Thứ Năm, 04/04/2024, 07:21
Trong trang sử vàng của mình, lực lượng Công an tỉnh Lai Châu (cũ) và Công an tỉnh Điện Biên hôm nay đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ vào việc giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc. Đặc biệt, vào tháng 5/2011, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, các đơn vị nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát và Công an tỉnh Điện Biên đã giải quyết thành công vụ bạo loạn với hàng chục đối tượng chủ mưu lôi kéo hàng ngàn người Mông tập trung chống phá, âm mưu “ly khai, lập quốc” ở huyện Mường Nhé.
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Báo CAND trân trọng giới thiệu loạt bài Dập tắt âm mưu lập “Vương quốc Mông” ở Mường Nhé của nhà báo Nguyễn Như Phong.
Đó là một buổi trưa tháng 4/2011. Hôm ấy gió Lào thổi như bão, nóng hầm hập. Thượng tá Tráng A Tủa, Trưởng phòng Phòng Chống phản động và chống khủng bố, nay là Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Điện Biên (anh Tủa hiện là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an) vừa đi công tác về, chưa kịp ăn cơm thì có điện thoại. Nhìn số máy, anh biết đó là điện thoại của một người là cơ sở...
Cuộc điện thoại mật báo
Từ đầu dây đằng kia, có tiếng gấp gáp: “Anh Tủa ơi, bọn thằng Và, thằng Ía nó sắp nổi loạn rồi. Chúng nó lập Vương quốc Mông ở chỗ Nậm Kè - Mường Nhé ấy”. Anh Tủa hỏi lại: “Bao giờ chúng bắt đầu?”. “Em không biết ngày nào nhưng hôm nay đã bắt đầu kéo người về bản Huổi Khon rồi”. Tráng A Tủa hỏi lại: “Chúng có vũ khí không?”. “Em không biết”. Tráng A Tủa vội vàng hỏi lại ngay: “Em có đi cùng chúng nó không?”. Tiếng người đầu dây bên kia nói vẻ sợ sệt: “Em có đi nhưng nghe nói chúng sẽ thu hết điện thoại và em thì không được đến gần thằng Và đâu. À, cứ đứa nào cầm lá cờ có ngôi sao 6 cánh là bọn chúng đấy”.
Anh Tủa vội vàng nói thêm: “Em cố gắng theo dõi và cho anh biết kịp thời nhé. Anh sẽ cử người liên lạc với em và bảo vệ em”. Tiếng người đầu dây bên kia hốt hoảng: “Ối anh ơi không được đâu”, rồi tắt máy…
Ngay lập tức, Tráng A Tủa lên báo cáo đồng chí Giám đốc và ngay sau đó, một cuộc họp khẩn của Ban Giám đốc cùng các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh Điện Biên được tổ chức.
Tại cuộc họp, mọi thông tin được kiểm tra và Trưởng Công an huyện Mường Nhé báo cáo qua điện thoại thì đúng là có hiện tượng người Mông từ các nơi đang ùn ùn kéo về khu vực Mường Nhé. Cảnh sát giao thông cũng báo cáo là có hiện tượng nhiều người Mông đi trên các chuyến xe khác từ Sơn La, Lào Cai kéo sang Điện Biên.
Đối với lãnh đạo Công an tỉnh Điện Biên thì việc một số đối tượng người Mông âm mưu thành lập Vương quốc Mông là điều mà các anh đã biết từ lâu và Công an tỉnh cũng xác lập một chuyên án. Diễn biến của chuyên án tương đối thuận lợi. Số lượng những tên cầm đầu cũng như lai lịch của chúng đã đầy đủ trong hồ sơ chuyên án. Trong đó, có những kẻ đang ở bên nước ngoài. Cũng có đối tượng ở Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, thậm chí ở cả miền Tây Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào). Từ lâu, lực lượng An ninh nội địa của Công an tỉnh Điện Biên đã có tài liệu về nhóm “6 sao”, với âm mưu thành lập Vương quốc Mông. Sở dĩ gọi đây là nhóm “6 sao” là vì chúng dùng lá cờ có ngôi sao 6 cánh để làm biểu tượng. Chúng lý giải: “Cờ của Việt Nam là ngôi sao vàng 5 cánh, thì cờ của chúng tao phải là… 6 cánh”. Nhưng rồi lại có một nhóm phân hóa, làm lá cờ có ngôi sao 7 cánh cho “oai hơn” cờ sao 6 cánh.
Sau khi nghe các đơn vị nghiệp vụ báo cáo, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể; đồng thời báo cáo khẩn cấp về Bộ.
Thời điểm đó là vào ngày 20/4/2011.
Điểm nóng Mường Nhé
Những ngày sau đó, xã Nậm Kè của huyện Mường Nhé bỗng trở nên nóng khác thường. Bà con người Mông từ khắp nơi ùn ùn kéo về. Chỗ nào đi được xe máy thì họ đi, gặp các chốt chặn của lực lượng Cảnh sát giao thông, họ vứt luôn xe máy và băng rừng cuốc bộ.
Xã Nậm Kè nằm cách thị trấn huyện Mường Nhé hơn 30 cây số; có 12 bản và số dân thời điểm này khoảng 4.700 người, chủ yếu là người dân tộc Mông và Sán Chỉ. Ngoài người Mông chiếm chủ yếu, ở xã còn có người Thái, người Dao; người Si La; người Sán Chỉ; người Pu Péo… Những người Mông ở 8 bản của Nậm Kè gần như sống cách biệt với cộng đồng, thậm chí chính quyền xã cũng “khó quản” được họ. Một số người dân lấy cái lý rằng: “Nhà nước bảo đất đai này là của toàn dân nhé, nên tao thích ở đâu thì ở, tao thích làm gì thì làm”. Từ cái “lý” như vậy nên người Mông ở Huổi Khon tỏa đi khắp nơi du canh, du cư, họ còn sang vùng ngã ba Tam giác vàng ở tỉnh Bò Kẹo bên Lào để “làm ăn”.
Cuối tháng 4/2011, người Mông ùn ùn đổ về Nậm Kè. Họ dựng lều bằng đủ các loại vải nhựa, bao tải… Trên những quả đồi thấp ở khu vực bản Huổi Khon cách trung tâm xã khoảng một cây số không thể đếm được có bao nhiêu người và bao nhiêu lều. Những kẻ cầm đầu đã chọn ở Huổi Khon là khá thông minh bởi lẽ ở đây có đường núi đi xã Pá Mì, có đường thông sang xã Nậm Vỳ, xã Tà Tổng của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Mà đường đi Tà Tổng thì chỉ có đi bộ, không có loại xe cộ nào có thể đi được. Từ Nậm Kè đi Tà Tổng phải băng, leo những con dốc như dốc Nậm Xả dài 7 km rồi dốc Tà Tổng dài như đèo Pha Đin.
Ở các con đường ôtô có thể đi được, Cảnh sát giao thông và Cảnh sát cơ động đặt barie và kiểm soát người. Nếu là người Mông thì kiểm tra giấy tờ tùy thân và khuyên giải họ quay trở về. Nhưng biện pháp này không mấy hiệu quả; không cho đi thì họ lập tức gồng gánh nồi niêu xoong chảo và vật dụng cần thiết đi bộ về Huổi Khon. Với người Mông, một ngày đi bộ được khoảng 50 đến 60 cây số là chuyện bình thường.
Cùng lúc đó, một số cán bộ chủ chốt của huyện Mường Nhé liên tục nhận được những tin nhắn từ số máy lạ là người Mông đã nổi dậy thành lập Vương quốc Mông. Rồi người ta đồn thổi, truyền tai nhau những thông tin như sau khi thành lập Vương quốc Mông thì sẽ được người Mông ở Mỹ, Thái Lan, Myanmar và cả ở Trung Quốc trợ giúp. Vương quốc Mông sẽ lấy Mường Nhé làm thủ phủ và Vương quốc Mông mới này sẽ có diện tích trải dài từ một phần của tỉnh Hòa Bình, hết tỉnh Sơn La, toàn bộ tỉnh Điện Biên và khoảng một nửa tỉnh Lai Châu, nhưng Vua Mông mới là ai thì không biết.
Chỉ trong vòng ba ngày, hơn một vạn người Mông đổ về xã Nậm Kè và gây nên một cảnh hỗn loạn chưa từng thấy. Ngần ấy con người nhồi nhét trên dăm quả đồi lại cách xa nguồn nước thì quả là một điều hãi hùng.
Liên tiếp những cuộc họp do Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên chủ trì được tổ chức. Nhiều phương án giải quyết được bàn bạc kĩ lưỡng. Tuy nhiên, trong lúc tỉnh chưa dứt khoát được phương án giải quyết thì đối tượng cầm đầu đã lên tiếng yêu cầu gặp trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh Mùa A Sơn...
(Còn tiếp)
Nguyễn Như Phong
Qua diễn biến được miêu tả trong bài viết thì vụ việc đã diễn ra rất nhanh chóng, và được tổ chức cực kỳ có bài bản. Đầu tiên là sự tuyên truyền, lan tỏa bằng tin nhắn, bằng truyền miệng những thông tin về việc thành lập nhà nước của người Mông, có cả quốc kỳ mới là một lá cờ 6 sao, rồi những thông tin về những lợi ích khi tham gia cùng bọn cầm đầu khiến bà còn dân tộc rất khó từ chối như được người Mông ở Mỹ, Thái Lan, Myanmar và cả ở Trung Quốc trợ giúp. Vương quốc Mông sẽ lấy Mường Nhé làm thủ phủ và Vương quốc Mông mới này sẽ có diện tích trải dài từ một phần của tỉnh Hòa Bình, hết tỉnh Sơn La, toàn bộ tỉnh Điện Biên và khoảng một nửa tỉnh Lai Châu,... Tất cả những khâu chuẩn bị này khiến cho bọn cầm đầu nhanh chóng lấy được niềm tin và thu hút được đông đảo bà con dân tộc khắp nơi dồn về một địa điểm theo đúng ý đồ của chúng. Thử tưởng tượng một khu vực nhỏ nhưng có tới hàng nghìn người cùng nhau tập hợp, thêm vào đó là những luận điệu dụ dỗ, kích động thì sức phá hoại của hàng ngàn người đối với mọi cơ sở vật chất, thậm chí là tính mạng cán bộ, chiến sĩ với lực lượng này là thực sự quá nguy hiểm. Điều đáng nói là những kẻ cầm đầu của nhóm người này thực sự bị giật dây bởi trình độ tổ chức, điều hành của họ chắc chắn không thể làm được việc này.
Trả lờiXóaRất may mắn, là lực lượng an ninh của chúng ta qua tin báo của quần chúng đã kịp thời nắm được thông tin và cử người bám sát địa bàn, tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động và quan trọng nhất là giám sát được nhất cử, nhất động của đoàn người tránh để xảy ra nhiều điều bất ổn nhất có thể xảy ra.
Vụ việc này một lần nữa nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân đối với công tác an ninh quốc gia là quan trọng đến như nào. Đây là một điều cốt yếu nhất để chúng ta không bị động trước mọi diễn biến, hành động của các thế lực thù địch.
Bài viết về những nỗ lực của lực lượng Công an tỉnh Lai Châu và Điện Biên trong việc duy trì an ninh chính trị ở vùng đất Tây Bắc thật sự đầy ấn tượng. Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là một trang sử vang dội của dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự hy sinh, dũng cảm của những người lính và cả sự khéo léo, quyết đoán của lãnh đạo quân đội.
Trả lờiXóaVới sự tận tâm và đồng lòng của các cán bộ, chiến sĩ Công an, việc dập tắt âm mưu lập "Vương quốc Mông" tại Mường Nhé đã được thực hiện một cách hiệu quả. Điều này không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt trong việc phối hợp và điều phối các lực lượng an ninh.
Nhìn lại những nỗ lực và chiến công của lực lượng Công an, ta thấy rõ sự quan trọng của việc duy trì an ninh, ổn định chính trị trong xã hội. Chúng ta cần đánh giá cao vai trò của Công an trong việc bảo vệ sự bình yên cho cộng đồng, đặc biệt là ở những vùng đất biên giới, vùng cao, vùng sâu.
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta hãy ghi nhớ những thành tựu của lực lượng Công an, những người lính chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ là những người anh hùng thầm lặng, hiện diện mạnh mẽ giữa cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Bài viết thực sự là một minh chứng rõ ràng về sự cần thiết và quan trọng của lực lượng Công an trong việc duy trì ổn định và an ninh chính trị ở mỗi vùng miền của đất nước. Sự quyết đoán và nhanh nhạy của họ trong việc đối phó với các vụ bạo loạn, âm mưu chống phá đòi hỏi không chỉ là sự tập trung cao độ mà còn là sự thông minh, sáng tạo trong từng tình huống cụ thể.
Trả lờiXóaNgoài ra, bài viết cũng là một minh chứng khác về sự đoàn kết và phối hợp giữa lực lượng Công an và cộng đồng dân cư. Việc thông tin được trao đổi một cách nhanh chóng và hiệu quả giữa cơ quan an ninh và người dân đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gây rối trật tự.
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta cần tôn vinh và ghi nhận công lao của những người lính Công an, những chiến sĩ bảo vệ an ninh quốc gia. Họ là những người hiện diện vững chắc, góp phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển của đất nước.