Thứ Tư, 02/10/2024, 07:45
Với âm mưu lâu dài là xoá bỏ chế độ XHCN, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân tiếp tục thay đổi phương thức hoạt động. Các đối tượng triệt để sử dụng không gian mạng để thực hiện “Chiến lược diễn biến hoà bình”, “đấu tranh bất bạo động”; lợi dụng tình hình, vụ việc “nóng” để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, kích động, bạo loạn, biểu tình chống Đảng, Nhà nước.
Trên không gian mạng, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân tạo lập các trang kênh, hội nhóm trên Facebook, Youtube, Tiktok để tung tin bịa đặt, cắt ghép, pha trộn thông tin thật, giả, đánh tráo khái niệm; đưa các vấn đề, vụ việc phức tạp, nhạy cảm về chính trị xã hội, các sự kiện chính trị quan trọng để mở các “chiến dịch tuyên truyền” phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ.
Gia tăng các hoạt động chống phá trên mạng xã hội
Để thực hiện âm mưu cơ bản và lâu dài là thực hiện “chiến lược diễn biến hoà bình”, “đấu tranh bất bạo động” nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức phản động, đối tượng chống đối trong và ngoài nước triệt để sử dụng không gian mạng gia tăng hoạt động chống phá. Trong số đó, phải kể đến trang Fanpage Việt Tân của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân.
Để thực hiện mục tiêu thu hút hơn 1 triệu người dùng mỗi ngày, Việt Tân gia tăng hoạt động tán phát các thông tin có nội dung tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động chống phá. Trong đó, tập trung vào một số sự kiện nổi bật như các kỳ họp Quốc hội, Hội nghị Trung ương, kiện toàn các vị trí nhân sự chủ chốt của Đảng và Nhà nước để công kích công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta; tung tin, đồn đoán vấn đề nhân sự cấp cao; xuyên tạc về việc người dân “mất niềm tin” vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; kêu gọi đảng viên ra khỏi Đảng... để gây chia rẽ nội bộ, hạ uy tín lãnh đạo cấp cao, làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; tác động “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ, tạo dư luận bi quan, tiêu cực về tình hình đất nước. Có thể kể đến các bài viết như: Nội bộ Đảng “đấu đá, tranh giành quyền lực, phe nhóm triệt hạ lẫn nhau”; “Việt Nam đang bước vào giai đoạn “bất ổn” về chính trị”; “Cuộc đua chạy ghế Đại hội 14 đang vào hồi khốc liệt”; “Chính sách cán bộ lãnh đạo từ tỉnh khác về là “kẽ hở” cho những cán bộ cấp cao “hình thành thế lực vùng miền”; chỉ trích công tác phòng, chống tham nhũng là phục vụ “lợi ích nhóm”.
Liên quan chuyến thăm nước ngoài của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, truyền thông quốc tế nhận định chuyến thăm góp phần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam với các quốc gia… Thế nhưng trên trang Fanpage, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân lại đưa ra những nhận định thiếu căn cứ như việc thiếu ổn định tình hình chính trị thời gian qua khiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước tập trung “tranh giành quyền lực”, gây “sao nhãng” giải quyết các vấn đề hệ trọng của đất nước.
Gần đây, liên quan các sự kiện của ngành Công an, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân công kích cơ cấu, mô hình bộ máy của Bộ Công an hoạt động thiếu hiệu quả; xuyên tạc Bộ Công an phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng phần mềm quản lý tăng ni, phật tử để “kìm hãm”, “can thiệp” các sinh hoạt tôn giáo, gia tăng “đàn áp” những người “bất đồng chính kiến”, “đàn áp xuyên quốc gia” số chống đối đang định cư nước ngoài.
Lợi dụng trang mạng để thực hiện hành vi chống phá
Bên cạnh đó, Việt Tân còn chi tiền để nhằm tăng lượng tương tác, tiếp cận đến người dùng Facebook cho mỗi bài viết để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng. Không ngừng mở rộng hệ thống mạng lưới kênh thông tin trên các trang mạng xã hội Facebook, Tiktok, Twitter, Instargram…, nhằm tiếp cận đông đảo người dùng, nhất là giới trẻ.
Gần đây, các đối tượng thay đổi hình thức, nội dung bài đăng, tập trung vào lợi dụng vấn đề “dân sinh”, “dân quyền”, chủ đề nóng dư luận quan tâm. Trong đó, trọng tâm là bôi nhọ hình ảnh, công kích các hoạt động chỉ đạo, điều hành đất nước của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an; lợi dụng sự kiện, vụ việc nóng trong nước để kích động biểu tình, chống phá, công kích Việt Nam “đàn áp, vi phạm” nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận. Qua đó, tuyên truyền giá trị dân chủ của các nước phương Tây và xây dựng hình ảnh mới nhằm che đậy bản chất phản động, khủng bố của tổ chức này.
Việt Tân còn tổ chức các “chiến dịch” kích động biểu tình, tạo điểm nóng về ANTT. Trong đó, đặc biệt là 2 sự kiện liên quan đến Trung Quốc để kích động tâm lý bài Trung; kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc. Điển hình là việc chúng lợi dụng sự kiện 50 năm Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19/1/1974 - 19/1/2024) để tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử; kêu gọi người dân tham gia ký tên vào cái gọi là “Kiến nghị Hoàng Sa thuộc Việt Nam” với mục tiêu thu thập đủ 50 nghìn chữ ký gửi Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế không có thiện cảm với Việt Nam, nhằm xuyên tạc, phủ nhận vai trò, thành tựu lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; kích động người dân xuống đường tụ tập đông người, biểu tình nhằm gây bất ổn an ninh, chính trị. Thực chất, đây là mưu đồ tập dượt cho cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” lật đổ chế độ XHCN ở nước ta. Bài học nhãn tiền là cuộc “cách mạng đường phố” lật đổ vai trò lãnh đạo của Chính phủ hợp hiến vừa mới vừa xảy ra tại đất nước Bangladesh vào tháng 7, 8 năm 2024.
Một sự kiện nữa là kích động nhà đầu tư trái chủ tụ tập đông người, duy trì các điểm nóng. Với sự kiện này, các đối tượng đã huy động tối đa mạng lưới truyền thông thường xuyên phát tán các thông tin dẫn dắt dư luận, kích động tụ tập trước trụ sở các cơ quan chức năng để đòi quyền lợi; chỉ đạo các đối tượng trong nội địa xâm nhập vào các hội nhóm kín trên không gian mạng để dẫn dắt, tạo tâm lý bức xúc. Mục đích của các đối tượng là nhằm chọn thời điểm thích hợp trà trộn vào các cuộc tụ tập đông người để gây rối, tạo cớ làm ngòi nổ, kích động biểu tình trên diện rộng.
Các đối tượng còn triển khai chiến dịch “Tự do Internet” để soạn thảo “bản khuyến nghị” gửi Meta, xuyên tạc chính quyền Việt Nam gây áp lực với Facebook để hạn chế, siết chặt quyền tự do ngôn luận của người dân… Gia tăng các hoạt động vận động chính giới để kêu gọi, tranh thủ sự ủng hộ của các nước phương Tây. Đây là hoạt động được Việt Tân đẩy mạnh thực hiện trong năm 2023. Các đối tượng tập trung khai thác “Cơ chế của Liên minh Châu Âu về trừng phạt vi phạm nhân quyền toàn cầu”, tham gia các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với đại diện Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hà Lan, dân biểu các nước phương Tây tại Quốc hội Liên minh Châu Âu và Canada nhằm xuyên tạc chính quyền “vi phạm quyền tự do” của người dân khi thực thi Luật An ninh mạng.
Đồng thời, lợi dụng các hội thảo quốc tế, diễn đàn quốc tế để gửi “thư ngỏ”, “kiến nghị” đến lãnh đạo nhiều quốc gia xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam; đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt vì tự do tôn giáo. Đồng thời, áp dụng các biện pháp chế tài đối với các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước; không bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam tham gia Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc; gây khó khăn cho việc tham gia các hiệp định thương mại (EVFTA, EVIPA, RCEP….); không công nhận Việt Nam là nền “kinh tế thị trường” hòng gây sức ép, yêu cầu Việt Nam phải nhượng bộ trong vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” để có điều kiện can thiệp vào công việc nội bộ, tác động một số chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Tân dựng lên các sự kiện, giải thưởng cho các đối tượng chống đối bị bắt, xử lý hình sự như: “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”, “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam”… tạo diễn đàn trên mạng Internet để lôi kéo người sử dụng mạng xã hội bình chọn các sự kiện ca nhạc nhằm thu hút cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Cùng với việc gia tăng các hoạt động chống phá trên không gian mạng, Việt Tân đã thành lập, chỉ đạo thành lập một số tổ chức ngoại vi, trá hình hoạt động chống phá trên nhiều lĩnh vực, địa bàn. Có thể kể đến như: “Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường”, Rise, Voice, “Việt Tân tương trợ”...
Các tổ chức ngoại vi này triệt để lợi dụng danh nghĩa các câu lạc bộ xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, sử dụng các chiêu bài đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, “yêu nước”, “bảo vệ Tổ quốc”..., để kích động tụ tập, biểu tình, gây mất ANTT. Bên cạnh đó, các tổ chức này cung cấp thông tin, xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam để vận động chính giới một số nước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; lập hàng chục chương trình, dự án “xã hội dân sự” để xin tài trợ từ bên ngoài…
Tổ chức phản động lưu vong Việt Tân thực chất không ngừng thay đổi hình thức và phương pháp hoạt động để thực hiện âm mưu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sử dụng không gian mạng là một trong những chiêu bài tinh vi của tổ chức này nhằm lợi dụng, kích động, và xuyên tạc tình hình trong nước, từ đó tác động tiêu cực đến nhận thức của người dân và gây chia rẽ nội bộ.
Trả lờiXóaViệt Tân thường xuyên khai thác các vấn đề nóng, nhạy cảm trong xã hội để tạo ra các chiến dịch tuyên truyền phá hoại tư tưởng, làm giảm niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chúng cố ý cắt ghép, bóp méo thông tin để tung ra những câu chuyện bịa đặt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, hòng tạo nên bức tranh thiếu thực tế về Việt Nam trên không gian mạng. Tất cả những điều này đều là một phần trong chiến lược "diễn biến hòa bình" và “đấu tranh bất bạo động” mà Việt Tân và các tổ chức phản động khác đang ráo riết triển khai.
Trước những âm mưu và thủ đoạn ngày càng tinh vi này, chúng ta cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác khi tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội. Để bảo vệ sự ổn định, phát triển của đất nước, cần nhận thức rõ bản chất của các tổ chức phản động như Việt Tân và không để bị lợi dụng vào những âm mưu gây chia rẽ, bất ổn xã hội. Đồng thời, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân khi tham gia các nền tảng mạng xã hội cũng là điều cần thiết để không trở thành nạn nhân của những chiêu trò thông tin sai lệch.
Việt Tân từ lâu đã thể hiện rõ mưu đồ phá hoại bằng những chiêu trò tinh vi, lợi dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thông qua việc tạo lập các trang kênh, hội nhóm trên Facebook, YouTube, TikTok, tổ chức này tung ra những thông tin giả, pha trộn thật giả lẫn lộn để làm hoang mang dư luận.
Trả lờiXóaĐáng lo ngại, Việt Tân còn khéo léo chọn các vấn đề “nóng” để kích động, khơi gợi sự bất mãn và kêu gọi tụ tập đông người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự và lòng tin của nhân dân. Những thông tin xuyên tạc về các hoạt động của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các sự kiện quan trọng như kỳ họp Quốc hội hay các hội nghị Trung ương, đều được chúng lợi dụng triệt để nhằm xuyên tạc và đả kích công tác lãnh đạo của chính quyền.
Là những công dân yêu nước, chúng ta cần đề cao cảnh giác, không để bản thân bị lôi kéo hoặc tác động bởi những luận điệu xuyên tạc này. Hãy tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội, đồng thời kiên quyết lên án, tố giác những hành vi phá hoại của các tổ chức phản động như Việt Tân.
Việc lợi dụng không gian mạng để kích động, xuyên tạc và phá hoại tư tưởng của người dân là thủ đoạn tinh vi và nguy hiểm mà các tổ chức phản động như Việt Tân đang đẩy mạnh. Sử dụng các trang mạng xã hội phổ biến, chúng lan truyền những thông tin sai lệch, đồn thổi, bóp méo sự thật với mục đích gieo rắc sự nghi ngờ, chia rẽ nội bộ và làm suy giảm niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
Trả lờiXóaCác thông tin này không chỉ ảnh hưởng đến những vấn đề chính trị - xã hội mà còn gây hoang mang cho người dân khi tác động đến các vấn đề nhạy cảm, dễ gây bức xúc. Đây là hành vi không thể dung thứ, và mỗi chúng ta cần có trách nhiệm trong việc tỉnh táo tiếp nhận thông tin, không bị lôi kéo bởi các chiêu trò phá hoại tinh vi. Hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng mạng lành mạnh, nâng cao ý thức để góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, hòa bình của đất nước.