Câu chuyện của một cựu chiến binh

QĐND - Thứ tư, 09/12/2015 | 7:52 GMT+7
QĐND - Cạnh nhà tôi (phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP Hà Nội) có bác cựu chiến binh tên là Nguyễn Văn Vi. Bác Vi là bộ đội kỹ thuật thời chống Mỹ, cứu nước. Những năm 60 của thế kỷ trước, bác Vi là người đã cùng đồng đội giấu mình trong dãy Trường Sơn để sửa chữa súng, pháo cung cấp cho các đơn vị đánh địch khắp các chiến trường. Nghỉ hưu với quân hàm cấp tá, được vài năm loanh quanh việc nhà, bác Vi thấy chồn chân, chồn tay, nên mới giở nghề cũ ra làm với cái việc mà bác cho là “nhẹ nhàng đối với dân kỹ thuật”, đó là sửa xe đạp. Nhiều lần mang xe đạp của con ra chỗ bác Vi sửa, tôi mới rõ, bác Vi là người cởi mở, hay chuyện và có hiểu biết khá sâu về tin tức thời sự, chính trị. Thông tin chủ yếu bác Vi thu lượm được từ chiếc ra-đi-ô mở gần như 24/24 giờ trong quán sửa xe của bác.
Chủ nhật vừa rồi, tôi lại mang xe đạp ra sửa và thấy bác có cả chiếc smartphone màn hình khá rộng. Tôi hơi ngạc nhiên, bác Vi bảo: “Thằng út đổi điện thoại, nên tặng tôi cái điện thoại này để đọc báo, xem phim, nghe hát. À chú này, hôm qua tôi mới vào mạng, định tìm mấy bài hát chèo nghe cho đỡ nhớ quê, bỗng gặp ngay một đoạn clip có tựa đề là “Những vấn đề của chúng ta”. Tôi nghe thử, hóa ra toàn chuyện bịa đặt, xuyên tạc chú ạ. Cái tay dẫn chương trình trong đoạn clip ấy tên là Trần Hưởng, đọc lại bài báo của tay Phạm Trần nào đó. Thú thực với chú, tôi nghe tay Trần Hưởng lải nhải trong đoạn clip ấy mà sôi cả máu. Mấy tay này đúng là loại nói lấy được và có lẽ chúng không trải qua chiến tranh, không có đóng góp gì vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, nên mới nói về đất nước, về Đảng và Bác Hồ, về cuộc kháng chiến, về truyền thống Quân đội ta theo kiểu xiên xẹo như thế. Nghe tay này nói, tôi bỗng nghĩ, tại sao cũng là người Việt Nam, đáng lẽ phải tự hào về truyền thống của đất nước, phải thấy được sự kỳ vĩ của cuộc kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm do Đảng ta lãnh đạo, giành lại độc lập tự do cho dân tộc thì những cái tay như Trần Hưởng và Phạm Trần này lại ăn nói hàm hồ, quy chụp, kiểu “vơ đũa cả nắm”. Tôi thấy, những con người như Trần Hưởng khi đã không còn coi trọng danh dự của bản thân mình, nói như một cái máy thì có nghĩa là tâm hồn anh ta đã bị khiếm khuyết, tri thức bị bại hoại. Làm người thì thiếu gì cách để kiếm sống một cách đàng hoàng, đâu cứ phải đi “nói thuê” như thế thì mới sống được. Tôi nói thế có hơi nặng không chú?”.
Tôi đáp lời: "Bác nói thế em thấy đúng rồi, chả nặng đâu. Mấy tay này mà về quê, khéo các cụ bậc ông bà, chú bác của họ còn “choảng” cho một trận ấy chứ. Nhưng thôi bác ạ, họ nói năng thế thì tự họ cảm thấy xấu hổ thôi, sự thật có phải thế đâu. Những thành quả mà Đảng và Nhà nước đem lại cho dân thì ai chả thấy. Chứ nghe theo luận điệu của mấy tay như Trần Hưởng thì có mà “đổ thóc giống ra mà ăn”. Em cũng chẳng tin vào những điều lừa phỉnh của họ đâu. Mà kìa, bác rót trà ra uống đi chứ kẻo nguội hết rồi...".

TRẦN THÔN

2 nhận xét:

  1. ại sao cũng là người Việt Nam, đáng lẽ phải tự hào về truyền thống của đất nước, phải thấy được sự kỳ vĩ của cuộc kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm do Đảng ta lãnh đạo, giành lại độc lập tự do cho dân tộc thì những cái tay như Trần Hưởng và Phạm Trần này lại ăn nói hàm hồ, quy chụp, kiểu “vơ đũa cả nắm”. Tôi thấy, những con người như Trần Hưởng khi đã không còn coi trọng danh dự của bản thân mình, nói như một cái máy thì có nghĩa là tâm hồn anh ta đã bị khiếm khuyết, tri thức bị bại hoại. Làm người thì thiếu gì cách để kiếm sống một cách đàng hoàng, đâu cứ phải đi “nói thuê” như thế thì mới sống được.

    Trả lờiXóa
  2. Mấy tay này mà về quê, khéo các cụ bậc ông bà, chú bác của họ còn “choảng” cho một trận ấy chứ.
    Về Việt Nam đúng là sẽ bị choảng ngay :))

    Trả lờiXóa