Thi nhân và đạo tặc

Thứ hai, 26/12/2022 - 06:17

Đêm trăng vằng vặc, thi nhân hạnh phúc thả hồn tìm thi hứng. Đạo tặc lại cảm thấy thật xui xẻo vì không có cơ hội trộm cắp tài sản.

Cùng một hiện thực khách quan nhưng hai đối tượng có hai góc nhìn khác nhau, dẫn đến thái độ, quan điểm đối lập nhau. Trên mặt trận tư tưởng văn hóa, không ít người đang bị các thế lực xấu dẫn dụ bằng góc nhìn, tư duy của đạo tặc...

Thông điệp “ru ngủ” và thông tin “tầm gửi”

Gần đây, nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, YouTube... chia sẻ video của một du học sinh Việt Nam ở nước ngoài nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và tâm tư của một bộ phận người Việt Nam ở hải ngoại. Sản phẩm này được làm từ năm 2020, nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời gian này, nó được nhiều người sử dụng, chia sẻ lại như một cách để họ lan tỏa thông điệp của một bộ phận trí thức trẻ có cơ hội đi du học nước ngoài đối với tình hình đất nước, tương lai dân tộc.

Theo dõi thì thấy, chủ nhân của tài khoản có video trên mạng xã hội là người có kiến thức, năng động, có kỹ năng diễn đạt bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Tiếc rằng, chỉ với một góc nhìn hẹp thông qua lăng kính của người nước ngoài, cô đã vội bày tỏ thái độ đồng tình với quan điểm về chiến tranh của những kẻ đã từng đem quân đến xâm lược Tổ quốc mình. Cô khuyên các bạn trẻ, có cơ hội hãy đi du học để được mở mang, khám phá và hãy nhìn nhận đất nước mình qua lăng kính của người khác để đánh giá lịch sử một cách đúng đắn và trọn vẹn hơn...

Trên không gian mạng hiện nay, xuất hiện rất nhiều những sản phẩm truyền thông dạng như vậy. Thực trạng này cho thấy, các thế lực thù địch đã và đang có sự điều chỉnh, thay đổi mạnh mẽ về phương thức, thủ đoạn chống phá. Cùng với việc sử dụng những thành phần bất hảo, phản bội Tổ quốc ra mặt chống đối Đảng, Nhà nước bằng kiểu tấn công, đả kích, xuyên tạc công khai, trực tiếp trên không gian mạng, họ đã hướng đến ngày càng nhiều hơn việc sử dụng những trí thức trẻ, du học sinh có tư tưởng cực đoan như một công cụ tinh vi.

Thi nhân và đạo tặc
Ảnh minh họa: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
 

Với cách lập ngôn tự sự, bằng lối diễn đạt nhẹ nhàng kiểu “ru ngủ”, những “phát thanh viên” trẻ tuổi này dẫn dụ người nghe bằng sự cài cắm thông tin rất khôn khéo, tinh vi. Họ luôn miệng nói rằng, mình không quan tâm đến chính trị. Rằng, mình nói lên vấn đề chỉ là bày tỏ một góc nhìn, một quan điểm cá nhân để mọi người cùng suy ngẫm. Kết luận thế nào là quyền của mỗi người... Nhưng thực chất thì đó là một kiểu “diễn biến hòa bình” tinh vi.

Cách truyền thông kiểu “nửa nạc nửa mỡ” này là một chiêu bài dân túy, một phương thức biến thể của “cách mạng màu” được các thế lực thù địch áp dụng để chống phá Việt Nam trên không gian mạng. Biểu hiện của nó là hình thức tuyên truyền “mật ngọt chết ruồi”, “mưa dầm thấm lâu”... Sự thay đổi, điều chỉnh phương thức của họ xuất phát từ thực tế là, kiểu tung tin giả, dựng chuyện nói xấu, xuyên tạc sự thật, công kích trực diện... đã tỏ ra không còn tác dụng.

Hằng ngày hằng giờ không gian mạng ngập những thứ “rác” thông tin độc hại do họ tung ra, đại đa số công chúng đã không dễ bị mắc lừa. Để có thể truyền tải thông điệp phản động, họ thay đổi chiến thuật, sử dụng phương thức “vu hồi”. Cùng với những chiến dịch, sản phẩm truyền thông kiểu “ru ngủ” như trên, còn có kiểu tầm gửi thông tin. Một số đối tượng từng công khai chống phá, đã thay đổi thái độ, quay sang phát ngôn ủng hộ Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, trong các sản phẩm truyền thông của họ, sự cài cắm những tư tưởng chống phá vẫn khá rõ. Trong một bài nói, bài viết, họ cài cắm một vài ý, một vài dòng, thậm chí chỉ một vài câu chứa thông điệp ám chỉ, kích động, thù địch. Kiểu ký sinh thông tin độc hại dạng này rất nguy hiểm. Nó như cây tầm gửi. Ban đầu chỉ là một mầm nhỏ, dần dần nó sẽ hút dưỡng chất của cây chủ để sinh sôi, thực hiện mưu đồ soán ngôi, lật đổ. Chúng ta cần vạch rõ, nhận diện rõ để giúp công chúng có kỹ năng phân biệt thật giả, trắng đen giữa mớ thông tin vàng thau lẫn lộn.

Từ góc nhìn đến thái độ

Có thể thấy phương thức, thủ đoạn chống phá của các đối tượng xấu, các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, bài bản. Tuy nhiên, bằng thái độ khách quan, bình tĩnh, sáng suốt, chúng ta không khó để nhận diện đúng bản chất của vấn đề. Bởi, những mưu đồ đen tối, dù có che đậy, ngụy trang tinh vi đến đâu, tự bản thân nó cũng sẽ lòi ra cái “đuôi cáo” giấu trong bộ lông sặc sỡ. Trên không gian mạng, những sản phẩm tuyên truyền của họ được ngụy trang dưới những thuật ngữ gọi là “sự thật”, “chính kiến”, “góc nhìn”, “suy nghĩ”, “chuyện riêng”... không khó để nhận ra những nội dung, thông điệp được họ cài cắm trong những câu chuyện, dòng trạng thái, cuộc trao đổi...

Đó có thể là video trên trang cá nhân của một du học sinh có tư tưởng cực đoan, buổi Livestream của một người tự xưng là “học giả”, “nhà nghiên cứu”... Đáng chú ý là, trước khi thực hiện các nội dung tuyên truyền, chủ của các tài khoản mạng xã hội ấy thường tạo dựng lòng tin, gây thiện cảm với người khác bằng cách khéo léo giới thiệu nhân thân của mình.

Chẳng hạn, bản thân từng là học sinh giỏi, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, từng được giáo dục chu đáo, từng tự hào về Đảng... Nhưng khi ra nước ngoài, được học tập, được tiếp xúc, mở mang tầm hiểu biết thì sự thật lại không như những gì được giáo dục, học tập khi ở nhà...

Điều đáng nói là những sản phẩm truyền thông ấy thu hút sự tương tác của khá nhiều người, nhất là giới trẻ, cả trong nước và du học sinh, kiều bào. Không ít người bày tỏ thái độ yêu thích, ủng hộ, hưởng ứng. Họ dễ tin vào thứ “mật ngọt chết ruồi” ấy bởi nhiều người bị kéo vào góc nhìn do đối tượng đã bố trí sẵn. Từ việc tương tác, hưởng ứng thông điệp cực đoan, một số người quay lưng thể hiện thái độ “thất vọng” với Đảng, Nhà nước; phủ nhận thành quả cách mạng của cha ông, cổ súy tư tưởng hướng ngoại.

Để nhận diện rõ phương thức chống phá tinh vi của các thế lực thù địch thông qua các sản phẩm truyền thông như đã nêu trên, công chúng không gian mạng cần xác định, lựa chọn góc nhìn đúng đắn. Hiện thực khách quan chỉ có một. Bày tỏ thái độ như thế nào, phụ thuộc vào góc nhìn của bạn. Không ai phản đối việc các bạn trẻ khi ra nước ngoài học tập, làm việc, có đam mê nghiên cứu, học hỏi, lắng nghe dư luận bạn bè quốc tế đánh giá về đất nước mình, dân tộc mình, tiên tổ, ông cha mình, kể cả quan điểm của những cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tất cả đều là những góc nhìn tham chiếu. Để đánh giá hiện thực, cần một cái nhìn tổng thể dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học.

Khi bạn bị kẻ xấu dẫn dụ vào góc nhìn thiên lệch, võ đoán, cực đoan theo ý đồ của họ, lịch sử dân tộc và hiện thực đất nước tất yếu sẽ bị bóp méo, phiến diện. Câu chuyện dân gian về thi nhân và đạo tặc nhắc nhở chúng ta rằng, khi mình có góc nhìn đúng đắn, sẽ có thái độ tích cực. Có thái độ tích cực mới tạo ra năng lượng tích cực để có hành động vì chân lý, lẽ phải, biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

Đánh giá về lịch sử đất nước, về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà lại nhìn qua lăng kính của kẻ từng đi xâm lược Tổ quốc mình rồi coi đó là “hiện thực khách quan”, kêu gọi Đảng, Nhà nước phải thay đổi chủ trương, đường lối... thì đó là cách làm phản khoa học, phi thực tế. Hành trang, điều kiện để thúc đẩy hòa hợp dân tộc là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai tươi đẹp để chung tay xây dựng đất nước phồn vinh. Lấy cớ hòa hợp dân tộc để “tẩy sử”, “lật sử” là hành vi của đạo tặc, cần phải đấu tranh lên án và loại bỏ.

Đường lối, chủ trương, phương châm đối ngoại, quan hệ quốc tế của Việt Nam là chọn chính nghĩa và lẽ phải, không chọn bên. Là những công dân, những trí thức trẻ ra nước ngoài học tập, làm việc, điều tuyệt vời nhất các bạn trẻ cần làm đó là hãy chứng minh, chứng tỏ mỗi công dân là một “sứ giả” của văn hóa dân tộc, của vị thế quốc gia.

Diện mạo đất nước cũng như đêm trăng sáng. Đó là hiện thực khách quan. Vì lý do gì mà bạn không đứng ở vị trí của thi nhân, lại để kẻ xấu lôi kéo làm đạo tặc?

LỮ NGÀN

Những kẻ giảo hoạt và lá bài “nhân quyền”

Thứ Hai, 26/12/2022, 05:57

Đã từ rất lâu, người ta nói về nhân quyền với tư cách một khái niệm có tính phổ quát toàn cầu và điều này đã được giải nghĩa, quy định trong nhiều văn bản luật pháp quốc tế cũng như quy định trong luật pháp của các quốc gia. Thế nhưng, nhân quyền vẫn bị hiểu sai lệch, bị bóp méo trong tư duy, quan điểm của không ít tổ chức, cá nhân và khi khái niệm đó bị “xô lệch” thì họ luôn tìm cớ để bôi vẽ lên đó những sắc màu xám xịt theo động cơ, ý đồ riêng.

Trong loạt bài viết này, chúng tôi muốn nói đến trò xảo trá, ngụy biện của những kẻ giảo hoạt vốn luôn lợi dụng lá bài nhân quyền để chống phá Việt Nam và sự cảnh tỉnh với những ai đang bị biến thành con rối trong tay kẻ xấu.

I - Ngẫm chuyện con chim sẻ trong tay kẻ giảo hoạt

Có câu chuyện ngụ ngôn nói về kẻ giảo hoạt. Ý rằng, có một người tính cách rất gian manh, giảo hoạt đánh cược người khác rằng anh ta sẽ chứng minh được tượng thần Delphi là tượng giả. Đến ngày hẹn, kẻ giảo hoạt cầm con chim sẻ trong tay và giấu nó vào ống tay áo ở áo khoác ngoài. Gã ta bước vào, hỏi thần rằng thứ gã ta cầm trong tay còn sống hay đã chết. Dụng ý của gã là nếu thần nói đã chết, gã sẽ lập tức mang con chim sẻ đang sống ra, còn thần nói còn sống thì gã sẽ bóp chết chim sẻ rồi đưa ra. Nhưng vị thần đã kịp nhận ra quỷ kế của anh chàng đê tiện nên nói ngay: “Vật trong tay anh sống hay chết không phải phụ thuộc chính nó mà là ở cái ý đồ độc địa của anh”!

dd-1-5095.png -0
Việc tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khẳng định vị thế, uy tín quan trọng của Việt Nam.

Ngẫm chuyện ấy, thật thâm thúy. Khi kẻ nào có dụng ý xấu thì chuyện tốt của người khác cũng bị kẻ đó biến thành xấu cả, bất chấp thực tế có tốt đẹp như thế nào. Tồn tại khách quan không có ý nghĩa chứng minh trước động cơ, ý đồ của kẻ đó vốn chỉ nhằm bôi đen, miệt thị, đả phá. Rõ là, cái tâm xấu thì thế giới quan cũng theo đó mà nhuốm đen, vậy thì việc phải cải sửa không phải bắt đầu từ thay đổi hiện thực khách quan mà phải thay đổi cái tâm đen của những cá nhân, tổ chức như vậy.

Đã từ rất lâu, người ta nói về nhân quyền với tư cách một khái niệm có tính phổ quát toàn cầu và điều này đã được giải nghĩa và quy định trong nhiều văn bản luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế cũng như quy định trong luật pháp của các quốc gia. Thế nhưng, nhân quyền vẫn bị hiểu sai lệch, bị bóp méo trong tư duy, quan điểm của không ít tổ chức, cá nhân và khi khái niệm đó bị “xô lệch” thì họ luôn tìm cớ để bôi vẽ lên đó những sắc màu xám xịt theo động cơ, ý đồ riêng. Nhân quyền tự lâu trở thành lá bài hết sức lợi hại mà những người dùng nó để lên án, phê phán một quốc gia khác có thể xoay chuyển “tình hình nhân quyền” theo ý của mình, là một cái cớ để đánh lừa dư luận quốc tế, qua đó vẽ ra viễn cảnh nghiêm trọng để tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Bởi lẽ đó, như thường lệ, một số nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn luôn tái diễn, trong đó có những vấn đề mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”, “đàn áp nhân quyền”, “bịt miệng nhà dân chủ”, “không có tự do ngôn luận”… Những dẫn chứng đưa ra vẫn xoay quanh điệp khúc cũ, trong đó điển hình là những đối tượng phạm pháp bị cơ quan chức năng truy cứu, xử phạt theo Bộ luật Hình sự vẫn được “mặc áo nhân quyền”...

Với màu sắc tư duy, đánh giá như vậy, sẽ không có gì phải bàn khi cái nền cũ vẫn bám rễ có tính định kiến. Nhưng dư luận thế giới đặt câu hỏi: Việt Nam hiện vị thế, vai trò đã khác khi từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, nay lại tiếp tục được bầu vào thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, được đông đảo các nước tín nhiệm, vì sao các báo cáo, phúc trình vẫn tảng lờ, tiếp tục có những đánh giá lạc lõng?

Chính các quốc gia, tổ chức có vị thế trên thế giới đã thừa nhận và khẳng định sự tín nhiệm khi ủng hộ Việt Nam qua lá phiếu cũng như các ủng hộ tại phiên bảo vệ báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ. Cần lưu ý rằng, trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, đối xử bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng, không đối đầu, không chọn lọc và chính trị hóa, UPR được đánh giá là cơ chế tiến bộ và tích cực. Tất cả các nước dù được coi là mạnh nhất, dù lớn tiếng nhất về nhân quyền thì vẫn phải chịu sự xem xét đánh giá, góp ý của những nước nhỏ. Điều đó cho phép những nhận định, đánh giá khách quan về quyền con người.

Khi hiện thực đã được thừa nhận và ủng hộ qua lá phiếu cũng như những đánh giá khách quan, không chỉ một khu vực mà có tính phổ quát toàn cầu thì hiện thực đó là thành tựu không chỉ có vai trò, vị trí với Việt Nam mà còn là thành tựu của tiến trình phấn đấu vì các mục tiêu nhân quyền của thế giới. Là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tiếng nói của Việt Nam không chỉ đại diện cho vị thế của nước mình mà có sức lan tỏa, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau. Vì thế những đánh giá về nhân quyền đối với thành viên của Hội đồng càng phải đảm bảo tính chuẩn xác, khách quan chứ không thể lặp lại điệp khúc cũ mòn như lâu nay.

“Việt Nam là một đối tác quan trọng của Liên Hợp quốc, đã có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc. Mối quan hệ tốt đẹp này cần được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy hòa bình, sự phát triển bền vững và quyền con người trên thế giới” - đó là đánh giá mới nhất về Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Còn ông Jean Pierre Archambault, nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp - Việt thì khẳng định, bảo đảm tốt quyền con người là một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận.

Minh chứng cho sự tín nhiệm khi Việt Nam là được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tín cử là đại diện cho khối tham gia ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Bởi theo bà Caitlin Wiesen, nguyên Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, trong nhiều thành tựu, tiến bộ mà bà ấn tượng về Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực chính là công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tình trạng nghèo cùng cực tại Việt Nam đã giảm từ tỷ lệ cao nhất khoảng 40% ở những năm 1990 xuống dưới 5% vào năm 2020. Đó chính là sự thay đổi phi thường. Trong 2 năm đại dịch vừa qua, bà Caitlin Wiesen cũng đánh giá rất cao những thành tựu mà chính phủ Việt Nam đạt được trong việc đảm bảo sự an toàn cho người dân, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bà Caitlin Wiesen ghi nhận: “Chính phủ Việt Nam đã nhận được đánh giá cao của người dân và cộng đồng quốc tế vì đã chủ động dự báo được tình hình đại dịch, nhanh nhạy và thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong việc kiểm soát được dịch bệnh COVID-19. Vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, các biện pháp nhanh chóng và minh bạch với ưu tiên hàng đầu là an toàn của người dân được coi là những yếu tố then chốt củng cố niềm tin và sự ủng hộ của người dân với chính phủ và các nhà lãnh đạo”.

Còn với ông Hervé Conan - Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển Pháp cho rằng, ông rất ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Theo ông, hình ảnh của người phụ nữ hiện nay hoàn toàn khác với hình ảnh cách đây 30 năm, vốn luôn gắn liền với công việc bếp núc và chăm lo nhà cửa. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Việt Nam cũng cho thấy vai trò rất tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới trên thế giới khi là một trong những nước đầu tiên thông qua Công ước về cấm mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ cách đây hơn 40 năm và sau đó là Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995. Trong khi đó, các thành viên Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (CRC) cũng hoan nghênh những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực đảm bảo các quyền trẻ em.

Nhiều chính trị gia và học giả quốc tế đã rất ấn tượng về những thành công mà Việt Nam đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là tấm gương thành công về phát triển kinh tế xã hội, quyền con người và hoàn thành trước hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ (MDG). Theo Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam liên tục tăng theo các năm và hiện lọt vào nhóm phát triển con người cao, xếp thứ 115/191 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về khía cạnh quyền tự do Internet, ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội, Việt Nam đang đứng top đầu thế giới.

Như We Are Social & Hootsuite đã thống kê về chỉ số tiếp cận Internet, Việt Nam có tới 150 triệu kết nối mobile, khoảng 70 triệu người dùng internet. Hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường, xã. Tự do báo chí được thể hiện cụ thể với việc cả nước có khoảng 800 cơ quan báo chí, hơn 100 báo có hoạt động báo điện tử, hơn 600 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Với việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc lần thứ hai, Giáo sư James Borton, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chính sách đối ngoại, Đại học Johns Hopkins cho biết, điều này không chỉ làm sâu sắc thêm sự hội nhập vào hệ thống quốc tế mà còn đem đến cơ hội thúc đẩy hơn nữa quyền con người trong khu vực…

Chính khách, lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận với hiện thực khách quan như vậy, thế mà những tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam vẫn tảng lờ, kiểu không nghe, không biết, không thấy. Những kẻ giảo hoạt này đã dùng thủ đoạn gì để rêu rao và hành động trái khoáy, phớt lờ sự thật như vậy?

Đăng Minh (Còn nữa)

"Bộ đội Cụ Hồ" - biểu tượng của sức mạnh, niềm tin chiến thắng

Thứ năm, 22/12/2022 - 06:08

Quân đội ta do Đảng và Bác Hồ kính yêu tổ chức, giáo dục và rèn luyện, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bằng tâm huyết, bản lĩnh, trí tuệ và những chiến công xuất sắc của mình, Quân đội ta đã được nhân dân tin yêu trao cho danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, trở thành tài sản riêng và giá trị văn hóa quân sự độc đáo của Quân đội và nhân dân ta. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để phân biệt Quân đội ta với quân đội các nước khác. Đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam: Tổ quốc, Đảng, Bác Hồ, nhân dân và hòa bình, độc lập, tự do là những giá trị thiêng liêng nhất. Thế nhưng, vẫn còn có những nhận thức chưa đúng về sự thật ấy.

Vẫn còn những cái nhìn lạc lõng

Trên thực tế, vì không đủ kiến thức, thiếu thực tiễn hoặc vì những lý do nào đó mà có những quan điểm nhận thức không đúng về Quân đội ta, về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới. Vẫn có người ngộ nhận rằng, bộ đội bây giờ lương cao, “được thụ hưởng cuộc sống sung túc, đủ đầy”; “bộ đội bây giờ không còn vất vả”; Quân đội với “bộ máy cồng kềnh, gây hao tốn ngân sách quốc gia, kéo chậm sự phát triển đất nước”...

Cũng với tầm nhìn hạn hẹp, chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”, các thế lực thù địch đã “vơ đũa cả nắm”, tuyệt đối hóa hiện tượng rồi nâng lên thành bản chất; quy kết một số quân nhân vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật..., đã làm cho “quân đội hư hỏng”. Từ đó, chúng tung tin, đồn thổi rằng: “QĐND Việt Nam đã thoái hóa, biến chất”, “đã đánh mất bản chất, truyền thống tốt đẹp”; “cần phải phi đảng”, “phi chính trị hóa" Quân đội... Đó là những luận điệu sai trái, bóp méo sự thật, mà thực chất là các chiêu trò “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa" Quân đội rất phi lý, không thể chấp nhận. Kịch bản và các chiêu thức mới trong sử dụng internet, mạng xã hội để tung tin xấu, độc; tuyên truyền sai lệch về bản chất, truyền thống Quân đội, làm phai mờ hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ là tiếp nối chiêu trò “hà hơi, tiếp sức” để thực hiện ý đồ “phi đảng”, “phi chính trị hóa" Quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Cho nên, dù có ngụy trang, che đậy kín đáo đến đâu thì “cái đuôi xảo trá, phản động vẫn lòi ra”; các ẩn ý sâu cay vẫn lộ diện, từ cách giật tít bài viết, tung các hình ảnh “nhạy cảm”, gây sự tò mò đến các giọng điệu lừa bịp, ngụy tạo để thu hút sự quan tâm “khám phá” của cư dân mạng, tìm kiếm sự chia sẻ, a dua, cùng vào hùa chống phá Đảng của mấy nhóm người bất mãn, cơ hội chính trị, phản động. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Bộ đội Cụ Hồ đã từng đánh thắng những tên xâm lược đầu sỏ trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, khắc nghiệt, thì nay trong thời bình, họ không hề run sợ trước bất cứ âm mưu, thủ đoạn chống phá nào dù chúng “ẩn hình”, “ném đá giấu tay” trên không gian mạng, trà trộn trong dân cư hay lẫn khuất ở bên ngoài biên cương Tổ quốc.

Vì sao các thế lực thù địch lại rắp tâm xuyên tạc, bôi đen hình ảnh, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ? Để tồn tại và thõa mãn tham vọng cá nhân “trả thù chế độ”, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị cấu kết với các thế lực thù địch, triệt để lợi dụng mạng xã hội để tung tin giả, xấu, độc nhằm xuyên tạc sự thật, gây hoang mang, nghi ngờ, mất niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội. Tim đen của chúng là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cơ quan, đơn vị-một mắt khâu quan trọng để thực hiện “phi chính trị hóa” toàn quân, chia rẽ Quân đội với nhân dân; làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của người lính Cụ Hồ; đánh mất bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội; làm cho Quân đội ta không còn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Xuyên tạc, bôi đen hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch đã bị phơi bày. Nó chẳng những phủ định sạch trơn giá trị lịch sử, chà đạp lên sự yêu quý, ngưỡng mộ và niềm tin của nhân dân đối với Quân đội, mà còn khước từ sự chia sẻ, cảm thông đối với những người lính Cụ Hồ về những khó nhăn, gian khổ, thiệt thòi, hy sinh, mất mát và đổ máu trong thời chiến cũng như trong thời bình mà họ và gia đình đã và đang phải gánh chịu.

 

"Bộ đội Cụ Hồ" - biểu tượng của sức mạnh, niềm tin chiến thắng
Huấn luyện khẩu đội cối tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3, Quân khu 1. Ảnh: MINH TRƯỜNG/qdnd.vn 

Đã thế, chúng còn rắp tâm cướp đi sức mạnh, niềm tin của nhân dân đối với Bộ đội Cụ Hồ, phủ nhận mối quan hệ máu thịt, “cá với nước” của quân và dân ta vì chúng biết rõ rằng trong tái tim người dân Việt Nam yêu nước, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ có vị trí đặc biệt quan trọng. Bác Hồ là lãnh tụ tinh thần, là niềm tin, tình yêu, biểu tượng dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiến lên. Phủ nhận nguồn gốc, bản chất, truyền thống của Quân đội, chúng không muốn thế hệ trẻ kế thừa sự nghiệp của cha anh, không muốn thế hệ chủ nhân của đất nước hiểu rằng Bộ đội Cụ Hồ là danh hiệu cao quý, thiêng liêng, một báu vật vô cùng quý giá mà nhân dân dành riêng khen tặng và gửi gắm niềm tin vào Quân đội ta. Qua đó, đánh cắp niềm vinh dự, tự hào: Quân đội ta được mang tên lãnh tụ kính yêu; không muốn thế hệ trẻ biết rằng, trên thế giới, duy nhất chỉ có Quân đội ta có được niềm vinh dự, tự hào và hạnh phúc lớn lao ấy.

Chưa hết, thâm độc và xảo trá hơn thế, các thế lực thù địch đang rắp tâm hạ bệ hình ảnh cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bôi đen hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, từ đó phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh-nền tảng tư tưởng của Đảng. Các thế lực thù địch mong muốn Quân đội ta chỉ là những người lính “đánh thuê”, đội quân nhà nghề “ô hợp”, không còn sự thôi thúc hoàn thành nhiệm vụ từ mệnh lệnh trái tim, sự tự nguyện, tự giác phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng chiến đấu: Vì Tổ quốc phụng sự, vì nhân dân phục vụ, “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”; không muốn cán bộ, chiến sĩ thực hiện 10 Lời thề danh dự, 12 điều kỷ luật của quân nhân và 3 chức năng: Đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Chiều sâu của tội ác là cái đích cuối cùng họ hướng đến thực hiện “phi chính trị hóa” Quân đội, gạt bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ra khỏi Quân đội, biến Quân đội ta trở nên vô dụng. Chúng ta cần nhận diện đầy đủ, sâu sắc bản chất âm mưu thâm độc ấy và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi hành vi chống phá; tuyệt đối không để bị động, bất ngờ.

Khẳng định phẩm giá, hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ

Ai cũng biết rằng, trước đây cũng như hiện nay, cán bộ, chiến sĩ Quân đội là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; luôn nắm chắc tay súng, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo, thềm lục địa; khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Bộ đội Cụ Hồ không quản gian khổ, hy sinh, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì dân, vì nước. Những hình ảnh bộ đội giúp dân “diệt giặc đói, giặc dốt”, chống “giặc nội xâm”, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; cùng nhân dân vượt qua thảm họa thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, làm tròn nghĩa vụ quốc tế..., còn đọng mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Trong thời chiến trước đây cũng như thời bình hiện nay, người lính sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì khi Tổ quốc cần, dù ở nơi biển, đảo, biên cương xa xôi, hay có mặt tại các điểm nóng của tâm dịch Covid-19, hoặc dầm mình trong bão lũ miền Trung thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, thậm chí nhịn đói khát, chịu nóng bức, hy sinh; đằng đẵng xa gia đình, người thân để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, giúp nhân dân Nam Phi, Nam Xu Đăng vượt qua hoạn nạn, giành lại quyền sống làm người. Những việc làm thầm lặng ấy thật vẻ vang; những cống hiến, hy sinh cao cả ấy thật to lớn. Không có kẻ thù nào có thể xâm phạm, hủy hoại điều thiêng liêng ấy; không thế lực nào được phép vi phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân; làm hoen ố bản chất, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

Thực tiễn 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta chính là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, thể hiện rõ khát vọng sống vì hòa bình. Dù ở cương vị nào cũng vậy, mọi quân nhân đều son sắt thủy chung với Đảng, với nhân dân; một lòng một dạ “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân và cuộc sống của mình cho cách mạng. Không bao giờ “buông súng”, sa ngã, “lạc đường, chệch hướng” chỉ vì gian khổ, khó khăn, thử thách; chỉ vì sự xuyên tạc, chống phá của kẻ thù; không bao giờ quên lời hứa thiêng liêng đã khắc ghi trong tim mình trước Đảng, Bác Hồ và nhân dân về sự tự nguyện dâng hiến, tận trung với Đảng, trọn hiếu với dân. Chiến công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thành tựu xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong hơn 35 năm đổi mới đã khẳng định sự tuyệt đối trung thành, niềm tin, danh dự và lẽ sống cao quý của Bộ đội Cụ Hồ. Thế giới có thể đổi thay, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

Hơn lúc nào hết, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta hiểu rõ ai là bạn, ai là thù, ai đúng, ai sai; ai là đối tác, ai là đối tượng; âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Lớp lớp cán bộ, chiến sĩ trẻ hôm nay tự tin kế thừa, nối nghiệp cha anh cầm chắc tay súng bảo vệ biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, với hành trang và tài sản vô giá Bộ đội Cụ Hồ, cán bộ, chiến sĩ toàn quân hân hoan chào mừng 78 năm ngày truyền thống vẻ vang của mình; ra sức học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phấn đấu thực hiện thắng lợi Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới; có thêm động lực, niềm tin và sức mạnh để tiếp tục xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; viết tiếp bản anh hùng ca “tiến bước dưới quân kỳ”, “vì nhân dân quên mình”, tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc, tỏa sáng danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.

Thiếu tướng, PGS, TS NGUYỄN BÁ DƯƠNG

Ngày Lễ Giáng sinh và bức tranh tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Thứ Hai, 19/12/2022, 07:21

Ngày Lễ Giáng sinh không có nguồn gốc từ Việt Nam, đó là ngày lễ của những người theo Kitô giáo như Công giáo, Tin lành. Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay, đạo Công giáo, Tin lành đã có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội của người dân Việt Nam.

Các ngày lễ Công giáo như Giáng sinh, Phục sinh đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hoá của người dân. Thông qua sinh hoạt văn hoá tâm linh cộng đồng, người dân là những người theo đạo hay không theo đạo có dịp hiểu và đoàn kết nhau hơn.

Ngày Lễ Giáng sinh và bức tranh tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam -0
Ảnh minh họa.

Đây cũng là dịp để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch và một số tổ chức thiếu thiện chí vẫn luôn tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điêu sai trái, cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tôn giáo ở nước ta hòng tạo sự hoài nghi, phá hoại khối đoàn kết tôn giáo.

Những luận điệu sai trái

Trong 5 năm qua (2017-2022), Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ vẫn định kỳ ra báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu. Họ cho mình quyền nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam và một số quốc gia khác. Họ sử dụng thông tin tài liệu cũ hoặc không chính thống từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà nước để tiếp nhận thông tin sai lệch, đưa vào báo cáo đánh giá.

Một số tổ chức tìm cách khuyến khích, cổ vũ cho các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa, gia tăng hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Giáo hội và xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, với âm mưu muốn giáo dân chống đối chính quyền. Họ kích động với luận điệu đây là quyền con người “quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo”; xuyên tạc Luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, coi đó là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người… Họ kiến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại những nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC), “gây sức ép và hối thúc Việt Nam cho phép tất cả các nhóm, phái tôn giáo chưa được công nhận hoạt động một cách tự do; giảm can thiệp của chính quyền vào các công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo đã được công nhận và nhấn mạnh tiến bộ về tự do tôn giáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện quan hệ song phương”…

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2/12 thông báo “đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”.

Thực tiễn trả lời cho những cáo buộc

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài…) song hành cùng các tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Công giáo, Phật giáo, Tin lành…). Các tôn giáo luôn luôn giữ mối đoàn kết và tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Tính đến nay, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể thao và ngành nghề.

Đến nay, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện nay: Phật giáo 15,1 triệu; Công giáo 7,1 triệu; Cao đài 1,1 triệu; Tin lành 1 triệu; Hồi giáo 80.000; Phật giáo Hòa hảo 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).

Thực tế đã chứng minh, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dù còn bộn bề công việc, ngày 3/9/1945, tại phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”.

Ngày 14/6/1955, Người đã ký sắc lệnh 234/SL xác định “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước như mọi tổ chức khác của nhân dân. Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo gây rối loạn”. Người từng kêu gọi các tôn giáo hãy xóa bỏ hiềm khích, kỳ thị đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà và lịch sử đã chứng minh, dù trong điều kiện khó khăn của đất nước nhưng chức sắc các tôn giáo, đồng bào có đạo giáo khẳng định rõ sự gắn bó đồng hành với dân tộc.

Ngày nay, ở khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là tại các thành phố, các trung tâm tôn giáo lớn như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Tây Ninh, Cần Thơ…, các sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá sôi nổi, đa dạng và phong phú. Hoạt động của các thiết chế tôn giáo đã có những đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động quần chúng theo đạo - một lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc - tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các ngày lễ trọng, các lễ nghi, lễ hội tôn giáo được tổ chức ngày càng trang nghiêm, quy mô hơn trước và thu hút ngày càng đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều sinh hoạt tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn hoá cộng đồng được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng. Các lễ hội như lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Noel của Công giáo và đạo Tin lành, lễ kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo… được tổ chức trọng thể, trang nghiêm và đảm bảo an ninh trật tự. Lễ hội của nhiều tôn giáo đều trở thành lễ hội chung vui của toàn dân tộc như lễ Noel, lễ hội La Vang.

Đặc biệt, lễ Phật đản của Phật giáo đã chính thức được UNESCO công nhận là một trong những lễ hội tôn giáo lớn của thế giới. Một số lễ hội mang tính thế tục được dư luận quan tâm đánh giá cao, như: Lễ cầu siêu cho những người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức năm 2005; Đại hội hành hương La Vang lần thứ 27 kết hợp “Năm Thánh thể” với quy mô lớn do Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức; Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội thánh do Tổng hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tổ chức năm 2005…

Bên cạnh những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống những lễ hội rất phong phú. Trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công việc nội bộ giáo hội và tín đồ trong đạo. Ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà nó có sức lan toả, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội như Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh…

Lễ Giáng sinh chỉ là 1 trong số 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo trong một năm ở Việt Nam. Thực tế không khí sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong các tầng lớp nhân dân những năm qua ngày càng sôi động và có chiều hướng gia tăng. Cứ nhìn vào các lễ hội tôn giáo, các buổi lễ trọng của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian cũng có thể nhận rõ, những sinh hoạt này không chỉ là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong các cộng đồng của đồng bào có đạo mà còn đang trở thành ngày hội thu hút đông đảo người dân tham gia.

Ðiều đó cho thấy Ðảng và Nhà nước đã luôn tạo mọi điều kiện để nhân dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Việc đa dạng các hoạt động tôn giáo là minh chứng cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã và đang được bảo đảm. Không chỉ đối với đồng bào theo đạo Công giáo, quy mô và hoạt động tôn giáo của đồng bào theo các tôn giáo khác cũng ngày càng tăng và diễn ra sôi động, đời sống tâm linh của người dân luôn được chính quyền quan tâm.

Những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mà các tổ chức thiếu thiện chí đưa ra tác động đến suy nghĩ, tình cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Vậy tiêu chí, tiêu chuẩn của Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ là gì? Họ đại diện cho ai để phê phán, đánh giá về tự do tôn giáo của Việt Nam, khi mà các phê phán của họ chỉ là sự lạc lõng, không được chức sắc tôn giáo đồng tình?

Thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam; khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là củng cố niềm tin của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chiều 15/12, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan, cũng như thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm tôn trọng trên thực tế.

Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: “Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Bình Nguyên - Trần Huyền

Tạo sức đề kháng để không mắc "căn bệnh" nguy hiểm

Thứ năm, 08/12/2022 - 06:21

Khi cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng, thực sự thông suốt về tư tưởng, những vướng mắc được giải quyết kịp thời thì sẽ có sức đề kháng tốt, không mắc "căn bệnh" nguy hiểm "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII đối với nội dung về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, cơ hội, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc"... Để tránh hệ lụy nguy hiểm từ "căn bệnh" này, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có biện pháp phòng, chống hiệu quả.

Xét về nguyên nhân khách quan, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là môi trường xã hội mới làm sản sinh ra những yếu tố tích cực của mỗi con người, như: Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đổi mới trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội...

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội phát triển rất nhanh với nhiều thông tin đa chiều, nhạy cảm đã tác động mạnh, ảnh hưởng đến mỗi cán bộ, đảng viên.

Chính trong môi trường đó, các thế lực thù địch với cách mạng nước ta đã sử dụng nhiều chiêu trò, thủ đoạn chống phá vừa ngấm ngầm, vừa công khai, hết sức tinh vi, xảo quyệt.

Cách thức phổ biến là: Lợi dụng văn học, nghệ thuật để cài cắm văn hóa, tư tưởng xấu độc, phản động; dùng tiền tài, địa vị mua chuộc, lôi kéo, làm tha hóa cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức quyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, nhất là mạng xã hội nhằm xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước ta; lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo và các sự việc tiêu cực... để suy diễn, quy chụp, vu khống, bôi nhọ chế độ; kích động, cổ vũ các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị lên mạng xã hội bày tỏ ý kiến chống đối Đảng, Nhà nước; xúi giục lực lượng do chúng tài trợ gây rối loạn chính trị, xã hội, lôi kéo cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là công nhân, giới trẻ biểu tình, đình công, tiến tới bạo loạn lật đổ theo kiểu "cách mạng màu" v.v..

Về nguyên nhân chủ quan, lúc nào, ở đâu tổ chức Đảng không cảnh giác, không tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống "diễn biến hòa bình", để tiêu cực lấn lướt tích cực, không làm tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng thì ở đó dễ có cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Tạo sức đề kháng để không mắc "căn bệnh" nguy hiểm
 Ảnh minh họa: cand.com.vn 

Thực tiễn cũng đã cho thấy, chính bản thân những cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh, thiếu tinh thần cảnh giác, không làm chủ được mình đã bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nói và viết trái với đường lối, quan điểm của Đảng, thậm chí rơi vào vòng xoáy tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật và đạo đức, lối sống. Theo thông tin tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa được tổ chức, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 413 tổ chức Đảng và gần 5.600 đảng viên vi phạm, trong đó có nhiều vi phạm về chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, tham nhũng, cố ý làm trái các quy định của pháp luật...

Trong 6 tháng đầu năm 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 295 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái, tăng 117 đảng viên so với cùng kỳ năm 2021. Điều đó cho thấy, mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã tăng cường các biện pháp phòng, chống, thế nhưng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn diễn ra và đây là “căn bệnh” vô cùng nguy hiểm, cần phải tiếp tục quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi.

Nhận thức rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan là căn cứ khoa học để chúng ta đề ra những giải pháp phòng, chống có hiệu quả “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong thời gian tới. Theo đó, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Trước hết, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên ở cơ sở. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi vì, nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng có được giữ vững và nâng cao, phải trên cơ sở từng cán bộ, đảng viên nắm vững những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để thực hiện tốt việc này, cần chú trọng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng về lý luận chính trị, pháp luật, tránh tình trạng nặng về hình thức, còn nội dung giảng dạy chưa đạt được độ sâu sắc, thuyết phục, chưa gắn với thực tiễn kinh tế-xã hội đang diễn ra. Đặc biệt, phải kiên quyết khắc phục hiện tượng dạy học không nghiêm túc, dùng “cơ chế, quan hệ” để đạt được điểm cao và đủ điều kiện được cấp chứng chỉ, văn bằng về trình độ lý luận chính trị...

Ở cơ sở, nhất là chi bộ tại địa phương, khu dân cư, cần chú trọng tận dụng, phát huy kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nghỉ hưu có nhận thức, trình độ lý luận cao, uy tín, bản lĩnh chính trị vững vàng để tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng; làm nòng cốt trong việc định hướng tư tưởng ở cơ sở, kịp thời vạch trần những âm mưu, thủ đoạn, quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận rõ đúng-sai, tốt-xấu, không dao động tư tưởng.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải tích cực, chủ động đấu tranh với những thông tin xấu, độc trên các mạng xã hội và trong những ấn phẩm do thế lực phản động, thù địch tuồn vào nước ta nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Giải pháp này rất quan trọng, bởi vì, các thông tin xấu độc đang được lan truyền bằng nhiều loại phương tiện, đặc biệt là trên các mạng xã hội, xuất hiện thường xuyên, liên tục và hết sức nguy hiểm; trong khi những thông tin chính thống phản bác lại thông tin xấu độc, sai sự thật này lại chưa kịp thời, thậm chí nhiều lúc còn "bỏ ngỏ", mặc cho các thế lực thù địch, phản động đăng tải những thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, sai trái. Điều đó dẫn đến không ít cán bộ, đảng viên hoài nghi, bị lây nhiễm những tư tưởng, thông tin xấu độc, dần trở thành “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 

Việc đặc biệt quan trọng là Đảng, Nhà nước cần tiếp tục xử lý nghiêm khắc những đối tượng tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật và đạo đức, lối sống; kiên quyết làm trong sạch đội ngũ nhằm củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đây là giải pháp cực kỳ quan trọng trong tình hình hiện nay, nếu chúng ta không làm tốt thì sẽ làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời, các thế lực thù địch với cách mạng nước ta sẽ lợi dụng những vụ việc tiêu cực để thổi phồng, quy chụp, tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chế độ.

Cùng với thường xuyên chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ, bảo đảm không có "vùng cấm", xử lý nghiêm khắc bất kể người vi phạm là ai, Đảng, Nhà nước cần chủ động công khai, minh bạch các vụ việc, đối tượng vi phạm để nhân dân được biết và góp phần cảnh báo, răn đe; tránh để các đối tượng thù địch lợi dụng "tung hỏa mù", sử dụng "thuyết âm mưu", gây hoang mang, dao động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Biện pháp hết sức quan trọng nữa là phải tổ chức thực hiện nghiêm túc sinh hoạt tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa theo Kết luận 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Theo đó, các cấp ủy, tổ chức Đảng phải duy trì thực hiện nền nếp, nghiêm túc, chặt chẽ chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình, nhất là ở cấp chi bộ, bởi lẽ, chi bộ là nơi mọi cán bộ, đảng viên thường xuyên sinh hoạt, gắn bó chặt chẽ và hiểu rõ về nhau cả về ưu điểm, nhược điểm, những mối quan hệ xã hội và nguy cơ mắc sai lầm, khuyết điểm... Sinh hoạt tự phê bình và phê bình nếu làm tốt, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; giảm vụ việc cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, kỷ luật và đạo đức, lối sống; không để cán bộ, đảng viên sa ngã, vi phạm kéo dài, gây bức xúc trong cơ quan, tổ chức, địa phương...

Ngoài những giải pháp chủ yếu nêu trên, để phòng, chống hiệu quả “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về công tác chính sách, chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần; tiến hành công tác tổ chức-cán bộ và khen thưởng, kỷ luật thực sự dân chủ, khách quan, bảo đảm cho cán bộ, đảng viên thực sự "tâm phục, khẩu phục", tránh nảy sinh tư tưởng bất mãn, tiêu cực; thực hiện đúng quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị...

Khi cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng, thực sự thông suốt về tư tưởng, những vướng mắc được giải quyết kịp thời thì sẽ có sức đề kháng tốt, không mắc "căn bệnh" nguy hiểm "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". 

PGS, TS HOÀNG MINH THẢO

Hội thảo trá hình - biểu hiện cần sớm ngăn chặn

Thứ năm, 01/12/2022 - 06:13

Chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng chắc chắn hằng năm ở nước ta đều đặn tổ chức hàng nghìn cuộc hội thảo diễn ra ở các cấp, các ngành, địa phương...

Không thể phủ nhận tính thiết thực, hiệu quả và giá trị khoa học của những hội thảo trong công cuộc hiến kế, cải tổ, xây dựng, đổi mới đất nước; thế nhưng xoay quanh câu chuyện công tác tổ chức hội thảo thì vẫn còn đó nhiều vấn đề đáng bàn và đáng buồn.

Đâu phải dịp tung hô

Tại một hội thảo của ngành, chủ đề được xác định khá thiết thực, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Thế nhưng, sau phần đề dẫn, các ý kiến tham luận khiến những người chứng kiến, thậm chí những người trong cuộc không khỏi rầu lòng, lo nghĩ.

Tham luận đầu tiên bày tỏ sự nhất trí hoàn toàn với báo cáo đề dẫn, rồi dành toàn bộ thời gian trình bày về kết quả công tác mà cơ quan mình đạt được; cũng không chia sẻ kinh nghiệm, cách làm, cũng không đề cập đến những khó khăn, vướng mắc. Đáng ghi nhận duy nhất của ý kiến này là nêu lên một vài kiến nghị, nhưng nghe ra đề xuất đã quá cũ kỹ, mang nặng tính phiên phiến mà ai cũng đã từng được nghe qua. Một số người chứng kiến hội thảo tỏ ra ái ngại: Hội thảo chứ có phải hội nghị báo công đâu mà phát biểu “sặc mùi” báo cáo thành tích như vậy?

Hội thảo trá hình - biểu hiện cần sớm ngăn chặn
 Ảnh minh họa: baodansinh.vn 

Càng thất vọng khi lần lượt các ý kiến tiếp theo có nội dung na ná như vậy. Kiểu là cơ quan mình, địa phương mình đã rất cố gắng quán triệt, triển khai, rồi khẳng định: Kết quả đạt được là nhờ sự nỗ lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền; nhất là có sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn của cấp trên...

Có rất ít ý kiến mổ xẻ vấn đề trọng tâm của hội thảo, nói thẳng về những vấn đề đặt ra, chia sẻ những băn khoăn, trăn trở, đề xuất kiến nghị. May thay, có một ý kiến thẳng thắn nói rõ: Hội thảo hoàn toàn khác với hội nghị báo cáo thành tích. Nếu tất cả đại biểu chỉ tập trung nói về kết quả của cơ quan, địa phương mình thì chủ đề, nội dung hội thảo đưa ra sẽ không tìm được lời giải, sẽ không có căn cứ khoa học để tổ chức thực hiện trên thực tế. Nếu như vậy thì ý nghĩa, mục đích của hội thảo không thể đạt yêu cầu và hội thảo không còn đúng nghĩa nữa.

Chính vì hội thảo bị biến tướng, trá hình như thế nên mới xảy ra tình trạng đại biểu, khách mời đến dự khai mạc, tham luận báo cáo xong thành tích của cơ quan, địa phương mình là “cáo bận rút về”. Có trường hợp thản nhiên ngủ gật hoặc sử dụng điện thoại... chờ đến “phần hội” sau hội thảo.

Điều đó phần nào cho thấy những vấn đề được nêu ra tại các hội thảo không nhận được sự quan tâm, hoặc có quan tâm nhưng không tâm huyết, thiếu trách nhiệm. Chính vì thế mà không ít tham luận khoa học có nội dung “báo cáo thành tích” của các đại biểu bị “xếp xó”, “cất tủ” sau khi hội thảo tuyên bố kết thúc.

Hội thảo phải là cuộc gặp gỡ của những người có cùng mối quan tâm về một vấn đề khoa học hoặc thực tiễn cấp thiết, cần thiết để cùng nhau tranh luận đi đến chân lý của tri thức. Các cuộc hội thảo cần tập trung thảo luận về các vấn đề mang tính khoa học, lý luận và thực tiễn đang xảy ra.

Mục đích hội thảo là làm sáng tỏ các cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề. Có thể nói, đây là hình thức mang đậm tính chất chuyên đề, nhằm mang lại hiệu quả tốt trong công tác nghiên cứu khoa học hoặc quản lý, điều hành xã hội. Nói cách khác, hội thảo phải thu hoạch được giá trị khoa học và thực tiễn về một vấn đề thiết yếu cần quan tâm, chứ không phải một dịp tung hô, bày tỏ lòng biết ơn với cấp trên hay đi kể lể công trạng của tổ chức, cơ quan, địa phương mình.

Cái cớ để giải ngân, giải trí?

Vì hội thảo có vai trò, vị trí hết sức quan trọng như vậy nên ở tầm vi mô hay vĩ mô, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều tổ chức nhiều cuộc hội thảo lớn, nhỏ khác nhau là cần thiết. Thế nhưng thực tế cho thấy, số lượng hội thảo càng tăng thì chất lượng hội thảo lại bị “giảm xuống”-ấy mới là điều đáng bàn và đáng buồn.

Thẳng thắn mà nói, nhiều hội thảo bảo đảm rất tốt phần nghi lễ, thể hiện sự trang trọng, nghiêm cách, có số lượng đại biểu tham dự khá đông đảo, hiện thực “phần hội” thì rất trịnh trọng, nhưng “phần thảo” gần như chưa được quan tâm đúng mức. Thành thử, “hội” nhiều nhưng “thảo” ít nên mục đích cao nhất của hội thảo vô hình trung bị “biến tướng”, sai lệch nghiêm trọng.

Thật đáng lên án nếu như có hội thảo nào đó được tổ chức là để... “giải ngân” vì trong kế hoạch hằng năm của các cơ quan, đơn vị thường có nguồn chi cho các... hội thảo. Thế nên mới có những hội thảo kéo dài 2-3 ngày một cách không đáng.

Thậm chí, rất dễ “điểm mặt” các cuộc hội thảo của ngành này, địa phương nọ lại “kéo nhau” đến một địa điểm du lịch nổi tiếng để tổ chức rầm rộ, rình rang. Ở đó, dù hội thảo chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng các đại biểu được triệu tập từ rất sớm, được tham gia các hoạt động “bên lề”; được tiệc tùng liên hoan, nghỉ khách sạn và “thụ hưởng” các chế độ chẳng khác gì một dịp đi du lịch.

Lại có một thực tế nữa là cùng với họp hành, “công việc” hội thảo đang chiếm một thời lượng không ít của nhiều cán bộ, công chức. Thế nên mới có thông tin báo chí nêu về một vị lãnh đạo cấp thành phố mỗi năm nhận được 700 giấy mời đi họp, đi hội thảo ở cấp Trung ương và địa phương.

Đã có những thống kê cho thấy, trên cả nước, mỗi tuần có vài trăm cuộc hội thảo. Ngoài việc đi hội thảo theo kế hoạch, theo nhiệm vụ được phân công, một điều rõ ràng là không ít cán bộ tham dự vì xem đây là một dịp xả stress, được nghỉ dưỡng, hoặc được tri ân, được nhận tiêu chuẩn “phong bao, phong bì”.

Vậy là, dù mang danh hội thảo, tổ chức rất tốn công, tốn sức nhưng kết quả và ý nghĩa mang lại thì hết sức khiêm tốn. Thực tế này phải chăng đang là một biểu hiện hết sức đáng quan ngại, gây thất thoát tài sản công, lãng phí trí tuệ, sức người, sức của của tổ chức và nhân dân.

Thực chất, cái đích cao nhất của hội thảo là đi đến tận cùng các vấn đề tri thức khoa học, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề mà thực tiễn đang cần, lòng dân đang mong. Vì vậy, bất di bất dịch, hội thảo phải tập trung vào phần “thảo”, chứ không chỉ chăm chăm vào phần “hội” như không ít cơ quan chủ trì và những người làm công tác tổ chức phải lo lắng, trăn trở. Trong khi không ít địa phương, cơ quan, đơn vị đang khó khăn, chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư công, thì tổ chức hội thảo lại đang trở thành một kênh lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội và chính những người trong cuộc.

Để khắc phục tình trạng này, rất cần những chuẩn mực về quy trình, quy định cấp phép cho các hội thảo; không nên để hội thảo diễn ra tràn lan, hình thức, tốn kém như thời gian qua. Trong đó, những người đứng đầu, những người làm công tác tổ chức cần thay đổi tư duy, đặt ra yêu cầu cao trong công tác chuẩn bị và vận hành hội thảo.

Để hội thảo không bị biến tướng, trá hình

Rõ ràng, giá trị của hội thảo là rất lớn. Đó là dịp để các nhà khoa học, đại biểu góp tiếng nói, ý kiến cá nhân để luận bàn, tranh thảo, thống nhất tư duy và hành động; phát huy trí tuệ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ đề. Để hội thảo đạt thực chất, việc trước hết và quan trọng hàng đầu hiện nay là những người tổ chức phải biết cách lựa chọn chủ đề cho thật đúng và trúng. Hội thảo sẽ nói về chủ đề gì? Mục đích nhằm hướng tới cái gì? Từ xác định rõ chủ đề, mục đích, yêu cầu, rồi lựa chọn đúng diễn giả để bàn bạc kỹ nội dung, sắp xếp các ý kiến tham luận, phản biện sao cho phù hợp...

Các buổi hội thảo sẽ rất cuốn hút, mang lại những kiến thức và sự trải nghiệm bổ ích nếu biết khơi dậy những quan điểm, ý kiến (kể cả trái chiều) khi muốn tìm hiểu một vấn đề nào đó. Quá trình hội thảo phải có người này nêu vấn đề, người kia giải đáp, người khác tranh biện, thì mới trở nên hấp dẫn; chứ không phải mỗi người một tham luận riêng lẻ, trình bày lần lượt theo kịch bản sơ cứng, có sẵn.

Để hội thảo không rơi vào hình thức, không bị biến tướng, những người có trách nhiệm phải làm tốt công tác chuẩn bị, nhất là về nội dung hội thảo. Nhiều nhà quản lý cho rằng, nội dung thảo luận cần đi vào những vấn đề cụ thể, toàn diện, đề cập cả phương diện lý luận, thực tiễn và xoáy sâu vào các vấn đề vướng mắc để thống nhất đề xuất các chủ trương, giải pháp tháo gỡ, giải quyết.

Định hướng thảo luận cần cả nội dung trái chiều để tranh luận, làm rõ vấn đề chính, xuyên suốt. Cần tránh tình trạng nội dung chính thì thảo luận sơ sài, việc cũ bàn nhiều, việc hiện tại và tương lai bàn ít, việc không liên quan thì đề cập một cách tùy hứng, cảm tính, nặng tính chủ quan.

Các đại biểu dự hội thảo phải nghiên cứu kỹ chủ đề, nội dung, nắm chắc yêu cầu và “đầu bài” ban tổ chức đặt ra để tập trung vào vấn đề trọng tâm một cách ngắn gọn-chỉ nói những nội dung cần nói. Có như vậy thì khi hội thảo diễn ra mới thật sự là một diễn đàn khoa học, nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả.

Cũng cần lưu ý rằng, hội thảo muốn đạt mục đích và có chất lượng thì phần thảo luận phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, thực chất với sự tham gia của đông đảo đại biểu, chứ không phải cầu toàn, chỉ định một số cá nhân diễn theo kịch bản.

Có nghĩa, cần khắc phục tình trạng “kịch bản hóa hội thảo” một cách sơ cứng; rơi vào dân chủ hình thức, dân chủ một chiều, chỉ tung hô thành tích, hoặc cổ xúy cho những nội dung, yếu tố tích cực. Dân chủ trong phát biểu, trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải bảo đảm tính nguyên tắc, xây dựng, hướng đến làm rõ vấn đề quan tâm, chứ không phải dựa vào thảo luận để phê bình, xoáy vào thực trạng mà không bàn giải pháp, chỉ ra khó khăn, vướng mắc mà thiếu đề xuất, hiến kế...

Một khi thực hiện tốt các phần việc nêu trên thì chắc chắn chất lượng hội thảo sẽ có bước chuyển biến tích cực. Đồng thời, khi kết thúc hội thảo, phải làm tốt việc rút kinh nghiệm, phê bình, chỉ rõ mặt tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức; nhất là phải đấu tranh, khắc phục tình trạng “khai hội”, “tan hội” trong tiếng vỗ tay, rồi “khi xong xuôi tất cả lại về”.

TẤN TUÂN - TRẦN CHIẾN