằm phá vỡ kết cấu bền vững của mối quan hệ đoàn kết quân dân.
Thứ hai, việc tung tin giả liên quan đến môi trường quân ngũ trong bối cảnh hiện nay là hành động đầy thâm ý. Hiện nay, các địa phương đang chuẩn bị cho ngày hội tòng quân đầu xuân mới. Hàng vạn thanh niên trên cả nước sẽ lên đường nhập ngũ. Tung đòn tâm lý đánh vào tư tưởng thanh niên, tình cảm phụ huynh bằng những sản phẩm truyền thông “bẩn” là chiêu bài rất nguy hiểm. Xuyên tạc những sự việc, câu chuyện, vấn đề liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ, kỷ luật Quân đội... là chiêu bài thâm độc, hèn hạ của các đối tượng cực đoan, bất mãn.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Sau khi sự thật đã sáng tỏ, những ồn ào dư luận từ tin giả đã lắng xuống, thì không ít tài khoản của các đối tượng cực đoan trên các nền tảng mạng xã hội lại có những cú “bẻ lái” thông tin đầy thâm ý. Họ tiếp tục xuyên tạc rằng, câu chuyện “nữ sinh bị hiếp dâm, nhảy lầu tự tử” đang được các cơ quan chức năng lái sang hướng khác để che đậy sự thật?! Họ đánh tráo khái niệm, lèo lái dư luận theo định kiến chủ quan, thể hiện rõ mưu đồ phá hoại để tiếp tục đẩy sự việc đi xa hơn theo ý đồ xấu. Họ ăn theo truyền thông “bẩn” để “đẩy thuyền”, bôi nhọ Quân đội, gieo rắc định kiến, tâm lý hoài nghi trong đời sống xã hội về môi trường quân ngũ, phá hoại ngày hội tòng quân 2023, làm hoen ố bản chất Bộ đội Cụ Hồ... Đó chính là những chiêu bài được các thế lực thù địch áp dụng nhằm hiện thực hóa âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam và LLVT nhân dân...
Thông tin “bẻ lái” là loại thông tin ăn theo tin giả. Nó diễn ra thường xuyên và diễn biến phức tạp. Người dùng mạng xã hội, nhất là giới trẻ, cần trau dồi kỹ năng phân biệt, sàng lọc, tiếp nhận... để không rơi vào bẫy truyền thông “bẩn” do các đối tượng xấu giăng sẵn.
Nghiêm trị để cảnh tỉnh, răn đe
Vụ việc tung tin thất thiệt tại Trường Quân sự Quân khu 7 là bài học nhãn tiền cho người dùng mạng xã hội, nhất là các bạn trẻ trong môi trường học đường, khởi nghiệp. Phải nhấn mạnh vấn đề này, bởi nếu bạn nữ sinh HUFLIT đang học chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trường Quân sự Quân khu 7 không quay clip, không chia sẻ thông tin thất thiệt để “làm mồi” cho các đối tượng xấu cắt ghép, xuyên tạc, tung tin giả thì đã không xảy ra vụ việc đáng tiếc như vừa qua. Từ vụ việc này, Thạc sĩ, nhà báo Phan Văn Tú, Trưởng bộ môn Báo chí, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã lên tiếng cảnh báo sinh viên: Trong thời đại 4.0 này, người sử dụng tin tức rất dễ dính bẫy tin giả, kể cả nhiều người uy tín; vì việc tiếp cận thông tin phụ thuộc vào nhiều nguồn, từ bối cảnh, môi trường, bạn bè... Cần phải tỉnh táo và cố gắng tránh chạy theo tâm lý “bầy đàn”, dễ bị cuốn vào cơn “lên đồng” tập thể...
Những yếu tố chủ quan từ nguồn tin dẫn đến tin tức chưa được kiểm chứng bị kẻ xấu lợi dụng tung tin giả, thực hiện chiến dịch truyền thông với mưu đồ xuyên tạc, phá hoại... như thế nào, sẽ được cơ quan điều tra làm rõ, xử lý hợp tình hợp lý. Nhưng đây là bài học đắt giá cho các bạn trẻ. Đừng vì một phút bốc đồng, nông nổi mà gián tiếp gây hậu quả xấu cho đời sống xã hội. Còn những đối tượng cố tình cắt ghép, dàn dựng, tán phát, lan truyền thông tin thất thiệt, thể hiện rõ ý đồ, mưu đồ xuyên tạc, phá hoại... thì phải sớm được điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Khi những hành vi này bị lôi ra trước ánh sáng công lý thì các đối tượng có tư tưởng thù địch chuyên “bẻ lái” thông tin trên không gian mạng để lèo lái dư luận mới hết cớ xuyên tạc.
Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nhưng mọi công dân đều phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Không thể tự nhiên chủ nghĩa lợi dụng không gian mạng để tung tin thất thiệt xúc phạm, hạ bệ danh dự, uy tín tập thể, cá nhân. Phải nghiêm trị các hành vi vi phạm pháp luật để răn đe và cảnh tỉnh, không để những vụ việc tương tự tái diễn.
PHAN TÙNG SƠN
Thực ra, ngay từ khi clip bị cắt ghép, xuyên tạc về nội dung nêu trên được các đối tượng xấu tung lên mạng xã hội, nhiều người đã nhận ra ngay đó là tin giả. Vậy nhưng, vì hội chứng đám đông và chiến dịch truyền thông “bẩn” do các thế lực xấu thực hiện, thông tin thất thiệt vẫn lan truyền với tốc độ chóng mặt. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao từ một chuyện nhỏ trong quan hệ ứng xử giữa sinh viên với nhau, các đối tượng xấu lại tạo cớ xuyên tạc, đẩy vấn đề lên thành một “sự kiện” gây xôn xao dư luận? Chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề dưới hai góc độ. Thứ nhất: Những thông tin liên quan đến Quân đội thường nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 vừa qua là một ví dụ. Có rất nhiều người từ các vùng quê xa xôi đã lặn lội ra Hà Nội để xem triển lãm. Chứng kiến sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, bà con bày tỏ niềm tin tưởng, tự hào sâu sắc. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, khi đất nước, nhân dân gặp biến cố lớn về thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường... Bộ đội Cụ Hồ bao giờ và ở đâu cũng là lực lượng đầu tiên, chủ lực xả thân, hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. Chính vì hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ đã in dấu sâu đậm trong lòng dân, trở thành giá trị văn hóa truyền thống bền vững nên ở chiều ngược lại, các thế lực thù địch cũng luôn tìm mọi cách, áp dụng mọi phương thức, thủ đoạn để bôi nhọ, xuyên tạc, hạ bệ uy tín của Quân đội. Bằng các chiến dịch tuyên truyền kiểu “nội công ngoại kích”, họ bóp méo hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, bôi đen môi trường quân ngũ nhằm phá vỡ kết cấu bền vững của mối quan hệ đoàn kết quân dân.
Trả lờiXóaThứ hai, việc tung tin giả liên quan đến môi trường quân ngũ trong bối cảnh hiện nay là hành động đầy thâm ý. Hiện nay, các địa phương đang chuẩn bị cho ngày hội tòng quân đầu xuân mới. Hàng vạn thanh niên trên cả nước sẽ lên đường nhập ngũ. Tung đòn tâm lý đánh vào tư tưởng thanh niên, tình cảm phụ huynh bằng những sản phẩm truyền thông “bẩn” là chiêu bài rất nguy hiểm. Xuyên tạc những sự việc, câu chuyện, vấn đề liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ, kỷ luật Quân đội... là chiêu bài thâm độc, hèn hạ của các đối tượng cực đoan, bất mãn.
Bài viết đã phân tích quá đúng về âm mưu, thủ đoạn nhằm vào lực lượng quân đội nhân dân của chúng ta. Chúng không chỉ nhắm tới lực lượng quân đội vào giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch đi nghĩa vụ quân đội hàng năm của đất nước mà chúng chỉ chờ đợi vụ việc, vấn đề có liên quan đến lực lượng này để biến những vấn đề đó thành vấn đề nóng hổi, khiến dư luận cả nước quan tâm. Nhiều người đã phải đặt câu hỏi tại sao những vụ việc có tính chất rất phổ biến trong dân sự nhưng khi nó gắn với lực lượng quân đội hoặc công an nước ta thì lại trở nên "hot" như vậy. Rõ ràng là đã có bàn tay vô hình của các thế lực thù địch tác động vào khiến cho vấn đề trở nên nguy hiểm và mang nặng tính chất chính trị nhiều hơn. Những vụ việc này lặp đi lặp lại qua nhiều năm đã cho thấy sự tồn tại và phát triển của các thế lực thù địch trong công cuộc chống phá hòa bình và ổn định của đất nước chúng ta. Đã đến lúc người dân cả nước hiểu rõ vấn đề và cùng đồng hành cùng Đảng và Nhà nước chung tay chống lại mọi chiêu trò phá hoại của những kẻ thù vô hình này. Đây rõ ràng là một cuộc chiến không có súng đạn nhưng tính chất của nó lại cũng vô cùng gay go, căng thẳng và không kém phần khốc liệt, ảnh hưởng trực tiếp đến tồn vong của chế độ ta.
Quân đội ta là quân đội nhân dân Việt Nam - là lực lượng vũ trang bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân trước mọi diễn biến, mọi nguy cơ. Tình cảm quân - dân là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý được xây dựng và hình thành qua nhiều năm, nhiều sự kiện, biến cố của đất nước. Lực lượng quân đội ta luôn luôn là một lực lượng được nhân dân luôn luôn tin tưởng, yêu thương, ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đây là một mối quan hệ đặc biệt, một truyền thống tốt đẹp được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác và đó được coi là một sức mạnh đặc biệt giúp quân đội ta "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch nhận thấy điều này là một điều bất lợi cho chúng trong công cuộc chống phá Đảng và Nhà nước ta, chính vì vậy, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết quân - dân luôn luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược chống phá của chúng. Những năm qua, các vụ việc liên quan đến quân đội luôn bị các thế lực thù địch tìm mọi cách để thổi phồng, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người lính, nhằm làm giảm uy tín của lực lượng quân đội nhân dân. Nhiều vụ việc ban đầu chưa được làm sáng tỏ khiến cho nhân dân có cái nhìn nghi ngại về quân đội ta, nhưng sau khi các vụ việc được làm rõ, nhiều người mới vỡ ra là mình đã bị các thế lực thù địch sử dụng truyền thông để lừa phỉnh, "dắt mũi" mình. Qua các sự việc này, mỗi người dân cần phải cảnh giác trước mọi thông tin thu nhận được trên mạng xã hội. Nhất là các thông tin từ các nguồn không chính thống, chưa được kiểm chứng và mang nhiều yếu tố kích động thù hằn chính trị. Những dấu hiệu đó đều chứng tỏ các thông tin này đã bị can thiệp, tác động và cố tình đưa ra nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, tạo làn sóng phản ứng tiêu cực, gây tác động xấu đến ổn định xã hội mà thôi. Cần phải tỉnh táo nhìn nhận, xem xét nhiều chiều và chờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì mới nhận định một vấn đề một cách thấu đáo và trung thực nhất.
Cứ mỗi dịp chuẩn bị đến ngày hội tòng quân trên cả nước, không gian mạng lại xuất hiện những thông tin, hình ảnh cắt ghép, xuyên tạc, có nội dung nói xấu, bôi nhọ, đả kích môi trường quân ngũ. Đây là thủ đoạn nguy hiểm của các đối tượng xấu, có tư tưởng cực đoan, bất mãn. Những sản phẩm xấu độc này đã tiếp tay cho các thế lực thù địch thực hiện chiến dịch tuyên truyền nhằm hạ thấp uy tín Quân đội, gieo rắc tâm lý hoài nghi trong đời sống xã hội...
Trả lờiXóaĐây là chiêu trò đã diễn ra trong nhiều năm qua. Nhiều người cũng không quan tâm hoặc để ý lắm nhưng thực sự những chiêu trò đó đã có tác động tâm lý nhất định đến cái nhìn và quan điểm của người dân về vấn đề tuyển quân nhập ngũ hàng năm. Nhất là khi có con em mình đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì những lo lắng về môi trường quân ngũ có giống như những tin đồn xấu độc kia không lại xuất hiện.
Điều này chứng tỏ tin tức xấu độc lặp đi lặp lại nhiều lần, qua nhiều năm là có sức tác động đến tâm tư, tình cảm của người dân về nhiều vấn đề chứ không chỉ đơn thuần coi đó là những tin giả vô giá trị, không ảnh hưởng gì đến xã hội cả. Chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ hơn với những loại tin tức giả này, tuyên truyền mạnh hơn về tính đúng đắn và ý nghĩa của các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật trong đời sống nhiều hơn, để nhân dân có cơ sở để tin tưởng thực hiện chúng.