Một trong những mưu toan của các thế lực phản động và cơ hội chính trị theo đuổi trong suốt các thập niên qua là xuyên tạc và bác bỏ thành quả cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, chúng áp dụng một trong những thủ đoạn chiến tranh thông tin hết sức nguy hiểm và thâm độc từng được Mỹ và các nước phương Tây áp dụng thành công để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh. Đó là xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
"Vũ khí" phá hoại khủng khiếp
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các tập đoàn tài phiệt Mỹ quyết định đầu tư toàn diện cho Đức Quốc xã để sử dụng lực lượng này tiến hành “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” dưới hình thức Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm tiêu diệt Liên Xô. Sau khi nhận thấy Liên Xô hoàn toàn có khả năng đánh bại phát xít Đức, Mỹ buộc phải nhảy vào tham chiến với vai trò là “đồng minh” với Liên Xô để ngăn chặn Moscow giải phóng toàn bộ châu Âu. Chính vì thế, ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và các đồng minh phương Tây ngay lập tức phát động Chiến tranh lạnh nhằm làm tan rã Liên Xô. Do đó, Chiến tranh lạnh còn được phương Tây gọi là chiến lược “không đánh mà thắng”. Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ đứng đầu phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh thông tin với nội dung cốt lõi là xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, coi Liên Xô là quốc gia “xâm lược châu Âu” chứ không phải giải phóng châu Âu thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa phát xít Đức.
![]() |
Chiến dịch xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai được Mỹ và phương Tây tiến hành gia tăng quyết liệt trong những năm “cải tổ” ở Liên Xô (1985-1991). Núp dưới chiêu bài “công khai hóa” để thực hiện “tư duy chính trị mới” của tập đoàn lãnh đạo theo đuổi tư tưởng phản bội chủ nghĩa xã hội do M.Gorbachev và A.Yakovlev đứng đầu, bộ máy truyền thông do các thế lực phản động, cơ hội chính trị kiểm soát nhận được sự chỉ đạo và tài trợ của Mỹ cùng các nước phương Tây thực hiện chiến dịch tuyên truyền rầm rộ, công khai với cường độ cao chưa từng có để xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trực tiếp chỉ đạo chiến dịch xuyên tạc này không ai khác mà chính là A.Yakovlev-điệp viên ảnh hưởng của Mỹ được M.Gorbachev giao trọng trách Trưởng ban tuyên truyền của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Mặc dù lịch sử đã ghi nhận bằng các văn kiện có giá trị pháp lý quốc tế rằng Liên Xô đã hy sinh 27 triệu người trong cuộc đấu tranh vô cùng anh dũng để giải phóng loài người khỏi ách thống trị của phát xít Đức và quân phiệt Nhật, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tiến hành chiến dịch xuyên tạc rằng “Liên Xô xâm lược Châu Âu” trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí chúng còn thêu dệt nên những câu chuyện hoang đường rằng các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã có những hành động cướp phá và hãm hiếp phụ nữ ở những khu vực vừa được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức!? Đáng chú ý là chiến dịch xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai được kết hợp với những luận điệu xuyên tạc các giá trị của chủ nghĩa xã hội nhằm làm tan rã Liên bang Xô viết theo chiến lược “không đánh mà thắng”.
Về sau, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, phân tích chính trị và quân sự của Nga rút ra kết luận: Chiến dịch xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đóng vai trò như một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn tới sụp đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Họ cho rằng, cuộc chiến tranh thông tin của Mỹ và các nước phương Tây đã làm được điều mà hàng trăm sư đoàn tinh nhuệ của phát xít Đức không thể làm được trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Lịch sử Liên Xô bị chính những kẻ mang danh “các chuyên gia nghiên cứu” và “các nhà lịch sử” xuyên tạc có tác dụng tàn phá còn mạnh hơn vũ khí nguyên tử! Bị tác động của các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các lực lượng phản động và cơ hội chính trị, nhiều người dân Xô viết, thậm chí cả một số cán bộ, đảng viên bắt đầu hoang mang, hoài nghi vai trò lãnh đạo và chính sách đối ngoại hòa bình của Đảng Cộng sản Liên Xô, hoài nghi các giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, ý chí của họ hoàn toàn bị tê liệt, không còn ý thức phản kháng khi M.Gorbachev đưa ra tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô viết mặc dù tuyên bố đó vi phạm trắng trợn Hiến pháp Liên Xô.
Ngày nay, mặc dù Liên Xô không còn nữa, các thế lực phản động và cơ hội chính trị vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, coi Liên Xô là “quốc gia xâm lược Châu Âu” để suy diễn ra Liên bang Nga - quốc gia được kế thừa vị thế của Liên Xô, cũng là “quốc gia xâm lược”!? Tiếp sức cho luận điệu này, Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết khẳng định Adolf Hitler - trùm phát xít và J.Stalin - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đều có tội như nhau là gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Với luận điệu xuyên tạc này, tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở nhiều nước châu Âu đã bị đập phá.
Cùng với chiến dịch xuyên tạc Liên Xô và Nga, các phần tử từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức di tản ra khỏi châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai và thế hệ con cháu của họ đã quay trở lại nắm quyền trong bộ máy lãnh đạo của nhiều nước châu Âu, đánh dấu sự phục hồi tư tưởng của chủ nghĩa phát xít. Đứng trước hiểm họa này, Liên bang Nga đề xuất Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết chống phục hồi chủ nghĩa phát xít. Nghị quyết này được tuyệt đại đa số quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ, trong đó có Việt Nam. Để bảo vệ ký ức lịch sử, Tổng thống Nga ban hành sắc lệnh thành lập Ủy ban đặc biệt có nhiệm vụ chống lại các âm mưu xuyên tạc lịch sử Liên Xô và chính sách đối ngoại hòa bình của Liên bang Nga.
Luận điệu xuyên tạc trắng trợn
Ở nước ta, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng gần 40 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, được đông đảo các quốc gia, bè bạn quốc tế ghi nhận. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị vẫn tiếp tục sử dụng thủ đoạn thâm độc xuyên tạc, phủ nhận sự thật đó. Mốc lịch sử Đại thắng mùa Xuân vào ngày 30-4-1975 càng lùi xa, thủ đoạn của các thế lực phản động và cơ hội chính trị xuyên tạc lịch sử càng nguy hiểm trong bối cảnh Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ-quốc gia từng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến này như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Các thế lực phản động và cơ hội chính trị tung ra những luận điệu xuyên tạc trắng trợn rằng “Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”, rằng “Mỹ chỉ tiến hành chiến tranh để giúp Việt Nam tiếp cận nền văn minh”!? Thậm chí, chúng còn cho rằng ở Việt Nam chỉ có “miền Bắc xâm lược miền Nam”. Vì thế, chúng coi ngày 30-4-1975 là “Ngày quốc hận”! Bị tác động bởi các luận điệu xuyên tạc đó, một số người cho rằng trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước “không nên nói về người thắng, kẻ thua”. Lợi dụng việc Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, các thế lực phản động và cơ hội chính trị lu loa rằng việc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ là “không cần thiết” hoặc “hoàn toàn vô nghĩa”. Dư luận cần cảnh giác cao độ và kiên quyết phản bác các luận điệu xuyên tạc nguy hiểm đó.
(còn nữa)
Đại tá LÊ THẾ MẪU
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4/1975 – ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, không chỉ là dịp để nhân dân Việt Nam ôn lại trang sử vàng chói lọi của dân tộc mà còn là lời nhắc nhở mạnh mẽ về trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ những giá trị lịch sử thiêng liêng trước âm mưu xuyên tạc ngày càng tinh vi, nguy hiểm từ các thế lực phản động và cơ hội chính trị. Trong bối cảnh Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt với chính những quốc gia từng là đối thủ trong chiến tranh, thì việc đánh tráo lịch sử, xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – như những luận điệu “Mỹ không xâm lược Việt Nam” hay “miền Bắc xâm lược miền Nam” – lại càng cần được nhận diện và phản bác một cách mạnh mẽ, có cơ sở.
Trả lờiXóaKhông thể có hòa bình đúng nghĩa nếu không đi qua chiến thắng chính nghĩa. Không thể có một Việt Nam thống nhất, phát triển và hội nhập sâu rộng như hôm nay nếu không có ngày 30/4/1975 – mốc son đánh dấu sự toàn thắng của chính nghĩa dân tộc trước một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Việc các thế lực thù địch cố tình phủ nhận sự thật lịch sử, xuyên tạc vai trò của Đảng, của quân và dân ta trong công cuộc kháng chiến là nhằm làm suy yếu niềm tin của nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tâm lý hoài nghi, bàng quan trong giới trẻ. Chúng mượn danh “tư duy hiện đại” để cổ súy cho sự hòa giải vô nguyên tắc, đòi “không nói đến bên thắng – bên thua” nhằm làm lu mờ ranh giới giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa độc lập và lệ thuộc, giữa hy sinh và phản bội.
Không dừng lại ở Việt Nam, chiến lược bóp méo lịch sử đã từng được Mỹ và phương Tây triển khai triệt để ở Liên Xô trong những năm cải tổ – và hậu quả là sự sụp đổ của một nhà nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, không phải bằng bom đạn, mà bằng chiến tranh thông tin – loại vũ khí phi vật thể nhưng mang sức công phá khủng khiếp. Một lần nữa, chúng ta cần hiểu rằng: nếu không kiên định trong việc bảo vệ sự thật lịch sử, nếu thờ ơ trước các luận điệu xuyên tạc, thì cái mất mát không chỉ là ký ức dân tộc, mà là cả bản sắc, nền tảng tư tưởng và sức mạnh nội sinh của một đất nước từng viết nên những chiến công chấn động địa cầu.
Vì vậy, trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mỗi người dân Việt Nam – đặc biệt là thế hệ trẻ – cần nâng cao cảnh giác trước các luận điệu phản động, tỉnh táo nhận diện các âm mưu lợi dụng không gian mạng để “diễn biến hòa bình”, đồng thời khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giữ vững niềm tin vào con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Lịch sử là thiêng liêng – và không ai có quyền xuyên tạc hay làm tổn thương lịch sử bằng bất kỳ hình thức nào.
Kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975 không chỉ là dịp để cả dân tộc Việt Nam tri ân lớp lớp cha anh đã ngã xuống vì độc lập – tự do – thống nhất, mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về trách nhiệm bảo vệ ký ức lịch sử trước những mưu đồ xuyên tạc, bóp méo sự thật đang ngày càng trở nên trắng trợn, có hệ thống. Không phải ngẫu nhiên mà các thế lực phản động chọn thời điểm này để tung ra những luận điệu sai trái như “cuộc kháng chiến chống Mỹ là không cần thiết” hay “ngày 30/4 là ngày quốc hận”. Đó là thủ đoạn nằm trong chiến lược thông tin được nhào nặn công phu, bài bản, với mục tiêu đánh thẳng vào nền tảng tư tưởng, niềm tin và bản lĩnh chính trị của nhân dân ta – đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trả lờiXóaLịch sử không thể bị nhìn nhận bằng cảm tính hoặc qua lăng kính thiên lệch, càng không thể bị phán xét bởi những kẻ cố tình đứng ngoài cuộc đấu tranh sinh tử của cả dân tộc. Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam với đầy đủ đặc điểm của một cuộc chiến thuộc địa kiểu mới: sử dụng bom đạn, lính viễn chinh, dội hàng triệu tấn chất độc hóa học xuống đồng ruộng và làng mạc Việt Nam – làm sao có thể gọi đó là “mang văn minh đến” hay “giúp Việt Nam phát triển”? Hàng triệu người Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến ấy – đó không thể là cuộc chiến “vô nghĩa”, mà là một cuộc chiến chính nghĩa, mang tầm vóc thời đại, gắn liền với khát vọng độc lập của tất cả các dân tộc thuộc địa trên thế giới.
Càng nguy hiểm hơn khi một số cá nhân, thậm chí là người Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin lệch lạc, đã vô tình trở thành công cụ tiếp tay cho luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động. Họ đề xuất “không nên nhắc đến kẻ thắng – người thua”, kêu gọi “hòa giải lịch sử” theo kiểu xóa nhòa trách nhiệm, gột rửa tội ác. Đó không phải là tinh thần hòa hợp dân tộc chân chính, mà là sự tiếp tay cho việc đánh tráo chính – tà, đúng – sai. Hòa hợp không đồng nghĩa với lãng quên hay thỏa hiệp với dối trá.
Chúng ta có thể bắt tay với bất kỳ quốc gia nào vì lợi ích dân tộc, vì sự phát triển của đất nước – kể cả với Mỹ – nhưng không bao giờ được phép lãng quên sự thật lịch sử. Và càng không thể để các thế lực phản động bóp méo lịch sử để phục vụ cho những mưu đồ chính trị đen tối. Lòng yêu nước chân chính hôm nay chính là kiên quyết bảo vệ sự thật, bảo vệ danh dự của dân tộc và những giá trị mà cha ông ta đã đánh đổi bằng máu xương để giành lấy.
Ngày 30/4/1975 không đơn thuần là một mốc lịch sử – đó là biểu tượng chiến thắng của chân lý trước bạo lực, của ý chí độc lập tự chủ trước áp đặt và can thiệp ngoại bang. Bởi vậy, việc một số thế lực thù địch và cơ hội chính trị cố tình xuyên tạc sự kiện trọng đại này là hành vi không thể dung thứ, là một sự xúc phạm trắng trợn đến lịch sử, đến hàng triệu sinh mạng đã hy sinh vì khát vọng độc lập, thống nhất và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Những luận điệu cho rằng “Mỹ không xâm lược Việt Nam” hay “miền Bắc xâm lược miền Nam” không chỉ phi lý, phản khoa học mà còn là sự đảo lộn đạo lý, đánh tráo bản chất cuộc chiến tranh – biến nạn nhân thành kẻ gây hấn, biến chính nghĩa thành phi nghĩa.
Trả lờiXóaNhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rõ: cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa, được Liên Hợp Quốc và đông đảo các quốc gia tiến bộ trên thế giới ủng hộ. Đó là một cuộc đấu tranh không chỉ giành độc lập cho dân tộc mình, mà còn góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại, khơi dậy làn sóng phản đối chiến tranh, kêu gọi hòa bình trên toàn cầu. Đến hôm nay, ngay cả các chính khách, học giả và cựu binh Mỹ có lương tri cũng phải thừa nhận rằng cuộc chiến tại Việt Nam là sai lầm và phi nhân đạo. Vậy thì, việc xuyên tạc cuộc kháng chiến ấy là sự phủ nhận chính nghĩa một cách trắng trợn, là âm mưu nhằm phá hoại tinh thần dân tộc, chia rẽ nội bộ, làm suy yếu nền tảng tư tưởng của đất nước trong thời kỳ mới.
Chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập sâu rộng, trong một thế giới đa chiều, nơi sự thật và giả dối luôn đan xen và bị thao túng bởi công nghệ và truyền thông. Vì vậy, nếu không có bản lĩnh chính trị, nếu không đủ hiểu biết và tinh thần cảnh giác, chúng ta dễ rơi vào cái bẫy của chiến tranh thông tin – thứ “vũ khí mềm” nhưng có sức hủy diệt mạnh hơn cả bom đạn. Câu chuyện Liên Xô bị sụp đổ bởi những chiến dịch truyền thông đánh vào lịch sử chính là minh chứng đau đớn. Chúng ta không được phép đi vào vết xe đổ ấy.
Kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân là cơ hội để khơi dậy niềm tự hào, khẳng định bản lĩnh dân tộc, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ rằng: lịch sử chỉ có giá trị khi được bảo vệ bằng sự thật, bằng ý chí và sự tỉnh táo. Mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ, cần chủ động tiếp cận lịch sử bằng tinh thần trách nhiệm, không để mình bị dẫn dắt bởi các thông tin xuyên tạc, đồng thời kiên quyết lên tiếng, phản bác và đấu tranh với mọi âm mưu bóp méo, phủ nhận quá khứ hào hùng của dân tộc.