QĐND - Chiều
5-4, phiên tòa xét xử Đoàn Văn Vươn cùng 5 bị cáo khác phạm tội "Giết
người, chống người thi hành công vụ" đã kết thúc sau 4 ngày làm việc. Sẽ
chẳng có gì phải bàn thêm nếu nhưng không có chuyện, thông qua VOA Việt ngữ,
Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế
Human Rights Watch (HRW) Phil Robertson phát biểu rằng: “Vụ án Đoàn Văn Vươn ở
Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả
của tình trạng thiếu nhân quyền…”.
5 cựu quan chức Tiên Lãng trước tòa. Từ trái sang phải: bị cáo Lê Thanh Liêm; Phạm Xuân Hoa; Nguyễn Văn Khanh; Phạm Đăng Hoan và Lê Văn Hiền. Ảnh: TTXVN. |
Cách nói của ông
Phil Robertson chứng tỏ ông ta thiếu am hiểu về nhân quyền ở Việt Nam. Là một
quốc gia rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân văn, ngoài những vấn đề chung,
khái niệm nhân quyền ở Việt Nam luôn đi liền với tinh thần nhân đạo, tình cảm
yêu thương con người, tính nhân nghĩa, lòng nhân ái. Nhân dân Việt Nam yêu
chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, cởi mở với sự đa dạng và dung hợp
trong tiếp nhận có chọn lọc các giá trị từ bên ngoài. Tư tưởng nhân quyền ở
Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần nhân đạo, nhân văn. Thực tiễn đã khẳng định
Việt Nam luôn quan tâm đến nhân quyền và luôn bảo vệ, phát triển nhân quyền.
Cũng như mọi quốc
gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam luôn bảo vệ và phát huy các quyền của
công dân; tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ mọi người tích cực tham
gia bảo vệ các quyền đó. Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng kiên quyết xử lý
nghiêm minh mọi hành vi vi phạm quyền con người hoặc lợi dụng quyền con người
để hành động trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
Trong sự việc ở
Tiên Lãng, Đoàn Văn Vươn và các bị cáo đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt
Nam. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy các bị cáo đã quyết tâm
thực hiện đến cùng tội phạm... Do đó, cần phải có hình phạt thật nghiêm khắc để
thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật cũng như để răn đe, phòng ngừa tội phạm
nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và
Nhà nước; qua xem xét, cân nhắc nhiều tình tiết giảm nhẹ, HĐXX đã chấp nhận một
phần đề nghị của VKSND TP Hải Phòng cho các bị cáo được hưởng mức án dưới mức
khởi điểm của khung hình phạt theo Khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự. Phiên tòa
đã thể hiện tính nghiêm minh, nhân đạo của pháp luật, được đông đảo dư luận
nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Thực tế tại phiên
tòa càng cho thấy rõ những gì ông Phil Robertson nói là không phù hợp với thực
tế, thể hiện một thái độ thiếu thiện chí với Việt Nam.
KIM
NGỌC
Cách nói của ông Phil Robertson chứng tỏ ông ta thiếu am hiểu về nhân quyền ở Việt Nam. Là một quốc gia rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân văn, ngoài những vấn đề chung, khái niệm nhân quyền ở Việt Nam luôn đi liền với tinh thần nhân đạo, tình cảm yêu thương con người, tính nhân nghĩa, lòng nhân ái. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, cởi mở với sự đa dạng và dung hợp trong tiếp nhận có chọn lọc các giá trị từ bên ngoài. Tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần nhân đạo, nhân văn. Thực tiễn đã khẳng định Việt Nam luôn quan tâm đến nhân quyền và luôn bảo vệ, phát triển nhân quyền.
Trả lờiXóaNhân dân cả nước đã theo dõi và đồng tình với những phán xét công bằng của Nhà nước đối với hành vi của ông Đoàn Văn Vươn, đồng thời là những xử lý kỉ luật nghiêm khắc đối với những thành viên trong bộ máy nhà nước ở Tiên lãng, Hải Phòng. Sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật ấy chính là điều nhân dân mong chờ
Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) Phil Robertson phát biểu rằng: “Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền…”.
Trả lờiXóaVâng, vẫn là những phát biểu của một quan chức của tổ chức HRW, tổ chức mà dường như mọi cái ở Việt Nam đều là vi phạm, là sai lầm. Có lẽ HRW cho rằng họ mà lãnh đạo đất nước Việt Nam ta thì mới là hợp lý.
Những phát biểu quá sức là nực cười của HRW!