09:14 14/09/2015
Lần trước, tôi có viết bài nói rằng, người xưa có chuyện con cáo vì hung hăng, hống hách nên bị cụt mất đuôi. Xấu hổ với đồng loại, nó ngụy biện rằng, đuôi rất lạc hậu, vướng víu và khuyên các con cáo khác hãy chặt bỏ đuôi. Nhưng rồi một con cáo trong đàn nói thẳng: “Tổ tiên sinh ra cáo phải có đuôi, vừa tự vệ, vừa làm đẹp. Nếu nhà ngươi không bị cụt mất đuôi thì có đưa ra lời khuyên hãy chặt bỏ nó đi không?”. Chọc đúng dã tâm, cáo cụt đuôi lánh mặt lẻn đi mất.
Ấy là chuyện những con cáo bị cụt đuôi nên ngụy biện. Nhưng trên thực tế, hiện có cả những cáo chưa cụt đuôi (không biết rồi liệu có bị cụt không) cũng ngụy biện theo lối đó, cũng đề nghị chặt bỏ đuôi!Sự thể là thế này:
Quốc hội đang lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi. Trong Bộ luật hiện hành, Điều 258 quy định tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Điều luật này đã có ngay từ BLHS đầu tiên của Nhà nước ta (năm 1985) và trước đó thể hiện trong các sắc lệnh. Trong lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo giữ điều luật này và chuyển thành điều 330, đồng thời sửa đổi như sau: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Lấy tiếng là “góp ý sửa đổi dự thảo BLHS”, không ít ý kiến đang muốn lập lờ đánh lận bằng cách viện ra nhiều lý do để đòi gỡ bỏ điều luật này. Cùng với lý lẽ thì những “dẫn chứng” cũng được viện ra song chẳng ăn nhập gì vì danh sách đều là người vi phạm pháp luật bị bắt, bị xử tù, không liên quan tự do hội họp, tự do ngôn luận. Mà thật ra, cái cách “râu ông cắm cằm bà” cũng chẳng lạ gì, chiêu ấy cũ lắm rồi.
Nhưng có điều nữa là bên cạnh sự phê phán của những “cáo cụt đuôi” thì cũng có cả sự tham gia của cáo... chưa cụt đuôi. Đó là sự cổ súy của những người dù chưa bị xử lý theo điều luật nói trên nhưng có quan điểm, suy nghĩ kiểu a dua, a tòng, tìm các lý lẽ đề nghị gỡ bỏ điều luật. Sự cổ súy ấy lan ra, đôi khi chỉ là sự ngẫu hứng ấn “like” hay thêm thắt đôi ba lời “bình loạn” cũng vô tình làm vấn đề thêm phức tạp.
Điều 258 - BLHS quy định hành vi khách quan là lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Điều luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật được quy định là tội phạm trong BLHS, ở đây cần thấy việc áp dụng luật tuân theo nguyên tắc hành vi, không có việc truy cứu hình sự về mặt tư tưởng, mặc dù trong tư tưởng cũng đã hình thành ý định thực hiện những hành vi phạm tội. Điều 258 - BLHS được áp dụng trong thực tiễn bảo vệ, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Khách thể của tội phạm này là lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, trong đó khách thể lợi ích Nhà nước là cao nhất. Điều luật 258 trong BLHS là tương thích với các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người và việc quy định điều luật này là bảo vệ quyền con người nhằm tránh sự xâm phạm, đảm bảo các quyền tự do dân chủ của cá nhân được bảo vệ, trong đó khách thể cao nhất là an ninh quốc gia.
Đây không phải sản phẩm riêng của pháp luật Việt Nam. Nhìn rộng ra, rất nhiều nước trên thế giới đều có những điều luật cụ thể để quy định giới hạn của tự do ngôn luận, tự do dân chủ mà nếu người nào vượt quá giới hạn đó là phạm pháp. Lấy ví dụ ở CHLB Đức - một quốc gia phát triển và có đời sống dân chủ cao, họ cũng có các điều luật quy định rất rõ. Bộ luật Hình sự Đức quy định cả “Tội phỉ báng tổng thống”, trong đó nêu: Ai phỉ báng tổng thống công khai hoặc phát tán truyền đơn sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm. Trong trường hợp nhẹ tòa có thể giảm án nếu không nằm trong đối tượng vi phạm vào Điều 188. Phạt tù từ 6 tháng tới 5 năm trong trường hợp vi phạm vào tội vu khống (Điều 187) hoặc cố ý với mục đích nhằm mục đích gây nguy hại cho nước CHLB Đức hoặc chống lại hiến pháp. Hành vi vi phạm chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu từ tổng thống. Điều 90a của Bộ luật quy định “Tội phỉ báng chính quyền và các biểu tượng của nhà nước”. Theo đó, ai công khai hoặc phát tán truyền đơn nhằm phỉ báng hoặc vu khống chính quyền liên bang, tiểu bang hoặc cơ quan hợp pháp, phỉ báng màu biểu tượng, cờ, quốc huy, quốc ca của nước CHLB Đức hoặc các tiểu bang thì bị phạt tù tới ba năm hoặc phạt tiền. Ai lấy đi, phá hoại, làm hỏng, gây hư hại hoặc làm cho biến dạng hoặc xúc phạm vào cờ của CHLB Đức hoặc của các tiểu bang, hoặc biểu tượng quốc gia được gắn tại các cơ quan chính quyền liên bang hoặc tiểu bang cũng sẽ bị phạt.
Còn nhìn sang nước Mỹ, rất nhiều vụ người phỉ báng, bôi nhọ tổng thống, chính quyền đã bị xử lý. Mới đây, một nữ giám đốc cửa hàng bán kem ở bang California (Mỹ) đã bị đuổi việc sau khi đăng tải trên Facebook những lời phỉ báng Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Người ta như thế, xã hội mạng, gõ cái tìm ra ngay dẫn chứng, cơ sở pháp lý. Ấy thế mà một số người lại cứ tự cho mình quyền dân chủ, quyền tự do để bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo, thậm chí phỉ báng cả những biểu tượng của dân tộc vốn là điều tối thượng (như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp) mà vẫn ngụy biện kiểu “cáo cụt đuôi” là sao?
Đăng Trường
Lần trước, tôi có viết bài nói rằng, người xưa có chuyện con cáo vì hung hăng, hống hách nên bị cụt mất đuôi. Xấu hổ với đồng loại, nó ngụy biện rằng, đuôi rất lạc hậu, vướng víu và khuyên các con cáo khác hãy chặt bỏ đuôi. Nhưng rồi một con cáo trong đàn nói thẳng: “Tổ tiên sinh ra cáo phải có đuôi, vừa tự vệ, vừa làm đẹp. Nếu nhà ngươi không bị cụt mất đuôi thì có đưa ra lời khuyên hãy chặt bỏ nó đi không?”. Chọc đúng dã tâm, cáo cụt đuôi lánh mặt lẻn đi mất.
Trả lờiXóaMột câu chuyện thật hay
Người ta như thế, xã hội mạng, gõ cái tìm ra ngay dẫn chứng, cơ sở pháp lý. Ấy thế mà một số người lại cứ tự cho mình quyền dân chủ, quyền tự do để bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo, thậm chí phỉ báng cả những biểu tượng của dân tộc vốn là điều tối thượng (như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp) mà vẫn ngụy biện kiểu “cáo cụt đuôi” là sao?
Trả lờiXóa