“Bảo vệ” hay kích động, dung túng?

QĐND - Núp dưới chiêu bài “bảo vệ các nhà báo tự do trên thế giới” thời gian qua, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã đưa ra những nhận xét mang tính quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Đáng chú ý là mới đây tổ chức này còn ngang nhiên trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013 cho Nguyễn Văn Hải - đối tượng đang thụ án vì phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Nguyễn Văn Hải phạm tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" theo khoản 2 Ðiều 88 Bộ luật Hình sự và đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật tuyên phạt 12 năm tù... Sự việc đã rõ như ban ngày, vậy mà CPJ vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật khi cho rằng Việt Nam "vi phạm tự do báo chí", "bắt bớ xâm hại nhà báo"... Không chỉ bênh vực, tung hô mà CPJ còn diễn trò lố bịch "trao giải" cho Nguyễn Văn Hải... Việc làm của CPJ khiến dư luận không khỏi bất bình. Theo CPJ tự xưng thì họ là một tổ chức phi chính phủ giám sát các vụ vi phạm tự do báo chí khắp thế giới và bảo vệ các nhà báo bị đối xử phân biệt vì thực thi quyền tự do ngôn luận... Thế nhưng những năm gần đây, tổ chức này ngày càng xa rời tôn chỉ, mục đích. Không chỉ với Việt Nam mà CPJ đã bị nhiều nước trên thế giới lên án vì những nhận xét mang tính quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí tại các quốc gia, nhất là những quốc gia không theo “chuẩn” về tự do báo chí, tự do ngôn luận của phương Tây.
Vì sao CPJ lại làm như vậy? Câu trả lời không khó, bởi lẽ nguồn "nuôi sống" CPJ không đâu khác là từ một số tổ chức và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam và những quốc gia có sự khác biệt về thể chế chính trị với phương Tây. Chính sự lệ thuộc về tài chính ấy đã biến CPJ trở thành công cụ phục vụ cho mục đích của một số tổ chức và các quốc gia đã "nuôi sống" họ. Những hành động của CPJ càng cho thấy rõ thực chất của cái gọi là “bảo vệ các nhà báo tự do” mà họ vẫn thường rêu rao chỉ là sự kích động, dung túng, che đậy cho những đối tượng phạm tội lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá các nhà nước, trong đó có Việt Nam.

AN QUỐC

3 nhận xét:

  1. Thiết nghĩ, đã mang cái danh nhà báo thì phải có đạo đức nghề nghiệp, hết lòng vì công việc, mang tới cho người đọc những thông tin chính xác và bổ ích. Ấy vậy mà vẫn còn những kẻ lợi dụng cái mác nhà báo để xuyên tạc, bôi nhọ Đảng và Nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết dân tộc. Và những hành động bao che những "nhà báo" như tổ chức CPJ là tuyệt đối không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  2. Theo CPJ tự xưng thì họ là một tổ chức phi chính phủ giám sát các vụ vi phạm tự do báo chí khắp thế giới và bảo vệ các nhà báo bị đối xử phân biệt vì thực thi quyền tự do ngôn luận... Thế nhưng những năm gần đây, tổ chức này ngày càng xa rời tôn chỉ, mục đích. Không chỉ với Việt Nam mà CPJ đã bị nhiều nước trên thế giới lên án vì những nhận xét mang tính quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí tại các quốc gia, nhất là những quốc gia không theo “chuẩn” về tự do báo chí, tự do ngôn luận của phương Tây.
    CPJ tự do quá trớn rồi

    Trả lờiXóa
  3. Câu trả lời không khó, bởi lẽ nguồn "nuôi sống" CPJ không đâu khác là từ một số tổ chức và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam và những quốc gia có sự khác biệt về thể chế chính trị với phương Tây. Chính sự lệ thuộc về tài chính ấy đã biến CPJ trở thành công cụ phục vụ cho mục đích của một số tổ chức và các quốc gia đã "nuôi sống" họ. Những hành động của CPJ càng cho thấy rõ thực chất của cái gọi là “bảo vệ các nhà báo tự do” mà họ vẫn thường rêu rao chỉ là sự kích động, dung túng, che đậy cho những đối tượng phạm tội lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá các nhà nước, trong đó có Việt Nam.
    Đúng là bản chất tốt nhưng lại bị đồng tiền thao túng, tha hóa. Thật thất vọng với CPJ

    Trả lờiXóa