06:44 13/12/2021
Những ngày qua, trên nhiều báo chí nước ngoài, diễn đàn mạng xã hội, các trang truyền thông của các tổ chức phản động lưu vong người Việt liên tục có các bài viết nhắc đến Hội nghị thượng định về dân chủ, tổ chức tại Hoa Kỳ. Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ (Summit for Democracy) theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra trong hai ngày 9 và 10/12/2021, theo hình thức trực tuyến. Tham gia hội nghị này có đại diện của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong hai ngày họp, hội nghị tập trung vào những thách thức và cơ hội mà các nền dân chủ đang phải đối mặt, cung cấp một diễn đàn để các nhà lãnh đạo công bố những cam kết, cải cách và sáng kiến nhằm bảo vệ nền dân chủ và nhân quyền ở trong nước và ngoài nước.
Đáng chú ý, trước, trong và sau khi hội nghị diễn ra, báo chí quốc tế và nhiều diễn đàn bàn về danh sách khách mời. Với chỉ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ được mời, bản danh sách còn thiếu nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, bao gồm cả những nước lớn như Nga, Trung Quốc… Từ việc suy diễn Việt Nam không có tên trong danh sách mời, các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong hào hứng “mở cờ trong bụng”, coi đây là lý do để đẩy mạnh thực hiện các hoạt động công kích, chống phá Việt Nam. Đồng thời, nó cũng trở thành cái cớ để các đối tượng tấn công, quy chụp rằng Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền.
Thực tế, Hội nghị này do Mỹ đứng ra tổ chức nên việc mời quốc gia nào, mời bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm, mục đích của người tổ chức. Ngược lại, việc quốc gia được mời có tham gia hay không tham gia cũng không phải là tiêu chí để đánh giá nền dân chủ của một quốc gia.
Theo trang tin Theepochtimes, mục đích của việc tổ chức hội nghị trên nhằm giúp cho chính quyền Mỹ đánh giá những tiến bộ về dân chủ của các quốc gia hướng đến việc đưa lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự các khối tư nhân vào làm việc cùng nhau. Hội nghị thượng đỉnh các nền dân chủ là kế hoạch hành động mới nhất mà chính quyền Tổng thống Biden đã, đang thực hiện nhằm giải quyết vấn đề “thách thức của thời đại chúng ta”.
Theo Tổng thống Biden, đây là sự cần thiết phải thể hiện rằng “các nền dân chủ có thể thành công thông qua việc cải thiện đời sống của người dân nước mình và bằng việc giải quyết những vấn đề lớn nhất mà toàn thế giới rộng lớn đang phải đối mặt”. So với các hội nghị khu vực, hội nghị toàn cầu khác như Hội nghị thượng đỉnh G7, Hội nghị thượng đỉnh G20, Hội nghị cao cấp Á Âu… thì hội nghị do một quốc gia đơn phương đứng ra tổ chức chưa thể hiện được vai trò và tác động đối với quốc tế.
Trong khi đó, theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, việc Mỹ lần đầu tiên đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ cũng không phải là căn cứ hay thước đo gì về dân chủ với các nước. Những hành động can thiệp vào công việc của các nước có chủ quyền, áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, tạo bất ổn, gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược với danh nghĩa bảo vệ dân chủ đã giúp cho Mỹ lật đổ chính quyền hoặc can thiệp vào một số quốc gia nhưng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng với nhân dân tại các nước đó và ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế. Để rồi khi những khẩu hiệu dân chủ rời đi thì chỉ còn lại một đất nước hoang tàn, loạn lạc, bất ổn như Iraq, Afghanistan, Lybia… Với các tổ chức thù địch, phản động thì coi hội nghị này như cái cớ để thúc đẩy chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, tìm kiếm sự tài trợ, hậu thuẫn về vật chất lẫn tinh thần.
Xét từ phương diện nào thì nhân quyền trong một xã hội vẫn luôn phải thể hiện qua thực tiễn cuộc sống. Nhân quyền không phải khái niệm trừu tượng, không phải là những khẩu hiệu chung chung, mà có thể quan sát, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện đến từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã hội, con người. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn phấn đấu để vấn đề dân chủ, nhân quyền ngày càng hoàn thiện, phát triển, cuộc sống mọi mặt của toàn dân ngày càng được nâng cao.
Nhìn từ lịch sử cách mạng, phải khẳng định rằng ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn cố gắng chăm lo cuộc sống mọi mặt của người dân. Bởi đó là bản chất, là mục tiêu nhất quán của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, đó cũng là nỗ lực để hiện thực hóa điều Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.
Đến nay, Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015; được Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong xóa đói, giảm nghèo. Những đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam vào mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền, là sự chứng thực Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người, mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục...
Trên trường quốc tế, Việt Nam được tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2014-2016 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Trong cuộc họp đặc biệt lần hai của AICHR theo hình thức trực tuyến diễn ra cuối tháng 11/2020, các nước đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch AICHR 2020 là đã dẫn dắt hoạt động của AICHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của AICHR và ứng phó hiệu quả trước các tác động của đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo và thông qua một loạt các văn kiện quan trọng định hướng hợp tác trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Việt Nam không chỉ quan tâm thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân ASEAN, đặc biệt chú trọng đến nhóm yếu thế như thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, gắn kết tình hữu nghị, thống nhất, tạo đồng thuận và hợp tác trong AICHR. Đặc biệt là nỗ lực bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19 được cộng đồng các quốc gia ASEAN đánh giá cao. Với những nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực, quốc tế, các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam còn có những tồn tại, khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân chủ vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ, vì vậy mỗi người dân cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Quan hệ Việt - Mỹ đã đạt nhiều bước tiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tiếp tục phát triển ổn định, đi vào chiều sâu trên cơ sở, nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và cùng có lợi”. Đặc biệt, hai bên đã phối hợp để tìm hiểu, đối thoại về vấn đề dân chủ, nhân quyền, thu hẹp những quan điểm khác biệt. Mới đây, Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam lần thứ 25 được tổ chức ngày 9/11 tại Thủ đô Washington.
Như vậy, dân chủ, nhân quyền là từ ý chí, hành động và thực tiễn đời sống tại mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thực tiễn đó được chứng minh bằng thành tựu cụ thể, bằng đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, thể hiện rõ ở vị thế và tín nhiệm. Việc một hội nghị diễn ra ở nơi nào đó, do quốc gia nào đó tổ chức như Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ nêu trên không phải là thước đo, là cơ sở đánh giá nền dân chủ của một quốc gia, vùng, lãnh thổ. Nó đơn giản chỉ là một sự kiện, Việt Nam hay những quốc gia khác, dù được mời hay không được mời tham dự là do “ý gia chủ”, do quan điểm, ý nghĩ của người tổ chức, do vậy không thể căn cứ vào những lý do như vậy để phủ nhận thành tựu về dân chủ, nhân quyền mà Việt Nam đã và đang đảm bảo cho nhân dân.
Đáng chú ý, trước, trong và sau khi hội nghị diễn ra, báo chí quốc tế và nhiều diễn đàn bàn về danh sách khách mời. Với chỉ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ được mời, bản danh sách còn thiếu nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, bao gồm cả những nước lớn như Nga, Trung Quốc… Từ việc suy diễn Việt Nam không có tên trong danh sách mời, các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong hào hứng “mở cờ trong bụng”, coi đây là lý do để đẩy mạnh thực hiện các hoạt động công kích, chống phá Việt Nam. Đồng thời, nó cũng trở thành cái cớ để các đối tượng tấn công, quy chụp rằng Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền.
Trả lờiXóaĐây rõ ràng là miếng mồi thơm mà các thế lực thù địch luôn chờ đợi để có thêm tư liệu tô vẽ, xào nấu để nói xấu về Việt Nam trên trường quốc tế cũng như dư luận trong nước. Nhưng nêu đọc kỹ những gì bài viết này phân tích thì ngoài Việt Nam ra còn rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng không được mời tham dự, thậm chí là cả 2 quốc gia rất lớn là Nga và Trung Quốc. Vậy thì khi không nắm được những thông tin này mà chỉ nghe những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chúng ta sẽ dễ dàng bị chúng dẫn dắt lừa phỉnh. Vậy thì điều quan trọng ở đây là khi tiếp cận với một thông tin tiêu cực về đất nước mà các thế lực thù địch tung ra, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ ngọn ngành sự việc, câu chuyện. Chớ vì một vài câu nói, dòng chữ mà vội vàng khẳng định nội dung câu chuyện là đúng. Nếu làm được vậy, tôi tin rằng mỗi người dân Việt Nam sẽ sớm nhận ra những mưu mô chiêu trò của các thế lực thù địch trên không gian mạng xã hội ngày nay.
Trong khi đó, theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, việc Mỹ lần đầu tiên đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ cũng không phải là căn cứ hay thước đo gì về dân chủ với các nước. Những hành động can thiệp vào công việc của các nước có chủ quyền, áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, tạo bất ổn, gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược với danh nghĩa bảo vệ dân chủ đã giúp cho Mỹ lật đổ chính quyền hoặc can thiệp vào một số quốc gia nhưng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng với nhân dân tại các nước đó và ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế. Để rồi khi những khẩu hiệu dân chủ rời đi thì chỉ còn lại một đất nước hoang tàn, loạn lạc, bất ổn như Iraq, Afghanistan, Lybia… Với các tổ chức thù địch, phản động thì coi hội nghị này như cái cớ để thúc đẩy chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, tìm kiếm sự tài trợ, hậu thuẫn về vật chất lẫn tinh thần.
Trả lờiXóaNhìn vào các quốc gia nhận được tài trợ hay hậu thuẫn cho các thế lực trong nước đấu tranh vì dân chủ, tự do, nhân quyền như Iraq, Afghanistan, Lybia,... thì mỗi người trong chúng ta đều hết sức lo lắng cho tương lai của đất nước và chính bản thân mỗi người dân Việt Nam. Hậu quả của những việc can thiệp vào công việc nội bộ của một nước, gây chia rẽ, xung đột mất đoàn kết, thậm chí là kích động chiến tranh,... đã phá hủy hết tất cả thành tựu xây dựng và phát triển trước đây, những điều mà phải vô cùng khó khăn mới có thể đạt được. Nhân dân Việt Nam đã trải qua quá nhiều đau thương bởi chiến tranh nên cũng hiểu được sự khó khăn và đau khổ của nhân dân các quốc gia trên và thật sự không bao giờ mong muốn điều đó xảy ra trên đất nước Việt Nam xinh đẹp và yêu hòa bình này. Các thế lực thù địch hãy nhớ đến điều đó và hãy hiểu rằng mọi âm mưu thủ đoạn diễn biến hòa bình ở Việt Nam đều không được người dân hoan nghênh và đồng tình.
Xét từ phương diện nào thì nhân quyền trong một xã hội vẫn luôn phải thể hiện qua thực tiễn cuộc sống. Nhân quyền không phải khái niệm trừu tượng, không phải là những khẩu hiệu chung chung, mà có thể quan sát, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện đến từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã hội, con người. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn phấn đấu để vấn đề dân chủ, nhân quyền ngày càng hoàn thiện, phát triển, cuộc sống mọi mặt của toàn dân ngày càng được nâng cao.
Trả lờiXóaĐến nay, Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015; được Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong xóa đói, giảm nghèo. Những đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam vào mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền, là sự chứng thực Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người, mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục...
Những thành tựu về mọi mặt của đời sống xã hội của người dân chính là minh chứng rõ nét nhất cho việc đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam. Đối với một quốc gia vẫn ở mức đang phát triển như Việt Nam thì những kết quả đó đã làm hài lòng phần đông nhân dân. Dù chưa thể nào làm hài lòng làm toàn bộ người dân nhưng những nỗ lực của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn được nhân dân tin tưởng những điều tốt đẹp hơn nữa sẽ đến trong tương lai.