Đằng sau “Tuyên bố” của những “tổ chức” mạng

QĐND - Thứ hai, 09/11/2015 | 7:58 GMT+7
QĐND - Thời gian gần đây, khi tình hình thế giới, khu vực và trong nước trở nên “nóng” hơn và phức tạp hơn, nhất là nhiều sự kiện diễn ra liên quan đến chủ quyền biển, đảo và tự do hàng hải ở Biển Đông, nhiều “tổ chức” ảo (trên mạng), không có tư cách pháp nhân đã ra “Tuyên bố”, “ký tên” ảo với nhiều động cơ bất chính. Chẳng hạn như các “Tuyên bố”: Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen vào Biển Đông; “Tuyên bố” về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình”; “Tuyên bố… về dự thảo “Luật về Hội”…
Những ai đã có dịp đọc qua những “Tuyên bố” này thì đều thấy đó là sự xuyên tạc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhất là về đường lối đối ngoại. Mục tiêu của những cá nhân, “tổ chức” ảo này là đi từ làm giảm uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, gây mất ổn định chính trị-xã hội để đi đến chuyển hóa chế độ xã hội ta sang mô hình “dân chủ-đa nguyên” ngoại nhập. Mặt khác, qua những “Tuyên bố” đó, người ta hy vọng sẽ từng bước khẳng định được vai trò ảo của mình để đi đến vai trò thật đối với Nhà nước và xã hội như mô hình “dân chủ-đa nguyên” nước ngoài. Để làm rõ những “ý tưởng” đó, xin được bình luận “Tuyên bố… dự thảo “Luật về Hội”.
Như mọi người đều biết, sau khi Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực, nhiều dự án luật đã được cơ quan chức năng chuẩn bị, đệ trình và Quốc hội đã cho phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, lấy ý kiến cá nhân, tổ chức. Trong những dự án luật đó có dự án Luật về Hội.
Một trong những nội dung chính của “Tuyên bố” là người ta đưa ra những đòi hỏi về quyền được tham gia vào dự thảo luật này. Hơn nữa, họ còn lớn tiếng rao giảng về “quyền con người”. Họ nói: “Chúng tôi đưa quyết tâm không để mình bị loại ra khỏi tiến trình đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Luật về Hội,… chúng tôi không bao giờ từ bỏ Quyền tự do Lập hội của mình vì quyền này là quyền cốt lõi, có khả năng thúc đẩy các Nhân quyền quan trọng khác”. Họ còn viết: “Quyền lập hội là quyền hiến định, bất cứ người dân nào cũng có quyền lập hội và tham gia hội. Do đó việc lập hội chỉ cần ghi danh và công bố, không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước” (!).
Về nội dung dự thảo luật, họ viết: “Điều 4 Hiến pháp cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn đứng trên mọi lực lượng Nhà nước và xã hội... Khoản 3, Điều 2, cho phép Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về các hội đoàn… chỉ áp dụng đối với hội có tư cách pháp nhân, tức được chính quyền công nhận”... Lý do mà họ đòi quyền này, theo họ là vì quyền con người (QCN) đã được ghi trong các công ước quốc tế về QCN, hơn nữa còn được ghi trong Hiến pháp 2013-Chương II. Trong chương này đã quy định cụ thể: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).
Không phủ nhận rằng, Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ công dân”. Trong Chương II, Hiến pháp đã quy định một cách đầy đủ các QCN, tương thích với các công ước quốc tế cơ bản về QCN. Không những thế, Hiến pháp 2013 còn đưa ra những nguyên tắc về QCN bao gồm các nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân, nguyên tắc “hạn chế quyền” và nguyên tắc “suy luận vô tội”.
Điều 14 quy định như sau: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các QCN, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. QCN, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Tuy nhiên, những người soạn thảo “Tuyên bố” đã cố ý không hiểu Hiến pháp là luật “khung”, Hiến pháp không trực tiếp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể. Hiến pháp là những quy định cơ bản về chế độ chính trị và những chuẩn mực chung về pháp lý. Các quy định cụ thể trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức phải do luật quy định. Tại Điều 25 có ghi: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Bởi vậy, dự thảo Luật về Hội đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện thực hiện quyền lập hội của công dân, chức năng nhiệm vụ của hội… là hoàn toàn hợp lý, hợp pháp. Phân tích những đòi hỏi của các “tổ chức” ảo với những quy định của Hiến pháp 2013 có thể nói đó là những đòi hỏi không thể chấp nhận được.
Thứ nhất các cá nhân“tổ chức” ảo (mạng) đã bỏ lỡ thực hiện nghĩa vụ và cơ hội tham gia vào góp ý dự thảo Luật về Hội.
Dự thảo Luật về Hội đã được công bố vào tháng 6-2015 để lấy ý kiến của toàn dân. Theo quy định chung của pháp luật, tất cả công dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia đóng góp vào dự thảo luật. Cho đến nay đã có không ít cá nhân, tổ chức đóng góp vào dự thảo Luật về Hội. Chẳng hạn như một số ý kiến đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng của cá nhân vào tháng 6-2015(1). Phải chăng các cá nhân trong “tổ chức” ảo đã bỏ qua cơ hội thực hiện nghĩa vụ tham gia góp ý trong khuôn khổ thời gian cho phép?! Bỏ qua cơ hội này là lỗi thuộc về họ.
Nhân đây phải nói thêm rằng, các cá nhân, tổ chức “ký tên” ảo (trên mạng) là một đòi hỏi mang tính “đặc quyền”. Nói cụ thể, những đòi hỏi của cá nhân, “tổ chức” ảo (trên mạng) không có tư cách pháp nhân để góp ý kiến. Điều này là trái với pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng trái với nguyên tắc bình đẳng về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong luật quốc tế về QCN.
Thứ hai, những cá nhân và “tổ chức” ảo đòi quyền góp ý dự thảo Luật về Hội là trái pháp luật.
Hội là một pháp nhân, nghĩa là một tổ chức được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Bộ luật Dân sự quy định: “Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo quy định của bộ luật này, các luật khác có liên quan”. Việc đòi quyền tham gia góp ý dự thảo Luật về Hội với tư cách là một “tổ chức” ảo, “tổ chức” tự phong, tự lập, không được Nhà nước công nhận, đương nhiên là không có giá trị. Những đòi hỏi này chẳng những trái với Hiến pháp, pháp luật mà còn không phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị”, 1966.
Điều 1, “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, năm 1966” đã quy định:  
 “1. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa...”. Quy định này có nghĩa, mỗi nhà nước có quyền xây dựng chế độ chính trị xã hội, thể chế quốc gia-bao gồm cả Hiến pháp và Luật của mình mà không có bất cứ ai có quyền can thiệp, kể cả Liên hợp quốc. Bộ luật Dân sự, Luật về Hội (nếu dự luật được thông qua) với những hạn chế nào đó về quyền như quy định việc “thành lập, đăng ký pháp nhân” trong Luật Dân sự và dự thảo Luật về Hội là hoàn toàn hợp pháp.
Xin được nhắc lại, quy định về pháp nhân trong Bộ luật Dân sự như sau: “1. Mọi cá nhân và pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân,... 2. Pháp nhân được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền,... 3. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi, đăng ký xóa đăng ký pháp nhân và đăng ký khác theo quy định của pháp luật”. Nói một cách cụ thể-các “tổ chức” tự phong, tự lập, cùng với “danh sách” cá nhân, “tổ chức” ảo là hoàn toàn không có tư cách pháp nhân. Và vì vậy những đòi hỏi quyền của cá nhân “tổ chức” ảo về quyền tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội nói chung, tham gia vào dự thảo Luật về Hội nói riêng là trái với pháp luật hiện hữu.
Về chính trị, “Tuyên bố” cho rằng: “Điều 4, Hiến pháp cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn đứng trên mọi lực lượng Nhà nước và xã hội và các luật… Đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải được định nghĩa như một hội thông thường trong Luật về Hội, không có ưu tiên độc tôn, độc quyền…” là một quan điểm xa lạ với nền chính trị và tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam.
Thực tế lịch sử cho thấy: Trong thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà còn là tổ chức khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước CHXHCN Việt Nam; là tổ chức khai sinh ra các tổ chức chính trị-xã hội chủ yếu của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Mặt khác, Điều 4, Hiến pháp 2013 đã đưa ra quy định hạn chế quyền của Đảng. Điều này chứng tỏ không có chuyện Hiến pháp đặt Đảng đứng trên Nhà nước và xã hội như “Tuyên bố” viết. Điều 4 quy định như sau:
“1. Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân…Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4).
Nhân đây, xin được chia sẻ với những người soạn thảo “Tuyên bố” nói trên và những ai ký tên tham gia “văn kiện” này rằng: Các bạn hãy chuẩn bị các điều kiện để xin đăng ký thành lập hội, đoàn... sau khi Luật về Hội được Quốc hội thông qua. Một khi đã có tư cách pháp nhân, các bạn không chỉ có quyền, nghĩa vụ mà còn được Nhà nước bảo vệ.
BẮC HÀ

(1) Xem “Một số góp ý đối với dự thảo Luật về Hội”, website Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp; hoặc đóng góp ý kiến dự thảo Luật về Hội, trong buổi tọa đàm về dự thảo Luật về Hội của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 16-6-2015, tại Hà Nội.

3 nhận xét:

  1. Thời gian gần đây, khi tình hình thế giới, khu vực và trong nước trở nên “nóng” hơn và phức tạp hơn, nhất là nhiều sự kiện diễn ra liên quan đến chủ quyền biển, đảo và tự do hàng hải ở Biển Đông, nhiều “tổ chức” ảo (trên mạng), không có tư cách pháp nhân đã ra “Tuyên bố”, “ký tên” ảo với nhiều động cơ bất chính. Chẳng hạn như các “Tuyên bố”: Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen vào Biển Đông; “Tuyên bố” về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình”; “Tuyên bố… về dự thảo “Luật về Hội”…
    Những ai đã có dịp đọc qua những “Tuyên bố” này thì đều thấy đó là sự xuyên tạc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhất là về đường lối đối ngoại. Mục tiêu của những cá nhân, “tổ chức” ảo này là đi từ làm giảm uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, gây mất ổn định chính trị-xã hội để đi đến chuyển hóa chế độ xã hội ta sang mô hình “dân chủ-đa nguyên” ngoại nhập. Mặt khác, qua những “Tuyên bố” đó, người ta hy vọng sẽ từng bước khẳng định được vai trò ảo của mình để đi đến vai trò thật đối với Nhà nước và xã hội như mô hình “dân chủ-đa nguyên” nước ngoài. Để làm rõ những “ý tưởng” đó, xin được bình luận “Tuyên bố… dự thảo “Luật về Hội”.
    Những tuyên bố quá đỗi hùng hồn, nhưng lại mang nhưng mưu mô, ý đồ xấu

    Trả lờiXóa
  2. Một trong những nội dung chính của “Tuyên bố” là người ta đưa ra những đòi hỏi về quyền được tham gia vào dự thảo luật này. Hơn nữa, họ còn lớn tiếng rao giảng về “quyền con người”. Họ nói: “Chúng tôi đưa quyết tâm không để mình bị loại ra khỏi tiến trình đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Luật về Hội,… chúng tôi không bao giờ từ bỏ Quyền tự do Lập hội của mình vì quyền này là quyền cốt lõi, có khả năng thúc đẩy các Nhân quyền quan trọng khác”. Họ còn viết: “Quyền lập hội là quyền hiến định, bất cứ người dân nào cũng có quyền lập hội và tham gia hội. Do đó việc lập hội chỉ cần ghi danh và công bố, không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước” (!).

    Trả lờiXóa
  3. Những ý kiến hết sức ngông cuồng và mục đích thật sự của những ý kiến đó lại chẳng hề nhằm đến cái tự do mà họ nói mà là sự hỗn loạn của xã hội, sự mất ổn định trong nước

    Trả lờiXóa