Thứ Hai, 16/12/2024, 06:55
Bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam”
Tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN) là một tổ chức tự xung ở Mỹ được lập ra với mục tiêu gia tăng các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới, khoác dưới cái mũ “để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Hằng năm, VHRN đưa ra bản “Báo cáo nhân quyền Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Từ năm 2002 đến nay, vào dịp cuối năm, VHRN lại công bố cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” để “vinh danh” những cá nhân, tổ chức mà họ cho là đã có “thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”.
Trên thực tế, cá nhân, tổ chức mà họ “vinh danh” để nhận “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” hằng năm đều là những cá nhân, tổ chức đã có các hoạt động vi phạm pháp luật, phạm tội, có hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bị toà án các cấp kết án tù giam. Từ năm 2002 đến nay, những tổ chức được VHRN tiến hành “vinh danh” nhận “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” có thể kể đến như: Hội nhà báo độc lập Việt Nam, Bán nguyệt san Tự do ngôn luận của khối 8406, Hội Anh em dân chủ, Mạng lưới blogger Việt Nam... Còn các cá nhân hoạt động chống phá đất nước Việt Nam dưới danh nghĩa là “tù nhân lương tâm”, “dân oan”, “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân chính trị” được tổ chức này “vinh danh” bao gồm: Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm, Thích Quảng Độ, Phan Văn Lợi, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Nguyễn Đăng Quế, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải (Hải “Điếu cày”), Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Võ An Đôn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Đình Mẫn, Phạm Đoan Trang, Lê Công Định, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Tường Thụy, Lưu Văn Vịnh, Trần Đức Thạch... Năm 2023, tổ chức này cũng đã “vinh danh” 3 “khôi nguyên” là đối tượng đang chấp hành án phạt tù về các tội danh tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bao gồm Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng…
Lộ tẩy những “khôi nguyên” nhận giải thưởng
Trong nội dung được tổ chức VHRN đăng tải trên các diễn đàn mạng cho biết, ngày 18/11/2024, VHRN đã công bố về 3 “khôi nguyên” được “vinh danh” nhận “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” là các đối tượng Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước. Cũng như các năm trước, những đối tượng được họ vinh danh lần này đều có điểm chung là đang phải chấp hành án phạt tù về các tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự.
Đối với Đỗ Nam Trung (sinh năm 1981, hộ khẩu thường trú đội 1, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), ngày 24/3/2022, tại trụ sở TAND tỉnh Nam Định, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và tuyên y án 10 năm tù giam và phạt bổ sung 4 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo điểm a, khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đỗ Nam Trung là người đã từng có nhiều tiền án; trong đó, năm 2015, bị TAND tỉnh Đồng Nai xử phạt 14 tháng tù giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Sau khi ra tù vào năm 2016, Đỗ Nam Trung đã có hành vi đăng tải 6 video có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Hành vi của Đỗ Nam Trung đã đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc, chạy theo những lời kêu gọi, cổ xúy của các thế lực thù địch, phản động nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tại Việt Nam, gây chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền. Bản thân Đỗ Nam Trung khai báo không thành khẩn, phạm tội nhiều lần và là người biết rõ hậu quả hành vi vi phạm pháp luật của mình nhưng vẫn cố tình hoạt động chống Nhà nước. Do vậy, việc tòa án tuyên phạt 10 năm tù giam và phạt bổ sung 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù đối với Đỗ Nam Trung là hoàn toàn xứng đáng và thể hiện sự nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật.
Đối với Bùi Văn Thuận (sinh năm 1981, quê quán ở xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, đăng ký thường trú tại phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa), là người đang phải chấp hành bản án 8 năm tù giam và áp dụng hình phạt bổ sung quản chế trong thời hạn 5 năm về tội “Tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2016 đến tháng 8/2021, Bùi Văn Thuận là người đã tạo lập, quản trị và sử dụng tài khoản Facebook “Thuan Van Bui (Cha già dân tộc)” để đăng tải, chia sẻ, phát tán nhiều bài viết có nội dung xúc phạm uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương; xuyên tạc, bịa đặt, suy luận vô căn cứ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền, kích động chống phá, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Hành vi của Bùi Văn Thuận đã gây nguy hiểm cho xã hội cần phải xử lý nghiêm khắc và bản án mà TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt trong phiên tòa xét xử diễn ra vào hai ngày 17-18/11/2022 là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho Bùi Văn Thuận, người từng được xem là có trình độ, nhận thức, đã từng làm việc tại các Trường THPT Dân lập Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội), Trường THPT Dân lập Phương Nam (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Còn đối với Đặng Đăng Phước (sinh năm 1963, trú tổ dân phố 7A, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), TAND cấp cao tại Đà Nẵng trong phiên xét xử phúc thẩm ngày 7/10/2023 đã tuyên y án sơ thẩm với bản án 8 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự. Theo cáo trạng, từ năm 2019 đến tháng 8/2022, Đặng Đăng Phước đã đăng tải, chia sẻ hơn 200 bài viết có nội dung công kích lãnh đạo cấp cao và chính quyền, xuyên tạc tình hình chính trị - xã hội trong nước; công khai thể hiện tư tưởng, quan điểm bất mãn, bôi nhọ, nói xấu lực lượng Công an; lợi dụng các vấn đề đang được xã hội và cộng đồng mạng quan tâm để xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, Đặng Đăng Phước thường xuyên tham gia các hội, nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội để ủng hộ hoạt động của các nhóm chống đối như: “No U,” “Phổ biến Hiến pháp”; lôi kéo những đối tượng bất mãn, chống đối trên địa bàn tỉnh tham gia các phiên tòa xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật; căng băng rôn, cản trở hoạt động của các cơ quan chức năng, kích động, gây phức tạp về an ninh trật tự; tụ tập hát những bài hát có nội dung kích động, phá hoại về tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Những hành động của Đặng Đăng Phước đã vi phạm các quy định của ngành giáo dục, trái với đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Các hành vi đó đã diễn ra trong một thời gian dài. Mặc dù đã được các cơ quan, lực lượng chức năng nhiều lần mời làm việc để tuyên truyền, vận động, giải thích, nhắc nhở nhưng Đặng Đăng Phước không chấp hành. Bản án 8 năm tù giam là hình phạt thích đáng với quá trình vi phạm pháp luật, tuyên truyền chống phá đất nước của Đặng Đăng Phước.
Như vậy, với những hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam của Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước mà tổ chức “VHRN lại “vinh danh” cho họ cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” đủ để thấy rõ bản chất của tổ chức này cũng như việc trao “giải thưởng” cũng chỉ là chiêu trò bịp bợm nhằm xuyên tạc về tình hình nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như nhằm cổ xuý cho những kẻ đang chấp hành án phạt tù về các hành động chống phá đất nước.
Việc tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (VHRN) công bố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” một lần nữa khiến chúng ta không khỏi đặt câu hỏi về tính minh bạch và động cơ đằng sau hành động này. Những cá nhân được vinh danh trong dịp này không phải là những người đấu tranh vì tự do, công lý hay nhân quyền theo nghĩa phổ quát, mà thực tế họ là những người đã có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các tội danh chống phá Nhà nước Việt Nam. Việc trao giải thưởng cho những đối tượng như Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước cho thấy rõ sự xuyên tạc của tổ chức này trong việc đánh lừa dư luận và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Trả lờiXóaVHRN luôn tự xưng là tổ chức đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ, nhưng trên thực tế, mục tiêu của họ không phải là bảo vệ quyền lợi của người dân mà là kích động sự bất ổn và chia rẽ trong xã hội Việt Nam. Những giải thưởng mà họ trao hàng năm cho các cá nhân bị kết án vì các hành vi phá hoại chính trị, tuyên truyền chống phá chính quyền Việt Nam chỉ là một chiêu trò để tăng cường ảnh hưởng và tiếp tục tuyên truyền những quan điểm sai lệch về tình hình nhân quyền tại đất nước này. Điều này không chỉ gây hiểu lầm về thực tế xã hội Việt Nam mà còn làm tổn hại đến hình ảnh của đất nước trong mắt quốc tế.
Các cá nhân được VHRN vinh danh không phải là những anh hùng đấu tranh cho nhân quyền, mà họ là những kẻ đã có hành động xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, đe dọa đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước đều đã bị kết án vì những hành vi phạm tội nghiêm trọng, và việc họ tiếp tục nhận “giải thưởng” từ VHRN chỉ làm rõ hơn sự thiếu minh bạch và động cơ không trong sáng của tổ chức này. Cần phải hiểu rõ rằng, giải thưởng này không phải là sự vinh danh cho những người bảo vệ nhân quyền, mà là một phần trong chiến lược tuyên truyền, thao túng dư luận của các thế lực phản động.
Việc công khai vinh danh những đối tượng chống phá đất nước như thế này không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ quốc tế mà còn gây ra sự bất ổn trong xã hội, khi những thông tin sai lệch và thông điệp kích động lại được lan tỏa. Chính vì vậy, việc phản bác các hành động của VHRN và yêu cầu minh bạch trong các hoạt động của tổ chức này là điều cần thiết, để bảo vệ sự ổn định của đất nước và tránh để những quan điểm sai lệch ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaViệc tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (VHRN) công bố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” lại một lần nữa khiến dư luận đặt ra câu hỏi về mục đích thực sự của tổ chức này. Thực tế, giải thưởng mà VHRN trao tặng cho những cá nhân như Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước không phải là sự vinh danh cho những người đấu tranh vì tự do, dân chủ hay nhân quyền một cách chính đáng, mà là phần thưởng cho những người đã vi phạm pháp luật, cố tình tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là một động thái hết sức mâu thuẫn với các giá trị nhân quyền mà tổ chức này tự xưng là bảo vệ.
Trả lờiXóaMặc dù tổ chức VHRN luôn tự nhận mình là một tổ chức đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam, nhưng thực chất các hoạt động của họ chỉ là chiêu trò để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và thúc đẩy các hành động chống đối từ bên ngoài. Những đối tượng mà tổ chức này vinh danh đều là những cá nhân đã bị kết án vì hành vi xuyên tạc sự thật, gây bất ổn chính trị và tạo ra sự chia rẽ trong xã hội. Họ đã thực hiện các hành động chống phá, tuyên truyền sai sự thật và thậm chí tổ chức các cuộc biểu tình trái phép, không tôn trọng pháp luật của Việt Nam.
Việc VHRN trao giải cho những người đã và đang chấp hành án tù vì các tội danh liên quan đến việc chống phá chính quyền là một minh chứng rõ ràng cho thấy bản chất của tổ chức này. Thực tế, những giải thưởng này không có ý nghĩa gì về mặt nhân quyền hay công lý mà chỉ nhằm mục đích phục vụ cho các thế lực phản động, thúc đẩy các chiến dịch tuyên truyền chống lại chính quyền Việt Nam. Đây là hành động hết sức nguy hiểm, khi mà các thông tin sai lệch được lan truyền và gây hiểu lầm cho dư luận, cả trong và ngoài nước.
Hành vi của các đối tượng này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có thể làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào chính quyền, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Mặc dù VHRN luôn đưa ra những tuyên bố về quyền tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng hành động của tổ chức này lại không hề phản ánh những giá trị cao quý mà họ tuyên truyền. Thay vì hỗ trợ cho những người thật sự đấu tranh vì quyền lợi của người dân, họ lại cố tình vinh danh những kẻ đang vi phạm pháp luật và làm suy yếu lòng tin của cộng đồng đối với chính quyền và pháp luật.
Chính vì vậy, việc chỉ trích và lên án các hoạt động của VHRN là hết sức cần thiết, nhằm bảo vệ sự ổn định chính trị, xã hội và đảm bảo rằng các giá trị nhân quyền sẽ được thực thi đúng đắn. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức rõ rằng tổ chức này không phải là người bảo vệ nhân quyền, mà là một công cụ để chống phá, tuyên truyền sai lệch, gây mất ổn định cho Việt Nam.
Việc tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (VHRN) tiếp tục công bố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2024” không chỉ phản ánh sự mâu thuẫn trong các tuyên bố của họ mà còn là một hành động nhằm làm lệch lạc những giá trị thực sự của nhân quyền và tự do. Giải thưởng này một lần nữa được trao cho các cá nhân đang chấp hành án tù vì hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước. Những người này đều đã bị kết án vì các tội danh liên quan đến hành vi phát tán thông tin sai lệch, kích động, xuyên tạc và chống lại chính quyền hợp pháp. Điều này đặt ra câu hỏi về bản chất của giải thưởng mà VHRN đang trao tặng, đồng thời là lời nhắc nhở rằng tổ chức này không thực sự đấu tranh cho nhân quyền, mà chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị đen tối của một số thế lực phản động bên ngoài.
Trả lờiXóaBản chất của VHRN từ lâu đã được thể hiện rõ qua các hoạt động và tuyên bố công khai của họ. Mặc dù tự xưng là tổ chức bảo vệ nhân quyền và đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ tại Việt Nam, nhưng những hành động thực tế của VHRN lại phản ánh một mục tiêu khác. Họ không những không giúp đỡ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam, mà còn tìm mọi cách để xuyên tạc, bóp méo sự thật và can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Hàng năm, tổ chức này liên tục công bố các báo cáo về nhân quyền Việt Nam, trong đó không thiếu những thông tin sai lệch, thiếu căn cứ nhằm tạo ra những hình ảnh tiêu cực về chính quyền và khuyến khích các hoạt động chống đối trong nước.
Những đối tượng mà VHRN “vinh danh” qua các năm thường là những cá nhân đã vi phạm pháp luật, có hành vi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Chẳng hạn như Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước đều là những người đã có hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống và kích động chống phá Nhà nước. Họ đã bị các cơ quan chức năng xét xử và chịu những bản án thích đáng theo quy định của pháp luật. Việc VHRN trao giải cho họ không chỉ là sự tiếp tay cho các hành vi phạm pháp mà còn là một động thái thể hiện sự không tôn trọng hệ thống pháp lý của Việt Nam. Các cá nhân này đã sử dụng các nền tảng mạng xã hội để phát tán những bài viết, video với mục đích làm mất ổn định xã hội, gây hoang mang và xói mòn niềm tin của nhân dân vào chính quyền.
Cần phải nhìn nhận rằng, những tổ chức như VHRN không hề có ý định bảo vệ nhân quyền thực sự. Họ chỉ lợi dụng các vấn đề về nhân quyền để thực hiện các mục tiêu chính trị của các thế lực thù địch bên ngoài, nhằm gây rối, chia rẽ và tạo ra những bất ổn cho đất nước. Thay vì đóng góp vào việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của người dân, VHRN lại tiếp tay cho các hoạt động chống đối, kích động bạo lực và phá hoại nền tảng pháp lý của Việt Nam.
Việc tiếp tục vinh danh những đối tượng như Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước là một minh chứng rõ ràng cho thấy bản chất của tổ chức này. Những giải thưởng mà VHRN trao cho những kẻ chống phá chính quyền không phải là sự vinh danh chân chính, mà chỉ là một chiêu trò lừa dối để phục vụ cho những lợi ích chính trị của một nhóm người ngoài cuộc. Những người được “vinh danh” thực chất là những kẻ đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm tổn hại đến sự ổn định và phát triển của xã hội.
Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức rõ bản chất của các tổ chức như VHRN, không để họ lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để thực hiện các âm mưu chính trị đen tối. Sự ổn định và phát triển của đất nước cần phải được bảo vệ, và những cá nhân, tổ chức có hành vi chống phá cần phải bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.