Thứ hai, 23/09/2024 - 06:01
Sự bùng nổ của mạng xã hội (MXH) với khả năng tùy biến, cá nhân hóa và tốc độ truyền tin ngày càng cao mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho cộng đồng. Tuy vậy, với mục đích và ý đồ xấu, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đang lợi dụng điều này để xây dựng một thế lực ảo-KOLs thù địch, phản động trên không gian mạng. Với khả năng dẫn dắt tư tưởng một bộ phận cộng đồng mạng, KOLs thù địch, phản động tìm mọi cách điều hướng dư luận, gieo rắc tư tưởng độc hại nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta.
“Lính đánh thuê” trên không gian mạng
KOLs (Key Opinion Leaders)-được hiểu là những người có ảnh hưởng lên một bộ phận nhất định trong cộng đồng mạng. Thông qua các ứng dụng như Facebook, YouTube, TikTok... KOLs xây dựng và sở hữu một kênh riêng như "cơ quan truyền thông" cá nhân, thu hút lượng lớn người theo dõi và ủng hộ, qua đó có thể chi phối, điều hướng dư luận trên không gian mạng, tạo ra các tác động ở những chiều cạnh khác nhau, với những mức độ, phạm vi khác nhau đối với cộng đồng và xã hội.
Hiện nay, KOLs có thể được chia thành 3 nhóm chính: Những người có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội, bao gồm các chính khách, nhà khoa học, nhà báo, doanh nhân, văn nghệ sĩ...; những người hoạt động sáng tạo trên không gian mạng, thu hút nhiều người quan tâm, theo dõi nhờ bản sắc riêng của cá nhân, không phân biệt địa vị, ngành nghề, trình độ chuyên môn; những người có khả năng tạo ra ảnh hưởng gián tiếp thông qua quản lý các kênh truyền thông có lượng theo dõi lớn trên không gian mạng, sở hữu năng lực kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động của người khác trên không gian mạng.
Bên cạnh KOLs hoạt động lành mạnh, có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng mạng và đời sống xã hội, xuất hiện một bộ phận KOL lạm dụng quyền lực MXH, sa vào “truyền thông bẩn”, “câu view” để kiếm tiền, đánh bóng bản thân. Thậm chí, có một bộ phận thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, mang tư tưởng thù địch, bị các thế lực xấu lợi dụng, dung túng với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam-đó chính là KOLs thù địch, phản động.
KOLs thù địch, phản động khác với KOLs thông thường cả về bản chất, quá trình hình thành lẫn nội dung, phương thức và mục đích hoạt động. Xét về bản chất, KOLs thù địch, phản động là đối tượng có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia-dân tộc, cần phải đấu tranh loại bỏ. Những đối tượng này luôn được hậu thuẫn, giúp sức cả về vật chất, tinh thần bởi các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Đối với KOLs thù địch, phản động, mục tiêu “dân chủ”, “nhân quyền”... không phải là lý tưởng cần thực hiện mà chỉ là chiêu bài, phương thức trục lợi. Nói cách khác, thực chất, họ là tay sai, những “con rối”, “lính đánh thuê” trên không gian mạng của các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong nước ngoài, của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.
Quá trình trở thành KOLs thù địch, phản động thường theo một mô-típ là: Từ bất mãn khi không đạt được mục đích vị kỷ của cá nhân hoặc do sa đọa, vi phạm pháp luật đến thể hiện quan điểm chống phá chính quyền trên không gian mạng, bị các thế lực thù địch lôi kéo, các tổ chức phản động và cơ quan truyền thông thiếu thiện chí ở nước ngoài hà hơi tiếp sức, cuối cùng, được “tuyển mộ” vào các tổ chức phản động, điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam trên không gian mạng. Có thể kể đến một số KOL có tư tưởng thù địch, phản động như: Trương Quốc Huy, Lê Văn Thương, Đường Văn Thái...
Về nội dung, KOLs thù địch, phản động không “sáng tạo nội dung số” lành mạnh như KOLs chân chính, mà lấy thông tin sai trái, bịa đặt, phản động để thu hút nhiều người theo dõi, coi đó là phương thức sinh tồn, vừa nhằm đạt mục đích “đấu tranh”, vừa kiếm tiền từ quảng cáo, sự ủng hộ của hội viên kênh... trên các nền tảng MXH. Họ tập trung lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử và tình hình đất nước Việt Nam; xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới; khoét sâu vào những “khoảng trống thông tin” trước, trong và sau các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp, nhạy cảm để tung tin hỏa mù, hướng lái, dẫn dắt dư luận, tấn công, tác động vào sự hiếu kỳ của công chúng, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội.
Về phương thức hoạt động, KOLs thù địch, phản động ngày một tinh vi, xảo quyệt hơn khi được đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp; biết triệt để lợi dụng những ưu thế của MXH (phát trực tiếp, không cần qua quy trình xuất bản) và hoạt động ngày càng có tổ chức, có sự phối hợp, hỗ trợ nhau chặt chẽ. Chúng biết khai thác nhiều chủ đề chính trị-xã hội mà đông đảo người dân quan tâm, đưa ra những mục tiêu rất cao cả và gắn liền với lợi ích của người dân để thu hút dư luận. Kết hợp cập nhật tin bài về tình hình thời sự trong nước, song tiếp cận theo hướng có tính đả phá, kích động với tổ chức các “chiến dịch” quy mô lớn gắn với các sự kiện, các vụ việc phức tạp trong nước.
Chúng cũng triệt để tận dụng các nguồn lực trên không gian mạng để xây dựng kênh ngoại vi, kênh “sạch” nhằm duy trì nguồn doanh thu ổn định. Đồng thời, thực hiện “tẩy trắng” kênh, tái sử dụng nội dung video, móc nối với các đối tượng trong nước để chuyển nhượng, tái sử dụng kênh để hoạt động không bị gián đoạn khi bị cơ quan chức năng xử lý. Bên cạnh đó, chúng cũng áp dụng các phương thức kỹ thuật để lách thuật toán kiểm soát của các MXH cũng như tăng đề xuất, tương tác đến người dùng, nhằm tán phát rộng hơn, nhanh hơn các thông tin sai trái, thù địch, phản động.
Vật chủ mang virus độc hại
Theo thống kê của We Are Social và Meltwater, tính đến tháng 1-2023, Việt Nam có 77 triệu người dùng MXH, trong đó, người dùng Facebook là hơn 66 triệu người, YouTube là 63 triệu người, TikTok gần 50 triệu người. Sự phát triển mạnh mẽ của internet với sự tham gia MXH ngày càng đông đảo của công chúng trong nước đã và đang được KOLs thù địch, phản động triệt để lợi dụng để tán phát thông tin xấu độc. Đơn cử đối tượng Trương Quốc Huy-một KOL thù địch, phản động cộm cán đang sở hữu kênh YouTube N10TV với 1,54 triệu người đăng ký; đã xuất bản 4.008 video có thông tin sai trái, thù địch; có tổng hơn 1,2 tỷ lượt xem.
Trương Quốc Huy cũng sở hữu trang cá nhân Facebook với hơn 130.000 người theo dõi; trang TikTok hơn 10.000 người theo dõi. Với lượng người theo dõi lớn, Trương Quốc Huy thường tán phát thông tin sai trái, thù địch, phản động rộng rãi trong cộng đồng mạng. Đáng ngại hơn, sự tung hô, giúp sức của KOLs thù địch, phản động khác ở trong và ngoài nước; của các hãng truyền thông thiếu thiện chí và các tổ chức phản động lưu vong nước ngoài, các video, clip, bài viết... của Trương Quốc Huy luôn được đồng loạt chia sẻ, tái sử dụng, tán phát, khiến cho lượng truy cập tăng lên nhiều.
Thực tế trên cho thấy, KOLs thù địch, phản động là mối nguy hại thường xuyên đối với Việt Nam. Hiện nay, với sự xuất hiện của KOLs có tầm tác động, ảnh hưởng lớn trên MXH với nhiều bài đăng nhằm mục đích đả phá, kích động, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đưa ra những nhận định, đánh giá thiếu khách quan, phiến diện về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước “đã tạo nên những xu hướng thông tin dẫn dắt cộng đồng mạng”, nhất là trong các vụ việc lớn, phức tạp, như: Vạn Thịnh Phát-SCB, FLC, Tân Hoàng Minh, Việt Á...
Tính chất nguy hại của KOLs thù địch, phản động còn thể hiện ở chỗ họ thi hành “mệnh lệnh” của các “ông chủ” ở nước ngoài với mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. KOLs thù địch, phản động-với bản chất là “lính đánh thuê”-không ngần ngại trở thành những vật chủ mang virus độc hại, đã và đang ngày đêm tán phát, lây lan trên MXH, từng bước gặm nhấm niềm tin của công chúng, của nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những virus độc hại này trực tiếp tấn công vào nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phá hoại quá trình đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước; gây chia rẽ nội bộ, gây hoài nghi, bức xúc trong nhân dân, kích động cái gọi là “biểu tình trong tâm thức”, “vượt biên trong tư tưởng” trong cộng đồng mạng như bước chuẩn bị cho một cuộc “cách mạng màu” ở Việt Nam trong tương lai.
Hiện nay, hoạt động chống phá của KOLs thù địch, phản động trên không gian mạng rất phức tạp, với những thủ đoạn, phương thức rất tinh vi và liên tục thay đổi theo tình hình thực tế. Chính vì vậy, các chủ thể, lực lượng, trực tiếp là các cơ quan chức năng cần nhận diện chính xác, phân loại rõ mức độ, tính chất nguy hại, phương thức hoạt động... của từng KOL thù địch, phản động để vạch trần âm mưu, bản chất thâm độc của họ.
Trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt phương châm “lấy xây để chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi chúng ta cần nâng cao khả năng tự phòng, chống, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và hoạt động của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị, nhất là trên không gian mạng. Các cơ quan chức năng, nhà trường cũng như các cơ quan báo chí tiếp tục chú trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức đúng đắn giá trị và bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng bản lĩnh, niềm tin vững chắc vào chế độ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã chọn.
Đại tá, TS NGUYỄN VĂN NAM và Trung tá, TS LƯƠNG THANH DUY (Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Sĩ quan Lục quân 1)
Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra vô số cơ hội cho việc chia sẻ thông tin và kết nối cộng đồng, nhưng đồng thời cũng là môi trường màu mỡ để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, sai trái. Trong bài viết, việc nhấn mạnh về sự hình thành của các KOLs thù địch là rất đúng đắn. Những người này không đơn thuần là những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng, mà họ đang sử dụng uy tín của mình để lôi kéo, định hướng dư luận theo chiều hướng tiêu cực, nhằm phá hoại những thành quả mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đạt được.
Trả lờiXóaCác KOLs thù địch lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok để tán phát những thông tin bóp méo, xuyên tạc sự thật về tình hình chính trị, xã hội của đất nước. Họ thường chọn những vấn đề nhạy cảm, phức tạp để kích động tâm lý, gây chia rẽ và làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Đáng lo ngại hơn, những KOLs này còn được hỗ trợ, hậu thuẫn bởi các thế lực thù địch bên ngoài, biến họ trở thành những “lính đánh thuê” trên không gian mạng.
Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng mạng xã hội không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là chiến trường tư tưởng hiện đại. Để đối phó với những KOLs thù địch, cần có sự kết hợp giữa việc tăng cường nhận thức, tuyên truyền về những giá trị cốt lõi của đất nước, đồng thời đẩy mạnh việc quản lý và kiểm soát thông tin trên các nền tảng mạng. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ phân tích, nhận diện và chống lại các luận điệu phản động trong cộng đồng mạng là điều hết sức cần thiết. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, giúp bảo vệ và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Bài viết đã chỉ rõ mối nguy hại từ việc các KOLs thù địch lợi dụng mạng xã hội để truyền bá thông tin sai lệch, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến, những người có sức ảnh hưởng không chỉ tác động đến tư tưởng, nhận thức của cộng đồng mà còn có khả năng định hình dư luận. Điều này trở nên đặc biệt nguy hiểm khi một số cá nhân và tổ chức thiếu thiện chí sử dụng sức mạnh của các KOLs thù địch để lan truyền tư tưởng phản động, gieo rắc những ý tưởng sai trái, tạo ra sự hoài nghi, chia rẽ trong xã hội.
Trả lờiXóaKOLs thù địch không chỉ hoạt động theo cá nhân mà ngày càng có sự tổ chức, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các thế lực phản động từ nước ngoài. Họ tận dụng tối đa các ưu thế của mạng xã hội như tốc độ lan truyền nhanh chóng, khả năng phát trực tiếp, và không bị kiểm duyệt nội dung ngay tức thì để tác động vào tâm lý, gây nhiễu loạn thông tin trong công chúng. Việc bịa đặt, xuyên tạc sự thật, bóp méo tình hình đất nước nhằm làm suy yếu niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước không chỉ là những hành vi vô trách nhiệm mà còn là hành động phá hoại có hệ thống.
Để đối phó với thực trạng này, việc nâng cao ý thức tự giác trong việc tiếp nhận và phân tích thông tin trên mạng xã hội là vô cùng quan trọng. Mỗi cá nhân cần thận trọng trước những thông tin chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những nội dung có dấu hiệu chống phá hoặc xuyên tạc sự thật. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm soát nội dung thông tin trên các nền tảng mạng, tăng cường giáo dục và tuyên truyền về lòng yêu nước, bảo vệ thành quả cách mạng. Chỉ khi có sự đồng lòng từ cộng đồng, chúng ta mới có thể bảo vệ được không gian mạng lành mạnh và ngăn chặn những âm mưu chống phá của các KOLs thù địch.
Bài viết đã làm rõ một thực trạng đáng lo ngại trong thời đại công nghệ số hiện nay: sự xuất hiện của các KOLs thù địch và phản động trên không gian mạng. Đây là những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn, không chỉ đơn thuần tham gia vào việc chia sẻ thông tin mà còn có khả năng định hướng dư luận theo những chiều hướng tiêu cực, gây tác động xấu đến an ninh quốc gia và sự ổn định xã hội. Với sự hỗ trợ từ các thế lực thù địch, các KOLs này không ngừng phát tán những thông tin bịa đặt, sai lệch nhằm tấn công vào lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và con đường cách mạng mà chúng ta đã chọn.
Trả lờiXóaĐiều nguy hiểm nằm ở chỗ, các KOLs thù địch này có khả năng lợi dụng những lỗ hổng trong thông tin, khai thác các sự kiện nhạy cảm để kích động, làm dấy lên sự hoang mang trong dư luận. Họ không ngừng tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc sự thật và thậm chí bôi nhọ lãnh đạo, chính sách của Nhà nước. Đặc biệt, với sự phổ biến của các nền tảng như Facebook, YouTube, TikTok, các KOLs thù địch này có thể tiếp cận một lượng lớn người dùng một cách dễ dàng, nhanh chóng, khiến cho thông tin xấu độc lan rộng một cách không kiểm soát.
Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, sự tồn tại của các KOLs thù địch không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà còn là một phần trong cuộc chiến thông tin toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể bảo vệ mình. Việc nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chọn lọc, kiểm chứng thông tin là hết sức cần thiết. Đặc biệt, việc giáo dục thế hệ trẻ – những người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất – về cách phân biệt thông tin đúng, sai, cũng như ý thức về trách nhiệm xã hội khi tham gia không gian mạng, sẽ là nền tảng để xây dựng một cộng đồng mạng lành mạnh, văn minh. Chúng ta không thể để các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để phá hoại, và quan trọng hơn cả, cần đồng lòng trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự thật và bảo vệ đất nước.