15/12/2021 05:00
Những cố gắng cao nhất của Việt Nam trong thực hiện quyền con người không phải để đối phó với các thế lực thù địch khi họ cố tình chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Bản chất của vấn đề quyền con người mà Việt Nam đang phấn đấu là vì giá trị tiến bộ của nhân loại, vì quyền lợi chính đáng của dân tộc, của mỗi người dân đất Việt.
Quyền con người và trách nhiệm công dân
Đối với các quốc gia, các tổ chức quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc (LHQ) được luật pháp quốc tế thừa nhận, không phải tất cả đã hiểu về tình hình thực tế thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Có nhiều người trong số này chưa từng được mắt thấy tai nghe, họ đã nhìn và đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam qua chiếc lăng kính méo mó.
Với những quốc gia, tổ chức đó, chúng ta luôn chủ trương đối thoại, trao đổi, giải thích trên quan điểm hướng đến sự đồng thuận. Cách giải quyết đó để các bên hiểu biết về nhau hơn, cùng nhận thức, thống nhất về cách tiếp cận để đạt đến chân lý và hướng đến giải quyết được một vấn đề nhất định, đồng thời bác bỏ các thông tin sai lệch.
Việt Nam luôn xuất phát từ sự chân thành trên cơ sở tôn trọng, thiện chí trong hợp tác, bình đẳng, trên cơ sở pháp lý. Đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam với châu Âu, Mỹ hằng năm vẫn diễn ra trên cơ sở hướng tới sự hiểu biết, tin cậy.
Tại phiên đối thoại với Cao ủy nhân quyền LHQ, Khóa họp lần thứ 47 của Hội đồng Nhân quyền LHQ vừa qua, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) đã khẳng định, chủ trương nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; bày tỏ ủng hộ đối với công việc của Cao ủy Nhân quyền LHQ và các cơ chế nhân quyền LHQ, ủng hộ tiến hành đối thoại thực chất, mang tính xây dựng về các vấn đề nhân quyền.
Những việc làm thiết thực của Việt Nam trong thực hiện nhân quyền cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường vị thế, uy tín đất nước. Ảnh: vtv.vn |
Chính sách của Nhà nước Việt Nam là nhất quán. Đối với hoạt động của các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, thù địch, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ chính trị của Việt Nam thì đó không phải là đối tác của đối thoại mà là đối tượng của đấu tranh không khoan nhượng.
Những người này là ai? Không khó điểm mặt, chỉ tên. Họ là những cá nhân, tổ chức thuộc một số thế lực cực hữu, một số phần tử cực đoan trong chính phủ, quốc hội ở một số nước; các tổ chức, cá nhân là người Việt phản động sống lưu vong ở nước ngoài như Tổ chức Việt Tân, “Quỹ người Thượng” của Ksor Kok, “Hội gia đình tù nhân chính trị Việt Nam”...
Trong một diễn biến mới nhất, khi Việt Nam ứng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2 (2023-2025) thì các thế lực chống đối này liên tục chống phá, công kích. Họ không muốn Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền...
Không biết do không hiểu hay cố tình xuyên tạc luật quốc tế về nhân quyền, những đối tượng chống đối, vu khống về nhân quyền luôn hô hào đòi quyền lợi nhưng lại lờ đi nghĩa vụ. Họ chỉ xem quyền con người là quyền của cá nhân, trong khi luật quốc tế về quyền con người quy định rõ ràng quyền và lợi ích của cá nhân, quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Không bao giờ tồn tại quyền lợi mà không đi kèm nghĩa vụ, hay có nghĩa vụ mà không có quyền. Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin với mục tiêu vĩ đại nhất là giải phóng giai cấp, giải phóng con người, tất cả vì con người thì khi bàn về quyền con người C.Mác đã khẳng định: “Không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ, không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi”.
Ở bất cứ quốc gia nào, người dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định, theo quy định của pháp luật. Chính Điều 29, Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người cũng ghi nhận: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ”.
Lời nói đầu trong hai công ước quyền con người năm 1966 cũng đều nhấn mạnh: “Mỗi cá nhân trong khi được hưởng thụ các quyền cần tôn trọng tự do của người khác và tôn trọng trật tự xã hội, lợi ích của cộng đồng”. Như vậy, việc các thế lực thù địch chỉ nhấn mạnh quyền con người mà không đề cập đến trách nhiệm của công dân khi phải chấp hành pháp luật nhà nước là rất phiến diện.
Việt Nam tích cực đóng góp cho nhân loại tiến bộ
Không ai có thể phủ nhận những nỗ lực trong thực hiện quyền con người cùng những đóng góp quan trọng của Việt Nam cho sự nghiệp quyền con người của nhân loại. Ngay từ khi trở thành thành viên của LHQ từ năm 1977, Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển của tổ chức này, trong đó có Ủy ban Nhân quyền của LHQ.
Từ đó đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các văn kiện quyền con người cơ bản, bao gồm các công ước quốc tế và nghị định thư liên quan về quyền con người. Tính đến năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của LHQ về quyền con người, 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Khi Hội đồng Nhân quyền LHQ thành lập vào năm 2006, nhận thức được tầm quan trọng đó, Việt Nam đã tích cực đóng góp cho tổ chức này. Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.
Một điều khá đặc biệt trong lần ứng cử đầu tiên này là sự tín nhiệm, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế khi Việt Nam trúng cử với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế và các cá nhân có tiếng nói trên cộng đồng quốc tế, sở dĩ Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với sự tín nhiệm cao là vì những thành tựu to lớn trên lĩnh vực bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã đạt được, đặc biệt trên lĩnh vực bảo đảm các quyền dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hóa.
Điều này thể hiện rất sinh động, thuyết phục trong các thành tựu về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Đặc biệt, từ đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới cho thấy, Việt Nam đã nỗ lực ở mức cao nhất nhằm bảo đảm chăm sóc sức khỏe người dân, chăm lo thúc đẩy quyền con người trên các lĩnh vực.
Trong nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam được đánh giá cao về sự tích cực và chủ động, đồng thời cũng chính là điều phối viên của ASEAN tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Những sáng kiến mà Việt Nam đã chủ động cùng các nước đưa ra như: Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; vấn đề về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái...
Chính các nước phương Tây cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ; trong nhiều trường hợp, Việt Nam làm trung gian trong các cuộc thương lượng.
Tại Hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 28-9-2016, bà Hoàng Thị Thanh Nga, Phó vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết: “Sự nghiêm túc và có trách nhiệm của Việt Nam được thể hiện trong việc tham gia phát biểu, thảo luận tại hàng trăm cuộc họp, xây dựng và thương lượng các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Nhân quyền LHQ, đóng góp vào việc bảo đảm các giá trị chung về quyền con người”.
Ngày 22-2-2021, Việt Nam tuyên bố tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. ASEAN cũng đã chính thức công nhận Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khối. Điều đó cho thấy, Việt Nam thực sự có trách nhiệm và luôn nỗ lực trong việc thực hiện quyền con người cả về chính sách cũng như thực tiễn.
Để chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới, Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, có trách nhiệm và đã thể hiện cam kết với cộng đồng quốc tế qua phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 22-2-2021 của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: "Là một thành viên tích cực của LHQ cũng như cộng đồng quốc tế, Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, và luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển quyền con người cả ở trong nước cũng như trên thế giới".
Quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng trong đời sống quốc tế cũng là quá trình Việt Nam cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Những việc làm thiết thực của Việt Nam trong thực hiện nhân quyền cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường vị thế, uy tín đất nước.
Từ Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2020, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng: “Với chủ trương phát triển lấy con người làm trung tâm, ưu tiên phát triển con người và thúc đẩy bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Việt Nam đạt được mức phát triển con người cao. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận và cũng tạo cơ hội cho sự phát triển tốt hơn, nhanh hơn trong giai đoạn tới”. |
NGUYỄN ANH TUẤN và ĐỖ XUÂN ĐOÀI
Không bao giờ tồn tại quyền lợi mà không đi kèm nghĩa vụ, hay có nghĩa vụ mà không có quyền. Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin với mục tiêu vĩ đại nhất là giải phóng giai cấp, giải phóng con người, tất cả vì con người thì khi bàn về quyền con người C.Mác đã khẳng định: “Không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ, không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi”.
Trả lờiXóaỞ bất cứ quốc gia nào, người dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định, theo quy định của pháp luật. Chính Điều 29, Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người cũng ghi nhận: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ”.
Lời nói đầu trong hai công ước quyền con người năm 1966 cũng đều nhấn mạnh: “Mỗi cá nhân trong khi được hưởng thụ các quyền cần tôn trọng tự do của người khác và tôn trọng trật tự xã hội, lợi ích của cộng đồng”. Như vậy, việc các thế lực thù địch chỉ nhấn mạnh quyền con người mà không đề cập đến trách nhiệm của công dân khi phải chấp hành pháp luật nhà nước là rất phiến diện.
Các thế lực thù địch đã và đang luôn luôn nỗ lực cổ súy cho những điều gọi là tự do những đó chỉ là tự do cá nhân mà thôi. Cái tự do đó đôi khi còn vượt trên cả luật pháp, vượt trên cả quyền lợi của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Điều gì khiến các thế lực thù địch luôn cổ súy cái "tự do" đó? Chỉ có thể là vì mưu đồ kích động những ai thiếu hiểu biết về quyền con người ở Việt Nam, khiến họ bất tuân theo pháp luật, theo trật tự xã hội để rồi phá rối sự ổn định của đất nước, lan truyền sự mất niềm tin của họ vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta và cuối cùng chỉ là âm mưu lật đổ chế độ của chúng ta mà thôi.
Những cố gắng cao nhất của Việt Nam trong thực hiện quyền con người không phải để đối phó với các thế lực thù địch khi họ cố tình chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Bản chất của vấn đề quyền con người mà Việt Nam đang phấn đấu là vì giá trị tiến bộ của nhân loại, vì quyền lợi chính đáng của dân tộc, của mỗi người dân đất Việt.
Trả lờiXóaMọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều lấy người dân làm trung tâm, làm sao cho mọi người dân đều được hưởng những quyền lợi cao nhất và những quyền lợi ấy là cơ sở để người dân có thể phát huy tốt nhất mọi năng lực, sở trường để làm giàu cho chính bản thân, gia đình, quê hương và đất nước.
Những cá nhân có hành vi lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền để làm phương hại an ninh quốc gia, gây mất trật tự an toàn xã hội đều là những kẻ vi phạm pháp luật và không hề được hoan nghênh ở Việt Nam.
Đối với các quốc gia, các tổ chức quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc (LHQ) được luật pháp quốc tế thừa nhận, không phải tất cả đã hiểu về tình hình thực tế thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Có nhiều người trong số này chưa từng được mắt thấy tai nghe, họ đã nhìn và đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam qua chiếc lăng kính méo mó.
Trả lờiXóaChính vì vậy đừng vội vàng tin vào những điều mà các tổ chức nước ngoài nào khi họ phát ngôn về Việt Nam, dù cho họ có mang những danh xưng mỹ miều như dân chủ hay nhân quyền,... Chỉ có chính người dân Việt Nam mới tự nhận biết, tự giám sát và lên tiếng về những vấn đề của chính đất nước Việt Nam. Luôn có nhiều kênh để tiếp nhận ý kiến của nhân dân tại nhiều cấp nhiều ngành và nhiều cơ quan khác nhau.