Điều ẩn giấu phía sau quan điểm đa đảng

QĐND - Thứ tư, 25/11/2015 | 8:41 GMT+7
QĐND - Vấn đề "đa nguyên, đa đảng" là đề tài luôn được các nhà "dân chủ" bàn bạc. Đáng lưu ý là, cứ mỗi khi gần đến thời gian đại hội Đảng thì số bài viết này càng dày thêm. Và, tới đây, khi Đảng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội XII thì số bài viết về "đa nguyên, đa đảng" xuất hiện càng nhiều, điều đó không có gì lạ! Mới đây, trên internet xuất hiện một số bài viết ở blog cá nhân hoặc website dưới dạng "trao đổi", "diễn đàn"... đầy tính kích động, nhằm kêu gọi thiết lập chế độ đa nguyên về chính trị, đa đảng ở Việt Nam...
Chỉ cần lướt qua các bài viết, mọi người đều dễ nhận thấy: Trước hết, họ ca ngợi xã hội dân chủ tư sản; họ lợi dụng một số khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng ta và sự quản lý của chính quyền các địa phương để ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật, nhằm vào mục tiêu hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng.
Mọi người đều biết, từ năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, dân tộc ta rơi vào cảnh mất nước, nhân dân chịu cảnh nô lệ, lầm than. Triều đình phong kiến thối nát, nhu nhược khiến nhân dân ta "một cổ hai tròng". Biết bao cuộc khởi nghĩa nổ ra. Song mục tiêu đánh đuổi quân xâm lược vẫn chưa thành mà nguyên nhân chính là thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn và một tổ chức lãnh đạo cách mạng, khoa học. Chỉ đến khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, rồi việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta mới có một đảng lãnh đạo đúng đắn, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam, làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có một không hai trên thế giới, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, đưa đất nước tiến lên CNXH. Sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội được toàn dân ghi nhận và đồng tình đưa vào Hiến pháp, làm cơ sở pháp lý cho Đảng thể hiện vị trí, vai trò lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và xã hội. Có thể khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Điều đó là tất yếu lịch sử, khách quan, không phải do ai áp đặt mà do lịch sử thừa nhận, nhân dân và dân tộc tự lựa chọn.
Một số bài viết trên các trang mạng xã hội gần đây có lời lẽ kích động, đi ngược lại xu thế của lịch sử và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Các "tác giả" đòi "đa nguyên, đa đảng" và cho rằng chế độ một đảng là "đảng trị", là "mất dân chủ nghiêm trọng". Chưa hết, các "tác giả" còn ra sức cổ súy, vận động kêu gọi một số người đứng lên thành lập cái gọi là "Đảng dân chủ xã hội" để "thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam". Đây là việc làm lạc lõng với thời cuộc, khi mà sự hội nhập toàn cầu ngày càng rộng mở. Đây thực chất chỉ là việc làm "chọc gậy bánh xe" của một số kẻ cơ hội, nhằm hà hơi, tiếp sức cho các thế lực thù địch, phản động mà mục tiêu chính của họ là phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Chúng ta cũng thừa nhận, trong quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo, Đảng không tránh khỏi một số sai lầm, khuyết điểm. Song, những khiếm khuyết đó đều được Đảng ta phân tích, làm rõ và xây dựng giải pháp để khắc phục. Vì thế, mọi mưu đồ lợi dụng những khiếm khuyết trong lãnh đạo của Đảng để đòi "đa nguyên, đa đảng", đòi "thúc đẩy dân chủ" hòng làm rối loạn đất nước là hành động không thể chấp nhận.

QUÝ HẢI

3 nhận xét:

  1. Vấn đề "đa nguyên, đa đảng" là đề tài luôn được các nhà "dân chủ" bàn bạc. Đáng lưu ý là, cứ mỗi khi gần đến thời gian đại hội Đảng thì số bài viết này càng dày thêm. Và, tới đây, khi Đảng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội XII thì số bài viết về "đa nguyên, đa đảng" xuất hiện càng nhiều, điều đó không có gì lạ! Mới đây, trên internet xuất hiện một số bài viết ở blog cá nhân hoặc website dưới dạng "trao đổi", "diễn đàn"... đầy tính kích động, nhằm kêu gọi thiết lập chế độ đa nguyên về chính trị, đa đảng ở Việt Nam...
    Đa nguyên, đa đảng dễ gây chia rẽ dân tộc, đất nước, phá bỏ truyền thống đoàn kết của nhân dân ta

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta cũng thừa nhận, trong quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo, Đảng không tránh khỏi một số sai lầm, khuyết điểm. Song, những khiếm khuyết đó đều được Đảng ta phân tích, làm rõ và xây dựng giải pháp để khắc phục. Vì thế, mọi mưu đồ lợi dụng những khiếm khuyết trong lãnh đạo của Đảng để đòi "đa nguyên, đa đảng", đòi "thúc đẩy dân chủ" hòng làm rối loạn đất nước là hành động không thể chấp nhận.

    Trả lờiXóa
  3. Đại đa số nhân dân vẫn có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhất định với sự nỗ lực của Đảng với sự giám sát của nhân dân, Đảng ta sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước đi lên trong tương lai

    Trả lờiXóa