Nhận diện và đấu tranh phản bác luận điệu sai trái về con đường đi lên CNXH ở nước ta hiện nay

Thứ Hai, 26/08/2024, 04:45

Ngày Quốc khánh 2/9 là dấu mốc chói lọi, hào hùng của lịch sử nước nhà, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Chính nhờ đoàn kết, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH đã mang lại thành quả cách mạng như ngày hôm nay, đất nước hòa bình, ổn định, ngày càng phát triển phồn vinh, nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế nhưng bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn tìm mọi cách chống phá con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Luận điệu xuyên tạc, chống phá

Ngay từ khi Việt Nam xác lập và quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH cũng là lúc các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội đòi thay đổi, từ bỏ con đường CNXH, muốn đất nước ta lùi về giai đoạn dân chủ nhân dân, đòi đổi tên Đảng, tên nước, công khai hô hào đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa (TBCN).

Gần đây, họ cho rằng, con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ TBCN theo định hướng XHCN, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập nhau.

cã¡ch mạng thã¡ng tã¡m.jpg -0
Mít tinh hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội sáng 19/8/1945. Ảnh tư liệu

Đặc biệt, sau khi mô hình CNXH ở Liên Xô, các nước Đông Âu sụp đổ và ngày nay CNTB đã có sự điều chỉnh, thích nghi, có những yếu tố mới, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động công kích, chống phá chế độ. Họ cho rằng CNXH là “không tưởng” để ra sức bôi đen, bóp méo CNXH hiện thực. Gần đây, các thế lực thù địch đưa ra luận điệu vu cáo rằng: “Đất nước giành chính quyền 79 năm mà dân vẫn khổ cực, từ người già đến trẻ nhỏ, nam giới hay phụ nữ rời bỏ thiên đường để xâm nhập vào tư bản Mỹ”. Nguy hại hơn, các đối tượng phản động lợi dụng một bộ phận người dân khó khăn trong cuộc sống, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, có hành vi tham nhũng để miệt thị mục tiêu, lý tưởng của Đảng, dân tộc ta.

Bên cạnh đó, họ công công khai ca ngợi, ra sức cổ súy, tán dương chế độ TBCN khi cho rằng CNTB đã thay đổi về bản chất, CNTB có thể hội tụ với CNXH trong thời đại hậu công nghiệp, văn minh tin học. Họ lấy một số khuyết điểm về quản lý kinh tế, quản lý xã hội để hạ bệ, phủ nhận CNXH, xuyên tạc rằng, ở nước ta không có CNXH. Hiện nay, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, họ lại đòi hỏi những nhân tố của CNXH phải xuất hiện đầy đủ.

Không những thế, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm cách xuyên tạc lịch sử, đưa ra luận điệu lố bịch rằng vì mục tiêu XHCN mà Đảng ta gây ra cảnh chiến tranh cho dân tộc. Từ đó, các thế lực thù địch quy kết rằng chỉ có đi theo con đường TBCN thì mới giữ vững được nền độc lập, CNXH ở Việt Nam là ảo tưởng. Phương thức mà các thế lực thù địch sử dụng là triệt để khai thác tính năng của Internet như tốc độ lan truyền nhanh, lượng thông tin lớn, độ tương tác rộng; thiết lập nhiều tài khoản mạng xã hội như youtube, facebook, blog… để phát tán video, hình ảnh, bài viết có nội dung xấu độc, xuyên tạc hiện thực về thành quả thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

Những luận điệu nói trên của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội tuy không mới nhưng hết sức nguy hại, mục đích nhằm gây sự hoài nghi, phá vỡ sự đồng thuận xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta đối với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN, hướng lái đất nước đi vào con đường TBCN. Chính vì vậy, việc đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch; củng cố, giữ vững sự kiên định niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta vào con đường XHCN là vấn đề vô cùng quan trọng của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay.

Cần hiểu đúng về CNTB

CNTB với tư cách là phương thức sản xuất được hình thành và thay thế phương thức sản xuất phong kiến trong lịch sử, là chế độ kinh tế - xã hội tiến bộ hơn nhiều so với các chế độ kinh tế - xã hội trước đó khi đã vận dụng hiệu quả quy luật của kinh tế thị trường, sau khi ra đời chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.

Trong lịch sử ra đời và tồn tại hơn 300 năm, CNTB đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ CNTB tự do cạnh tranh đến CNTB độc quyền, CNTB độc quyền nhà nước và ngày nay là CNTB hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mặc dù CNTB là chế độ ưu việt hơn so với các chế độ trước đó, có vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, song xét về bản chất đây vẫn là chế độ bất công bởi những tiến bộ về kinh tế chủ yếu được sử dụng nhằm phục vụ cho lợi ích giai cấp tư sản, do đó CNTB càng phát triển thì các mâu thuẫn nội tại của nó càng sâu sắc. CNTB hiện đại ở một số nước có những thành tựu vượt bậc và điều chỉnh nhiều mặt nhưng về bản chất, mục đích không thay đổi. Sự điều chỉnh ấy là có giới hạn và mục đích thực chất của việc điều chỉnh là xoa dịu mâu thuẫn, vì lợi ích của giai cấp tư sản cầm quyền.

Biểu hiện rõ nhất trong chế độ TBCN là sự bất bình đẳng trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, khi một bộ phận số ít trong xã hội nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu thì đại bộ phận giai tầng trong xã hội đó dường như không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. Hay sự phân cực ngày càng rõ nét trong sở hữu tài sản cho thấy sự bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng ở trong lòng nội tại các nước tư bản mà còn trên phạm vi thế giới. Khoảng cách về thu nhập giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển năm 1960 là 30 lần thì hiện nay là 70 lần và giá trị tài sản của các tỷ phú trên thế giới đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Xét về phạm vi thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc khiến các nước nghèo ngày càng nghèo hơn, các nước giàu ngày càng giàu hơn. Theo đó, tài sản của 1% người giàu nhất cao hơn 74 lần so với 50% người nghèo nhất.

Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo đó, trong một báo cáo của Oxfam, từ năm 2020, nhóm 1% những người giàu nhất đang nắm giữ gần 2/3 số tài sản mới của nhân loại, trị giá 42.000 tỷ USD, gần gấp đôi số tài sản của 99% nhóm dân số còn lại. Riêng trong 2 năm đầu của đại dịch COVID-19, tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi từ 700 tỷ USD lên 1.500 tỷ USD; trong khi thu nhập của 99% nhân loại giảm xuống và thế giới có thêm hơn 160 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói. Riêng tại Mỹ, số tỷ phú ngày càng nhiều và giá trị tài sản của họ tăng khoảng 30% kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19 và tăng gần 90% trong thập niên qua. Trong khi đó, khoảng 30% lực lượng lao động Mỹ kiếm được chưa đến 15 USD/giờ. Thực tế các con số này là minh chứng rõ nhất sự bất bình đẳng tại Mỹ cũng như giữa các quốc gia trong những thập niên gần đây. Vì thế, chính CNTB là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các quốc gia - dân tộc, là một nhân tố làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Hiện nay, khi nhân loại sản xuất ra được khối lượng của cải vật chất khổng lồ, có thể bảo đảm dôi dư lương thực, thực phẩm cho toàn bộ dân số thế giới, nhưng vẫn còn khoảng 900 triệu người nghèo đói, không đủ ăn. Trong khi đó, ngoại trừ vài trường hợp của các quốc gia công nghiệp hóa mới (NICs), tuyệt đại đa số quốc gia đang phát triển vẫn đang loay hoay tìm cách thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình; tuổi thọ bình quân của người dân các nước công nghiệp phát triển hiện nay cao hơn 32 năm so với người dân các nước châu Phi (Nam Sahara).

Không những vậy, CNTB ngày nay ngày càng bộc lộ bản chất cực đoan, hiếu chiến. Lịch sử cho thấy, CNTB chỉ vì lợi nhuận mà đã sử dụng mọi thủ đoạn để tranh giành thị trường, thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng, kể cả phải dùng đến bạo lực để độc chiếm lợi nhuận một cách tối đa. Nhân loại chứng kiến các cuộc xâm lược, đàn áp, nô dịch của chủ nghĩa thực dân, đế quốc - sản phẩm của CNTB đối với các quốc gia - dân tộc khác, biến các nước có chủ quyền thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa. Hơn bất kỳ các quốc gia – dân tộc trên thế giới, chính dân tộc Việt Nam đã kinh qua sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng trăm cuộc xung đột, chiến tranh, chạy đua vũ trang đều có sự góp mặt của CNTB. Ngày nay, trong thế giới tư bản vừa cạnh tranh, vừa liên kết, trong đó thành lập các liên minh bất chấp luật pháp quốc tế sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để buộc các quốc gia phải lệ thuộc, đe dọa quyền tự quyết của các dân tộc.

Những dẫn chứng trên cho thấy, CNTB không thể và không phải là tương lai của nhân loại mà “XHCN là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hoà với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm” như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, mọi quan điểm cổ xúy, tán dương, tuyệt đối hóa CNTB và phỉ báng CNXH là sai lầm, cực đoan. (Còn nữa)

Chu Thắng – Trịnh Thúy

3 nhận xét:

  1. Bài viết đã nêu bật sự thật về vai trò và ý nghĩa của ngày Quốc khánh 2/9 trong lịch sử Việt Nam, đồng thời chỉ rõ những luận điệu sai trái và phản động đang cố gắng chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của đất nước.

    Việc khẳng định sự vững mạnh và phát triển của CNXH ở Việt Nam là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt khi có những thế lực thù địch đang lợi dụng mọi phương tiện để xuyên tạc, phủ nhận thành quả của cách mạng. Những luận điệu sai trái này không chỉ thiếu căn cứ thực tiễn mà còn đi ngược lại với lịch sử và những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhân dân ta trong suốt thời gian qua.

    Việt Nam đã và đang xây dựng một xã hội công bằng, bác ái và ổn định, với những thành tựu đáng tự hào trong việc cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế và duy trì hòa bình. Điều này không thể phủ nhận bởi những cáo buộc vô căn cứ từ các thế lực phản động. Những quan điểm sai lệch về CNXH và sự ca ngợi thái quá đối với chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) không phản ánh đúng thực tế mà thế giới đang chứng kiến.

    Như bài viết đã chỉ rõ, chế độ TBCN, dù có những tiến bộ trong việc nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế, vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, và sự hiếu chiến vì lợi ích giai cấp. Những dữ liệu về sự gia tăng bất bình đẳng và sự phân hóa giữa các quốc gia chỉ ra rằng TBCN không thể là mô hình lý tưởng cho tương lai nhân loại.

    Ngược lại, CNXH mà Việt Nam đang theo đuổi là một mô hình hướng tới sự công bằng xã hội, dựa trên lợi ích chung của toàn dân, khác biệt rõ rệt so với các hệ thống xã hội mà chỉ tập trung vào lợi ích riêng. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy những giá trị của CNXH là cần thiết để xây dựng một xã hội hài hòa và tiến bộ hơn.

    Chúng ta cần kiên định với mục tiêu và lý tưởng của mình, đồng thời không để những luận điệu sai trái làm phân tâm hay giảm sút niềm tin vào con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Việc tiếp tục đấu tranh với những quan điểm thù địch và củng cố niềm tin vào con đường CNXH là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng một đất nước phát triển bền vững.

    Trả lờiXóa
  2. Ngày Quốc khánh 2/9 không chỉ là mốc son lịch sử vinh quang của dân tộc mà còn là minh chứng cho sự kiên định và thành công của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Việt Nam đã lựa chọn. Bài viết đã phân tích rõ nét về những luận điệu sai trái và âm mưu chống phá từ các thế lực thù địch, đồng thời khẳng định giá trị và sự cần thiết của việc giữ vững con đường CNXH.

    Thật đáng tiếc khi một số đối tượng vẫn không ngừng công kích và xuyên tạc về mục tiêu và thành quả của CNXH ở Việt Nam. Những quan điểm phản động, dù có sự ngụy biện và lừa dối, không thể che lấp được những thành tựu thực tế mà đất nước đã đạt được. Sự ổn định và phát triển của đất nước, cũng như những cải thiện rõ rệt trong đời sống của người dân, chính là bằng chứng sống động cho sự đúng đắn của con đường CNXH.

    Đặc biệt, các thế lực thù địch thường lợi dụng những khó khăn tạm thời, hoặc những vấn đề còn tồn tại để bôi nhọ, xuyên tạc thành quả của cách mạng. Họ bỏ qua những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn Đảng, toàn dân trong việc xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng. Những luận điệu này không chỉ sai lệch mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết và thiếu tôn trọng đối với công sức của hàng triệu người đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

    Chúng ta không thể để những ý kiến lệch lạc làm suy yếu niềm tin vào con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Việc bảo vệ và phát huy những giá trị của CNXH là trách nhiệm của mỗi công dân yêu nước, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết chống phá.

    Hãy cùng nhau kiên định, nỗ lực không ngừng để xây dựng một Việt Nam phát triển bền vững, hài hòa và công bằng. Đó là cách tốt nhất để đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân và bảo vệ thành quả cách mạng mà chúng ta đã dày công xây dựng.

    Trả lờiXóa
  3. Ngày Quốc khánh 2/9 là dịp để chúng ta tự hào về những thành tựu vĩ đại của cách mạng, đồng thời cũng là thời điểm để nhắc nhở về sự cần thiết phải bảo vệ con đường mà chúng ta đã chọn. Bài viết đã nêu rõ những luận điệu xuyên tạc và các hoạt động chống phá từ các thế lực thù địch, qua đó khẳng định sự đúng đắn và sức mạnh của con đường chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Việt Nam đang theo đuổi.

    Dù những âm mưu và luận điệu chống phá có vẻ ngày càng tinh vi, nhưng thực tế không thể phủ nhận những thành tựu mà đất nước đã đạt được. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, và đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể là minh chứng rõ ràng cho sự đúng đắn của chính sách và mục tiêu CNXH. Những khó khăn và thách thức, mặc dù có tồn tại, không thể làm giảm giá trị của con đường mà chúng ta đã chọn.

    Các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng những thông tin sai lệch và cắt xén sự thật để làm giảm uy tín và sự tín nhiệm của CNXH, nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận và phân tích một cách rõ ràng để bảo vệ quan điểm đúng đắn. Sự phân tích khách quan và hiểu biết về tình hình thực tế sẽ giúp chúng ta không bị lạc hướng bởi những luận điệu xuyên tạc.

    Chúng ta cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, kiên định và nỗ lực không ngừng để bảo vệ và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, và phát triển bền vững. Hãy không để những luận điệu sai trái làm mờ đi sự tự hào và niềm tin vào con đường mà chúng ta đã lựa chọn.

    Trả lờiXóa