Thứ tư, 14/09/2022 - 06:46
Sau Tết Trung thu, sáng sớm, sinh hoạt rút kinh nghiệm ban tổ chức đêm hội trăng rằm của thôn, ông Phát, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn không khách khí nói ngay:
- Tôi thấy, anh Sơn cần rút kinh nghiệm sâu sắc. Tôi không đồng ý với cách tổ chức năm nay. Ngay từ đầu, tôi đã nói rồi, chúng ta cần phải để các cháu được tự tay làm đèn ông sao, đèn lồng; để các cháu trông trăng, phá cỗ... chứ không phải phát cho mỗi cháu một cái đèn điện xanh đỏ, tím vàng nhấp nháy, trao mỗi cháu một cái phong bì rồi để các cháu thi hát karaoke dăm bài thiếu nhi là hết chuyện.
Anh Sơn, Bí thư chi đoàn thôn phân trần:
- Thưa bác, cháu thấy chúng cháu có làm có gì sai đâu ạ. Năm nay, chúng cháu đã vận động được doanh nghiệp tài trợ nên mua đèn lồng điện tử cho tất cả các con trong xóm, tặng quà bằng tiền mặt. Chúng cháu để ý, bọn trẻ cũng háo hức mà bác.
Ảnh minh họa / qdnd.vn |
- Tôi không chê chuyện các anh đi vận động ủng hộ để các cháu có thêm những món quà. Thế nhưng, các hoạt động tổ chức trong Tết Trung thu, đặc biệt là đêm trăng rằm cần ý nghĩa và gắn với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chứ không nên xa rời truyền thống như vậy.
- Thưa bác, cháu nghĩ, văn hóa gì thì cũng là để các em nhỏ vui vẻ. Chỉ là chúng cháu thay đổi cách làm mới hơn để thiếu niên, nhi đồng tiếp cận với văn minh hơn. Thay vì đèn làm bằng tre, nứa, giấy, thắp nến dễ cháy thì chúng cháu dùng đèn điện nhập ngoại, vừa rẻ vừa đẹp. Rồi buổi tối chúng cháu tổ chức cho các bạn nhỏ hát ca, vui văn hóa, văn nghệ mà bác.
Chủ trì cuộc họp, nghe câu chuyện của ông Phát và anh Sơn, Trưởng thôn Trần Duy Hưng cắt lời cậu bí thư chi đoàn:
- Anh Sơn phải suy nghĩ lại đi. Bác Phát nói đúng đấy! Dù là nên đổi mới phương pháp, cách làm cho sinh động nhưng cốt lõi là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong ngày Tết Trung thu cũng không thể thay đổi, không được phép mất đi. Khi đồng ý cho các anh tổ chức Trung thu cho các cháu, tôi tin tưởng giao việc nên không yêu cầu báo cáo rõ. Giờ việc đã rồi, tôi yêu cầu anh cần rút kinh nghiệm sâu sắc.
- Thưa bác, cháu hiểu rồi ạ. Chúng cháu không nghĩ việc nghiêm trọng đến thế. Chúng cháu muốn công tác tổ chức gọn nhẹ, các em nhỏ được vui nên làm như vậy mà không ý thức được hậu quả. Cháu sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm tổ chức các chương trình sau này ạ.
Ông Phát ôn tồn:
- Cháu hiểu ra là tốt rồi. Sơn ạ, việc tiếp thu những tri thức, văn minh, văn hóa mới là cần thiết. Thế nhưng, cùng với đó phải luôn ý thức giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc. Từ các hoạt động thường ngày đến các dịp lễ, tết, chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục cho con em mình hiểu biết, giữ gìn và được sống trong không gian văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với Trung thu, phải là đèn ông sao, đèn lồng, phải là bánh trung thu, mâm ngũ quả, phải rước đèn, phá cỗ, trông trăng... Nếu chú trọng vào vật chất mà xa rời hay làm phai nhạt giá trị văn hóa dân tộc là chính chúng ta đang tự diễn biến, tự chuyển hóa đấy.
TRẦN ANH
Thay vì đèn làm bằng tre, nứa, giấy, thắp nến dễ cháy thì dùng đèn điện nhập ngoại, vừa rẻ vừa đẹp. Rồi buổi tối tổ chức cho các bạn nhỏ hát ca, vui văn hóa, văn nghệ... Đây là những việc làm những năm gần đây thường xuyên xuất hiện ở các dịp lễ hội của các em thiếu nhi. Nếu suy nghĩ đơn giản như lớp trẻ thì quả thật những chương trình này rất vui, rất náo nhiệt, lại còn đơn giản, dễ thực hiện,... Nhưng quả thật, khi nhìn lại những thứ đơn giản, dễ làm, dễ mua ấy, trẻ em Việt Nam ngày nay sự háo hức những ngày lễ lớn đã ngày càng giảm dần bởi những thứ đơn giản, dễ mua ấy ngày nào các bạn nhỏ cũng có thể gặp, có thể mua, có thể dùng, những bài nhạc hiện đại, sôi nổi ngày nào các bé cũng có thể nghe, những bánh kẹo hào nhoáng, những hoa quả,... ngày nào các bé cũng có thể được bố mẹ mua cho ăn. Chính vì thế, các bé dần dần thấy những ngày lễ như Trung Thu, quốc tế Thiếu nhi,... ngày càng nhạt nhẽo và vô vị.
Trả lờiXóaCái sai ở đây chính là cách tư duy của người lớn đã làm hại con trẻ. Sự lười biếng trong suy nghĩ, trong hành động đã khiến cho các bạn trẻ nghĩ ra những cách làm theo kiểu chộp giật, đối phó. Một chiếc đèn ông sao tự làm thì sẽ rất lâu, một mâm ngũ quả cũng sẽ rất khó làm các kiểu hình, những bài hát thiếu nhi đúng dịp sẽ khó tập hơn là phát những bản nhạc đang thịnh hành,... Những nếu không làm được nhữn điều đó, những ngày lễ sẽ mất dần đi nét độc đáo, hấp dẫn đối với trẻ em. Xa hơn nữa, những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp sẽ mai một dần. Thử tưởng tượng một ngày không xa kia, những em bé nhỏ xíu sẽ chỉ nhảy những điệu nhạc TikTok, những bản remix của người lớn, sẽ cầm những đèn lồng điện mà tiếng kêu của nó đủ làm nhức đầu,... thế thì còn gì nữa đâu mà gọi là Trung Thu nữa.
Đã đến lúc cần thiết có sự can thiệp, nhắc nhở về những vấn đề văn hóa này của các cơ quan về văn hóa của Nhà nước. Cần nữa là sự chung tay của xã hội để gìn giữ nét đẹp của văn hóa cổ truyền, đẩy lùi đi những thứ lai căng và bảo vệ trẻ em Việt Nam trước những tác động xấu mà văn hóa hiện đại đang tác động hàng ngày.
Tết Trung thu, Tết cổ truyền,... hay rất nhiều ngày lễ truyền thống quan trọng của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng thời gian qua đã có nhiều dấu hiệu của những sự biến tướng, lệch lạc. Rất nhiều lần, các phương tiện truyền thông đã phải lên tiếng cảnh báo về sự biến chất theo chiều hướng xấu đi ấy. Sự mất đi của những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta là những điều rất đáng báo động. Trong xã hội ngày nay, các mối quan hệ xã hội đã không còn được gắn kết như xưa, thậm chí trong chính từng gia đình, mối quan hệ ấy cũng đã mất dần đi những truyền thống tốt đẹp đã từng có. Sự yêu thương, đùm bọc, sự sẻ chia, sự đồng cảm,... đã dần mai một. Thay vào đó là những sự ích kỷ cá nhân, sự chia rẽ, sự bất đồng đang ngày một sâu sắc.
Trả lờiXóaThực trạng đáng báo động ấy có lỗi của tất cả chúng ta - những người đang mải mê chạy theo các giá trị thực dụng, ngắn hạn mà quên dần đi ý nghĩa sâu xa của những nét đẹp văn hóa truyền thống. Đây là sự thật mà mỗi một người dân Việt Nam cần phải nhận thức và thấy rõ trách nhiệm của mình. Các cơ chức năng về văn hóa cần phải có những biện pháp để tuyên truyền, giữ gìn những điều tốt đẹp của văn hóa, của bản sắc con người Việt Nam. Đồng thời cũng phải lên tiếng mạnh mẽ phản bác lại các hành vi đi ngược lại với những điều đó. Ai cũng biết hậu quả của việc tha hóa đạo đức sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục,... Đó sẽ mầm mống của những sự bất ổn mà không một quốc gia nào mong muốn.
Vì vậy, hãy chung tay, hãy đồng lòng gìn giữ bản sắc văn hóa Việt, đả kích, bài trừ những thói hư, tật xấu, những tệ nạn xã hội mới đang hình thành ở Việt Nam chúng ta và hãy bắt đầu ngay từ chính gia đình mình, địa phương mình.
- Anh Sơn phải suy nghĩ lại đi. Bác Phát nói đúng đấy! Dù là nên đổi mới phương pháp, cách làm cho sinh động nhưng cốt lõi là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong ngày Tết Trung thu cũng không thể thay đổi, không được phép mất đi. Khi đồng ý cho các anh tổ chức Trung thu cho các cháu, tôi tin tưởng giao việc nên không yêu cầu báo cáo rõ. Giờ việc đã rồi, tôi yêu cầu anh cần rút kinh nghiệm sâu sắc.
Trả lờiXóaLời nhắc nhở, nhận xét của bác trưởng thôn Trần Duy Hưng đúng là điều nhắc nhở chung dành cho thế hệ trẻ ngày nay khi họ quá chú trọng vào những điều hào nhoáng theo trào lưu mà dần quên đi những nét đẹp văn hóa thật sự của các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm của dân tộc. Chính vì quá vội vàng mà giới trẻ đã bị cuốn vào những suy nghĩ thiếu chín chắn, không nghĩ đến ảnh hưởng lâu dài đối với các thế hệ sau của mình. Chính các bạn trẻ cũng đang dần cảm nhận sự phai nhạt tình cảm của chính bản thân mình với những ngày lễ lớn. Chẳng phải vì những điều tốt đẹp trong văn hóa của đất nước đang bị phai nhạt đi hay sao.
Chính vì thế, các bậc cha mẹ, các thế hệ đi trước hãy tìm hiểu sâu sắc bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, chia sẻ, và nhắc nhở thế hệ trẻ gìn giữ, đừng bị các trào lưu văn hóa mới du nhập về mà làm hỏng đi nền văn hóa và chính con người Việt Nam chúng ta.