QĐND - Thứ ba, 15/09/2015 | 7:58 GMT+7
QĐND - “Chuyển lửa” qua mạng xã hội
Một sự thật không thể phủ nhận là sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, cuộc sống người dân có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Những thành quả của chúng ta càng rực rỡ, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá, với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Nếu như trước kia, các tổ chức phản động thường manh động tổ chức thành các nhóm trực tiếp về Việt Nam chống phá, thì ngày nay phương thức chống phá đã dần thay đổi. Chúng tập trung mạnh vào việc sử dụng truyền thông, mạng xã hội như một công cụ để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đặc biệt ở những cơ quan trọng yếu, tầng lớp thanh niên. Hoạt động này được ví như việc “chuyển lửa” qua mạng xã hội.
Để thực hiện mục tiêu trên, các thế lực thù địch sử dụng hệ thống thông tin đại chúng gồm hàng trăm tờ báo, hàng chục đài phát thanh, truyền hình, mạng xã hội hằng ngày chuyển tải vào Việt Nam một lượng lớn thông tin phản động để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động phá hoại tư tưởng ở nhiều giai tầng xã hội. Đã có nhiều “chiến dịch” được thực hiện trong các dịp đất nước diễn ra các sự kiện quan trọng, như: “chuyển lửa về quê nhà”, “góp gió thành bão”, “ngọn nến dân chủ”, “niềm tin thắng bạo lực”…
Cách thức hoạt động chống phá của các tổ chức phản động còn thể hiện ở trình độ “ngụy trang” vô cùng khéo léo. Hàng loạt cây viết ngày đêm theo dõi những diễn biến, động thái nhỏ nhất tại Việt Nam, tìm ra những sơ hở hay những điểm còn tồn tại trong quá trình phát triển của đất nước, từ đó xuyên tạc, bóp méo thông tin, làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, quần chúng nhân dân… hoang mang. Không ít những người có tư tưởng không vững vàng đã tin vào những thông tin này, và không ít người đã thay đổi quan điểm, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tư tưởng. Một số cán bộ đảng viên thậm chí đã công khai bộc lộ quan điểm sai trái, phụ họa với luận điểm của các thế lực phản động, cổ vũ đa nguyên, đa đảng, thúc đẩy hình thành cái gọi là “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây.
Tinh vi hơn nữa, các trang thông tin, trang web phản động đã lợi dụng chính sách tự do báo chí của Việt Nam, đưa ra các bài viết, bài phân tích dựa vào “hơi hướng” của những bài viết phản biện từ báo chí trong nước về những vấn đề nhạy cảm như chính sách điều tiết kinh tế; vấn đề biên giới lãnh thổ; các dự án lớn… nhưng khéo léo “cài” vào đó những câu từ làm sai lệch nội dung thông tin, làm cho người dân trong nước, cộng đồng quốc tế có cái nhìn sai lệch về những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Một sự thật không thể phủ nhận là sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, cuộc sống người dân có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Những thành quả của chúng ta càng rực rỡ, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá, với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Nếu như trước kia, các tổ chức phản động thường manh động tổ chức thành các nhóm trực tiếp về Việt Nam chống phá, thì ngày nay phương thức chống phá đã dần thay đổi. Chúng tập trung mạnh vào việc sử dụng truyền thông, mạng xã hội như một công cụ để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đặc biệt ở những cơ quan trọng yếu, tầng lớp thanh niên. Hoạt động này được ví như việc “chuyển lửa” qua mạng xã hội.
Để thực hiện mục tiêu trên, các thế lực thù địch sử dụng hệ thống thông tin đại chúng gồm hàng trăm tờ báo, hàng chục đài phát thanh, truyền hình, mạng xã hội hằng ngày chuyển tải vào Việt Nam một lượng lớn thông tin phản động để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động phá hoại tư tưởng ở nhiều giai tầng xã hội. Đã có nhiều “chiến dịch” được thực hiện trong các dịp đất nước diễn ra các sự kiện quan trọng, như: “chuyển lửa về quê nhà”, “góp gió thành bão”, “ngọn nến dân chủ”, “niềm tin thắng bạo lực”…
Cách thức hoạt động chống phá của các tổ chức phản động còn thể hiện ở trình độ “ngụy trang” vô cùng khéo léo. Hàng loạt cây viết ngày đêm theo dõi những diễn biến, động thái nhỏ nhất tại Việt Nam, tìm ra những sơ hở hay những điểm còn tồn tại trong quá trình phát triển của đất nước, từ đó xuyên tạc, bóp méo thông tin, làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, quần chúng nhân dân… hoang mang. Không ít những người có tư tưởng không vững vàng đã tin vào những thông tin này, và không ít người đã thay đổi quan điểm, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tư tưởng. Một số cán bộ đảng viên thậm chí đã công khai bộc lộ quan điểm sai trái, phụ họa với luận điểm của các thế lực phản động, cổ vũ đa nguyên, đa đảng, thúc đẩy hình thành cái gọi là “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây.
Tinh vi hơn nữa, các trang thông tin, trang web phản động đã lợi dụng chính sách tự do báo chí của Việt Nam, đưa ra các bài viết, bài phân tích dựa vào “hơi hướng” của những bài viết phản biện từ báo chí trong nước về những vấn đề nhạy cảm như chính sách điều tiết kinh tế; vấn đề biên giới lãnh thổ; các dự án lớn… nhưng khéo léo “cài” vào đó những câu từ làm sai lệch nội dung thông tin, làm cho người dân trong nước, cộng đồng quốc tế có cái nhìn sai lệch về những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Ảnh minh họa. Nguồn: baochinhphu.vn. |
Chúng lợi dụng việc một số tờ báo trong nước chạy theo xu hướng thương mại hóa, chạy theo thị hiếu tầm thường, thiên về phản ánh mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội, coi nhẹ chức năng định hướng dư luận…, dùng các thông tin từ các trang báo này để thổi phồng những điểm hạn chế, tồn tại, bóp méo sự thật về thực trạng của Việt Nam, tạo cảm giác không tốt về đất nước, về hình ảnh người cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Không khó để bắt gặp hàng loạt những cái tên rất “mỹ miều” của các trang cá nhân, các diễn đàn mở, các nhóm, hội trên mạng xã hội được lập ra bởi một nhóm hay một cá nhân để đăng tải lại các bài viết, các ý kiến của những người mang danh nhà báo, nhưng thực chất chỉ là cộng tác viên, những nhà “dân chủ” giả hiệu... Có không ít những trang cá nhân hay diễn đàn có sự tham gia của nhiều thành viên, đủ mọi tầng lớp.
Những lời lẽ bình luận cũng đủ cả. Cái chung lớn nhất của các “câu lạc bộ”, nhóm, hội, diễn đàn trên mạng xã hội được lập ra là thông tin hổ lốn, thật giả lẫn lộn, chủ yếu là ý kiến tỏ thái độ bất mãn, bất đồng, trái chiều, kích động… Tất cả nhằm khoét sâu những hạn chế tồn tại, đang hoặc chưa sửa chữa. Thậm chí, chúng công khai chống đối, đả kích đường lối chủ trương, chính sách và điều hành của Chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội; phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; tung thông tin hỏa mù về công tác cán bộ ở các cấp, đặc biệt là cấp cao; kích động gây chia rẽ Việt Nam với các nước…
Những âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm và lối sống của một bộ phận người dân và cán bộ, đảng viên. Sự hoang mang, dao động, hoài nghi của những người này, chính là mảnh đất màu mỡ để các thế lực phản động gieo rắc những mầm mống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thế giới ảo, nhưng hiểm họa là có thật
Tại sao những trang tin, những trang báo phản động... trên mạng xã hội vẫn tồn tại?
Có một thực tế, không quá khó để bắt gặp hàng vạn công chức vẫn miệt mài “lướt phây” trong giờ hành chính. Không quá khó để tìm ra những thông tin mang tính chất nội bộ của nhiều cơ quan được vô tình hay cố tình đăng lên facebook. Sự bất cẩn, sự lỏng lẻo trong quản lý và sự vô tâm của không ít người khi sử dụng mạng xã hội… thực sự là mảnh đất màu mỡ để các thế lực phản động gieo mầm tai họa.
Mạng xã hội như cây cầu nối gần mọi người lại với nhau, nhiều cảnh đời khổ đau bất hạnh đã được cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ; những người thân đã tìm thấy nhau… Nhưng trên “cây cầu thông tin” ấy cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa khôn lường nếu ta đi sai đường. Đã có người mất mạng chỉ vì một vài lời đăng trên facebook. Đã có người mất việc, mất danh dự cũng vì facebook. Rất nhiều người khác thậm chí đã mất đi quyền riêng tư khi tài khoản bị tội phạm mạng tấn công, chiếm quyền sử dụng… Thế giới ảo, nhưng hiểm họa là có thật.
Làm thế nào để trở thành những người sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin một cách thông minh? Làm thế nào để xây dựng trận địa tư tưởng vững vàng trong một thế giới tràn ngập thông tin? Làm thế nào để không tự biến mình thành mảnh đất để các thế lực thù địch gieo rắc mầm tai họa?
Câu trả lời của mỗi người là không hoàn toàn giống nhau, nhưng có một điểm chung là mỗi người khi tham gia các trang mạng xã hội hay phát ngôn trên các phương tiện truyền thông đều phải nêu cao ý thức trách nhiệm. Trước hết cần nhận diện rõ những trang mạng, những diễn đàn... đăng thông tin sai sự thật; chủ động phản bác những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật.
Quân đội nhiều quốc gia quy định nghiêm ngặt việc sử dụng mạng xã hội
Trước những nguy cơ có thể lộ, lọt thông tin mật của quân đội trên mạng xã hội, quân đội nhiều quốc gia đã có những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng mạng xã hội. Một trong những nguyên tắc bất di bất dịch là các quân nhân không được đăng những hình ảnh hay bình luận có thể gây ảnh hưởng xấu tới quân đội và không được đưa những thông tin nhạy cảm lên mạng khi chưa được phép.
Để không gây hậu quả xấu khi sử dụng mạng xã hội, quân đội nhiều nước đã phát hành những cẩm nang hướng dẫn sử dụng mạng xã hội đúng cách. Rất nhiều yêu cầu cụ thể được in trong các cuốn sổ tay và phát cho các quân nhân, như cấm tuyệt đối việc đăng thông tin, ảnh về nơi đóng quân, các khu vực đặc biệt của quân đội, việc hành quân, quy mô lực lượng, trang bị vũ khí của đơn vị. Thậm chí, các phi công Mỹ còn bị cấm sử dụng thông tin cá nhân liên quan đến quân đội để đăng ký các tài khoản mạng xã hội.
Vài năm gần đây, trong Quân đội I-xra-en đã xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực do sự thiếu hiểu biết của các binh sĩ I-xra-en khi sử dụng facebook. Quân đội I-xra-en đã lập ra danh sách một số quy định cơ bản nhằm bảo vệ bí mật quốc gia. Theo đó, những người giữ vị trí quan trọng trong ngành tình báo bị cấm mở các tài khoản cá nhân hoặc đăng hình ảnh trên các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter. Những người khác có thể sử dụng mạng xã hội nhưng không được đăng ảnh mặc quân phục hoặc những ảnh cho thấy họ đang phục vụ trong quân đội.
Tương tự, Quân đội Anh cũng có những hướng dẫn cụ thể về việc các binh sĩ sử dụng mạng xã hội tại Anh và khi làm nhiệm vụ ở nước ngoài. Các binh sĩ Anh được khuyến cáo không nên chụp ảnh bằng điện thoại thông minh trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó, để thường xuyên giáo dục binh sĩ về các chuẩn mực, kỷ luật và cách quản lý, sử dụng mạng xã hội một cách chuyên nghiệp, tại nhiều doanh trại thuộc quân đội Anh thường xuyên diễn ra các khóa huấn luyện về truyền thông xã hội và có cả một đội ngũ chuyên trách về lĩnh vực này.
Có thể thấy rằng, ý thức được sự an toàn cho bản thân, cho cơ quan, cho đất nước thông qua những hành động nhỏ nhất khi sử dụng những công cụ mang tính toàn cầu như mạng xã hội chính là mỗi người chúng ta đang góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những chiêu bài “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. “Các quân nhân sử dụng mạng xã hội cần biết rằng kẻ thù vẫn đang theo dõi chúng ta”, ông Vin-xtơn L.Pót-tơ (Vinston L.Porter), Giám đốc Cơ quan Mạng và Truyền thông xã hội của Quân đội Mỹ nói.
Sử dụng mạng xã hội cần hướng đến những điều lành mạnh, bổ ích
Trong phạm vi bài viết không thể đề cập hết những vấn đề liên quan tới mạng xã hội. Mỗi người có một nhu cầu riêng khi sử dụng mạng xã hội. Những quyền của công dân, của quân nhân đã được quy định cụ thể trong luật. Để sử dụng mạng xã hội đúng cách, mang lại lợi ích cho cá nhân, cho cơ quan, có lợi cho đất nước không phải là quá khó nếu mỗi chúng ta có ý thức.
Xin trích ý kiến của PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: "Tôi đã dùng facebook từ mấy năm nay. Tôi làm quản lý nhưng tôi là một nhà báo thực thụ và liên tục từ 34 năm nay. Tôi thấy facebook cũng cần cho mình khi bộc lộ tình cảm trong sáng, suy nghĩ tích cực, kêu gọi hành động đúng đắn, có ích cho xã hội. Lên facebook, ta cũng có thêm những thông tin nhiều chiều để biết xã hội đang quan tâm những vấn đề gì, yêu thích gì, ghét và phản đối cái gì, cái gì cần lưu ý, cần cùng mọi người quan tâm, giải quyết.
Nhưng, tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, dẫu sao cũng mang rất đậm dấu ấn cá nhân. Đó là “nhà” của anh, “tường nhà” của anh, anh “mở cửa” hướng nào, treo tranh ảnh gì, viết lách, suy nghĩ ra sao, kết thân với ai… cũng luôn phải nghĩ đến là cho ai đọc, ai nhìn, ai chia sẻ, ai là bạn và ai là người không nên hợp tác. Ở đây, cá nhân không thu hẹp trong cái tôi biệt lập mà nó liên kết với xã hội, hướng ra xã hội và thu nhận những gì cần thiết từ xã hội.
Khi liên kết, chia sẻ, nên hướng đến những điều lành mạnh, bổ ích, nhân văn, không nên cực đoan, thái quá. Người dùng không thể dùng trang của mình để xúc phạm các cá nhân hay tổ chức nào đó. Tôi nghĩ, internet là “ảo” nhưng nó lại rất thật và có những tác động mạnh mẽ vào cuộc sống thật. Câu chuyện ứng xử trên mạng xã hội cũng giống như các phép ứng xử thông thường của các cá nhân, tổ chức trong xã hội mà thôi!".
NGUYỄN HÒA
Nếu như trước kia, các tổ chức phản động thường manh động tổ chức thành các nhóm trực tiếp về Việt Nam chống phá, thì ngày nay phương thức chống phá đã dần thay đổi. Chúng tập trung mạnh vào việc sử dụng truyền thông, mạng xã hội như một công cụ để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đặc biệt ở những cơ quan trọng yếu, tầng lớp thanh niên. Hoạt động này được ví như việc “chuyển lửa” qua mạng xã hội.
Trả lờiXóaMột cuộc chiến không tiếng súng nhưng cũng khốc liệt không kém vì hậu quả của nó cũng rất đáng lo khi mang người dùng mạng xã hội là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước
các trang thông tin, trang web phản động đã lợi dụng chính sách tự do báo chí của Việt Nam, đưa ra các bài viết, bài phân tích dựa vào “hơi hướng” của những bài viết phản biện từ báo chí trong nước về những vấn đề nhạy cảm như chính sách điều tiết kinh tế; vấn đề biên giới lãnh thổ; các dự án lớn… nhưng khéo léo “cài” vào đó những câu từ làm sai lệch nội dung thông tin, làm cho người dân trong nước, cộng đồng quốc tế có cái nhìn sai lệch về những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Trả lờiXóaChiêu bài dễ làm những ai kém về bản lĩnh chính trị lung lay suy nghĩ và bị lôi kéo theo những suy nghĩ tiêu cực