Thứ Hai, 28/04/2025, 07:18
Chiến thắng 30/4/1975 không chỉ là sự kiện lịch sử trọng đại mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đây là kết quả tất yếu của một hành trình dài đấu tranh kiên cường, bất khuất của cả dân tộc chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và các thế lực tay sai, vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Thế nhưng cho đến nay, sau 50 năm giải phóng, vẫn tồn tại những luận điệu xuyên tạc, cố tình gọi cuộc chiến vệ quốc của nhân dân ta là “cuộc nội chiến”, đưa ra những quy kết sai trái về Ngày Giải phóng 30/4 nhằm bôi nhọ lịch sử, phủ nhận tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
Tái diễn luận điệu sai trái, xuyên tạc
Các thế lực thù địch, phản động luôn ra rả vu cáo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là “cuộc nội chiến”. Luận điệu này có từ lâu, đến nay vẫn tái diễn.
Để làm rõ bản chất của vấn đề, trước hết cần phải hiểu đúng khái niệm “nội chiến”. Các khái niệm theo từ điển thì, nội chiến là cuộc chiến tranh giữa các phe phái, các lực lượng chính trị trong cùng một quốc gia, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Trong khi đó, cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ 1954 đến 1975 hoàn toàn không phù hợp với định nghĩa này. Sự thật lịch sử là sau Hiệp định Genève 1954, Mỹ đã công khai phá hoại hiệp định, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành “tiền đồn chống cộng” trong chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc.
Thực ra không phải đến khi Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại lên làm Tổng thống thì Mỹ mới can dự vào tình hình Việt Nam. Trước đó, Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho thực dân Pháp ở Đông Dương. Vào cuối năm 1950, Mỹ viện trợ cho Pháp ở Đông Dương 133 triệu USD và chuyển giao khối lượng lớn vũ khí, tàu chiến, máy bay chiến đấu, xe quân sự. Năm 1954, viện trợ của Mỹ cho Pháp ở Đông Dương lên tới 1 tỷ USD (chiếm 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương).
Chính sử gia nổi tiếng người Mỹ Cecil B.Currey trong cuốn sách “Chiến thắng bằng mọi giá (Thiên tài quân sự Việt Nam: Đại tướng Võ Nguyên Giáp)” đã cho biết vào năm 1956, Allen Dulles, người đứng đầu của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử ở Việt Nam diễn ra theo quy định của Hiệp định Genève thì “thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi”. Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không.
Con số thống kê chính thức của Mỹ cho thấy, trong 21 năm (từ năm 1954 - 1975), viện trợ của Mỹ cho miền Nam Việt Nam hơn 26 tỷ USD. Ngoài số tiền viện trợ trên cho chính quyền Sài Gòn, Mỹ đã trực tiếp đưa quân đội, vũ khí, các bộ máy quân sự, dân sự vào miền Nam. Nếu tính tất cả các loại chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào Việt Nam khoảng hơn 160 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Eisenhower trong nhiệm kỳ 1953-1961 trong diễn văn đọc ngày 4/8/1953 tại Seatle đã nói rõ: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và vonfram mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa”. Tờ New York Times số ra ngày 21/10/1962 một lần nữa khẳng định về điều này: “Sự buôn bán và các sản phẩm của Đông Nam Á không phải là cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ nhưng lại là rất quan trọng đối với chúng ta và các đồng minh của chúng ta”.
Một sự thật khác chứng minh sự phụ thuộc của chính quyền Sài Gòn vào sự viện trợ của bên ngoài. Quyết tâm rút khỏi cuộc chiến đau thương và sa lầy tại Việt Nam, khi quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Paris, Quốc hội Hoa Kỳ thấy rằng tại sao phải cần thiết chi hàng tỷ USD cho đồng minh Nam Việt Nam trong khi chính nước Mỹ lại đang cần những đồng USD đó hơn bao giờ hết. Do đó, mặc dù các phái đoàn của Việt Nam Cộng hòa đã tích cực sang Hoa Kỳ để vận động Quốc hội Mỹ không cắt giảm viện trợ cho Nam Việt Nam nhưng Quốc hội Hoa Kỳ vẫn quyết định cắt giảm viện trợ cho Nam Việt Nam trong tài khóa 1974-1975 từ mức 1,4 tỷ USD xuống còn hơn 700 triệu USD. Tướng Mỹ Jhon Murey cho rằng “Nếu viện trợ còn 750 triệu USD, Sài Gòn chỉ còn khả năng bảo vệ một phần đất đai. Nếu xuống thấp nữa có nghĩa là xóa bỏ Việt Nam Cộng hòa”.
Điều đáng nói là chính những người bên kia chiến tuyến, trong đó ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Thủ tướng, Cựu Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn đã nói thật về thân phận nô lệ của chính quyền Sài Gòn: “Việt cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”. Trả lời trong cuộc phỏng vấn Báo Thanh Niên, số Xuân Ất Dậu (năm 2005), ông Nguyễn Cao Kỳ cũng cho biết: “Mỹ lúc nào cũng đứng ra làm kép chính, chúng tôi không có quyền lực và vai trò gì quan trọng, vì vậy nhiều người cho đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê”.
Không thể bẻ cong lịch sử
Về bản chất của chính quyền Sài Gòn cần phải được nhìn nhận một cách khách quan. Đây không phải là một chính quyền dân tộc chân chính mà thực chất chỉ là bộ máy cai trị do Mỹ dựng lên, tồn tại hoàn toàn nhờ vào súng đạn và USD của Mỹ. Từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu, tất cả các đời tổng thống Sài Gòn đều do Washington chỉ định và bảo trợ. Trong khi đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đại diện chân chính cho nhân dân miền Nam đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, thể hiện qua các phong trào như Đồng khởi Bến Tre (1960), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) cho đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975). Sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam cũng như sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới chính là minh chứng hùng hồn nhất cho tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh vệ quốc chống các thế lực xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một khía cạnh quan trọng khác là tính chất dân tộc và sự thống nhất ý chí của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến. Từ Bắc chí Nam, hàng chục triệu người như một đã đoàn kết dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, coi việc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là mục tiêu tối thượng.
Chỉ hơn 1 tháng sau thất bại ở Việt Nam, trên tờ “Sao và vạch” (Stars and Stripes), ngày 14/5/1975, Maxwell D. Taylor, Đại tướng quân đội, từng là Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam đã thừa nhận rằng: “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này…”. Còn ông Henry Kissinger, người được đánh giá là một trong những “bộ óc” thông thái nhất trong lịch sử nước Mỹ, từng là Ngoại trưởng, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ từng thốt lên rằng “không thể giải thích nổi cái gì đó đã nhen lên trong dân tộc đó những ngọn lửa anh hùng và nghị lực như vậy”!
Cùng với đó là ý nghĩa quốc tế to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Việt Nam khi ấy trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức. Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần từ Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, cùng phong trào phản chiến rộng khắp ở chính nước Mỹ và phương Tây, là minh chứng hùng hồn cho tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, phong trào phản chiến tại Mỹ với những cuộc biểu tình quy mô lớn của sinh viên, trí thức, cựu chiến binh đã góp phần quan trọng buộc chính quyền Mỹ phải rút quân.
Việc cố tình gọi Chiến thắng 30/4 là kết quả của “nội chiến” thực chất là một thủ đoạn chính trị tinh vi nhằm phủ nhận thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, xóa nhòa công lao lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là thủ đoạn để các thế lực thù địch gieo rắc sự hoài nghi, làm suy yếu sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Kỷ niệm ngày 30 tháng 4 hằng năm là dịp để mỗi người dân Việt Nam càng thêm tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của cha ông, đồng thời kiên quyết bảo vệ chân lý lịch sử, bác bỏ mọi âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Nhắc lại những điều trên không phải là để xới lại quá khứ đau thương mà để chúng ta thấy rõ tính chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào ta phải hi sinh biết bao máu xương mới giành được. Đó là sự thật khách quan, không thể vì bất cứ lý do gì đánh lận bản chất, xuyên tạc lịch sử. Chúng ta cũng hiểu rằng, trong giai đoạn cách mạng mới, thông điệp hôm nay là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, vì hoà bình, ổn định và phát triển. Kỷ niệm ngày 30/4 cũng là dịp để tôn vinh những giá trị bất diệt của lòng vị tha, của hòa bình, hòa giải và hàn gắn, của tinh thần gác lại quá khứ để hướng tới tương lai…
Bài viết là một “bản tuyên ngôn lịch sử” đầy thuyết phục, vừa khẳng định chân lý sáng ngời của Chiến thắng 30/4/1975, vừa vạch trần rõ ràng và sắc bén những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc lịch sử từ các thế lực thù địch. Sau gần nửa thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, vẫn còn những tiếng nói cố tình làm méo mó sự thật, gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là “nội chiến”. Đây là một sự ngụy biện trắng trợn, một nỗ lực tuyệt vọng nhằm xóa nhòa tính chính nghĩa và tầm vóc thời đại của chiến thắng 30/4 – chiến thắng của chính nghĩa trước bạo quyền, của lòng yêu nước trước chủ nghĩa đế quốc.
Trả lờiXóaBài viết không chỉ dựa vào lý lẽ, mà còn là một “kho sử liệu sống”, sử dụng hàng loạt dẫn chứng khách quan từ phía Mỹ, từ chính những nhân vật từng đứng ở phía đối lập như Nguyễn Cao Kỳ, Henry Kissinger, hay các sử gia Mỹ. Qua đó, người đọc nhận thấy rõ: không ai có thể bẻ cong được sự thật rằng Mỹ là kẻ xâm lược, chính quyền Sài Gòn chỉ là công cụ phục tùng lợi ích địa – chính trị của Washington, và nhân dân Việt Nam đã tiến hành một cuộc kháng chiến chính nghĩa vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Không thể là “nội chiến” khi một bên là toàn dân tộc đồng lòng chống xâm lược, còn bên kia là một chính quyền sống bằng súng đạn và đôla viện trợ từ bên ngoài.
Nhưng giá trị lớn nhất của bài viết nằm ở thông điệp mạnh mẽ về việc bảo vệ sự thật lịch sử chính là bảo vệ nền tảng tư tưởng của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, khi “chiến tranh thông tin” đang diễn ra quyết liệt trên không gian mạng, thì việc củng cố nhận thức, tăng cường phản biện khoa học, phản bác các luận điệu sai trái chính là trách nhiệm không chỉ của giới nghiên cứu, cán bộ tuyên giáo, mà là của toàn dân, nhất là thế hệ trẻ. Hơn ai hết, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, truyền lại cho thế hệ mai sau sự thật hào hùng ấy, để lịch sử không bị xuyên tạc, và để sự hy sinh của hàng triệu người không trở thành nạn nhân của những “phiên bản lịch sử” đầy ác ý.
Kỷ niệm ngày 30/4 không chỉ là dịp tri ân quá khứ, mà còn là lời nhắc nhở mạnh mẽ về giá trị của hòa bình, độc lập, tự do hôm nay. Và càng hơn thế, là sự kiên định trong việc bảo vệ sự thật lịch sử, bảo vệ tính chính nghĩa của con đường mà dân tộc đã chọn – con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Không một thế lực nào có thể làm lu mờ ánh sáng của sự thật lịch sử ấy.
Chiến thắng 30/4/1975 là đỉnh cao chói lọi của bản anh hùng ca dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX – một mốc son vàng trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước. Thế nhưng, những năm gần đây, một số thế lực phản động lại cố tình “làm mới” những luận điệu cũ rích, xuyên tạc và bôi nhọ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm đánh tráo bản chất của cuộc chiến và gieo rắc nghi ngờ trong lòng thế hệ trẻ. Việc chúng tiếp tục gọi cuộc kháng chiến của nhân dân ta là “nội chiến” không chỉ là sự xúc phạm thô bạo với lịch sử, mà còn là âm mưu chính trị hiểm độc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và xóa nhòa niềm tự hào dân tộc đã được gây dựng bằng máu và nước mắt.
Trả lờiXóaBài viết là một lời cảnh báo xác đáng, đồng thời là một bản đối kháng sắc bén trước những luận điệu sai trái. Thông qua những phân tích sâu sắc và dẫn chứng xác thực từ các nguồn sử liệu, cả của ta và của chính giới chức Mỹ – từ Tổng thống Eisenhower đến các vị tướng, các nhà báo, nhà sử học phương Tây – bài viết cho thấy rõ Mỹ là bên phát động chiến tranh, chính quyền Sài Gòn chỉ là “kẻ đánh thuê”, và cuộc chiến là sự xâm lược rõ ràng, có tổ chức, có chiến lược. Nếu là nội chiến thì tại sao cần đến hơn 500.000 lính Mỹ và quân đội của 6 quốc gia đồng minh khác đổ bộ vào miền Nam Việt Nam? Nếu là nội chiến thì tại sao phải chi hơn 160 tỷ USD và hy sinh gần 60.000 lính Mỹ cho một cuộc chiến “nội bộ”? Những con số ấy, những nhân chứng ấy là tiếng nói không thể chối cãi.
Việc bảo vệ sự thật lịch sử không phải là “ôn cố hận cừu”, mà là một nhiệm vụ sống còn để giữ gìn bản sắc và nền tảng chính trị của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, khi mạng xã hội trở thành “chiến trường tư tưởng”, thì mỗi công dân, đặc biệt là giới trẻ, cần trang bị nhận thức lịch sử đúng đắn, có khả năng phản biện và đứng vững trước mọi luận điệu xuyên tạc. Như bài viết khẳng định: không thể gác lại tương lai nếu quá khứ bị đánh tráo. Và kỷ niệm 30/4 hằng năm không chỉ là một dịp tưởng nhớ, mà còn là lời thề thiêng liêng rằng: lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ bị bóp méo, và sự thật sẽ luôn là ánh sáng soi đường cho hành trình tiến bước của Việt Nam hôm nay và mai sau.
Đọc bài viết, tôi cảm thấy vừa tự hào, vừa trăn trở. Tự hào vì tinh thần bất khuất và chính nghĩa sáng ngời của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – cuộc đấu tranh không chỉ vì dân tộc Việt Nam mà còn vì danh dự của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Nhưng cũng trăn trở vì ngay trong thời bình, vẫn còn những nỗ lực tinh vi nhằm phủ nhận và xuyên tạc thành quả của chiến thắng 30/4/1975 – một trong những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc ta trong thế kỷ XX.
Trả lờiXóaLuận điệu cho rằng cuộc kháng chiến của chúng ta là “nội chiến” chẳng khác nào gọi tội ác xâm lược là “tranh chấp nội bộ”. Đây là một sự xúc phạm nặng nề với hàng triệu người đã ngã xuống vì độc lập, tự do; là sự đảo lộn luân thường và đánh tráo đạo lý. Không thể là nội chiến khi một bên là nhân dân cả nước đồng lòng đứng dậy dưới sự lãnh đạo của Đảng, một bên là chính quyền được nuôi sống bằng USD và đạn dược của Mỹ. Chính các nhân vật từng đứng về phía chính quyền Sài Gòn như Nguyễn Cao Kỳ đã thừa nhận thân phận “con rối” của họ trong guồng máy chính trị Mỹ. Chính các tướng lĩnh, nhà ngoại giao Mỹ cũng phải cúi đầu thừa nhận sự chính nghĩa và bền bỉ của nhân dân Việt Nam, như một điều không thể lý giải bằng vũ lực.
Điểm đặc biệt của bài viết là không chỉ phản bác một cách hàn lâm, mà còn thể hiện bằng những dẫn chứng lịch sử thuyết phục, đa chiều, làm nổi bật không chỉ sự thật lịch sử, mà còn khơi dậy trong lòng người đọc niềm tự hào và trách nhiệm bảo vệ ký ức dân tộc. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh ngày nay khi lớp trẻ dễ bị lôi kéo bởi những thứ “lấp lánh bề ngoài”, dễ hoài nghi nếu thiếu sự giáo dục lịch sử chân thực và truyền cảm hứng.
Chiến thắng 30/4 là kết tinh của trí tuệ Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và lòng yêu nước Việt Nam. Nó không chỉ kết thúc một cuộc chiến tranh xâm lược, mà còn khép lại một chương bi tráng để mở ra kỷ nguyên hòa bình, phát triển và hội nhập. Đừng để ai, vì bất kỳ lý do gì, phủ nhận máu xương cha ông đã đổ xuống, hay xuyên tạc ý nghĩa của một thắng lợi đã đi vào lịch sử thế giới như một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bài viết chính là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng: chúng ta có thể hòa giải quá khứ, nhưng tuyệt đối không được hòa giải với sự dối trá.