Anh Nguyễn Đình
Nam, ở Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh nói với chúng tôi: "Từ khi có Đảng đến
ngày đất nước giành được độc lập (1945) chỉ có 15 năm mà đã có 4 Tổng Bí thư
của Đảng ta bị giặc cầm tù, giết hại, trong 4 người thì Hà Tĩnh quê tôi có 2
người là Tổng Bí thư Trần Phú và Hà Huy Tập. Nếu không có Đảng, không có những
Đảng viên hy sinh vì dân tộc như vậy thì liệu có ngày hôm nay không? Thế mà một
số đối tượng đòi phá bỏ sự lãnh đạo của Đảng thì không thể chấp nhận
được".
Chúng tôi đến
Trường Đại học Hà Tĩnh, được biết: Trên một số trang mạng đưa tên của 106 sinh
viên Hà Tĩnh ký tên "sửa đổi Hiến pháp 1992" để nhằm mục đích cá nhân
thì có đến 85 em không có tên đang theo học tại trường, còn 21 em có tên thì
tên rất chung chung trùng tên với rất nhiều em khác, có em đã ra trường, có em
đang đi thực tập.
Thạc sĩ Lê Thị
Hường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh cho rằng, sinh viên Hà Tĩnh nói
chung có tính truyền thống cách mạng rất cao, hầu hết các em xuất thân từ những
làng quê chân lấm tay bùn nên các em luôn chăm chỉ việc học. Có định hướng rõ
ràng, học để giúp đỡ gia đình, học để lập thân, lập nghiệp. Khi có trang mạng
đưa tên sinh viên của trường với mục đích xấu, Đoàn trường, Hội Sinh viên gặp
gỡ sinh viên để trao đổi một cách dân chủ, thoải mái, tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng của các em thì hầu hết sinh viên tỏ ra bất ngờ việc bị các đối tượng khác
dùng tên của mình để đưa lên mạng. Đi vào tìm hiểu tâm tư của sinh viên, chúng
tôi nhận thấy, hầu hết sinh viên của trường đều phấn đấu, có nguyện vọng vào
Đảng. Vì vậy trong những năm qua công tác phát triển Đảng của trường rất được
chú trọng, chỉ tính 3 năm trở lại đây đã có gần 100 sinh viên được kết nạp Đảng
và gần 400 sinh viên ưu tú được cử đi học các lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng.
Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh sôi nổi thảo luận việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. |
Bên cạnh giả danh
sinh viên ký tên, các đối tượng thù địch còn đưa giả danh sách 12 cán bộ, công
chức y tế Hà Tĩnh và 13 công chức giáo dục Hà Tĩnh. Nhưng thực sự 12 cán bộ
ngành Y tế thì chỉ có 2 người có tên và 13 công chức ngành Giáo dục thì trùng
tên với hàng trăm, hàng ngàn công chức giáo dục, y tế khác. Tiếp xúc với nhiều
cán bộ y tế và giáo dục Hà Tĩnh, chúng tôi đều nhận được sự khẳng định: Góp ý
sửa đổi Hiến pháp ở Hà Tĩnh được cấp, ngành chủ quản tổ chức công khai, dân chủ
thông qua các hội nghị, hội thảo của cơ quan, đoàn thể. "Ai hơi đâu mà đi
làm những việc vô bổ, ký tên rồi đưa lên mạng như một số đối tượng lợi
dụng", chị Trần Thị Lý, cán bộ ngành Y tế Hà Tĩnh nói vậy.
Sửa đổi Hiến pháp
gắn liền với quyền lợi của đất nước, của nhân dân, đó là khẳng định không thể
phản biện. Chính vì vậy, nhân dân vùng quê cách mạng Hà Tĩnh nói riêng đã sôi
nổi tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.
Hà Tĩnh đã có nhiều
cách làm mới để việc góp ý sửa đổi Hiến pháp thực sự dân chủ, có hiệu quả cao,
vì vậy đã thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tính đến ngày
8/4/2013, qua tổng hợp sơ bộ hiện nay đã có 98% các tổ chức, đơn vị, địa phương
cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn cho nhân
dân góp ý. Hà Tĩnh có gần 1,3 triệu dân nhưng đã có tới 767.000 lượt người dân
đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, chiếm tỷ lệ 62% dân số toàn tỉnh, trong đó
có rất nhiều ý kiến tâm huyết, thiết thực. Các ý kiến của nhân dân phần lớn đều
đồng tình rằng cần phải sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với tình hình đất nước
hiện nay. Đồng thời có đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều, chương của Dự thảo
Hiến pháp. Trong đó có một số ý kiến đề nghị bổ sung vào Điều 4, Đảng phải có
trách nhiệm trước nhân dân về quá trình lãnh đạo của mình. Trước những thủ đoạn
xấu của thế lực thù địch, mạo danh, bôi nhọ người chân chính, đề nghị Công an
và các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh sớm tiến hành điều tra, xử lý nghiêm
minh hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời có biện pháp bảo vệ người dân lương
thiện, vạch rõ thủ đoạn xấu xa của kẻ địch, tuyên truyền để bà con không bị mắc
mưu ý đồ xấu của thế lực thù địch.
Sông
Lam
Thông tin về việc giả danh những người dân lao động, học sinh sinh viên, cán bộ công chức kí tên vào sửa đổi hiến pháp năm 1992 đã được công bố rộng rãi trên truyền hình cả nước. Việc xác định đây là thông tin bịa đặt là có thể đoán trước được, bởi đa phần chúng ta đều biết đó là hành vi của một số kẻ muốn lợi dụng đợt góp ý trong toàn dân xây dựng sửa đổi hiến pháp 1992, nhằm đưa vào đó những ý kiến phá hoại sự ổn định về chính trị của đất nước, phá hoại niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trả lờiXóaVụ việc được làm rõ chứng tỏ rằng nhân dân ta đã và vẫn đang rất tin vào sự dẫn dắt của Đảng trên mọi mặt của đời sống hiện nay.
Thời đại này đúng là chúng ta phải cảnh giác trước mọi thông tin vì rất có thể những thông tin ấy là hoàn toàn sai sự thật. Sự nguy hiểm của những luồng thông tin sai sự thật, nhất là những thông tin bôi xấu sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nói xấu cán bộ,... rất có thể chỉ chứa trong đó một phần của sự thật mà thôi, còn lại chỉ là sự thổi phồng của một số kẻ xấu muốn làm xấu hình ảnh của Đảng và cán bộ trong mắt nhân dân ta, làm mất uy tín và hạ niềm tin của nhân dân vào Đảng.
Trả lờiXóaBên cạnh việc phòng chống những luồng thông tin sai trái như vậy, các cán bộ Nhà nước, các ban ngành cần phải mạnh tay với những sai phạm của chính mình, công khai trước dân để người dân có niềm tin vào đảng, không bị lung lay bởi những luồng thông tin sai sự thật kiểu như lần này.