Thứ sáu, 18/10/2024 - 06:11
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả thường được ngụy tạo, củng cố thông qua nhiều thủ thuật. Vì thế mà sinh ra lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo, quản lý tùy tiện. Ngăn chặn uy tín giả là nhiệm vụ vừa có tính cấp thiết trước mắt, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài trong công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Uy tín giả do đâu mà có?
Uy tín là sự biểu hiện của phẩm chất, năng lực cá nhân, được người khác và tập thể thừa nhận một cách tự nhiên. Tuy vậy, trong nội bộ cán bộ, đảng viên hiện nay, uy tín giả vẫn nảy sinh và tồn tại. Mặc dù đây không phải là phổ biến, nhưng cũng không còn là cá biệt. Thực tế đó nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ là một trong những nguy cơ làm cho Đảng xa dân-xa cội nguồn sức mạnh. Trong đời sống xã hội, những thứ gì là giả tạo thì cũng thường rất dễ bị phơi bày. Song, uy tín giả lại khéo được che đậy và không dễ gì nhận diện. Vì thế mà chúng ta không dễ gì vạch lộ được chân tướng uy tín giả.
Uy tín giả được hình thành do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, chủ quan vẫn là nguyên nhân phổ biến. Về mặt khách quan, có thể kể đến những tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, cơ chế thị trường cũng làm nảy sinh tâm lý, tư tưởng thực dụng, cá nhân vị kỷ ở một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên... suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” (1). Vì vậy, có thể khẳng định, mặt trái của cơ chế thị trường là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh uy tín giả. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng nhiều chiêu trò du nhập và cổ xúy cho lối sống thực dụng, phản đạo đức, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cũng là cha đẻ của tín uy giả.
Về mặt chủ quan từ cấp ủy, tổ chức đảng: Do những hạn chế, bất cập, thậm chí sao nhãng, buông lơi công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã dẫn đến tình trạng này. Đây là nguyên nhân khách quan đối với từng cán bộ, đảng viên, nhưng nó lại là chủ quan của tổ chức, đã tạo sơ hở cho uy tín giả soán ngôi. Ngoài ra cũng không loại trừ trường hợp do tập thể đã suy thoái, lợi ích nhóm đã suy tôn, ngụy tạo uy tín giả cho cá nhân và đôn lên vị trí quyền lực, sau đó thì thao túng người nắm quyền để trục lợi. Về chủ quan ở mỗi cán bộ, đảng viên suy cho cùng, chủ nghĩa cá nhân chính là mầm mống làm nảy sinh uy tín giả. Cái gọi là uy tín đó được sản sinh không dựa trên cơ sở tài năng, đức độ cũng như những giá trị xã hội đích thực. Vì vậy, nhận diện uy tín giả là phơi bày mục đích, cách thức, con đường hình thành và những biểu hiện phức tạp của nó.
Điểm mặt uy tín giả
Trên thực tế, uy tín giả được biểu hiện rất phong phú với nhiều kiểu loại khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số kiểu điển hình như thói công thần, gia trưởng hoặc kiểu uy tín dựa trên việc tạo ra sự cách biệt trong quan hệ với mọi người và uy tín kiểu "bề trên" người khác... Về xu hướng uy tín giả, có thể kể đến hai xu hướng cơ bản, trái ngược nhau, nhưng lại cùng chung mục đích. Xu hướng thứ nhất, bề ngoài tỏ ra quan tâm, gần gũi quần chúng nhưng lại hạ thấp yêu cầu, nhiệm vụ đối với cấp dưới, thậm chí là lề lối làm việc tùy tiện để nhận được sự tin tưởng ủng hộ. Người cán bộ, đảng viên củng cố uy tín cho mình theo cách này thường có phong cách lãnh đạo dân túy. Một kiểu cán bộ "dĩ hòa vi quý", sợ trách nhiệm, thiếu dũng khí và không có tinh thần quyết đoán.
Xu hướng thứ hai là khuếch trương sức mạnh quyền lực để buộc tổ chức, cá nhân thuộc quyền phải phục tùng nhưng không vì mục đích, lợi ích chung của tổ chức, của tập thể, vì sự tiến bộ. Đây là kiểu uy tín tạo ra sự độc đoán, chuyên quyền, bỏ qua các nguyên tắc. PGS, TS Phạm Lan Oanh, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng: “Người độc đoán, trịch thượng thường lấy áp đặt chủ quan thay vì phát huy dân chủ. Vì vậy, trong công tác, họ thường phân công, giao nhiệm vụ một cách tùy tiện, đẩy phần việc khó khăn cho những người yếu thế. Còn lợi ích và cơ hội thăng tiến thì ưu tiên cho cánh hẩu hoặc ban phát tùy tiện theo ý muốn cá nhân. Vì thế mà sinh ra sự bất bình đẳng trong nội bộ và kéo tập thể cơ quan, đơn vị, địa phương đi xuống”. Nhận định trên cho thấy tính chất nguy hại của uy tín giả là rất nghiêm trọng.
Cũng bàn về xu hướng uy tín giả, Thượng tá, PGS, TS Bùi Minh Đức, Chủ nhiệm Bộ môn, Khoa Tâm lý học Quân sự, Học viện Chính trị nhấn mạnh: “Người lãnh đạo có phong cách độc đoán, chuyên quyền, thường tự cho mình có quyền uy tối thượng trước tập thể do mình phụ trách. Họ ngụy biện, đánh tráo khái niệm “đứng đầu” thành “đứng trên” tổ chức và tập thể. Khi đó, trong thực thi công vụ thường bất chấp nguyên tắc, thao túng chính sách và pháp luật, công tư bất minh. Vì thế, hiện tượng chia rẽ nội bộ, kéo bè kéo cánh và lợi ích nhóm trong cơ quan, đơn vị, địa phương là những câu chuyện rất dễ xảy ra”. Ngoài ra, hiện tượng đánh bóng thành tích, che giấu khuyết điểm của bản thân; bình phẩm, chê bai điểm yếu của người khác để tạo dựng uy tín cho mình vẫn còn hiện hữu xung quanh chúng ta. Uy tín giả được hình thành bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, cho nên biểu hiện của nó cũng muôn hình vạn trạng. Trước hết là ở những kiểu người có lời nói không đi đôi với việc làm. Họ nói nhiều, làm ít; nói một đằng, làm một nẻo trong khi bản thân mình không gương mẫu.
Hiện tượng một số cán bộ có đôi chút thành công trong quá khứ, nhưng sau đó thì thỏa mãn, dừng lại. Họ thường khoe khoang về những thành tích trước đó, song, lại bảo thủ trì trệ, lười học tập, không chịu đổi mới, sáng tạo cũng là biểu hiện của sự chuyển hóa sang thái cực của uy tín giả. Cho nên thói công thần, bảo thủ cũng là suy thoái và không còn phù hợp với yêu cầu về phẩm chất, uy tín của người cán bộ, đảng viên chân chính.
Bên cạnh đó, hiện tượng cán bộ sợ trách nhiệm, sợ phải chịu trách nhiệm cho nên không dám quyết đoán, đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung thì không thể có uy tín đích thực. Người có uy tín giả thì mỗi khi những sai phạm bị bại lộ thường tìm cách lấp liếm, che đậy để giữ gìn cái gọi là uy tín đó. Không chỉ thế, khi cơ quan, tổ chức, lĩnh vực thuộc phạm vi mình phụ trách có khuyết điểm thì tìm cách đổ lỗi cho cá nhân, tập thể khác. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Có khi nhờ "phù phép” mà trước cấp trên và quần chúng, tội của họ biến thành công, làm ăn chẳng ra gì nhưng lại rùm beng là có thành tích lớn;... “uy tín” lên như diều!”(2). Cho nên, uy tín giả đã, đang và sẽ gây tác hại nghiêm trọng, cần phải được ngăn chặn.
Như vậy, uy tín giả nảy sinh và tồn tại, xâm nhập, lây lan vì những mục đích cá nhân không trong sáng. Nó thường khéo che đậy, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Cho nên ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả cũng là một công cuộc đầy khó khăn và luôn song hành với quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
(còn nữa)
Thượng tá MAI XUÂN CHÍNH, Phó chính ủy Lữ đoàn 87, Binh chủng Hóa học
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2012): Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr.22.
(2) Nguyễn Phú Trọng (2023): “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.492.
Bài viết đã chỉ rõ một thực trạng đáng lo ngại trong đời sống chính trị xã hội hiện nay, đó là sự nảy sinh và tồn tại của "uy tín giả", một vấn đề có tác động sâu rộng đến uy tín của Đảng và các tổ chức chính trị. Uy tín là yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ phản ánh phẩm chất và năng lực cá nhân mà còn thể hiện sự tín nhiệm của tập thể, của nhân dân đối với người lãnh đạo. Tuy nhiên, khi uy tín giả xuất hiện, nó gây ra những hậu quả khôn lường, làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, gây mất niềm tin trong công tác lãnh đạo và quản lý.
Trả lờiXóaMột trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành của uy tín giả chính là yếu tố chủ quan từ cả cán bộ, đảng viên lẫn các tổ chức. Thói quen đánh bóng thành tích, khoe khoang những thành công trong quá khứ, trong khi lại thiếu sự đổi mới sáng tạo và trách nhiệm trong công việc, chính là những biểu hiện của uy tín giả. Các thủ đoạn ngụy tạo uy tín như làm việc tùy tiện, sử dụng quyền lực để thao túng cấp dưới, hay thậm chí che giấu khuyết điểm, đều nhằm mục đích tạo ra một hình ảnh tốt đẹp giả tạo mà không dựa trên thực lực thực sự.
Sự tồn tại của uy tín giả không chỉ làm hại đến cá nhân, mà còn là mối nguy hại lớn đối với Đảng và đất nước. Chính vì vậy, việc nhận diện và ngăn chặn uy tín giả trở thành nhiệm vụ cấp thiết, không chỉ nhằm bảo vệ sự trong sạch của Đảng mà còn để giữ gìn mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Đặc biệt, trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, khi mà những yếu tố thực dụng và ích kỷ có thể dễ dàng len lỏi vào trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thì sự ngăn chặn uy tín giả càng cần được thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Nhận diện uy tín giả không phải là một công việc dễ dàng, bởi nó thường được che giấu dưới lớp vỏ bọc của những lời nói hoa mỹ và những hành động phù hợp với bề ngoài. Tuy nhiên, một khi uy tín giả bị phát hiện, nó sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến sự đoàn kết trong tổ chức, gây mất lòng tin từ phía nhân dân và làm suy yếu sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, cần có những biện pháp mạnh mẽ, không khoan nhượng để ngăn chặn sự lan tràn của uy tín giả và tạo ra một môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh, nơi mà những người lãnh đạo thực sự có uy tín dựa trên phẩm chất, năng lực và sự cống hiến cho tập thể, cho xã hội.
Bài viết đã đưa ra một góc nhìn sâu sắc và đầy cảnh báo về nguy cơ của uy tín giả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Uy tín là thước đo quan trọng của một người lãnh đạo, thể hiện năng lực, phẩm hạnh và sự tin tưởng của cộng đồng đối với họ. Tuy nhiên, khi uy tín đó bị làm giả, bị ngụy tạo thông qua những thủ đoạn như hạ thấp yêu cầu, sử dụng quyền lực không đúng đắn hay khoe khoang thành tích, nó sẽ không những làm suy yếu uy tín cá nhân mà còn đe dọa đến sự đoàn kết, đồng thuận trong tổ chức. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của uy tín giả, như bài viết chỉ ra, có thể đến từ sự thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và những tệ nạn của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan từ cấp ủy, tổ chức đảng cũng là nguyên nhân quan trọng không thể bỏ qua, khi mà công tác quản lý, giám sát cán bộ còn thiếu chặt chẽ. Để ngăn chặn uy tín giả, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải xây dựng uy tín của mình dựa trên thực tế, phát huy phẩm chất và năng lực thật sự, từ đó tạo dựng được sự tín nhiệm lâu dài và vững chắc từ phía nhân dân và cộng đồng.
Trả lờiXóaBài viết đã làm rõ một vấn đề rất nhức nhối trong xã hội hiện đại, đó là sự xuất hiện và phát triển của uy tín giả trong giới cán bộ, đảng viên. Uy tín là yếu tố căn bản để tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với một cá nhân hay tổ chức, và một khi uy tín bị ngụy tạo, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin ấy, làm suy yếu mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, thậm chí gây hại đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Như bài viết đã chỉ ra, uy tín giả không chỉ nảy sinh do những nguyên nhân chủ quan từ các cá nhân mà còn do sự buông lỏng quản lý, thiếu sự giám sát chặt chẽ từ các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. Điều này khiến cho uy tín giả dễ dàng tồn tại và phát triển. Chính vì thế, việc nhận diện và ngăn chặn uy tín giả trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của từng cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Bằng cách tạo ra một môi trường minh bạch, dân chủ và công bằng, chúng ta có thể ngăn ngừa sự phát triển của uy tín giả, đồng thời xây dựng được một đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực và phẩm chất thực sự, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
Trả lờiXóa