QĐND - Thứ bảy, 17/10/2015 | 8:52 GMT+7
QĐND - Ngày 14-10 vừa qua, Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế” (BCTDTGQT) năm 2014. Báo cáo này do Bộ Ngoại giao soạn thảo, trên danh nghĩa BCTDTGQT là một cơ chế nội bộ của Hoa Kỳ. Sau sự đánh giá, báo cáo này đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối với Chính phủ. Những khuyến nghị này thường là “răn đe” hoặc “trừng phạt” những quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng. Hình thức đánh giá những quốc gia vi phạm nghiêm trọng là đưa vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (viết tắt là CPC). Theo khuyến nghị của báo cáo này, Chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ hạn chế quan hệ với những quốc gia CPC. Tuy được xem là một cơ chế nội bộ nhưng trên thực tế, báo cáo này bị các nước xem là sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình.
Sau khi báo cáo này được công bố, nhiều quốc gia đã có phản ứng gay gắt, đồng thời chỉ ra động cơ chính trị đằng sau. Chẳng hạn như Bộ Ngoại giao Nga nhận xét báo cáo này là: “Có mục đích chính trị và tập hợp vấn đề không có gì mới”.
Ảnh minh họa.
|
Phần về Việt Nam, báo cáo này ngoài việc đưa ra những thông tin thất thiệt sao chép lại trên mạng của các cá nhân và tổ chức chống đối xã hội ta, văn bản này còn quy kết: “Chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát hành chính, hạn chế nghiêm ngặt hoạt động tôn giáo độc lập và đàn áp các cá nhân và nhóm tôn giáo… Năm 2013, chính quyền đã thực thi một nghị định mới về tôn giáo (Nghị định 92). Nghị định này đưa ra các thời hạn rõ ràng hơn để đăng ký, nhưng lại giám sát nhiều hơn những sự vụ tôn giáo và khiến các nhóm tôn giáo mới khó có thể đạt được tư cách pháp nhân”. Phần cuối báo cáo kiến nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
Với những nội dung trên có thể nói, BCTDTGQT của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là sai về bản chất, không đúng sự thật.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta”. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24).
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được quy định bằng pháp luật, mà còn được bảo đảm trong thực tế. Nhiều khách quốc tế có dịp chứng kiến, tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đều thấy những sự kiện này diễn ra sôi động như lễ hội và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Đây là một thực tế không ai có thể phủ nhận được. Hơn nữa trong lịch sử cận-hiện đại Việt Nam chưa có chế độ xã hội nào tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, quyền bình đẳng về tôn giáo như Nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Còn nhớ dưới chế độ cũ, Nhà nước phong kiến Việt Nam kỳ thị với Thiên Chúa giáo, thậm chí ra lệnh giết giáo sĩ phương Tây truyền đạo. Dưới chế độ Sài Gòn, đạo Phật bị kỳ thị. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn (năm 1963) để phản đối chính sách bất công của chính quyền Sài gòn là một ví dụ điển hình.
Nếu những người soạn thảo báo cáo này có tư duy khách quan, không kỳ thị về sự khác biệt chế độ xã hội giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì họ phải đặt câu hỏi: Nhà nước Việt Nam có lợi gì khi chống lại gần 20% dân số có đạo của mình? Sự khác biệt về pháp luật, thể chế, trong đó có quản lý xã hội, quản lý tôn giáo giữa Việt Nam với các nước, bao gồm cả Hoa Kỳ là điều dễ hiểu. Cho nên trên thế giới, nhiều quốc gia có “quốc đạo”. Chẳng hạn các quốc gia “Hồi giáo” hoặc có quốc gia dựa trên một tôn giáo nhất định, ví dụ như Nhà nước Va-ti-căng.
Về pháp luật và thể chế quản lý xã hội, Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả tổ chức xã hội đều được quản lý trong khuôn khổ nhất định. Nhà nước quản lý các tổ chức xã hội, trong đó có các tôn giáo theo pháp luật. Việc quản lý đó nhằm hai mục đích: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức; không cho kẻ xấu lợi dụng sinh hoạt của những tổ chức này để phá hoại chế độ xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân.
Thực tế đã cho thấy, nếu thiếu quản lý, thiếu giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người dân (kể cả người có đạo và không có đạo), đối xử không công bằng, bất bình đẳng giữa các tôn giáo sẽ dẫn đến những tổn thất, thậm chí là thảm họa cho đất nước. Cuộc thảm sát ở Tòa soạn Tạp chí Charlie Hebdo Paris (đầu năm 2015) khiến 12 người thiệt mạng, nguyên nhân chủ yếu do tạp chí này đã "báng bổ" nhà tiên tri Mohammed bằng nhiều bức tranh biếm họa là một ví dụ...
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều vụ việc kẻ xấu lợi dụng tôn giáo để phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân. Vào năm 2001 và 2004, đã diễn ra bạo loạn ở Tây Nguyên bởi nhóm “Tin lành Đề Ga”. Tổ chức này không chỉ tuyên truyền mà còn trang bị vũ khí, gây bạo loạn nhằm thiết lập “Nhà nước Đề Ga độc lập”. Chúng đòi “đuổi người Kinh” ra khỏi Tây Nguyên… Những việc làm đó là phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Sai lầm nghiêm trọng của những người soạn thảo BCTDTGQT còn là sự vi phạm các nguyên tắc trong Văn kiện “Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ”, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma ký kết năm 2013, được tái khẳng định trong "Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ". Trong hai văn kiện này, cả hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ đều khẳng định nguyên tắc “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Việc BCTDTGQT của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không chấp nhận thể chế quản lý tôn giáo và nhiều quy định của pháp luật Việt Nam (như Điều 88 và 258 Bộ luật Hình sự năm 1999) nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, là đi ngược lại tinh thần của hai văn kiện quan trọng nói trên.
Có thể nói cho đến nay, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có bước phát triển vượt bậc, vững chắc về nhiều mặt từ kinh tế, thương mại, xử lý các vấn đề hậu quả chiến tranh, đến khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh… Sự hợp tác này đòi hỏi hai bên phải khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt vì lợi ích của nhân dân hai nước. Muốn làm được điều đó, các bên không chỉ tôn trọng thể chế chính trị của nhau, mà còn cần xây dựng lòng tin đối với nhau.
Thiết nghĩ, những người soạn thảo BCTDTGQT cần nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và phát triển mối quan hệ tích cực giữa Việt Nam- Hoa Kỳ hiện nay.
BẮC HÀ
Ngày 14-10 vừa qua, Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế” (BCTDTGQT) năm 2014. Báo cáo này do Bộ Ngoại giao soạn thảo, trên danh nghĩa BCTDTGQT là một cơ chế nội bộ của Hoa Kỳ. Sau sự đánh giá, báo cáo này đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối với Chính phủ. Những khuyến nghị này thường là “răn đe” hoặc “trừng phạt” những quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng. Hình thức đánh giá những quốc gia vi phạm nghiêm trọng là đưa vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (viết tắt là CPC). Theo khuyến nghị của báo cáo này, Chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ hạn chế quan hệ với những quốc gia CPC. Tuy được xem là một cơ chế nội bộ nhưng trên thực tế, báo cáo này bị các nước xem là sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình.
Trả lờiXóaNhững sự can thiệt một cách cố ý vào công việc nội bộ của nhiều nước
Trả lờiXóaPhần về Việt Nam, báo cáo này ngoài việc đưa ra những thông tin thất thiệt sao chép lại trên mạng của các cá nhân và tổ chức chống đối xã hội ta, văn bản này còn quy kết: “Chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát hành chính, hạn chế nghiêm ngặt hoạt động tôn giáo độc lập và đàn áp các cá nhân và nhóm tôn giáo… Năm 2013, chính quyền đã thực thi một nghị định mới về tôn giáo (Nghị định 92). Nghị định này đưa ra các thời hạn rõ ràng hơn để đăng ký, nhưng lại giám sát nhiều hơn những sự vụ tôn giáo và khiến các nhóm tôn giáo mới khó có thể đạt được tư cách pháp nhân”. Phần cuối báo cáo kiến nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
Trả lờiXóaLại đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Thật đáng quan ngại
Trả lờiXóa